VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 2 pps

6 306 0
VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 2 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 2 Ngày nay, ta không biết đích xác vua Trần Nhân Tông đã viết hai tác phẩm ấy vào thời điểm nào. Nhưng chắc chắn là Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, qua nội dung của chính nó, phải được vua Trần Nhân Tông viết vào thời gian sau khi đã sống ở núi Yên Tử, tức sau tháng 8 năm Kỷ Hợi (1299), năm mà ĐVSKTT đã ghi “Thượng hoàng từ phủ Thiên Trường lại xuất gia vào núi Yên Tử tu khổ hạnh”, vì bài ca này đã nói tới việc : Yên bề phận khó Kiếm chốn dưỡng thân Khuất tĩnh non cao Náu mình sơn dã Vượn mừng hủ hỷ Làm bạn cùng ta Vắng vẻ ngàn kia Thân làm hỷ xả Đem mình náu tới Cảnh vắng ngàn kia Dốc chí tu hành Giấy sồi bô bả. Viết như thế này, rất gần với những gì mà Huyền Quang tả về chùa Vân Yên và cuộc sống của vua Trần Nhân Tông ở đây: Cảnh tốt hòa lành Đồ tựa vẽ tranh Chỉn ấy trời thiêng mẽ khéo Hèn chi vua Bụt tu hành Chim óc bạn cắn hoa nâng cúng Vượn bồng con kề cửa nghe kinh Nương am vắng Bụt hiện từ bi, gió hiu hiu mây nhè nhẹ Kề song thưa thầy ngồi thiền định, trăng vằng vặc núi xanh xanh Mặc cà sa, nằm trướng giấy, màng chi châu đầy lẫm, ngọc đầy rương. Quên ngọc thực, bỏ hương giao cắp nạnh cà một vò, tương một hũ Thầy tu trước đã nên Phật quả Tiểu tu sau còn vị tỳ kheo. Còn Cư trần lạc đạo phú, thì thật khó mà xác định vua Trần Nhân Tông đã viết ra vào lúc nào trong cuộc đời mình. Có người bảo là nó được viết ra trước lúc vua đi xuất gia, tức trước năm 1299. Chắc hẳn khi nói thế họ đã dựa vào hai câu mở đầu của bài phú này: Mình ngồi thành thị Nết dụng sơn lâm để khẳng định vua Trần Nhân Tông đang còn sống ở thành Thăng Long, mà lòng vua đã hoàn toàn an nhàn tự tại như sống ở rừng núi. Nhưng cũng chính trong bài phú đó ở Hội thứ 5 ta đã gặp : Thiền ngỏ năm câu, nằm nhãng trong quê Hà Hữu Kinh xem ba biến, ngồi ngơi mái quốc Tân La Trong đạo nghĩa, khoáng cơ quan, đà lọt lẫn trường kinh cửa tổ Lánh thị phi, ghê thanh sắc, ngại chơi bời dặm liễu đường hoa Áo miễn chăn đầm ấm qua mùa, hoặc chằm hoặc xể Cơm cùng cháo, đói no đòi bữa, dầu bạc dầu thoa Viết như thế rõ ràng đây không phải là cuộc sống cung đình thị thành, mà là cuộc sống dân dã rừng núi. Cho nên, thật khó mà dựa vào nội dung của bài phú này để xác định thời điểm ra đời của nó. Điều chắc chắn là nó được viết vào lúc vua Trần Nhân Tông đã có ít nhiều quan tâm đến núi Yên Tử. Ta biết trong Phật giáo đời Trần, Yên Tử có vị thế trung tâm. Thời ông nội mình là vua Thái Tông đã từng tới đó. Khi còn trẻ vua Nhân Tông cũng đã có ý định lên sống ở đó. Dẫu sao đi nữa, chủ trương “Cư trần lạc đạo, Trần tục mà nên” vẫn đóng vai trò mà từ năm 1287, khi Tuệ Trung Trần Quốc Tung đã ấn chứng cho vua, thì chủ trương đó càng trở nên rõ rệt. Nói cách khác, thời điểm ra đời của Cư trần lạc đạo phú phải từ sau năm 1287 trở đi và chắc chắn là sau năm 1288, khi quân thù đã bị quét sạch khỏi bờ cõi và cả nước đang ra sức lao động để kiến tạo cuộc sống ấm no cho gia đình và bản thân người dân. Bộ từ vựng của Cư trần lạc đạo phú gồm cả thảy 1688 hạng từ, kể luôn các tên đầu đề, tên các hội và bài thơ chữ Hán kết thúc bài phú. Nếu chỉ kể riêng số từ vựng trong các hội thì nó chỉ gồm 1623 hạng từ, trong đó có những hạng từ Việt xuất hiện khá nhiều lần như lòng (18 lần), cho (13 lần), chẳng (13 lần), mới (12 lần, hay 11 lần), Bụt (10 lần).v. v Và số 1623 hạng từ này nếu chúng ta thiết lập một bản từ gồm những tên người, tên đất, những từ chuyên môn và những từ phiên âm, chúng ta còn số hạng từ ít hơn nữa, tức khoảng hơn 1400 từ. Chẳng hạn các từ như Thích Ca, Di Đà, Di Lặc, bát nhã, chiêm bặc, chiên đàn, bồ đề, bồ tát, đàn việt, ưu đàm, Câu Chi, Diễn Nhã Đạt Đa. Đấy là những từ phiên âm của tiếng Phạn và chúng ta chỉ có 12 hạng từ thay vì 26 hạng từ khi tách rời chúng ra thành từng hạng từ một. Các từ chuyên môn như bát phong, bát thức, cực lạc,đại thừa, tiểu thừa, hữu lậu, kim cương, vô lậu, lục căn, lục tặc, tam độc, tam thân, tam tạng, tam huyền, tam yếu, tam nghiệp, tịnh độ, thái bình, thượng sĩ, trí tuệ, tri âm, tri thức, tri kiến, tri cơ, trượng phu, trưởng lão, viên giác, vô thường, vô minh, vô sinh, vô tâm, vô vi cũng thế. Nếu đưa chúng vào những hạng mục từ, ta chỉ có 32 hạng từ thay vì có đến 64. Các tên đất, tên người như Yên Tử, Cánh Diều, Hà Hữu, Hùng Nhĩ, Tân La, Thiên Trúc, Thiếu Lâm, Tào Khê, Thiếu Thất, Lư Lăng, Phá Táo, Thạch Đầu, Lâm Tế, Bí Ma, Thuyền Tử, Đạo Ngô, Thiều Dương, Triệu Lão, Thiên Cang, Thái Bạch cũng vậy. Với số lượng trên dưới 1400 từ này, ta có một bộ từ vựng tương đối phong phú để nghiên cứu ngôn ngữ của dân tộc ta vào thời vua Trần Nhân Tông. Và đó là chỉ mới kể số hạng từ có trong Cư trần lạc đạo phú. Nếu gộp luôn số hạng từ của Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, mà số lượng lên đến 336, trong đó trừ những trùng lặp đã có đến 238 hạng từ. Gộp chung lại với Cư trần lạc đạo phú, ta sẽ có một bộ từ vựng với gần 2000 từ, tức cỡ loại từ điển nhỏ, và cho ta một nhận thức tương đối hoàn chỉnh về ngôn ngữ dân tộc ta vào thời đại Trần Nhân Tông, tức thế kỷ thứ 13, cách chúng ta gần 700 năm. Đến đây chúng ta cần phân tích sơ bộ hai tác phẩm viết bằng tiếng Việt của vua Trần Nhân Tông. Nhưng sự nghiệp văn học của nhà vua không chỉ giới hạn vào các tác phẩm tiếng Việt. Nhà vua còn là tác giả của 30 bài thơ và đoạn thơ, 22 lá thư viết cho vua quan nhà Nguyên cùng hai bài giảng ở chùa Sùng Nghiêm và viện Kỳ Lân. Trong hai bài giảng này cũng có một số bài thơ và đoạn thơ dùng để trả lời cho các câu hỏi mà người đối thoại đã đặt ra, và vẫn chưa được kê vào số lượng thơ và đoạn thơ của vua Trần Nhân Tông. Nói thế tức cũng muốn nói số lượng tác phẩm vua Trần Nhân Tông còn lại cho chúng ta ngày nay không phải là ít, dù rằng phần lớn chúng đều được viết bằng chữ Hán. Với sự nghiệp thơ văn chữ Hán của vua Trần Nhân Tông, hầu hết những nhà nghiên cứu từ trước đến nay đều thống nhất coi vua Trần Nhân Tông là một “tên tuổi lẫy lừng”trong lãnh vực hoạt động sáng tạo này. Thực tế, đọc các bài thơ chữ Hán do vua Trần Nhân Tông sáng tác, người ta không thể không cảm nhận những vẻ đẹp khác nhau của đất nước, từ một buổi chiều làng quê yên tĩnh cạnh nơi ở của hoàng gia tại phủ Thiên Trường ở đồng bằng sông Hồng : Xóm trước thôn sau tợ khói nhòa Nửa không nửa có mé chiều sa Mục đồng sáo vẳng trâu về hết Cò trắng từng đôi ruộng xuống sà (Thôn hậu thôn tiền đạm tợ yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý quy ngưu tận Bạch lộ song song phi hạ điền) cho đến một ngôi chùa tại Lạng Châu thuộc miền trung du Bắc bộ : Chùa cổ đìu hiu thu khói mờ Thuyền câu chiều quạnh tiếng chuông đưa Nước quang non lặng bay âu trắng Gió đứng mây đùa cây đỏ thưa. (Cổ tự thê lương thu ái ngoại Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ Thủy minh sơn tĩnh bạch âu quá Phong định vân nhàn hồng thụ sơ) Ngay trong cuộc sống thường nhật, một ánh trăng ban đêm cùng tiếng rơi tí tách của sương thu trên lá cây trước sân nhà và xa xa tiếng chày nện vải từ một ngôi làng dệt nào đưa tới đã gợi nên những xao xuyến trong tâm hồn, cảm thấy vẻ đẹp của một đất nước thanh bình Đầy sách giường song chếch bóng đèn Sân thu sương bủa thoáng hơi đêm Tiếng chày thức dậy đâu không biết Hoa mộc trên cành trăng mới lên. (Bán song đăng ảnh mãn sàng thư Lộ trích thu đình dạ khí hư Thụy khởi châm thanh vô mịch xứ Mộc tê hoa thượng nguyệt lai sơ) . VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 2 Ngày nay, ta không biết đích xác vua Trần Nhân Tông đã viết hai tác phẩm ấy vào thời điểm nào đại Trần Nhân Tông, tức thế kỷ thứ 13, cách chúng ta gần 700 năm. Đến đây chúng ta cần phân tích sơ bộ hai tác phẩm viết bằng tiếng Việt của vua Trần Nhân Tông. Nhưng sự nghiệp văn học của. viết bằng chữ Hán. Với sự nghiệp thơ văn chữ Hán của vua Trần Nhân Tông, hầu hết những nhà nghiên cứu từ trước đến nay đều thống nhất coi vua Trần Nhân Tông là một “tên tuổi lẫy lừng”trong

Ngày đăng: 31/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan