Cha mẹ nên là những người đầu tiên phát hiện con chậm nói so với các bé cùng lứa tuổi.. Cha mẹ nên là những người đầu tiên phát hiện con chậm nói google image Tuy nhiên, theo truyền thốn
Trang 1Khi con chậm nói 5-10% bé có khiếm khuyết về
ngôn ngữ
Cha mẹ nên là những người đầu tiên phát hiện con chậm nói so với các bé cùng lứa tuổi
Cha mẹ nên là những người đầu tiên phát hiện con chậm nói (google image)
Tuy nhiên, theo truyền thống, nhiều phụ huynh cho rằng vì trong gia đình đã có người chỉ bắt đầu nói từ 3-4 tuổi, nên không có gì cần lo lắng và cứ chờ bé tự nói vào lúc 3-4 tuổi
Trang 2Chậm nói có thể là một dấu hiệu tạm thời và bé sẽ có thể tự nói sau một thời gian, nếu là trường hợp chậm nói đơn thuần Nhưng chậm nói cũng có thể là một dấu hiệu báo động của một rối loạn nguy hiểm hơn, chẳng hạn như rối loạn tự kỷ
Dấu hiệu chậm nói
Ngôn ngữ được phát triển dưới hai dạng: ngôn ngữ hiểu và ngôn ngữ nói
Nếu bé chỉ chậm nói đơn thuần, thì với sự can thiệp của cha mẹ như trên, bé có thể phát triển ngôn ngữ
Còn nếu bé vừa chậm hiểu và chậm nói, mà không có khiếm khuyết thính lực, thì vấn đề phức tạp hơn
Trong trường hợp này, chuyên viên tâm lý và âm ngữ
sẽ có chương trình can thiệp sớm cho bé dưới 3 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 1
Trang 3Kỹ năng ngôn ngữ bắt đầu trước khi bé nói những từ đầu tiên Bé giao tiếp từ năm đầu đời qua tiếp xúc mắt, nụ cười, âm thanh Nếu bé chậm nói (hoặc có bất kỳ hành vi nào dưới đây) phụ huynh hãy mang bé đến khám với một chuyên viên tâm lý hoặc chuyên viên âm ngữ (tại khoa Tai Mũi Họng hoặc Phục Hồi Chức năng của các cơ sở nhi khoa):
* Không thích vuốt ve Không đáp lại nụ cười của bạn Không có vẻ lưu ý đến sự hiện diện của bạn
trong phòng
* Có vẻ không quan tâm đến một số âm thanh (ví dụ, không đáp ứng khi bạn gọi tên bé, nhưng lại lưu ý đến tiếng mèo kêu) Ứng xử như trong thế giới riêng Thích chơi một mình
* Không quan tâm đến đồ chơi nhưng thích chơi với
đồ vật trong nhà Thích những đồ chơi cứng (như quả
Trang 4bóng) hơn là đồ chơi mềm (như thú nhồi bông)
* Có vẻ không biết sợ Có vẻ không biết đau Cười vô
cớ Dùng từ hoặc cụm từ không phù hợp với hoàn cảnh Ngưng nói sau một thời gian đã biết gọi “ba”,
“mẹ”
Song song với việc đưa bé đến chuyên viên tâm lý
và âm ngữ, cha mẹ nên làm:
* Đọc sách tranh cho bé nghe, tập cho bé chỉ bằng ngón trỏ và nói tên những vật dụng quen thuộc Dùng
từ ngữ đơn giản khi nói chuyện với bé, đặt câu hỏi,
và nói lên điều bé đang làm
* Động viên, khen ngợi khi bé cố gắng nói Lặp lại và
bổ sung từ vào lời của bé Kiên nhẫn chờ đợi bé nói
và không nóng vội
Trang 5* Không ép buộc bé nói bằng cách không cho bé món
đồ bé yêu cầu, chẳng hạn như nói: “Con muốn ăn
bánh không?” hoặc “À, con muốn ăn bánh” rồi trao bánh cho bé Bắt buộc bé nói có thể làm cho bé căng thẳng và ấm ức
* Không nên cho bé dưới 2 tuổi xem truyền hình, vì truyền hình không thể đối thoại với bé
Theo Meyeucon