1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 1 pps

6 376 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 134,3 KB

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 1 Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo.Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì? Ngày nay, toàn bộ những tác phẩm của vua Trần Nhân Tông do Thánh đăng ngữ lục ghi lại như Thiền lâm thiết chủy ngữ lục, Thiền lâm thiết chủy hậu lục, Đại hương hải ấn thi tập, Tăng già toái sự và Thạch thất mị ngữ hoàn toàn đã tán thất. Những gì còn lại chỉ gồm một số bài thơ, văn và ngữ lục được chép rải rác đó đây trong các tác phẩm Việt Nam về sau như Thánh đăng ngữ lục, Việt âm thi tập, Thiền tông bản hạnh, Tam tổ thực lục v.v. và một số các tác phẩm Trung Quốc như Thiên nam hành ký, Trần Cương Trung thi tập v.v. Cho nên, việc nghiên cứu tư tưởng vua Trần Nhân Tông không phải dễ dàng gì. Tuy nhiên, căn cứ vào những gì hiện còn được lưu lại, ta có thể phác họa sơ qua một số vấn đề mà vua Trần Nhân Tông đã từng quan tâm suy nghĩ. Thứ nhất, từ nhỏ vua Trần Nhân Tông đã quan tâm đến Phật giáo, nhưng khi lên nắm chính quyền, vấn đề đầu tiên là phải bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của tổ quốc. Vì thế, có thể dễ dàng thấy rằng vua Trần Nhân Tông phải tập trung suy nghĩ những vấn đề chính trị, kinh tế, ngoại giao và quân sự của đất nước. Phải đưa ra được một sách lược tổng quát để có thể chiến thắng trong cuộc chiến đấu với kẻ thù. Việc chiến đấu với kẻ thù trong hai cuộc chiến tranh giữ nước năm 1285 và 1288 đã hoàn toàn thắng lợi, như đã trình bày ở trên. Thế thì, phương lược tổng quát chỉ đạo cho hai cuộc chiến tranh đó là gì? Câu trả lời tất nhiên là phải huy động mọi tiềm lực dân tộc cho cuộc chiến đấu. Nhưng tiềm lực dân tộc là gì và huy động làm sao? Tiềm lực dân tộc trước hết nằm ở lòng yêu nước của mọi người dân không phân biệt thành phần xã hội, tuổi tác, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc. Chính xuyên qua chủ trương này, mà ta thấy trong các đội quân tiến đánh quân Nguyên của vua Trần Nhân Tông có những người thuộc dòng dõi thân vương như Trần Quang Khải, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Tung ; có những người xuất phát từ dân thường như Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái ; nhưng cũng có những người là nô tỳ như Yết Kiêu, Dã Tượng; có những người còn rất trẻ như Trần Quốc Toản, nhưng cũng có những người rất già như các vị bô lão tham gia hội nghị Diên Hồng với tiếng hô “quyết chiến”; có những người thuộc các dân tộc thiểu số, như Hà Đặc, Hà Chương, có những đạo sĩ ngoại quốc như Hứa Tông Đạo, thậm chí có những người là tướng tá của kẻ thù như Trương Hiển Có được một sự tập hợp rộng rãi các thành phần dân tộc khác nhau như thế phải xuất phát từ một chính sách đoàn kết rộng lớn. Nhưng chính sách đoàn kết này chỉ có thể thực hiện được, khi người dân và người lãnh đạo đất nước có cùng chung một quyền lợi để bảo vệ và một đối tượng để chiến đấu. Trong lời Hịch gửi tướng lĩnh, sĩ quan và binh sĩ, Trần Hưng Đạo đã thay lời Trần Nhân Tông nói rõ điểm này: “Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có áo mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta thăng tước, lộc ít thì ta cấp lương, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc ra quân thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi đám tỳ tướng, Ngột Lang đãi kẻ phụ tá, nào có kém gì? Nay các ngươi ngồi nhìn chúa nhục mà không biết lo, thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn, làm tướng triều đình đứng hầu quân mọi mà không biết tức, nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết giận. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui. Có kẻ lấy việc đánh bạc làm thú. Có kẻ chăm lo vườn ruộng cung phụng gia đình. Có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước việc quân. Có kẻ ham trò săn bắn mà nhác tập công tập thủ. Có kẻ thích rượu ngon. Có kẻ mê hát nhảm. Nếu bất chợt giặc Mông thát tràn sang, thì cựa gà trống không đủ đâm thủng giáp giặc, mẹo cờ bạc không đủ làm mưu nhà binh, vườn ruộng giàu không đủ chuộc tấm thân ngàn vàng, vợ con lắm không đủ sung dụng việc nước, của cải nhiều không đủ mua được đầu giặc, chó săn khỏe không đủ đuổi được bọn thù. Rượu ngon không đủ để làm giặc say chết, hát hay không đủ để giặc điếc tai. Lúc bấy giờ, chúa tôi nhà ta đều cùng bị bắt, đau xót biết chừng nào. Không chỉ thái ấp của ta bị mất, mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về kẻ khác; không chỉ gia quyến ta bị đuổi, mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; không chỉ xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác dày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi bị kẻ khác bới đào; không chỉ thân ta kiếp này bị nhục dù đến trăm năm sau tiếng nhơ không rửa tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng”. Trần Hưng Đạo đã vạch ra sự thống nhất quyền lợi giữa những người lãnh đạo đất nước và những người dân bình thường. Đây chính là cơ sở của sự đoàn kết toàn dân. Mọi người đều thấy mình có cùng chung một quyền lợi để chia sẻ và do thế phải được cùng nhau bảo vệ. Sự tồn tại của quyền lợi người này là điều kiện và tiền đề để cho quyền lợi người khác tồn tại. Quan hệ biện chứng với quyền lợi này đã xây dựng nên ý thức về sự cùng chung một đất nước, một cộng đồng để mến yêu. Và thực tế, yêu nước chính là yêu gia đình, cha mẹ, vợ con mình, là yêu phần mộ tổ tiên mình, là yêu không gian sông núi đất trời nơi mình đang sống. Có thể nói, Trần Hưng Đạo, lần đầu tiên bằng minh văn, đã chỉ ra rõ ràng những yếu tố tạo nên lòng yêu nước một cách khách quan và có thể hiểu được. Chính xuất phát từ một nhận thức như thế, trong việc chuẩn bị cho hai cuộc chiến tranh cũng như sau khi hòa bình lập lại, vua Trần Nhân Tông, thông qua chính sách hành chíữnh cũng như qua bản thân cuộc sống của mình, đã thực hiện hàng loạt các biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa nhằm xây dựng khối đoàn kết toàn dân ấy. Ta đã thấy vua có biện pháp phát triển đồng bộ nông nghiệp, thương nghiệp và thủ công nghiệp nhằm tạo cái ăn, cái mặc cho người dân. Vua Trần Nhân Tông giải quyết những vấn đề xã hội về tội phạm, về những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, để tạo nên một cuộc sống quan hệ xã hội thoải mái. Dưới thời vua Trần Nhân Tông, lần đầu tiên sử sách ta ghi lại việc đọc những chiếu chỉ triều đình không chỉ bằng tiếng Hán mà cả bằng tiếng Việt, tiếng nói hàng ngày của người Đại Việt thời bấy giờ, nhằm cho mọi tầng lớp người dân thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau có thể hiểu được nội dung những chính sách liên hệ đến số phận của họ. Thực hiện tất cả những chính sách ấy, thực tế vua Trần Nhân Tông mới chỉ thể hiện vai trò một người lãnh đạo chính trị lý tưởng, mà nền Phật giáo thời Lý đã đúc kết nên thông qua bài viết của đại sư Giác Tính Hải Chiếu về danh tướng Phật tử Lý Thường Kiệt: “Ông bên trong thì sáng suốt khoan hòa, bên ngoài thì nhân từ giản dị. Cải tiến phong tục không sợ khó nhọc. Làm việc thì tiết kiệm, sai bảo dân thì ôn hòa, cho nên dân được nhờ cậy. Ông khoan hòa giúp đỡ dân chúng, cho nên được nhân dân kính trọng. Ông dùng oai vũ để diệt quân giặc. Ông đem lòng minh chính để giải quyết ngục tụng, cho nên ngục không quá lạm. Ông biết miếng ăn là trời của muôn dân, nghề nông là gốc của nhà nước, cho nên không làm lỡ thời vụ. Ông tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dưỡng đến cả người già ở nơi thôn dã, cho nên người già được yên ổn. Phép tắc của ông như thế, có thể gọi là cái gốc trị dân, cái thuật yên dân, có bao nhiêu điều tốt đều ở đấy cả”. Không chỉ bằng lòng thực hiện các chính sách, mà ngay bản thân vua Trần Nhân Tông, trong cuộc sống hàng ngày của mình, cũng đã có những hành động thể hiện cụ thể một chính sách đoàn kết như thế. Ta đã thấy ĐVSKTT 5 tờ 61a4-8 ghi lại sự kiện “vua từng ngự chơi bên ngoài, giữa đường gặp gia đồng của các vương hầu, tất gọi rõ họ tên mà hỏi: ‘Chủ mày ở đâu?’ Răn bảo các vệ sĩ không được la đuổi. Khi về cung bèn gọi tả hữu bảo: ‘Ngày thường thì có tả hữu chầu hầu, tới khi quốc gia nhiều khó khăn thì chỉ bọn ấy có mặt thôi’. Bởi vì vua cảm tình sự hộ tùng của họ trong lúc loạn ly mà nói thế”. Sự kiện này chứng tỏ vua Trần Nhân Tông không chỉ đánh giá cao những người lãnh đạo tài ba thuộc tầng lớp trên của xã hội, ngay cả những người dân thuộc tầng lớp thấp kém nhất, tầng lớp gia đồng, vua cũng có một đánh giá như thế. Tầng lớp này vào thời điểm ấy có thể không phải thuộc thành phần được học hành nhiều, có của cải khá, nhưng đối với sự tồn vong của quốc gia, họ vẫn có những đóng góp to lớn, thậm chí bằng chính cả xương máu của chính mình. Đánh giá này của vua Trần Nhân Tông hình như có chung một cơ sở như khi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nói về người gia nô Yết Kiêu tại trận Nội Bàng, mà ta có dịp đề cập ở trên: “Ơi, chim hồng hộc có thể bay cao được, tất phải nhờ vào sáu trụ xương cánh. Nếu không có thì cũng như chim thường thôi”. Thời đại vua Trần Nhân Tông có lẽ là thời đại duy nhất trong lịch sử nước ta mà sự thủy chung có trước có sau, trong hoạn nạn cũng như trong vui sướng, đã được thể hiện rõ ràng và nhất quán. Nhà vua cần những người nô tỳ trong chiến tranh, thì sau chiến tranh, vua vẫn quan tâm đến cuộc sống của họ. Có thể chính sự quan tâm này, ngoài lý do an ninh, còn có lý do kinh tế làm cho vua Trần Nhân Tông lưu ý đến vùng Ô Mã và Việt Lý của Chiêm Thành. Tuy viết sau thời vua Trần Nhân Tông gần cả trăm năm, An Nam Chí Nguyên đã nói tới tình trạng “xứ Giao Chỉ dân cư đông đúc, đất không đủ cày”. Và trước đó, vào năm 1266, vua Trần Thánh Tông đã cho phép các vương hầu, công chúa, phò mã, cung phi chiêu tập dân nghèo phiêu tán các địa phương làm nô tỳ để đi khai thác những vùng đất ruộng hoang hóa dọc theo các vùng biển, để lập các điền trang như ĐVSKTT 5 tờ 30a4-6 đã ghi: “Mùa đông tháng 10 (năm Bính Dần, 1266) xuống chiếu cho vương hầu, công chúa, phò mã và cung phi chiêu tập những người vô sản trôi dạt làm nô tỳ khai khẩn các ruộng hoang, lập làm điền trang, vương hầu có điền trang thực bắt đầu từ đây”. Sự việc khai thác ruộng hoang như thế vào những năm 1266, đã chứng tỏ áp lực gia tăng dân số của Đại Việt đang trên đà phát triển. Và quá trình gia tăng dân số này có thể nói bắt đầu từ vua Lý Thánh Tông. Khi biết sáp nhập ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính vào bản đồ Đại Việt, đồng thời với việc thành lập thiền phái Thảo Đường. Thiền phái Thảo Đường ra đời là nhằm yểm trợ và thỏa mãn yêu cầu của việc sáp nhập vừa nói. Đây là một vòng phát triển dân số lẩn quẩn. Nước Đại Việt sau 50 năm thanh bình với những chính sách khuyến nông, khuyến thương và phát triển thủ công nghiệp đúng đắn của các vua Lý Thái Tổ (1010-1028) và Lý Thái Tôn (1028 - 1054) đã phát triển dân số nước mình tới một mức mà đất đai khai thác được đã đạt đến giới hạn của nó. Thế là cuộc chinh phạt mở rộng biên cương bắt đầu, mà đỉnh cao là việc sáp nhập ba châu vừa nói. Thế nhưng khi đã sáp nhập được ba châu ấy, thì việc gia tăng dân số phải được khuyến khích hơn nữa cho công cuộc khai thác những vùng đất mới sáp nhập này. Vậy là việc gia tăng dân số phải được khuyến khích nhằm thỏa mãn yêu cầu ấy. Việc gia tăng dân số này ngay vào những năm 1266, vua Trần Thánh Tông đã cảm thấy áp lực của nó. Cho nên ta không ngạc nhiên khi 40 năm sau vua Trần Nhân Tông đã sáp nhập 2 châu Ô Mã và Việt Lý. Một lần nữa, việc sáp nhập này đã làm áp lực dân số giảm đi ở Đại Việt. Song vì yêu cầu của công cuộc khai khẩn vùng đất mới sáp nhập và để tạo cho nó một nền an ninh tương đối vững chãi, thì việc khuyến khích gia tăng dân số lại được đặt ra. Từ đó, giống như sự ra đời của thiền phái Thảo Đường, thiền phái Trúc Lâm ra đời để làm chỗ dựa cho công tác phát triển dân số của nó. . MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG 1 Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo.Thế thì, vua đã sống. họa sơ qua một số vấn đề mà vua Trần Nhân Tông đã từng quan tâm suy nghĩ. Thứ nhất, từ nhỏ vua Trần Nhân Tông đã quan tâm đến Phật giáo, nhưng khi lên nắm chính quyền, vấn đề đầu tiên là. dân. Vua Trần Nhân Tông giải quyết những vấn đề xã hội về tội phạm, về những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, để tạo nên một cuộc sống quan hệ xã hội thoải mái. Dưới thời vua Trần Nhân Tông, lần

Ngày đăng: 31/07/2014, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w