Biết được tính đó là tâm gì, tâm tính rõ thông, thì cái gì đúng, cái gì là không đúng.. Tức tâm tức Phật, tức tâm tức pháp, pháp vốn chẳng pháp.. Tức pháp tức tâm, tâm vốn chẳng tâm, tức
Trang 1BÀI GIẢNG TRẦN NHÂN TÔNG
2
BÀI GIẢNG TẠI VIỆN KỲ LÂN
Ngày mồng 9 tháng giêng nhuận năm Bính Ngọ (1306), Trúc Lâm đại tôn giả đến viện Kỳ Lân khai đường, chỉ pháp tòa nói:
- Tòa này là giường mây khúc lục, là tòa báu kim nghê Ngồi đây đoán định lời lẽ Phật tổ thì thật rất chật hẹp
Bèn niêm hương:
- Một nén hương này, khói lành thơm phức, khí tốt bay lên, ngưng đọng năm phần pháp thân, biến khắp mười phương lễ diệu Sức nóng lò hương dâng lên mười phương ban phúc, chín miếu ứng thiêng, tuổi vua lâu bền, ngôi trời vững chãi Một nén hương này, trong sạch rễ mầm, hiếm lạ giống tính, không mượn sức bón vun, toàn nhờ xông thấy biết Sức nóng lò hương vâng xin mưa thuận gió hòa, nước thái dân yên, trời Phật thêm sáng, xe pháp thường quay
Một nén hương này, nướng cũng không chín, đốt cũng không cháy, gõ vào không
mở, kéo lại không đến, ngó trộm thì con ngươi khô kiệt, ngửi thử thì cửa não téc đôi Sức nóng lò hương dâng lên Vô Nhị thượng nhân, Tuệ Trung đại sĩ, mưa pháp
ơn nhuần, cháu con đều gội
Thượng hoàng đến tòa giảng, khi thăng đường, thượng thủ đánh bảng
Vân vân
Sư nói:
- Đại chúng, nếu nhắm vào chân lý thứ nhất mà nói, động niệm tức sai, mở miệng
là bậy, thì làm sao hiểu chân lý, làm sao hiểu quán tưởng ? Hôm nay, hãy căn cứ vào chân lý thứ hai mà nói, thế có được không nào ?
Rồi Sư ngoảnh nhìn tả hữu, nói:
- Ở đây chẳng có người nào có đủ được con mắt to lớn hay sao Nếu có, hai đóa lông mày không mất một mảy may Nếu không, bần đạo không khỏi cái miệng lầm rầm, đưa ra những lời thừa rách nát sáo mòn
Trang 2Nhưng vì các người, xin lấy ra một phần hổ lốt Hãy lắng nghe, lắng nghe
Này xem, đạo lớn trống rộng, đâu buộc đâu ràng, bản tính sáng trong, chẳng lành chẳng dữ Bởi do chọn lựa, lắm ngả sinh ngang, một giây thoáng mờ, dễ thành trời vực Thánh phàm cùng chung một lối, phải trái há được phân ranh Nên biết tội phước vốn không, nhân quả rốt ráo chẳng thật Người người vốn đủ, ai nấy tròn đầy Phật tính pháp thân như hình với bóng, lúc ẩn lúc hiện, chẳng dính chẳng rời
Lỗ mũi thẳng xuống cửa mặt, lông mày vắt ngang hố mắt, há dễ tìm thấy được đâu
?
Nên hãy đi tìm cái đạo không thấy Ba ngàn pháp môn cùng về tấc dạ Hà sa diệu dụng thảy tại nguồn tâm Cái gọi là giới môn, định môn, tuệ môn, các người không thiếu Nên trở về mà tự nghĩ suy Phàm những tiếng ho hắng, mày dương mắt nháy, tay cầm chân bước, đó là tính gì? Biết được tính đó là tâm gì, tâm tính rõ thông, thì cái gì đúng, cái gì là không đúng
Pháp tức là tính, Phật tức là tâm Tính nào chẳng phải là pháp? Tính nào chẳng phải là Phật Tức tâm tức Phật, tức tâm tức pháp, pháp vốn chẳng pháp Tức pháp tức tâm, tâm vốn chẳng tâm, tức tâm tức Phật
Này các người, thời gian dễ trôi qua, mạng người không dừng lại Cớ sao ăn cháo
ăn chay, mà không rõ việc cái bát cái tô, chiếc thìa đôi đũa để tìm hiểu?
* * *
Bấy giờ có vị tăng bước ra, nói:
Ăn cơm mặc áo, tầm thường việc
Sao phải quan tâm để phát ngờ
Bèn lạy xuống, rồi đứng lên hỏi:
- Cõi thiền vô dục thì không hỏi Cõi dục không thiền, xin nói cho một câu
Sư đưa tay chỉ vào khoảng không
Lại đứng lên hỏi:
- Dùng đờm dãi người xưa để làm gì?
Trang 3Sư nói:
- Mỗi lần nêu ra, một lần mới
Lại đứng lên hỏi:
- Người xưa đều nói như thế nào là Phật, như thế nào là pháp, như thế nào là tăng Chỉ như thế nào ấy thì việc thế nào?
Sư đáp:
- Như thế nào Việc như thế nào
Lại đứng lên nói:
Không dây đàn gảy tri âm ít
Cha đánh con nghe, cách điệu cao
Vân vân
* * *
Một hôm, sư nghe đồ đệ tụng kinh, bèn hỏi:
- Chúng làm gì thế?
Có tăng đi ra, thưa:
- Chúng niệm Phật tâm
Sư nói:
Nếu bảo là tâm,
Tâm tức không Phật
Nếu bảo là Phật,
Phật tức không tâm
Thì gọi cái gì là tâm?
Tăng không nói
* * *
Lại hỏi một vị Tăng:
- Chúng đang làm gì?
Tăng đáp:
- Niệm Phật
Trang 4Sư nói:
- Phật vốn vô tâm thì niệm cái gì?
Lại đứng lên nói:
- Niệm việc đó
Sư hỏi:
- Việc đó là việc gì?
Lại đứng lên nói:
- Không biết
Sư nói:
- Ông đã không biết, thì người nói đó là ai?
Vị Tăng không đáp lời
Vân vân
Lỗ kiến vỡ đê
Mảy bụi che mắt
Một hạnh vừa mất
Trăm hạnh đổ theo
Trân trọng
NGỮ LỤC : NÓI CHUYỆN VỚI SÀI THUNG (1278)
Tiên quân tôi qua đời Tôi mới nối ngôi Thiên sứ đến mở đọc chiếu thư, khiến tôi
sợ vui lẫn lộn ở trong lòng Trộm nghe chúa nước Tống bé nhỏ, mà thiên tử thương xót, còn phong cho tước công, thì đối với tiểu quốc tất cũng được thêm lòng thương xót Xưa có bảo sáu việc, đã nhờ ơn tha miễn Còn lễ tự thân đến chầu thì tôi sinh trưởng thâm cung, không tập cưỡi ngựa, không quen phong thổ,
sợ chết dọc đường Em tôi từ thái úy trở xuống cũng đều thế cả
Thiên sứ trở về, xin kính cẩn dâng biểu bày tỏ lòng thành, cùng cống vật lạ
NÓI CHUYỆN VỚI TRƯƠNG LẬP ĐẠO (1291)
Trang 5Bản quốc quy phụ Thiên triều ba mươi năm nay, lòng thờ bề trên chưa ngày nào
có chút xao lãng, lễ cống hàng năm chưa từng thiếu sót Kể từ đời ông, rồi tới cha, cho đến ngày nay, trước sau một lối
Nhiều lần tiếp được chiếu vời, chỉ vì đau yếu không thể vào chầu, đến nỗi Thánh thượng nổi giận, dấy quân sang đánh, khiến cho sinh linh nước tôi bị giết hại, lăng
mộ bị bới đào, chùa chiền bị đốt phá, cây cối bị chặt đẵn không thể kể xiết Bản quốc chẳng có tội tình gì mà phải chịu nạn lớn như vậy
Chiếu thư của thiên tử lần nào cũng nói nước tôi có tội giết quốc thúc, đuổi sứ giả, chống cự quân thiên triều, tội ấy đến nay chưa thể tha, nhưng quốc thúc tôi vốn do tiên vương tôi sai sang chầu “Thiên tử” để thay mặt giải bày, “Thiên tử” lại phong quốc thúc làm vương, khiến cho quốc thúc tôi tự hãi không biết tránh đi đâu Chẳng phải nước tôi hại quốc thúc mà quốc thúc tự trốn ra miền Hải Nam, người trong tông tộc cầm quân nghênh chiến, điều ấy quả thực tôi không hề biết vậy Duy một việc không sang chầu là vì tham sống sợ chết chứ không có ý gì khác; xa ngoài vạn dặm, đường đất gian nguy, chướng khí núi non, không quen thủy thổ, nếu chết ở giữa đường phỏng có ích gì cho “thượng quốc” đâu? Liền mấy năm nay, lễ cống không thiếu sót, cẩn thận thờ người trên, phỏng có thiệt gì cho
“thượng quốc” đâu? Tâm tình đó của người dưới không được đề đạt đến người trên vậy
Nay thiên sứ sang đây, mong được kể rõ nỗi oan của bản quốc,để ngài về kinh tâu bày trước “thiên tử” “Khắp cả gầm trời, chẳng đâu không phải đất nhà vua; khắp các bến bờ trên cõi đất, chẳng ai không phải bề tôi nhà vua Cả nước Nam này đã
là dân của “Thiên tử” thì lại càng không có chí gì khác “Thiên tử” coi bốn bể là nhà, nước tôi tuy không sang chầu được thì cũng vẫn ở trong lãnh vực ấy, vẫn là
bề tôi của xã tắc, điều này duy trời đất biết cho thôi