1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TUỔI TRẺ VUA TRẦN NHÂN TÔNG 1 doc

6 315 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 121,12 KB

Nội dung

TUỔI TRẺ VUA TRẦN NHÂN TÔNG 1 Nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông cơ bản như đã trình bày trên. Từ các nguồn tư liệu này, ta biết vua Trần Nhân Tông sinh vào ngày 11 tháng 11 năm Nguyên Phong thứ 8 (1258). Khi mới sinh, ĐVSKTT 5 tờ 38a8-b1 đã mô tả như “được tinh anh của thánh nhân, đạo mạo thuần túy, nhan sắc như vàng, thể chất hoàn toàn, thần khí tươi sáng, hai cung đều cho là lạ, gọi là Kim Tiên đồng tử, vai bên tả có nốt ruồi đen, cho nên có thể cáng đáng được việc lớn”. Thánh đăng ngữ lục tờ 14b1-7, đối với thời gian trước khi sinh vua Trần Nhân Tông, còn nói tới giấc mộng mà Nguyên Thánh Hoàng thái hậu mơ thấy: “Xưa hoàng thái hậu Nguyên Thánh thường mơ thấy người thần trao cho hai cây gươm bảo: ‘Thượng đế có lệnh, cho ngươi tự chọn’. Thái hậu bất chợt rất vui, bỗng lấy được cây gươm ngắn,do thế mà có mang”.1 Những tình tiết này sau đó Chân Nguyên đã viết lại thành thơ trong Thiền tông bản hạnh: 1 Thánh mẫu là mẹ lòng hòa có nhân, Giấc hòe thoắt nhập đêm xuân, Chiêm bao xẩy thấy thần nhân một người. Cao cả tượng sứ nhà trời, Trao cho lưỡng kiếm có lời bảo vây. Hoàng hậu sực thức đêm chầy, Thấy điềm sự lạ tâu bày Thánh Tông. Lòng vua thấy vậy cực mừng, Bàn mộng thốt rằng ấy trời tộ ta Sau khi có thai, Thánh đăng ngữ lục lại chép tiếp cuộc sống của Hoàng thái hậu Nguyên Thánh vẫn diễn ra bình thường, không có những quan tâm gì đặc biệt đến việc nuôi dưỡng và bảo vệ thai, mà vào thời bấy giờ tại nước ta, đặc biệt trong giới thượng lưu, đã trở thành một tập quán quen thuộc và phổ biến: “Trong những tháng dưỡng thai, bà không lựa chọn các món kỡ thai. Nhà bếp dâng gì liền ăn, mà thai vẫn không bị hư tổn. Thái hậu biết là mình có nơi giúp đỡ”. Tình tiết này Thiền tông bản hạnh không diễn tả lại, chỉ viết:Từ ngày chiêm bao đã qua Hoàng hậu thọ thai càng hòa tốt tươi. Rồi sau đó khi vua Trần Nhân Tông sinh ra, Thánh đăng ngữ lục, giống như ĐVSKTT đã ghi nhận một hiện tượng là cậu bé Trần Nhân Tông đã có màu vàng lúc mới sinh, và trên vai phải có nốt ruồi đen: “Đến khi vua ra đời, màu da như vàng ròng. Thánh Tông đặt tên là Kim Phật. Bên vai phải vua còn nốt ruồi đen như hạt đậu lớn. Kẻ thức giả bảo: ‘Ngày khác chắc chắn có thể gánh vác việc lớn’ ”. Chi tiết này Thiền tông bản hạnh đã mô tả lại khá dài dòng qua những câu thơ: Mãn nguyệt no tháng thoát thai Mình vàng kim sắc tướng ngài lạ thay Vua cha thốt bảo rằng bay Hai ta có đức sinh nay Bụt vàng. Hữu kiên nốt ruồi bên nương Thuật sĩ xem tướng đoán lường rằng bây: Thái tử trí cả bằng nay Gánh việc đại khí làm thầy mười phương. Khi lớn, vua Trần Nhân Tông được vua cha đặt tên là Khâm và chăm lo giáo dục kỹ càng, để chuẩn bị cho việc kế tục sự nghiệp lãnh đạo quốc gia sau này. Các tư liệu Việt Nam không cho biết rõ. Thánh đăng ngữ lục tờ 15b8 chỉ bằng lòng viết: “Điều Ngự tính vua thông minh, đa năng hiếu học, xem trải mọi sách, thông nội ngoại điển”. Còn Thiền tông bản hạnh thì viết hai câu: Cha mẹ dưỡng dục yêu thương Đặt hiệu cho chàng là Điều Ngự Vương Nhưng Trần Quang Chỉ, khi đề từ cho bức tranh Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ, đã cho ta biết khá rõ những gì mà Trần Nhân Tông đã được nuôi dạy, lúc còn trẻ: “Khi lớn, ngài học thông tam giáo và hiểu sâu Phật điển. Ngay cả thiên văn, lịch số, binh pháp, y thuật, âm luật, không thứ gì là không mau chóng nắm được sâu sắc”. Như thế, vua Trần Nhân Tông