giới thiệu ngành nghề - Ngành công nghệ Hàn ppt

6 311 3
giới thiệu ngành nghề - Ngành công nghệ Hàn ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngành công nghệ Hàn Bước vào thế kỷ XXI, công nghệ hàn trở thành mối quan tâm trọng điểm của các nhà khoa học và cán bộ công nghệ kỹ thuật với mục tiêu sáng tạo ra các sản phẩm siêu trường, siêu trọng cho các lĩnh vực công nghệ: vũ trụ, hạt nhân, quốc phòng, hàng không, xây dựng kết cấu… để tiết kiệm năng lượng, vật liệu không gian, đất đai, góp phần làm cho cuộc sống của con người ngày càng tiện nghi hơn. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Theo phân tích của Viện Hàn Quốc tế (IIW) và Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ (AWS), những người được đào tạo, làm việc trong lĩnh vực công nghệ này luôn được tiếp cận với những kiến thức mới về năng lượng, vật liệu, điều khiển thiết bị, dụng cụ và kỹ thuật công nghệ mới của ngành. Trên cơ sở đó, họ có thể sáng tạo ra những sản phẩm vĩ đại (siêu trường, siêu trọng) Cho con người. Ngành công nghệ hàn có phạm vi rộng lớn. Bạn có thể làm việc ở: - Các viện nghiên cứu (dân sự hoặc an ninh - quốc phòng) - Giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề - Công tác trong mọi ngành sản xuất công nghiệp v.v… Trong giai đoạn nước ta thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, những người được đào tạo cho ngành công nghệ hàn có cơ hội nghề nghiệp rộng mở trong các lĩnh vực chế tạo sản phẩm lớn như: - Công nghiệp dầu khí (chế tạo, sửa chữa các chân đế giàn khoan, các đường ống dẫn dầu, các bể chứa) - Công nghiệp chế tạo tàu thủy, tàu đường sắt cao tốc. - Công nghiệp máy bay. - Công nghiệp hóa dầu, hóa chất. - Công nghiệp thủy điện, nhiệt điện. - Công nghiệp xi măng. - Công nghiệp cầu, hầm - Công nghệp chế tạo nhà xưởng, giàn, dầm - Ngành chế tạo máy công nghiệp v.v… Phẩm chất và kỹ năng cần thiết - Có thiên hướng về các môn khoa học tự nhiên - Yêu thích công việc nghiên cứu, tìm tòi các vấn đề khoa học - Tư duy khoa học và logic - Trình độ ngoại ngữ và tin học tốt - Đức tính kiên trì, cẩn thận, chính xác. - Tác phong nhanh nhẹn, đúng giờ, làm việc có trách nhiệm - Sức khỏe tốt. Một số địa chỉ đào tạo: Bạn có thể học ngành Công nghệ hàn tại các trường đại học, cao đẳng công nghệ kỹ thuật trong cả nước như: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM v.v… Ngoài ra, cả nước có trên 400 trường công nhân, trung tâm, trung cấp có đào tạo ngành Công nghệ hàn. Ngành Công nghệ cơ khí Công nghệ cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Ngày nay, tất cả các máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi (trên và dưới mặt đất, trên mặt biển, dưới đáy biển, trên trời, ngoài vũ trụ…) đều có sự đóng góp lớn của các nhà khoa học, các tổng công trình sư, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật , công nhân cơ khí. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp Thống kê của các nước công nghiệp tiên tiến về lịch sử phát triển của ngành cơ khí hàng trăm năm qua cho thấy: những người được đào tạo về cơ khí có thể làm việc ở mọi nơi trên đất nước họ và các nước khác trên thế giới trong mọi ngành công nghiệp và kinh tế khác nhau. Có thể tóm tắt trong một số lĩnh vực chính sau: - Công tác ở các viện nghiên cứu - Công tác ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề. - Làm việc trong các nhà máy, công ty sản xuất cơ khí của mọi lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, xã hội, quốc phòng. - Làm việc ở mọi nơi có sử dụng máy móc, thiết bị vận hành. Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy chiến lược phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa để hội nhập với nền kinh tế thế giới sau khi gia nhập WTO nên cơ hội làm việc trong ngành cơ khí càng trở nên phong phú và rộng mở hơn bao giờ. Một số nghề nghiệp trong ngành Công nghệ cơ khí: - Cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy: Dành phần lớn thời gian làm việc trong phòng thí nghiệm, thư viện cùng với những thiết bị, dụng cụ chuyên dùng. Họ cũng thường xuyên lên lớp truyền đạt những tri thức của mình cho thế hệ trẻ yêu thích ngành cơ khí và không quên chuyển giao các kết quả nghiên cứu thành công cho các cơ sở sản xuất ứng dụng. - Kỹ sư điều hành công nghệ: Trực tiếp gắn bó với các dây chuyền, thiết bị cơ khí trong phân xưởng sản xuất cùng công nhân để kịp thời khắc phục xử lý các sự cố có thể xảy ra và giám sát công việc, đảm bảo dây chuyền hoạt động đều đặn, đạt chất lượng yêu cầu. - Kỹ sư giám sát: Thực hiện việc kiểm tra, giám sát các công đoạn trong dây chuyền gia công sản phẩm cơ khí, đảm bảo thực hiện đúng quy trình công nghệ với các điều kiện kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn của ngành cơ khí cũng như tiêu chuẩn của quốc gia, quốc tế. - Kỹ sư thiết kế: Làm việc phần lớn trong văn phòng với các máy móc, thiết bị chuyên dụng cho công tác thiết kế như máy tính cài đặt phần mềm phù hợp, giá vẽ, bút thước… Kỹ sư thiết kế luôn tư duy, tìm tòi để thiết kế ra những dây chuyền công nghệ ngày một tốt hơn. Họ cũng dành nhiều thời gian xuống phân xưởng để trực tiếp quan sát, rút kinh nghiệm. - Cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ: Là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, trực tiếp tư vấn hoặc chuyển giao công nghệ cho các Bộ, ngành, cơ quan Nhà nước, các công ty, nhà máy…, lựa chọn nhập khẩu các dây chuyền thiết bị chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất. Phẩm chất và kỹ năng cần thiết - Có tình yêu với ngành cơ khí - Có năng khiếu về các môn khoa học tự nhiên, khả năng sáng tạo, tưởng tượng tốt. - Ưa thích công việc năng động, tìm tòi. - Có tư duy phân tích nhạy bén, logic - Tính cẩn thận, chính xác và sự kiên trì. Một số địa chỉ đào tạo: Bạn có thể học ngành Công nghệ cơ khí tại các trường đại học, cao đẳng công nghệ, kỹ thuật trong toàn quốc: - Miền Bắc: Trường ĐH bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Xây dựng, Trường ĐH Giao thông, Trường ĐH Thủy lợi, Trường ĐH Mỏ địa chất, Trường ĐH Lâm nghiệp, Học viện Kỹ thuật Quân sự… - Miền Trung: Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Lâm Đồng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Quy Nhơn… - Miền Nam: Trường ĐH Bách khoa TP. HCM, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, Trường ĐH Thủy sản Nha Trang, Trường ĐH Giao thông vận tải TP. HCM, Trường ĐH Cần Thơ… . chứa) - Công nghiệp chế tạo tàu thủy, tàu đường sắt cao tốc. - Công nghiệp máy bay. - Công nghiệp hóa dầu, hóa chất. - Công nghiệp thủy điện, nhiệt điện. - Công nghiệp xi măng. - Công nghiệp. trường công nhân, trung tâm, trung cấp có đào tạo ngành Công nghệ hàn. Ngành Công nghệ cơ khí Công nghệ cơ khí luôn là một trong những ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngành công nghệ Hàn Bước vào thế kỷ XXI, công nghệ hàn trở thành mối quan tâm trọng điểm của các nhà khoa học và cán bộ công nghệ kỹ thuật với mục tiêu sáng

Ngày đăng: 31/07/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan