1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

“Dấu ấn Võ Văn Kiệt pot

6 312 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 124,33 KB

Nội dung

“Dấu ấn Võ Văn Kiệt" trong xây dựng kinh tế Những quyết sách quan trọng Ông Võ Văn Kiệt giữ chức vụ Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ trong những năm tháng đất nước mới bắt đầu công cuộc Đổi mới, công việc đang rất bề bộn: lạm phát phi mã; khủng hoảng kinh tế-xã hội đang rất nghiêm trọng. Đáng chú ý hơn nữa là thời kỳ ấy, tư duy kinh tế đang trong quá trình chuyển biến, tư duy đổi mới chưa thực sự được thông suốt trong lãnh đạo và tư duy kế hoạch hóa tập trung quan liêu vẫn còn dai dẳng. Có thấy hết thực trạng khá phức tạp của tình hình, mới thấy rõ tầm nhìn và tính cách quyết đoán trong Ông Võ Văn Kiệt. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp hoặc có sự tham gia của Ông, ngay trong những năm khó khăn ấy, nhiều chính sách mang tính đột phá đã được ban hành. Đó là việc xóa bỏ hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh đối với xí nghiệp quốc doanh, trao quyền tự chủ kinh doanh cho xí nghiệp quốc doanh, thực hiện "thương mại hóa" tư liệu sản xuất, cho phép hàng loạt doanh nghiệp địa phương và xí nghiệp quốc doanh lớn trực tiếp xuất nhập khẩu; tự do hóa giá cả, từ năm 1989, trong nền kinh tế chấm dứt tình trạng hai giá, chỉ còn duy nhất một hệ thống giá thị trường; tổ chức lại hệ thống ngân hàng …. Cũng trong thời gian đó, Nhà nước đã quyết định xóa bỏ bao cấp lương thực, thực phẩm cho hàng triệu công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và dân cư đô thị. Đối với nông dân, xóa bỏ chế độ thu mua theo nghĩa vụ áp đặt (còn gọi là "mua như cướp") thay bằng mua - bán theo hợp đồng với giá thỏa thuận đi đôi với bãi bỏ chế độ "ngăn sông, cấm chợ" xóa các trạm kiểm soát dọc đường, thực hiện tự do lưu thông hàng hóa nông sản trong cả nước. Đến những năm 1989 - 1990, tình trạng rối loạn về giá cả, rối loạn trong quá trình phân phối, lưu thông hàng hóa chấm dứt; lạm phát phi mã được chặn đứng, nền kinh tế đi dần vào thế ổn định. Nhân dân ta còn ghi nhớ những công trình mang "Dấu ấn Võ Văn Kiệt" từ chủ trương có ý nghĩa quyết đoán, đột phá đến sự năng động, quyết liệt trong điều hành thực hiện. Đó là chương trình khai thác Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, chuyển từ vùng châu thổ nhiễm mặn nặng nề, năng suất rất thấp, mỗi năm chỉ cấy được một vụ, sang vùng có năng suất cao. Đó là việc xây dựng đường dây tải điện 500 KV Bắc - Nam góp phần điều hòa lượng điện trong cả nước. Đó là việc xây dựng Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, mở rộng cửa ngõ Thủ đô Hà Nội… Quyết đoán dựa trên đức "lắng nghe" Với Ông Võ Văn Kiệt, kiến thức của Ông được tích lũy bằng đi sát thực tiễn, học ở cuộc sống của người dân, với ý thức rõ rệt dựa vào dân, tin vào quần chúng. Ông thường xuyên lắng nghe ý kiến tâm huyết của các chuyên gia có tư duy đổi mới với tinh thần cầu thị; trân trọng những người có chính kiến, trao đổi ý kiến cởi mở, thẳng thắn. Và chính từ đó, Ông có được vốn sống cực kỳ phong phú - nền tảng cho những quyết sách. Ông thường nói: trong khó khăn chung của nền kinh tế, vẫn có những địa phương, nhất là cơ sở làm ăn năng động, sáng tạo, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Đó là sức sáng tạo của nhân dân lao động; những nhân tố mới nảy nở từ lao động và cuộc sống mang lại niềm tin cho chúng ta. Một khi nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy, thể hiện trong thực tế chứ không chỉ là một khẩu hiệu, thì từ quần chúng sẽ nảy nở những biện pháp hay, tạo ra sức bật mới. Ông Võ Văn Kiệt cho rằng những hành động cách mạng của quần chúng trong những năm trước Đổi mới, được gọi là "bung ra", "xé rào", xóa bỏ rào cản của những công thức giáo điều vốn đóng khung trong những cơ chế đã bị cuộc sống vượt qua chính là sự thể hiện trí tuệ, sức năng động, sáng tạo của nhân dân, cho thấy không có một tình huống khó khăn nào mà không có lối ra. Theo Ông, chỉ cần Đảng biết vực dậy và phát huy tiềm năng vô hạn trong quần chúng nhân dân; chúng ta biết thực sự cầu thị, dám vượt qua chính mình, chân thành lắng nghe và trân trọng tiếp thu những tiếng nói trung thực của mọi người Việt Nam vốn nặng lòng với đất nước, mở rộng dân chủ để mọi sáng kiến, mọi kế sách tâm huyết đến được những nơi cần đến, thì chắc chắn công cuộc phát triển đất nước sẽ đạt nhiều thành tựu to lớn. Thực tế cho thấy đây là một việc rất khó: không chỉ là vượt qua tư duy theo lối mòn, xơ cứng của bản thân, mà còn là sự dũng cảm vượt qua sức cám dỗ của các nhóm lợi ích, dứt khoát đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Chủ trương của Ông Võ Văn Kiệt về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện tầm nhìn sâu rộng của Ông, khi Ông cho rằng đây là một vùng đất giàu tiềm năng có ý nghĩa rất to lớn trong quá trình đất nước ta đổi mới, mở cửa và hội nhập với kinh tế thế giới. Ông trăn trở, suy nghĩ, nhiều lần "lội đồng", tìm hiểu thực tế, hỏi han kinh nghiệm làm ăn của bà con nông dân và tham khảo ý kiến của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý tâm huyết. Từ đó, Ông đề xuất "ba mũi đột phá lớn" (về giao thông, thủy lợi và giáo dục) mà việc Ông chỉ đạo khai phá Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên được coi là mũi đột phá thứ nhất, để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa cho cả nước. Trong việc xây dựng đường dây tải điện 500KV Bắc - Nam, trước những ý kiến không đồng tình, trong đó có cả ý kiến của một vị giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng, Ông đã rất thận trọng đi tìm hiểu cặn kẽ từng vấn đề cụ thể, từ kỹ thuật đến kinh tế, quản lý, quy tụ được những nhà khoa học uy tín trong lĩnh vực điện năng cùng bàn luận thấu đáo, đồng thời tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, đề xuất cách làm hiệu quả nhất. Cách tiến hành xây lắp đường điện 500KV cũng theo “cách đánh du kích": chia việc xây dựng các cột điện thành nhiều đoạn rồi cùng “đồng khởi”, sau đó chỉ việc ráp nối các đoạn với nhau. Kế hoạch trong 4 năm, nhưng chỉ sau 2 năm đường điện Bắc - Nam đã hoàn thành. Trong những năm không còn giữ trọng trách trong Chính phủ cũng như không còn là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ông Võ Văn Kiệt vẫn nặng lòng với nhiều vấn đề trọng đại về quốc kế, dân sinh, thường có nhiều ý kiến tâm huyết đóng góp cho Bộ Chính trị và Chính phủ. Ông cho rằng, khi đã không bận về những công việc của Chính phủ, Ông càng có thời gian đi nhiều địa phương, nghe nhiều ý kiến, càng thấm thía những khó khăn trong đời sống của dân, càng thấy bức xúc về những vấn đề chưa được xử lý. Tiếc rằng Ông Võ Văn Kiệt đã đi xa mãi mãi; nhiều suy nghĩ, công việc Ông theo đuổi còn dở dang. . “Dấu ấn Võ Văn Kiệt& quot; trong xây dựng kinh tế Những quyết sách quan trọng Ông Võ Văn Kiệt giữ chức vụ Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội đồng. giữ trọng trách trong Chính phủ cũng như không còn là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ông Võ Văn Kiệt vẫn nặng lòng với nhiều vấn đề trọng đại về quốc kế, dân sinh, thường có nhiều ý kiến. kinh tế đi dần vào thế ổn định. Nhân dân ta còn ghi nhớ những công trình mang "Dấu ấn Võ Văn Kiệt& quot; từ chủ trương có ý nghĩa quyết đoán, đột phá đến sự năng động, quyết liệt trong

Ngày đăng: 31/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w