TUỔI TRẺ VUA TRẦN NHÂN TÔNG 3 Tháng 3 năm sau (1279), khi bọn Sài Thung về đến Đại Đô trước và báo cáo việc vua Trần Nhân Tông từ chối vào chầu mà chỉ gửi sứ, thì khu mật viện nhà Nguyên đã đề nghị với Hốt Tất Liệt cho tiến quân đánh nước ta. Hốt Tất Liệt chưa nghe và cho sứ ta vào chầu. Tháng 11, giữ sứ ta là Trịnh Quốc Toản ở lại Đại Đô, rồi sai bọn Sài Thung 4 người đi cùng Đỗ Quốc Kế trở lại nước ta, đưa điều kiện và đe dọa, như An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 4b9 -12 đã ghi: “Nếu quả không thể đến chầu được thì hãy dồn vàng thay cho thân mình, dùng hai ngọc trai thay cho mắt mình cùng với hiền sĩ, phương kỷ tử đệ hai người và hai loại thợ mỗi thứ 2 người để thay cho thổ dân. Nếu không thế, thì hãy sửa sang thành trì của ngươi, để đợi sự phán xét”. Đứng trước những lời đe dọa và nguy cơ chiến tranh ngày càng tiến đến gần, vua Trần Nhân Tông khẩn trương tiến hành một loạt biện pháp, nhằm nâng cao tiềm lực chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao của dân tộc, chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược sắp tới, mà bản thân vua và triều đình thấy không thể nào tránh được. Đầu tiên, về chính trị, vua thực hiện một chính sách an dân và ổn định xã hội bằng việc “đại xá cho thiên hạ” nhân dịp tết Nguyên đán sau khi vua mới lên ngôi, tức vào Tết năm Kỷ Mão Thiệu Bảo thứ nhất (1279), như ĐVSKTT 5 tờ 38b4-5 đã ghi. Tiếp đến, vua cho giải quyết những oan ức, bất công tồn tại trong quần chúng. ĐVSKTT 5 tờ 39b4-8 kể chuyện, 20 tháng sau khi lên ngôi, dân đã đón xe vua, để khiếu nại về kết qủa một vụ án. Vua “ngay trên đường, sai chánh trưởng nội thư hỏa là Trần Hùng Thao” giải quyết. Cũng trong giai đoạn đó, Trịnh Giác Mật ở đạo Đà Giang làm phản. Vua sai Trần Nhật Duật đi dụ hàng. Trần Nhật Duật đã thành công và “đem Mật cùng vợ con vào ra mắt vua”, mà “không mất một mũi tên”. Về kinh tế, do khuyến khích và huy động lực lượng nông dân, một năm sau khi lên ngôi, vào tháng 10 thì “được mùa to, lúa ruộng ở hương Trà Kiều thuộc Khoái Lộ một giò hai bông”, như ĐVSKTT 5 tờ 39b3-4 đã ghi. Và để tạo điều kiện cho sự phát triển một nền thương mại quốc dân, ĐVSKTT 5 tờ 39b2 cho biết tháng giêng năm Thiệu Bảo thứ hai (1280) vua Trần Nhân Tông đã “ban thước đo gỗ, đo lụa cùng một kiểu”, nhằm thống nhất hệ thống đo lường trong cả nước cho tiện việc buôn bán. Tháng 2 cùng năm, “xét duyệt sổ đinh và các sắc dịch trong nước”, để nắm dân số, tạo thuận lợi cho công ăn việc làm của dân, đồng thời không gây trở ngại đến thời gian làm nghề, tác động không tốt đến sản xuất và đời sống. Về ngoại giao, ngoài việc đối phó với nhà Nguyên, chỉ mấy tháng sau khi lên ngôi, vua Trần Nhân Tông còn giải quyết vấn đề Chiêm Thành, nỗ lực xây dựng một quan hệ hữu nghị thân thiết với quốc gia láng giềng nằm ở biên giới phía nam của tổ quốc. Ngay trong tháng giêng năm Thiệu Bảo thứ nhất (1279), bọn Chế Năng và Chế Diệp, khi được vua Chiêm cử cầm đầu phái bộ đến nước ta, đã xin ở lại và làm bề tôi. Vua đã khéo léo từ chối, thuyết phục bọn họ trở về. Không những thế, khi Chiêm Thành bị quân Nguyên xâm lược vào tháng 12 năm Chí Nguyên thứ 16 (1279), vua Trần Nhân Tông đã ra lệnh gửi 2 vạn quân và 500 chiến thuyền chi viện cho Chiêm Thành. Sự kiện này, sử ta không nói tới, nhưng An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 5b3-8 nói rất rõ, và trở thành một trong những nguyên cớ khiến quân Nguyên tiến công xâm lược nước ta. An Nam truyện viết: “An phủ sứ Quỳnh Châu Trần Trọng Đạt nghe Trịnh Thiên Hựu nói Giao Chỉ thông mưu với Chiêm Thành, sai quân 2 vạn và thuyền 500 chiếc để làm ứng viện”. Vua Trần Nhân Tông phải viết thư trả lời: “Chiêm Thành là một nội thuộc của tiểu quốc, thì khi đại quân đến đánh, đúng ra đại quốc phải tỏ thương xót, nhưng chưa từng dám nói ra một lời, bởi vì tiểu quốc biết thời trời việc người vậy. Nay, Chiêm Thành lại làm phản nghịch, chấp mê không chịu quay lại thì đúng là đứa không biết trời biết người. Người biết trời biết người mà trở lại cùng mưu với đứa không biết trời biết người thì dù là trẻ con bé tí cũng biết là việc không thể xảy ra. Huống nữa là tiểu quốc ư ? Xin quí hành tỉnh biết cho”. Dù có lời biện bạch này, nhưng rõ ràng việc vua Nhân Tông gửi viện binh cho Chiêm Thành để chống lại quân Nguyên chắc chắn đã xảy ra. Đây có thể là lần thứ 2 dân tộc ta gửi viện binh ra nước ngoài sau gần 14 thế kỷ khi vua Hùng đã gửi viện binh giúp cho Đông Việt và Mân Việt chống lại quân Hán của Vũ Đế. Chiêm Thành có một vị trí sống chết đối với an ninh của Đại Việt. Khi cử bọn Toa Đô xuống xâm lược Chiêm Thành, Hốt Tất Liệt không chỉ nghĩ tới chiếm Chiêm Thành như một đầu cầu để tiến xuống các nước Đông Nam Á khác, như một số người đã đề xuất, mà trước mắt là dùng Chiêm Thành như một bàn đạp để tiến công Đại Việt từ phía nam. Thực tế, sự việc diễn ra sau đó đã chứng minh điều này. Quả vậy, rút kinh nghiệm của cuộc chiến tranh năm1258, Hốt Tất Liệt chú ý tới vị trí của Chiêm Thành trong chiến lược bao vây và tiêu diệt nước ta. Cho nên, theo Chiêm Thành truyện của Nguyên sử 210 tờ 4a3-6a7 ngay trong tháng 12 năm Chí Nguyên thứ 16 (1279), Hốt Tất Liệt đã cử Toa Đô cùng binh bộ thị lang Giáo Hóa Đích, tổng quản Mạnh Khánh Nguyên và vạn hộ Tôn Thắng Phu đến Chiêm Thành, dụ vua Chiêm vào chầu. Năm sau lại gửi tiếp hai phái đoàn nữa, một vào tháng 6 và một vào tháng 11 năm Chí Nguyên thứ 17 (1280). Qua năm 1281, Hốt Tất Liệt chính thức thành lập cơ quan đầu não tiến hành xâm lược nước Chiêm, biết dưới tên Chiêm Thành hành trung thư tỉnh, do chính Toa Đô đứng đầu. Đến tháng 11 năm Chí Nguyên thứ 19 (1282) Toa Đô cầm quân từ Quảng Châu tiến xuống Chiêm Thành. Đó là cơ bản viết theo Chiêm Thành truyện của Nguyên sử. Do thế, Chiêm Thành có một vị thế hết sức xung yếu trong chiến lược phòng thủ quốc gia Đại Việt. Và vua Trần Nhân Tông kiên quyết bằng mọi giá phải giữ cho được một biên giới phía nam hòa bình và ổn định, không để cho kẻ địch có cơ hội khoét sâu, gây chia rẽ tình đoàn kết Việt - Chiêm trong việc đối phó với kẻ thù chung. Thực tế, trước khi gửi 2 vạn quân và 500 chiến thuyền chi viện, có thể vào cuối năm 1282, tức năm Toa Đô xuất quân từ Quảng Châu, thì đầu năm 1282 này, tức tháng 2 năm Nhâm Ngọ Thiệu Bảo thứ 4, ĐVSKTT 5 tờ 41b1-2 đã ghi việc Chiêm Thành gửi một phái bộ hơn 100 người do Bố Bà Ma dẫn đầu đến Đại Việt dâng voi trắng. Phải nói đây là một phái bộ ngoại giao hùng hậu và chắc chắn vấn đề chi viện đã được đặt ra. Gần 30 năm sau, khi vua Chiêm vui vẻ dâng hai châu Ô, Lý để sáp nhập vào bản đồ Đại Việt, cội nguồn của việc này đã bắt đầu từ đây. Về quân sự, ngay vào năm Chí Nguyên thứ 16 (1279), khi quân Nguyên đã tiêu diệt nhà Tống, chiếm cứ toàn bộ Trung Quốc, thì tháng 7 năm ấy, Hốt Tất Liệt tức khắc ra lệnh đóng chiến thuyền để đánh Đại Việt, như Bản kỷ của Nguyên sử 10 tờ 11b14 đã ghi. Tháng 11 cùng năm, tuy ra lệnh giữ phái bộ Trịnh Đình Toản của ta ở lại Đại Đô và sai lễ bộ thượng thư Sài Thung và binh bộ thượng thư Lương Tăng đi cùng với Đỗ Quốc Kế sang Thăng Long, đe dọa vua Trần Nhân Tông: “Hãy sửa sang thành trì mà đợi xét xử”. Tháng 10 năm sau (1280) Lương Tăng và Sài Thung lại được sai đến nước ta một lần nữa. Cho nên, tháng giêng năm Thiệu Bảo thứ 3 (1281) vua Nhân Tông đã sai chú họ mình là Trần Di Ái cùng Lê Tuân và Lê Mục đi sứ sang Nguyên. Chớp lấy thời cơ này, Hốt Tất Liệt thực hiện dã tâm xâm lược của hắn bằng cách thiết lập một chính phủ bù nhìn lưu vong với Trần Di Ái đứng đầu với tư cách là An Nam quốc vương, Lê Mục làm hàn lâm học sĩ và Lê Tuân làm thượng thư, như Bản kỷ của Nguyên sử tờ 9a4-5 đã ghi. Theo tờ chiếu năm Chí Nguyên 18 (1281) chép trong An Nam chí lược 2 tờ 35, y nại lý do “cho sứ sang vời thì ngươi (tức vua Trần Nhân Tông, LMT) kiếm cớ không đi, nay lại cố ý trái mệnh, chỉ sai chú là Di Ái vào chầu ( ). Ngươi đã cáo bệnh không vào chầu thì nay cho ngươi được nghỉ mà thuốc thang điều dưỡng, ta đã lập chú ngươi là Di Ái thay ngươi làm vua nước An Nam”. . TUỔI TRẺ VUA TRẦN NHÂN TÔNG 3 Tháng 3 năm sau (1279), khi bọn Sài Thung về đến Đại Đô trước và báo cáo việc vua Trần Nhân Tông từ chối vào chầu mà chỉ gửi. như ĐVSKTT 5 tờ 39 b3-4 đã ghi. Và để tạo điều kiện cho sự phát triển một nền thương mại quốc dân, ĐVSKTT 5 tờ 39 b2 cho biết tháng giêng năm Thiệu Bảo thứ hai (1280) vua Trần Nhân Tông đã “ban. 16 (1279), vua Trần Nhân Tông đã ra lệnh gửi 2 vạn quân và 500 chiến thuyền chi viện cho Chiêm Thành. Sự kiện này, sử ta không nói tới, nhưng An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 5b3-8 nói rất