Chất lượng điều trị cần đi đôi với nhận thức về sức khỏe Các chuyên gia y tế cho rằng những tiến bộ trong hoạt động điều trị đem lại hiệu quả lâu dài và bền vững hơn nếu bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có được kiến thức tốt về chăm sóc sức khỏe, còn nhân viên y tế thì có khả năng giáo dục sức khỏe cho người bệnh. Đây là nội dung cơ bản tại Hội thảo về bệnh viện nâng cao sức khỏe và khoa học thực hành bệnh viện do Bộ Y tế, Bệnh viện E vừa tổ chức vừa qua tại Bệnh viện đa khoa Ninh Bình. Nhiều người mắc bệnh nặng vì thiếu hiểu biết Phát hiện tăng huyết áp mức 160/110mmHg và nồng độ cholesterol 7,2mmol/l cách đây 2 năm nhưng bệnh nhân Nguyễn Văn N., 57 tuổi (Từ Liêm - Hà Nội) vẫn không hay biết ông có thể tử vong vì các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu não, chảy máu não, nhồi máu cơ tim (NMCT), nhồi máu thận… bất kỳ lúc nào nếu các bệnh lý trên không được điều trị và kiểm soát chặt chẽ. Gần đây, sau một tháng làm việc quá căng thẳng, bệnh nhân bị đau thắt ngực dữ dội, được chuyển đến Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E trong tình trạng cấp cứu. Các bác sĩ cho biết ông N. bị nhồi máu cơ tim cấp vùng rộng do nhiều nhánh động mạch bị tắc nghẽn. Tiên lượng đầy đủ những yếu tố nguy cơ của người bệnh, các bác sĩ quyết định phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành cứu sống bệnh nhân. Sau cơn bạo bệnh, ông N. không khỏi ân hận với sự chủ quan về sức khỏe của mình. Mặc dù được chẩn đoán tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu khá nặng nhưng lúc đó bệnh nhân vẫn cảm thấy sức khỏe bình thường, bác sĩ khám bệnh có chỉ định dùng thuốc nhưng ông chỉ uống được vài hôm rồi bỏ, vẫn hút thuốc lá và bia rượu thường xuyên. Bệnh nhân chủ quan vì nghĩ mình còn trẻ, đột quỵ hay nhồi máu cơ tim chỉ là bệnh của người già. PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn - Viện Tim mạch Việt Nam cho biết, nguyên nhân chủ yếu gây NMCT cấp là do vữa xơ động mạch vành (ĐMV). Những mảng xơ vữa làm giảm khẩu kính lòng mạch và dần dần gây tắc mạch, làm cho máu không đến để nuôi cơ tim được, có thể dẫn đến hoại tử vùng cơ tim đó nếu không được can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, mảng xơ vữa có thể không phát triển từ từ mà bị nứt, vỡ ra đột ngột. Cục máu đông có thể được hình thành ngay trên mảng xơ vữa bị nứt ra đó và gây tắc đột ngột ĐMV. Cholesterol trong máu - nguyên nhân chủ yếu của quá trình vữa xơ động mạch và dần dần làm hẹp các động mạch vành cung cấp máu cho tim và các động mạch khác cung cấp máu cho các cơ quan khác của cơ thể. Đặc biệt, khi cả cholesterol và triglycerid cùng gia tăng trong máu thì nguy cơ này cao hơn gấp nhiều lần và thúc đẩy nhanh hơn quá trình xơ vữa động mạch, gây ra các tổn thương tim mạch nghiêm trọng. Nguy cơ bị bệnh động mạch vành và các bệnh lý tim mạch khác càng tăng cao hơn nếu như người bệnh có các yếu tố nguy cơ khác đi kèm như hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, thói quen ít vận động và thừa cân - béo phì. Bệnh nhân sau điều trị cần tiếp tục được theo dõi bệnh chặt chẽ. Nâng cao sức khỏe là tiêu chí của bệnh viện hiện đại PGS.TS. Đoàn Hữu Nghị, Giám đốc Bệnh viện E cho biết, một bệnh viện hiện đại không chỉ có chức năng khám và chữa bệnh mà còn có chức năng phòng bệnh và giáo dục nâng cao sức khỏe cho người bệnh, thân nhân và cho bản thân các nhân viên của bệnh viện. Môi trường bệnh viện phải là nơi tạo điều kiện để mọi người có thể tham gia vào việc kiểm soát sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Người bệnh cần được quan tâm cả trước và sau khi đến bệnh viện. Khi những yêu cầu này đạt được sẽ nâng cao hơn chất lượng điều trị, từ đó sẽ giảm gánh nặng chi phí xã hội cho bệnh tật. Theo BS. Jonathon Passmore- Chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, hiện tỷ lệ bệnh không lây nhiễm trên toàn cầu tăng 16 - 22% so với năm 1996, trong đó nổi bật nhất là các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, các bệnh rối loạn chuyển hóa. BS. Jonathon Passmore nhấn mạnh rằng, người dân ở các nước đang phát triển đến bệnh viện điều trị thường là khi bệnh đã nặng, nhiều người không thể qua khỏi. Nhưng với những người được cứu sống thì họ lại tiếp tục một lối sống như trước đây, ít người tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị và tái khám đúng hẹn. Vì họ cho rằng khi được điều trị bằng những kỹ thuật điều trị hiện đại như phẫu thuật bắc cầu nối, đặt stent động mạch vành điều trị NMCT là bệnh tật của họ đã hết, mà không biết rằng những kỹ thuật này chỉ là biện pháp xử trí hậu quả của rất nhiều nguyên nhân khác mang lại chứ không giải quyết được căn nguyên của bệnh. Do đó, thay đổi được ý thức về sức khỏe của người bệnh và gia đình họ khi họ đến bệnh viện điều trị là điều hết sức cần thiết. Bệnh viện E là nơi đầu tiên tại Việt Nam xây dựng mô hình “Bệnh viện nâng cao sức khỏe” Mạng lưới bệnh viện nâng cao sức khỏe trên thế giới được bắt đầu từ năm 1988 tại Viên (Áo) và đến nay đã có hơn 700 bệnh viện ở khắp các châu lục tham gia. Tại Việt Nam, Bệnh viện E là nơi đầu tiên được WHO lựa chọn phát triển mô hình này. Sau 2 năm hoạt động có hiệu quả, WHO tiếp tục tài trợ để phát triển mô hình này tới các Bệnh viện đa khoa Lào Cai, Bắc Kạn, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình. Các tiêu chuẩn của bệnh viện nâng cao sức khỏe: - Chính sách quản lý hướng tới chất lượng cho người bệnh, thân nhân và nhân viên y tế; - Đánh giá đúng yêu cầu của khách hàng là người bệnh; - Cung cấp thông tin cho người bệnh đầy đủ suốt quá trình điều trị và can thiệp; - Bệnh viện có môi trường an toàn, lành mạnh và văn hóa; - Đảm bảo các hoạt động nâng cao sức khỏe phải liên tục được nhân rộng và được hợp tác tốt giữa các đối tác. . Chất lượng đi u trị cần đi đôi với nhận thức về sức khỏe Các chuyên gia y tế cho rằng những tiến bộ trong hoạt động đi u trị đem lại hiệu quả lâu dài và bền. ý thức về sức khỏe của người bệnh và gia đình họ khi họ đến bệnh viện đi u trị là đi u hết sức cần thiết. Bệnh viện E là nơi đầu tiên tại Việt Nam xây dựng mô hình “Bệnh viện nâng cao sức khỏe . chặt chẽ chỉ định đi u trị và tái khám đúng hẹn. Vì họ cho rằng khi được đi u trị bằng những kỹ thuật đi u trị hiện đại như phẫu thuật bắc cầu nối, đặt stent động mạch vành đi u trị NMCT là bệnh