đã thừa hưởng một nền giáo dục hết sức rộng rãi, với một tinh thần cởi mở, kết hợp kiến thức khoa học với văn chương, quân sự với âm nhạc. Đây là truyền thống giáo dục Việt Nam và Phật giáo Việt Nam, mà ta đã thấy xuất hiện từ thời Mâu Tử và Khương Tăng Hội. Đến năm 16 tuổi, tức năm Giáp Tuất (1274), ĐVSKTT 5 tờ 34a4-5 cho biết: “Tháng 12 sắc phong hoàng trưởng tử Khâm làm Hoàng thái tử, lấy con gái trưởng của Hưng Đạo Vương làm phi cho Thái tử”. Về sự kiện này, theo Thánh đăng ngữ lục tờ 16b7 - 18a1 thì vua cha tính chuyện truyền ngôi cho, song vua Trần Nhân Tông từ chối, muốn nhường lại cho em mình là Đức Việp. Sau khi không được phép nhường ngôi Hoàng thái tử cho em, Thánh đăng ngữ lục còn cho ta biết việc vua Trần Nhân Tông lấy vợ và những cảm nghĩ của ông: “Năm vừa 16, được lập làm Hoàng thái tử, Điều Ngự cố từ ba lần, xin cho em thay mình, nhưng đều không được. Đem trưởng nữ của Nguyên Từ quốc mẫu cho làm vợ, tức là Thái hậu Khâm Từ. Duyên cầm sắc tuy hài hòa, nhưng lòng vua thì rất nhạt nhẽo”. Chi tiết này Thiền tông bản hạnh chỉ ghi lại sơ sài qua mấy câu, mà không đề cập đến việc lấy vợ: Tuổi mới mười sáu niên phương Vua cha định liệu cho thăng trị vì Điều Ngự hai phen tâu quì Khiến nhường cho em trị vì thay anh. Thái tử lòng muốn tu hành Nhìn xem phú quí tâm tình nhưng nhưng Tuy ở điện bệ Đông cung Lòng hằng giữ nhớ tôn phong nhà thiền Vì đối với người vợ mới, vua Trần Nhân Tông “tâm tình nhưng nhưng”, nên Thánh đăng ngữ lục còn đưa thêm chi tiết về việc vua Trần Nhân Tông bỏ nhà đi lên núi Yên Tử: “Một đêm vào giờ Tý, vua bèn vượt thành mà đi, tìm vào núi Yên Tử. Đến chùa Tháp núi Đông Cứu thì trời đã sáng mà mình lại rất mệt, bèn vào nghỉ ở trong tháp. Vị sư chùa thấy diện mạo vua khác thường, bèn đem thức ăn dâng vua”. Thiền tông bản hạnh đã diễn đạt đoạn này như sau: Đêm ấy thái tử thoát ra du hành Tìm lên Yên Tử một mình Đến non Đông Cứu thiên minh sáng ngày Giả tướng lệ người thế hay Vào nằm trong tháp một giây đỗ dừng Tăng tự thấy tướng lạ lùng Làm bữa cơm thết cúng dường cho ăn. Tất nhiên, Thái tử bỏ nhà ra đi thì hoàng gia, mà đặc biệt là Hoàng hậu, phải tìm kiếm. Thánh đăng ngữ lục viết về sự việc ấy thế này: “Hoàng hậu đem tâu hết cho Thánh Tông nghe. Vua ra lệnh cho quần thần tung ra bốn phương tìm kiếm. Thái tử bất đắc dĩ tự trở về và lên ngôi. Tuy ở nơi cửu trùng sang trọng mà vẫn tự mình giữ thanh tịnh”. Thiền tông bản hạnh đã diễn tả lại: Hoàng hậu lên tấu minh quân Rao bảo thiên hạ quần thần đông tây Tìm đòi thái tử chớ chầy Bắt em thay trị liền tay tức thì Thuở ấy thái tử lại về Vua cha nhường vì cho trị vạn dân Chi tiết này không thấy ĐVSKTT ghi lại. Dẫu sao đi nữa, sau khi trở về hoàng cung, trong khi ở chơi tại ngôi chùa Tư Phúc của hoàng gia, Thánh đăng ngữ lục còn ghi thêm một chi tiết: “Thường ở chùa Tư Phúc trong đại nội, ban ngày Thái tử ngủ, nằm mơ thấy lỗ rốn mình mọc lên một hoa sen vàng, lớn như bánh xe. . TUỔI TRẺ VUA TRẦN NHÂN TÔNG 1 Nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông cơ bản như đã trình bày trên. Từ các nguồn tư liệu này, ta biết vua Trần Nhân. người vợ mới, vua Trần Nhân Tông “tâm tình nhưng nhưng”, nên Thánh đăng ngữ lục còn đưa thêm chi tiết về việc vua Trần Nhân Tông bỏ nhà đi lên núi Yên Tử: “Một đêm vào giờ Tý, vua bèn vượt thành. phi cho Thái tử”. Về sự kiện này, theo Thánh đăng ngữ lục tờ 16 b7 - 18 a1 thì vua cha tính chuyện truyền ngôi cho, song vua Trần Nhân Tông từ chối, muốn nhường lại cho em mình là Đức Việp. Sau

Ngày đăng: 31/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN