1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Võ Văn Kiệt - Công thần của thời kỳ Đổi Mới ppsx

6 492 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 128,42 KB

Nội dung

Võ Văn Kiệt - Công thần của thời kỳ Đổi Mới Với tuổi đời 86 và hơn 70 năm tham gia cách mạng, ông đã cống hiến gần như toàn bộ cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và đổi mới đất nước. Tên tuổi của ông gắn liền với một giai đoạn lịch sử oai hùng và đầy thử thách của dân tộc qua những hoạt động phong phú và nổi bật mang dấu ấn đặc sắc, dấu ấn Võ Văn Kiệt. Dấu ấn về tư tưởng và quyết tâm đổi mới đất nước, đưa đất nước vượt qua tình trạng khó khăn, trì trệ, từng bước phát triển và hội nhập. Dấu ấn về bầu nhiệt huyết không hề vơi cạn theo thời gian và tuổi tác của con người. Võ Văn Kiệt thuộc thế hệ lãnh đạo hàng đầu đi tiên phong trên con đường đổi mới đất nước. Ông quan niệm rõ ràng và nhất quán về đổi mới: “Đổi mới không phải là xóa bỏ hoàn toàn cái cũ hay từ bỏ chủ nghĩa xã hội mà là nhận thức lại một cách đúng đắn hơn về một chủ nghĩa xã hội nhân bản, hoàn thiện, với lý tưởng phục vụ con người, vì con người”. Ông là nhà lãnh đạo có sự đóng góp xuất sắc bởi tầm nhìn sâu rộng và trí tuệ sắc sảo. Những phẩm chất tiêu biểu đó, một phần do bẩm sinh, do tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn lâu dài ở những nơi đầu sóng ngọn gió của cách mạng, và đặc biệt do phong cách gần gũi bình dị, khả năng tập hợp và khai thác có hiệu quả những tri thức tiên tiến của một tập thể chuyên gia giỏi về nhiều mặt; chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hoá nghệ thuật v.v…. Nhờ thế, ông đã đưa ra được những quyết sách đúng đắn, những giải pháp hiệu quả cho sự phát triển của đất nước. Nhiều chủ trương của Chính phủ mang dấu ấn của cá nhân Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã được thực tiễn chứng minh là đúng đắn, nhưng không phải được mọi người đồng tình ngay từ đầu. Để biến đường lối, chủ trương thành hiện thực, Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng thể hiện một phong cách lãnh đạo sâu sát, cụ thể và đặc biệt lòng dũng cảm đến mức quyết liệt. Và trên hết là bầu nhiệt huyết đối với vận mệnh của đất nước và số phận của nhân dân không hề vơi cạn. Ông thể hiện phong cách, tinh thần đó không chỉ khi ở cương vị nhà lãnh đạo cao nhất của một thành phố (Bí thư Thành uỷ TP. HCM), của Chính phủ ( Thủ tướng ), mà cả khi ông không còn giữ trọng trách nào trong Đảng và Nhà nước. Tư tưởng “đổi mới”, hành động “đổi mới”, công lao trong sự nghiệp “đổi mới” cùng với bầu nhiệt huyết với đất nước và nhân dân của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đưa ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc, một hình ảnh tiêu biểu của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thực sự được nhân dân cả nước yêu quý trong tên gọi thân thiết Sáu Dân và bạn bè trên thế giới nể trọng. Ngày 23/10/1991, Hiệp định về giải pháp chính trị toàn bộ về Campuchia được ký kết. Ngày 24/10/1991, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, lúc đó gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, bắt đầu thăm 3 nước ASEAN: Indonesia, Thái Lan, Singapore. Hai tuần sau, Thủ tướng thăm Trung Quốc, ký tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Ngoại giao Việt Nam được mở rộng ra các nước láng giềng khu vực. Người dân Việt Nam ngày ấy bắt đầu cảm nhận luồng gió mới thổi qua Đông Nam Á lục địa. Mọi người có thể tiếp cận, quan sát hoạt động quốc tế của một nhà lãnh đạo Việt Nam từ góc độ đối ngoại. Không khí đã nhẹ nhõm khi ngoại giao Việt Nam đã tạo được đột phá đúng hướng. Từ đó cho đến khi Việt Nam gia nhập ASEAN, tháng 7/1995 - thời kỳ đặt nền móng cho nền ngoại giao Việt Nam thời kỳ hiện đại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Trong mấy năm đó, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm 26 nước Đông Á và Tây Bắc Âu. Đó là những chuyến đi mở đường bình thường hóa quan hệ và tìm đối tác mới. Với nụ cười cởi mở, phong thái tự tin và nhanh nhẹn, Thủ tướng mang đến các nước bạn hình ảnh một nước Việt Nam đổi mới, sẵn sàng kết bạn với các nước trên khắp thế giới, phấn đấu cho hòa bình, độc lập và phát triển. Nụ cười Võ Văn Kiệt -Nụ cười Việt Nam Những chuyến thăm của Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đã giúp khai phá những miền đất ngoại giao mới. Việt Nam từ một đất nước bị chiến tranh, bao vây, cấm vận, bắt đầu mạnh bước trên con đường phát triển hòa bình. Công cuộc cải cách, mở cửa đạt được những thành tựu ấn tượng. Nhưng thế giới căn bản vẫn biết ít về tình hình kinh tế Việt Nam. Thủ tướng mang đến các nước bạn bức thông điệp hòa bình, độc lập và phát triển, nguyện vọng của một dân tộc muốn kết bạn và xây dựng đối tác. Đó là những chuyến thăm “gõ cửa thế giới” tới các nước công nghiệp phát triển, giới thiệu Việt Nam, tìm kiếm thị trường, xác định lĩnh vực hợp tác và mời gọi đầu tư. Đầu năm 1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đề cập một số vấn đề đường lối ngoại giao thời kỳ Đổi mới. Thủ tướng nêu rõ, những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc đã sản sinh ra nền ngoại giao cách mạng, kết hợp sức mạnh dân tộc với thời đại, góp phần to lớn giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nền ngoại giao thời kỳ đó kế thừa và phát huy ngoại giao truyền thống, được nhà ngoại giao lỗi lạc Hồ Chí Minh nâng lên ngang tầm thời đại. Thủ tướng nhận xét, chính sách ngoại giao nào cũng được quy định bởi một hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Nền chính trị thế giới ngày nay đang chuyển giai đoạn, hình thành những tập hợp lực lượng mới về chính trị - kinh tế. Đường lối ngoại giao nước ta chuyển trọng tâm sang tạo điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ an ninh, phát triển, thêm bạn, bớt thù. Ngay trong quá trình này, việc xử lý các vấn đề quốc tế phức tạp đòi hỏi vận dụng đúng đắn, kịp thời, nhuần nhuyễn giữa nguyên tắc và sách lược sao cho ích nước, lợi nhà, hợp xu thế. Thủ tướng còn nói thêm: “Cần thêm thời gian để tổng kết thực tiễn phong phú, song tôi nghĩ rằng đường lối ngoại giao mới kết hợp được bản sắc dân tộc, ngoại giao truyền thống và những đặc điểm thời đại”. Thật may mắn, vào những năm tháng gian nan, con thuyền Việt Nam được chèo lái bởi nhà lãnh đạo có tầm nhìn và tinh thần sáng tạo tấn công như Võ Văn Kiệt. Khi đề cập đến thời cơ, người ta thường nói “chờ thời”. Cao hơn chờ thời, là “nắm bắt thời cơ”. Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn là người biết tạo ra thời cơ. Quyết sách đi thăm các nước ASEAN/Đông Nam Á một ngày sau khi Hiệp định Paris về Campuchia được ký kết là kịp thời nắm bắt thời cơ và tạo thời cơ. Chuyến thăm không chỉ đột phá bao vây cấm vận, mà còn tạo ra bước ngoặt để hội nhập khu vực, từ khu vực ra thế giới, thực hiện đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam. Thủ tướng nói rằng, ngoại giao Việt Nam cần đi vững trên hai chân: Hội nhập với láng giềng khu vực và đa dạng hóa quan hệ quốc tế - với các trung tâm chính trị- kinh tế thế giới và tất cả các nước khác. Hai quá trình này tạo thuận lợi, bổ sung cho nhau, củng cố thế đứng mới của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong quá trình này, cần củng cố, nâng cao chất lượng các mối quan hệ, chú ý đến những địa bàn trọng điểm. Để vượt lên trên những khuôn mẫu và tạo ra những mối quan hệ ngoại giao mới phù hợp với lợi ích đất nước và xu thế thời đại, cần có tinh thần chủ động, độc lập, tự chủ và sáng tạo. Võ Văn Kiệt thường đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh và ngoại giao Hồ Chí Minh. Chính ông là một trong những cán bộ lãnh đạo đã phát huy tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Tư tưởng người ta, như dao, có mài mới sắc. Võ Văn Kiệt đã không ngừng mài sắc tư tưởng của mình. Nhờ vậy, ông tiếp tục đóng góp những ý tưởng gợi mở và sáng tạo cho đất nước ngay cả khi đã nghỉ hưu. Qua hoạt động thực tiễn và lý luận hơn nửa thế kỷ của Võ Văn Kiệt: Với đất nước, ông là nhà cải cách lớn. Với nhân dân, ông là nhà cách mạng biết lắng nghe, thấu hiểu, yêu nước thương dân. Với ngoại giao, ông là một trong những công thần mở đường cho sự nghiệp đối ngoại thời kỳ Đổi mới. . tinh thần sáng tạo tấn công như Võ Văn Kiệt. Khi đề cập đến thời cơ, người ta thường nói “chờ thời . Cao hơn chờ thời, là “nắm bắt thời cơ”. Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn là người biết tạo ra thời. Nhà nước. Tư tưởng đổi mới , hành động đổi mới , công lao trong sự nghiệp đổi mới cùng với bầu nhiệt huyết với đất nước và nhân dân của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đưa ông trở thành. Võ Văn Kiệt - Công thần của thời kỳ Đổi Mới Với tuổi đời 86 và hơn 70 năm tham gia cách mạng, ông đã cống hiến gần

Ngày đăng: 31/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w