1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Các loại nấm ăn quan trọng cho sức khỏe docx

6 320 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 203,96 KB

Nội dung

Các loại nấm ăn quan trọng cho sức khỏe Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch Nấm ăn là những loại nấm không độc hại, được con người dùng làm thực phẩm. Nấm được các y thư cổ đánh giá là thứ “ăn được, bồi bổ được, có thể dùng làm thuốc, toàn thân đều quý giá”. Trong giới sinh vật có gần 7 vạn loài nấm, nhưng chỉ có hơn 100 loài có thể ăn hoặc dùng làm thuốc, thông dụng nhất là mộc nhĩ đen, nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm mối Mộc nhĩ đen Mộc nhỉ đen là một loại nấm ăn được có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hoá. Đặc biệt, với tính năng lượng huyết và hoạt huyết, mộc nhỉ đen là một loại thực phẩm làm thuốc rất quý có tác dụng làm giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn huyết. * Mộc nhĩ 200g, hồng táo 100g, đường phèn 250g. Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở hết, rửa sạch, đem hầm với hồng táo trong 2.000ml nước cho thật nhừ, chế thêm đường phèn, chia làm 7 phần, mỗi ngày ăn 1 phần, chia làm 2 lần sáng và chiều. Công dụng: bổ thận chỉ huyết, dùng cho phụ nữ xuất huyết tử cung cơ năng thuộc thể thận hư. * Mộc nhĩ sấy khô nghiền thành bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 - 10g với đường đỏ, Công dụng: trị liệu xuất huyết tử cung cơ năng. * Mộc nhĩ 30g, dạ dày lợn 1 cái. Mộc nhĩ ngâm nước ấm, rửa sạch, dạ dày lợn làm sạch, hai thứ đem nấu chín, chế thêm gia vị, ăn trong ngày, dùng liên tục 3-5 ngày. Công dụng: trị chứng đi tiểu nhiều lần. * Mộc nhĩ 20g, ngâm nước ấm, rửa sạch, nấu với 20g đường phèn lấy nước uống trong ngày, hoặc nấu cháo với gạo nếp và hạt sen ăn để phòng chống bệnh viêm phế quản mãn tính và chứng giảm bạch cầu trong máu ngoại vi. Chú ý: Những người thể tạng hư hàn, hay đầy bụng hoặc hay đi tiêu lỏng khi dùng mộc nhỉ đen nên dùng kèm 1 hoặc vài lát gừng tươi nướng sơ qua trên lửa. Mỗi ngày ăn thường xuyên từ 10-20g mộc nhĩ đen có thể phòng chống hữu hiệu tình trạng táo bón. Điều cần chú ý là những người bị đi lỏng mãn tính do viêm đại tràng, hoặc viêm dạ dày mãn tính thì không nên ăn mộc nhĩ đen. Nấm hương Nấm hương: Còn gọi là nấm đông cô, hương cô, hương tín, hương tẩm , được mệnh danh là “hoàng hậu thực vật”, là “vua của các loại rau” (can thái chi vương). Trong 100 g nấm hương khô có 12-14 g protein (vượt xa so với nhiều loại rau khác). Nấm hương có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng. Rau cần xào nấm hương: 400g rau cần, 50g nấm hương, 50ml dầu mè, một ít bột năng, cùng gia vị. Rửa sạch rau cần, xắt thành từng đoạn dài 2cm, dùng muối trộn đều rồi rửa sạch lại, để ráo nước. Nấm hương xắt lát. Bột năng hòa với 50ml nước và ít muối trộn đều. Cho dầu mè vào chảo nóng, cho rau cần vào xào 2 - 3 phút, cho tiếp nấm hương vào. Sau cùng cho nước bột năng vào, nấu sền sệt cho ra đĩa. Rất tốt cho người mỡ máu cao, người bệnh mạch vành, đồng thời có tác dụng thanh nhiệt bình can. Nấm mỡ Nấm mỡ có công dụng bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm, tiêu thực. Đây là thực phẩm thích hợp cho những người chán ăn, mệt mỏi do tỳ vị hư yếu, sản phụ thiếu sữa, người viêm phế quản mạn, viêm gan mạn và mắc hội chứng suy giảm bạch cầu. Theo dược lý học hiện đại, nấm mỡ rất giàu đạm, nguyên tố vi lượng và nhiều loại axit amin quý. Nó có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn ecoli. Các nhà khoa học Nhật Bản đã chiết xuất từ nấm mỡ chất PS - K, có công dụng kháng ung thư, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể. Khảo nghiệm trên lâm sàng đối với ung thư vú và ung thư da thấy hiệu quả khá tốt. Trong bữa ăn hằng ngày, nấm mỡ được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tác dụng của nó và tạo cho món ăn có hương vị thơm ngon, người ta thường phối hợp nấm mỡ với nhiều loại thực phẩm khác: Nấm mỡ 200 g, đùi ếch 100 g, hành, gừng tươi, tỏi, hạt tiêu, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Đùi ếch bỏ da, rửa sạch, rán non; nấm mỡ bổ đôi, chần qua nước sôi, để ráo nước. Phi hành tỏi cho thơm rồi xào lẫn đùi ếch với nấm, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: lý khí hóa đàm, thanh nhiệt lợi niệu. Nấm rơm Nấm rơm tính mát, vị ngọt, có công dụng bổ tỳ, ích khí, thanh nhiệt, hạ huyết áp, chống các loại u bướu. Có thể chế biến riêng nấm rơm để ăn hoặc dùng phối hợp trong các món ăn bài thuốc khác. Sau đây là một số ứng dụng cụ thể: Chữa di tinh, xuất tinh sớm, liệt dương, tiểu tiện không tự chủ: Nấm rơm 150 g, tôm nõn 150 g, ngọn rau dền 50 g, một số gia vị khác như tinh bột, lòng trắng trứng, muối tinh, mì chính, bột tiêu, hành, bột gừng, dầu ăn, nước dùng, mỗi thứ một lượng vừa đủ. Dùng các nguyên liệu này để làm món xào hoặc nấu tùy ý. Trong món ăn này, tôm nõn có công dụng bổ thận, trợ dương, thu co nước tiểu, làm chắc tinh. Chữa cơ thể suy nhược, trí nhớ giảm sút, hỗ trợ chữa ung thư và một số bệnh truyền nhiễm: Nấm rơm 200 g, trứng chim bồ câu hoặc trứng chim cút (bỏ vỏ) 24 quả, các gia vị như muối tinh, bột hồ tiêu, hành, gừng, dầu ăn, mì chính, bột đã nhào ướt, mỗi thứ lượng vừa đủ. Tất cả làm thành món xào hoặc nấu với nước dùng thành món canh để ăn. Trứng chim cút và trứng bồ câu có công hiệu bổ gan thận, ích khí huyết, bồi bổ tinh tủy. Những người khỏe mạnh vẫn có thể dùng món này để tư bổ, cường tráng, nâng cao khả năng phòng chống bệnh ung thư và nhiều bệnh do thiếu dinh dưỡng gây nên. Hỗ trợ điều trị các vết lở loét khó kín miệng: Nấm rơm 60 g, nấm đầu khỉ 60 g, rửa sạch, thái ra xào chung để ăn. Nấm mối Nấm mối là một loại thực phẩm quý hiếm, hương vị ngọt, thơm đặc trưng không loại nấm nào thay thế được. Ở Nam Bộ đến mùa nấm, những gò nấm sai cho trên 1 kg. Còn gò nhỏ cho vài trăm gam cũng đủ chế biến một món ngon cho vài người ăn. Mùa nấm mối bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8. Lúc đó, ở trong vườn, dưới mặt đất, nơi gò cao, có những tổ mối tròn như quả cam và lũ mối tạp nấm. Tận dụng thời tiết lúc nóng ẩm, lúc mưa xen nhau, đất mềm xốp, mối dùng khả năng riêng tiết ra những chất đặc biệt tạo men nấm bọc quanh tổ mối. Nấm trâm vàng Nấm Trâm vàng thường xuất hiện vào cuối mùa thu, đầu mùa xuân, loại nấm trâm vàng này có hình dáng hơi nhỏ, thân dài giống như rau trâm vàng, ưa thích nhiệt độ thấp, thậm chí có thể sinh sống trong gió tuyết. Là một trong những loại nấm ăn ngon, được nổi danh từ rất lâu, nấm trâm vàng có mùi vị rất đặc trưng thịt nấm non, mềm, bên trong có chứa tới 8 loại axitamin có tác dụng phòng chống ung thư rất tốt. Nấm mỡ gà Do có hình dáng khá đặc biệt, mép xung quanh nón nấm nhô lên cao trong khi phần đỉnh giữa lại lõm xuống và màu sắc toàn thân nấm màu vàng mơ hay màu lòng đỏ trứng gà nên được gọi là nấm mỡ gà. Thân cây nấm thuộc chất thịt, màu trắng ngả vàng, ăn có vị ngọt, nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt nấm mỡ gà có hoạt tính chống ung thư, có tác dụng khống chế các tế bào gây ung thư. . Các loại nấm ăn quan trọng cho sức khỏe Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như. vạn loài nấm, nhưng chỉ có hơn 100 loài có thể ăn hoặc dùng làm thuốc, thông dụng nhất là mộc nhĩ đen, nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm mối Mộc nhĩ đen Mộc nhỉ đen là một loại nấm ăn được có. lát. Bột năng hòa với 50ml nước và ít muối trộn đều. Cho dầu mè vào chảo nóng, cho rau cần vào xào 2 - 3 phút, cho tiếp nấm hương vào. Sau cùng cho nước bột năng vào, nấu sền sệt cho ra đĩa.

Ngày đăng: 31/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w