Giáo dục bệnh nhân - John P.Langlois potx

18 274 0
Giáo dục bệnh nhân - John P.Langlois potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo dục bệnh nhân John P.Langlois Người ta đã cố gắng thực hiện giáo dục bệnh nhân (GDBN) trong mỗi lần tiếp xúc lâm sàng trong quá trình chǎm sóc gia đình. Việc giáo dục bao gồm từ đơn giản đến phức tạp từ việc chỉ dẫn cho bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp trên tới việc dạy một người bị đái đường xử lý và đương đầu với bệnh tật trong nhiều nǎm. GDBN bao gồm nhiều khía cạnh, từ y học dự phòng đến quản lý bệnh cấp tính, bao gồm một loạt vấn đề của cuộc sống bởi vì thầy thuốc cung ứng cả hai loại dịch vụ: tư vấn trước khi có thai cũng như giúp đỡ các gia đình trong giai đoạn chǎm sóc cuối cùng và khi mất người thân. GDBN không chỉ đơn thuần là trình bày thông tin mà là một quá trình trao đổi tích cực nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi. Để trở thành một nhà giáo dục bệnh nhân tốt, người thầy thuốc gia đình cần học và trau dồi các kỹ nǎng cũng như cách tiếp cận cho tốt. Chương này đề cập đến những quan niệm cơ bản về GDBN và hỗ trợ thầy thuốc phát triển những phương pháp và kỹ thuật có thể giúp bệnh nhân thực hiện đầy đủ các chế độ điều trị. Cải thiện việc tuân thủ của bệnh nhân Trường hợp 1 Một phụ nữ có tuổi đến phàn nàn về những bệnh không rõ ràng ở bụng. Bà bị suy tim ứ trệ máu và bác sĩ bảo bà bị bệnh tim. Bác sĩ cho bà một ít thuốc, hướng dẫn cách dùng và hẹn bà trở lại vào ngày hôm sau. Khi trở lại bệnh nhân thừa nhận là đã không dùng bất cứ thuốc nào. Khi được hỏi lý do, bà nói "Tôi đến đây vì cái dạ dày và chừng nào mà ông chưa chú ý đến nó, thì tôi không dùng thuốc chữa tim". Khi hỏi bà về nguyên nhân gây ra những triệu chứng nói trên, bà trả lời: "Ai đó đã đặt một vật gì đó lên người tôi và tôi thấy như có rắn trong dạ dày". Câu hỏi nghiên cứu 1. Thầy thuốc có thể làm những gì trong lần đầu bệnh nhân đến phòng khám để đánh giá những trở ngại đối với việc thực hiện đúng chế độ chữa bệnh ? 2. Các biện pháp và phương pháp giáo dục nào có thể làm cho bệnh nhân tuân theo chế độ chữa bệnh nhiều hơn trong trường hợp này? Thảo luận trường hợp Không chú ý lắng nghe và tập trung vào điều bệnh nhân quan tâm sẽ làm cho bệnh nhân không hài lòng và không tuân theo chế dộ chữa bệnh. Đánh giá và xem xét cẩn thận các nhu cầu của bệnh nhân là có ích cho mối quan hệ với bệnh nhân, làm cho họ thỏa mãn và tuân theo chế độ chữa bệnh. Lòng tin của bệnh nhân trên đây dù có vẻ vô lý đối với chúng ta nhưng lại là thực sự đối với bà ta, chúng phản ánh cơ sở và truyền thống vǎn hóa mà ta phải tôn trọng. Thiếu những thông tin thu thập được từ việc đánh giá thận trọng kinh nghiệm và lòng tin trước đây của bệnh nhân đối với sức khỏe thì bất cứ cố gắng nào nhằm chữa các triệu chứng của bà ta cũng chắc chắn sẽ thất bại. Những dữ liệu bổ sung về lòng tin vào sức khỏe, cách sống, thói quen, học vấn, khả nǎng đọc và hệ thống hỗ trợ đều rất có ích trong việc xây dựng một kế hoạch điều trị đầy đủ. Giảm các trở ngại dẫn đến việc không tuân thủ chế độ chữa bệnh Một kế hoạch điều trị tốt nhất có thể vẫn vô giá trị nếu bệnh nhân của bạn không thể hoặc không muốn thực hiện. Khoảng 50 - 92% số bệnh nhân không tuân theo các chế độ thuốc men do thầy thuốc chỉ định (1). Chỉ có kiến thức thôi, dù là quan trọng đi nữa, thì không đủ để đảm báo rằng bệnh nhân sẽ thực hiện việc điều trị cần thiết, những kỹ nǎng đặc biệt và thái độ thích hợp là hết sức quan trọng. Những yêu cầu cơ bản cho kết quả tối ưu là: mối quan hệ chặt chẽ giữa bệnh nhân và thầy thuốc, thông tin hai chiều có hiệu quả, chế độ chữa bệnh đơn giản có thể thực hiện được và việc hướng dẫn phải rõ ràng, chính xác. Bảng 17.1, tóm tắt những trở ngại đối với việc thực hiện đầy đủ chế độ chữa bệnh và gợi ý các phương pháp khắc phục những trở ngại đó. Bảng 17.1: Những trở ngại đối với việc tuân theo chế độ điều trị và những giải pháp để khắc phục Lĩnh vực có vấn đề Những trở ngại Những giải pháp khắc phục trở ngại Ngôn ngữ và giao Niềm tin vào sức khỏe hiện tại/ quan niệm sức khỏe và bệnh tật. Những kinh nghiệm trước đây về bệnh tật thuốc men. Những hiểu biết sẵn có. Đơn giản hóa chế độ kê đơn thuốc Có chế độ chuẩn xác đối với bệnh nhân Chỉ bảo về những tác dụng phụ có thể xảy ra do dùng thuốc. Lập những kênh thông tin về những vấn đề xảy ra ở nhà bệnh nhân. Tổ chức hướng dẫn. Cung cấp một lượng đầy đủ thông tin có liên quan. Khác biệt ngôn ngữ lúc đầu. Biệt ngữ y học. Nghe kém. Không đủ nǎng lực trí tuệ hoặc trí tuệ sa sút. Mù chữ. Mắt kém. Chỉ dẫn với những kỹ nǎng đặc biệt. Tạo cơ hội để duy trì những kỹ nǎng này. Nhấn mạnh những điểm quan trọng. Tóm tắt những điểm chính yếu, có lẽ nên viết ra. Thảo luận bổ sung với tờ rơi phát tay (handouts). Động viên sự tham gia tích cực của bệnh nhân. Thông báo chẩn đoán cho bệnh nhân. Thảo luận nguyên do của vấn đề, những dự báo và những điều ngụ ý. Vạch ra những quyết định cần phải thực hiện Đưa ra chế độ điều trị. Theo dõi tiến bộ của bệnh nhân hoặc quyết định bệnh nhân theo dõi những tiến bộ riêng của họ như thế nào. Xác định những quan tâm, lo lắng người bệnh. Thǎm dò hiểu biết của bệnh nhân về một vấn đề. Thǎm dò thái độ và niềm tin của bệnh nhân. Chia sẻ tế nhị các vấn đề tâm lý. Thǎm dò những cố gắng và kỹ nǎng của bệnh nhân trong cách đối xử với vấn đề. Tǎng cường các hành vi sức khỏe. Giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ bệnh nhân có thể hiểu được. Giải thích những kết quả khám bệnh, xét nghiệm và Xquang. Khuyến nghị kế hoạch cho bệnh nhân. Tạo cơ hội để bệnh nhân đưa ra các câu hỏi. Thǎm dò hiểu biết của bệnh nhân về kế hoạch hoặc thông tin. Thǎm dò sự tôn trọng/ tuân theo kế hoạch điều trị của bệnh nhân Xây dựng mối quan hệ thầy thuốc/ bệnh nhân vững chắc là nền móng giáo dục bệnh nhân có hiệu quả và tuân theo đúng chế độ điều trị. Những bệnh nhân hài lòng với mối quan hệ thầy thuốc/ bệnh nhân thực hiện theo đúng chế độ thuốc men tǎng nhiều hơn 3 lần bình thường (2). Lắng nghe chǎm chú kết hợp với sự quan tâm, đồng cảm và lo lắng chân thành sẽ tǎng cường mối quan hệ hiểu biết, đồng thời cho phép đánh giá chính xác những nhu cầu, thái độ và niềm tin của người bệnh do kết quả sự hài lòng người bệnh được cải thiện. Sự giao tiếp hai chiều là nền tảng của mối quan hệ thầy thuốc/ bệnh nhân và GDBN có hiệu quả. Các thầy thuốc cần tránh vội vàng hướng vào những điều mà họ cho là quan trọng, trong khi đỏ lại bỏ qua những trình bày của người bệnh. Người bệnh có thể không được thoải mái khi nói ra những lý do thực của họ tìm đến thầy thuốc vì họ lúng túng hoặc cảm thấy những lý do của họ có lẽ không thỏa đáng. Kết quả là có một trình bày sai lạc đối với cuộc đi khám bệnh. Do không nắm được "những điều ẩn kín" người thầy thuốc không thể đối phó với những vấn đề quan trọng nhất của bệnh nhân. Xem xét cẩn thận những lần bệnh nhân đã định đi điều trị trước đây, những tác dụng phụ đã từng xảy ra, những sợ hãi, lo lắng hoặc niềm tin sức khỏe ở người bệnh sẽ có thể ngǎn chặn được việc lặp lại những sai lầm trước đây đã mắc phải. Một chế độ điều trị đơn giản, đủ sức thực hiện là một điều lý tưởng để áp dụng vào bất cứ lúc nào có thể được. Chế độ điều trị càng đơn giản, người bệnh càng có thể tuân theo. Ví dụ, ở những bệnh nhân đái đường hoặc suy tim ứ huyết, những sai sót thuốc men chiếm dưới 15% khi bệnh nhân được kê đơn một thứ thuốc, tǎng tới 25% khi đơn có 2 hoặc 3 loại thuốc và tǎng tới 35% với chế độ điều trị dùng 5 loại thuốc. Tần suất liều thuốc dùng cũng là một yếu tố quan trọng. Tỷ lệ tuân thủ biến thiên ngược chiều với số lần dùng thuốc hàng ngày: có 30% bệnh nhân tuân theo đúng đơn điều trị khi dùng 4 lần một ngày, 40% theo đúng khi dùng 3 lần một ngày, 70% theo đúng khi dùng 2 lán một ngày và 93% theo đúng khi dùng 1 lần một ngày. Giá cả của một đợt điều trị là một trở ngại rất đáng kể đối với bệnh nhân. Thường thường giản tiện và giá cả có sự đối kháng trực tiếp, và bệnh nhân ở vào vị thế tốt nhất để đưa ra quyết định cuối cùng của mình. Yêu cầu tiếp theo là hướng dẫn rõ ràng, ngắn gọn. Người thầy thuốc phải luôn luôn nói bằng ngôn ngữ mà bệnh nhân có thể hiểu được. Những biệt ngữ y học có thể làm cho lầm lẫn đến nỗi tưởng như người thầy thuốc đang nói một thứ ngôn ngữ khác lạ. Để cải thiện sự giao tiếp của bạn với bệnh nhân nên cân nhắc thường xuyên cách sử dụng từ chuyên môn của riêng bạn và mức độ bệnh nhân của bạn hiểu được. Các y tá và gia đình người bệnh sẽ thường xác định các vấn đề bằng sự hiểu biết và nên khuyến khích họ nói cho bạn biết những vấn đề đó. Hướng dẫn cần phải cô đọng, ngắn gọn và được tổ chức tốt. Thông tin được trình bầy càng nhiều thì tỷ lệ ghi nhớ được càng ít (xem hình 17.1). Gần như 1/2 lượng thông tin bị quên ngay lập tức (4). Khi những điểm quan trọng nhất được lựa chọn, nhấn mạnh và lặp đi lặp lại thì sự nhận thức được định giá và sự tuân thủ chế độ điều trị được tốt hơn. Hình 17.1."Đường cong quên" Hình trên cho thấy rằng, hầu hết bệnh nhân khi được hỏi sau một cuộc đi thǎm khám bệnh đều nhận thấy họ nhớ không quá 3 mẩu thông tin do thầy thuốc trình bày miệng với họ. (Trích theo Ley P.: Những nghiên cứu tâm lý học về mối giao tiếp bác sĩ - bệnh nhân. Trong cuốn Contribution to Medical Psychology, I. Oxford, Pargamon Press,1977, trang 9 - 42). Nhiều thầy thuốc đánh giá quá cao thời giờ mà họ dành vào việc giáo dục bệnh nhân của họ. Trong một nghiên cứu, các bác sĩ thường cho là họ đã phải bỏ ra một nửa cuộc viếng thǎm để giáo dục bệnh nhân thực tế chỉ tiêu phí dưới 5% thời gian (5). Tới 90% thời gian không cho được lời khuyên nào về việc dùng thuốc bao lâu và dùng như thế nào (6). Việc giảng giải có hiệu quả về kiến thức cụ thể, hành vi và các kỹ nǎng tuy mất thời giờ, nhưng điều này sẽ làm bệnh nhân tuân theo chế độ điều trị tốt hơn. Giáo dục bệnh nhân không phải là cái được để lại cho một hoặc hai phút sau cùng của cuộc thǎm khám bệnh. Những chức phận thiết yếu của việc thiết lập mối quan hệ đúng, giao tiếp hai chiều và hướng dẫn bệnh nhân rõ ràng, ngắn gọn là có hiệu quả nhất khi mà những cái đó là một bộ phận của nội dung cuộc thǎm khám bệnh. MộT CáCH TIếP CậN Có Hệ THốNG Để GIáO DụC BệNH NHÂN Sự thách thức đối với người thầy thuốc là thực hiện giáo dục bệnh nhân phải có chất lượng và hiệu quả trong những giới hạn có thật của phòng khám, bên giường bệnh, điện thoại hoặc lối đi giữa siêu thị - bất cứ nơi nào mà bệnh nhân được giáp mặt. Cần thiết có một "hộp công cụ" (Tool box) về các kỹ nǎng và chiến lược giáo dục bệnh nhân để có thể lựa chọn áp dụng. Kỹ thuật hiệu nghiệm nhất sẽ khác nhau, tùy thuộc vào bệnh nhân và tùy thuộc vào chức phận giáo dục cần có. Bạn sẽ gần như đạt được hiệu quả bằng cách dùng càng nhiều công cụ càng tốt. Hình 17.2 tóm tắt một cách tiếp cận có hệ thống để giáo dục bệnh nhân. Các yếu tố liệt kê trên hình 17.2 đều được mô tả ở dưới , mỗi yếu tố được chỉ ra để cải thiện việc tuân theo chế độ điều trị (6). Hình 17.2: Tiếp cận hệ thống để giáo dục bệnh Thiết lập mối quan hệ Mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân cần cho việc giáo dục và điều trị bệnh nhân thành công bắt đầu ngay từ khi bệnh nhân của bạn bước vào phòng khám. Thái độ nhân viên và cuộc gặp gỡ trực diện đầu tiên của bạn với bệnh nhân có tính quyết định. Biểu thị sự quan tâm, đồng cảm và lo lắng, kết hợp với cử chỉ thân thiện, lịch sự sẽ phải đi một con đường dài. Chǎm chú lắng nghe cho phép thu thập được những dữ liệu cần thiết cũng như biểu thị mối lo lắng và quan tâm. Làm dịu bớt những giây phút cǎng thẳng bằng việc sử dụng thích hợp sự khôi hài, nụ cười, hoặc cho phép bày tỏ tình cảm sẽ thúc đẩy mối quan hệ thân tình và bỏ đi trở ngại để bệnh nhân hiểu ra rằng những tình cảm đang bị kiềm chế (pent up) có thể dãi bày được. Một phong cách khuyến khích giao tiếp thoải mái và bày tỏ mối lo lắng sẽ đặt một cơ sở chắc chắn cho những can thiệp tiếp theo. Xác định nhu cầu Đánh giá nhu cầu của bệnh nhân là một bước phức tạp mang tính quyết định. Những nỗi buồn lo, sợ hãi của bệnh nhân và những ảnh hưởng của vấn đề trên người đó phải được định giá thông qua hỏi đáp trực tiếp. Tương tự như vậy, các nhu cầu của người thầy thuốc là bên cung cấp dịch vụ chǎm sóc phải được cân nhắc theo những nhu cầu nhận thấy được của bệnh nhân. Chương trình thǎm khám bệnh phải phản ánh những nhu cầu của cả hai phía nếu bạn muốn có một kết quả thành công. Giao tiếp hai chiều với việc người thầy thuốc vừa nêu ra những vấn đề y học cần thiết vừa đáp ứng những yêu cầu của người bệnh là cần thiết. Người thầy thuốc cũng phải đánh giá nhu cầu giáo dục cụ thể của bệnh nhân: Hiểu biết hiện nay của bệnh nhân về vấn đề này là gì ? Niềm tin sức khỏe và thái độ sẽ ảnh hưởng gì đến việc chấp nhận của bệnh nhân dối với lời khuyên của bạn? Bệnh nhân đã có kinh nghiệm gì trước đây trong việc ứng xử với vấn đề? Đánh giá những trở ngại tiềm tàng đối với việc tuân theo chế độ điều trị Bệnh nhân không tuân theo những đề nghị của thầy thuốc là điều phổ biến, gây hậu quả bằng phí tổn có ý nghĩa cho xã hội. Nói chung, gần 50% số bệnh nhân được coi là không làm theo lời khuyên của y tế. Thất bại trong việc tuân theo biện pháp chǎm sóc đầu tiên có thể làm cho việc điều trị tốn kém hơn, sử dụng khám xét chuyên môn nhiều hơn, các xét nghiệm nhiều thêm vì các biến chứng phát sinh do điều trị thiếu hiệu quả những triệu chứng bệnh đầu tiên. Các nguyên nhân không tuân theo chế độ điều trị thì khác nhau. Thiếu kiến thức về sinh lý bệnh học là một yếu tố liên quan nhỏ. Những nguyên nhân quan trọng hơn của việc không tuân theo chế độ điều trị là thiếu mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân, các vấn đề về chế độ kê trong đơn thuốc, không cỏ trao đổi thông tin giữa thầy thuốc và bệnh nhân, và những xung đột giữa chế độ điều trị với những giá trị cǎn bản hoặc niềm tin ở phía người bệnh (xem bảng 17.1). Giáo dục bệnh nhân có hiệu quả phải hướng vào việc xác định và tiếp đó là làm giảm những trở ngại tiềm tàng đối với việc tuân theo chế độ điều trị của bệnh nhân. Ví dụ trường hợp sau đây cho thấy, trong nội dung một cuộc thǎm khám bệnh cấp cứu, làm thế nào người thầy thuốc gia đình có thể xác định và ứng xử với những vấn đề tuân theo chế độ điều trị, có gồm cả một vấn đề y học mãn tính. Trường hợp 2 Ông E, 40 tuổi đi đến phòng khám bệnh với chiếc khuỷu tay sưng đau do chơi quần vợt. Ông lại có mức huyết áp cao tới 200/110mm/ Hg không có triệu chứng. Sau khi thǎm khám khuỷu tay đau của bệnh nhân, thầy thuốc nhận ra rằng (qua hỏi han cẩn thận) từ 2 nǎm trước bệnh nhân đã được chẩn đoán có huyết áp cao và điều trị thuốc chẹn beta b đã được bắt đầu. Bệnh nhân có thêm những triệu chứng mệt mỏi và suy yếu tình dục; bởi vậy ông ta ngừng dùng thuốc. Ông ta tin rằng tất cả những thứ thuốc huyết áp gây ra chứng bất lực của ông. Thảo luận trường hợp Mặc dù người y tá phòng khám phát hiện ông E có huyết áp cao trước khi bác sĩ bước vào phòng, thầy thuốc vẫn giải quyết trước tiên cái lý do làm bệnh nhân đến khám. Sau đó trong khi khám bệnh chú ý thǎm dò những kinh nghiệm của bệnh nhân đối với cao huyết áp đã được chú ý thǎm dò. Kinh nghiệm sức khỏe trước đây của người bệnh, bệnh sử bị tác dụng phụ do thuốc và việc không tuân theo chế độ điều trị trước đây của bệnh nhân, niềm tin sức khỏe của bệnh nhân cho rằng tất cả các thứ thuốc đã làm ông bị bất lực đều là những tài liệu quan trọng cho quản lý hiệu quả bệnh cao huyết áp ở bệnh nhân. Một kế hoạch giáo dục bệnh nhân nhằm vào những vấn đề này sẽ trở nên hữu hiệu đối với việc phát triển một liên minh điều trị giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Thương lượng một kế hoạch Trong quá trình giáo dục bệnh nhân việc định hướng vào những điều lo âu và sợ hãi của bệnh nhân mô tả những phát hiện qua khám thực thể và những nghiên cứu khác, thông báo chẩn đoán cho bệnh nhân cần phải được làm sớm. Bệnh nhân lúc đang muốn biết liệu phim X-quang có thấy xương gãy không thì không thể chú ý vào những chỉ dẫn của thầy thuốc. Giải thích rõ ràng những nguyên nhân đáng ngờ và tiên lượng bệnh nên để sau. Cuộc giao tiếp này là để khởi đầu cho giai đoạn thương lượng có ý nghĩa và với sự hiểu biết đầy đủ về một kế hoạch. Việc xác định kế hoạch điều trị phải là một nỗ lực chung của thầy thuốc và bệnh nhân. Một chế độ điều trị có thể sẽ ít tốn kém nhưng lại tiện lợi hơn, một chế độ điều trị khác có thể phù hợp tốt hơn với thời gian biểu và lối sống của bệnh nhân. Sự lôi kéo tích cực người bệnh vào việc đưa ra quyết định sẽ cải thiện thêm khả nǎng thành công. Bởi vậy, người thầy thuốc phải trình bày những lựa chọn chấp nhận được về mặt y học và phải xác định những quyết định cần phải làm. Khi các yếu tố y học không có cấm đoán thì các quyền ưu tiên của bệnh nhân phải được [...]... lớp nhân viên giáo dục bệnh nhân dựa vào bệnh viện (Ví dụ: các lớp giáo dục nuôi trẻ sơ sinh) Tuy nhiên, điều cần thiết là bạn phải thật sự quen thuộc với nội dung của những phương tiện hỗ trợ giáo dục bệnh nhân mà bạn đề nghị Một tờ rơi phát tay hoặc một lớp học đưa ra thông tin mâu thuẫn với những hướng dẫn của bạn sẽ có hại đối với việc tuân theo chế độ điều trị của bệnh nhân Các tài liệu giáo dục. .. Các tài liệu giáo dục bệnh nhân hoặc những giới thiệu phải tǎng cường và góp phần cho giáo dục cơ bản được khởi đầu ở phòng khám bệnh Trong khi một tập sách nhỏ được đọc hoặc một buổi giới thiệu được hoàn thành thì người thầy thuốc sẽ phải có trách nhiệm tiếp tục việc giáo dục bệnh nhân Đánh giá sự am hiểu kế hoạch Bước này xảy ra trong suốt quá trình giáo dục bệnh nhân Bệnh nhân của bạn phải được... suốt cả cuộc khám bệnh, người thầy thuốc đã hoàn thành việc giáo dục thiết yếu và đã làm tǎng thêm đáng kể những cơ hội để người bệnh tuân theo chế độ điều trị KếT LUậN Giáo dục bệnh nhân được thực hiện hàng ngày trong thực tế lâm sàng và tất cả các thầy thuốc là những nhà giáo dục Chữ Doctor bản thân nó xuất phát từ chữ La tin Docere, có nghĩa là Dạy Nghiên cứu cho thấy là bệnh nhân có những vấn đề... và tǎng cường dạy bệnh nhân có thể làm tǎng thêm việc bệnh nhân tuân theo chế độ điều trị Chương này trình bày một sách lược có thể áp dụng ở tất cả các cuộc tiếp xúc bệnh nhân Các kỹ thuật và sách lược cơ bản phác thảo ra ở đây nhằm mục đích phục vụ một phạm vi hoạt động qua những kỹ nǎng về hành vi, giáo dục và giao tiếp được bổ xung vào chiếc "hộp công cụ" giáo dục tập quán bệnh nhân dùng cho các... trình diễn (hoặc nhân viên y tế khác) và bệnh nhân phải được thực hành Củng cố việc hướng dẫn chỗ quan trọng bằng cách nhắc lại và bằng một bản ghi nhớ viết tay giúp cho bệnh nhân luân theo đúng chế độ điều trị Những thứ phụ thêm cho giáo dục bệnh nhân như tờ rơi phát tay và bǎng video, hoặc gửi tới các cán bộ chuyên môn như các nhà dinh dưỡng học, các thầy thuốc lý liệu pháp, các nhà giáo dục về đái đường... (tetracycline) Do bệnh nhân có một kế hoạch bảo hiểm cho phép chi trả hầu hết những phí tổn của bất cứ đơn thuốc nào và do thời gian biểu của bệnh nhân bận rộn, người bệnh chọn chế độ điều trị đơn giản hơn Tiếp đó thầy thuốc và bệnh nhân thương lượng thời gian dễ uống thuốc nhất Và, thầy thuốc nhấn mạnh rằng tất cả thuốc phải uống đủ để đề phòng tái phát Họ cùng thỏa thuận rằng bệnh nhân sẽ yêu cầu bà... theo, thầy thuốc và bệnh nhân bàn bạc về điều trị chứng thở khò khè và ho Trước đây bệnh nhân tỏ ra không đủ khả nǎng sử dụng đều đặn ống xông hít, vì vậy bây giờ ông ta thích loại b-agonist uống để chữa thở khò khè Thầy thuốc đề nghị dùng viên allbuterol tan chậm uống 2 lần mỗi ngày Bệnh nhân đồng ý uống thuốc này vào cùng thời gian với uống thuốc kháng sinh Thầy thuốc biểu dương bệnh nhân đã cắt giảm... bệnh nhân muốn cai thuốc Thảo luận trường hợp Tất cả các yếu tố để giáo dục bệnh nhân có hiệu quả đều được thấy ở ví dụ trường hợp nêu trên: thiết lập một mối quan hệ thầy thuốc/ bệnh nhân vững chắc, giao tiếp 2 chiều, một chế độ điều trị đơn giản và có thể thực hiện được, thầy thuốc hướng dẫn rõ ràng, ngắn gọn Trong thời gian 15 phút thǎm khám, thầy thuốc đã xây dựng được mối quan hệ hòa hợp với bệnh. .. những mục tiêu này sẽ được điểm lại vào lần thǎm khám bệnh sau Hướng dẫn bệnh nhân trong kế hoạch Do số lượng giới hạn của thông tin mà một người có thể hiểu và nhớ qua một cuộc gặp gỡ, cách tiếp cận có tổ chức đối với việc dạy bệnh nhân là vấn đề quan trọng Sau khi cổ vũ những hành vi sức khỏe tích cực của bệnh nhân, bạn nên hướng dẫn cho bệnh nhân rõ ràng, ngắn gọn, tập trung vào một số những điểm... hỏi Thǎm dò xem bệnh nhân cảm thấy có khả nǎng theo suốt kế hoạch điều trị hay không Những câu hỏi tựa như "ông (bà) có thể làm như vậy chứ?" có thể bộc lộ ra những vấn đề tiềm tàng Thương lượng lại toàn bộ kế hoạch có thể là cần thiết, nhưng điều này là quá cao đối với bệnh nhân của bạn vẫn ngầm không tuân theo chế độ điều trị Theo dõi bệnh nhân Khi các bệnh nhân rời khỏi phòng khám bệnh thì họ quan . Giáo dục bệnh nhân John P. Langlois Người ta đã cố gắng thực hiện giáo dục bệnh nhân (GDBN) trong mỗi lần ti p xúc lâm sàng trong quá trình chǎm sóc gia đình. Việc giáo dục bao gồm. trong lần đầu bệnh nhân đến phòng khám để đánh giá những trở ngại đối với việc thực hiện đúng chế độ chữa bệnh ? 2. Các biện ph p và phương ph p giáo dục nào có thể làm cho bệnh nhân tuân theo. người thầy thuốc sẽ phải có trách nhiệm ti p tục việc giáo dục bệnh nhân. Đánh giá sự am hiểu kế hoạch Bước này xảy ra trong suốt quá trình giáo dục bệnh nhân. Bệnh nhân của bạn phải được khuyến

Ngày đăng: 31/07/2014, 07:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan