Các điều kiện phục vụ tham quan du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dùa vào cộng đồng ở xã Vùng Đệm Nam Phú huyện Tiền Hải Thái BÌNH (Trang 36 - 40)

2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.4. Các điều kiện phục vụ tham quan du lịch sinh thái.

1.2.4.1. Hệ thống giao thông

- Các con đường liên tỉnh, liên huyện tạo điều kiện về giao thông giúp cho khách từ các tỉnh lân cận đến thăm khu bảo tồn và xã Nam Phú. Hệ thống đường 10 đã hoàn thành, đường 39 đang được nâng cấp. Một số cầu đã được xây dựng như cầu Triều Dương nối với Hưng Yên, cầu Tân Đệ nối với Nam Định. Khách khi đến đây có thể bằng ô tô, hoặc xe máy. Những thuận lợi trong việc giao thông cũng sẽ tạo điều kiện cho khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh đồng bằng đến tham quan khu bảo tồn.

- Tuyến đường chính từ thị xã Thái Bình về đến Nam Phú đang dần được cải tạo ngày một tốt hơn. Phần lớn đường giao thông đã là đường nhựa, xe ô tô có thể đi vào. Tuy nhiên vào mùa mưa cũng có một số đoạn đường bị ngập gây khó khăn cho việc đi lại nói chung và DLST nói riêng.Ngoài ra chất lượng của một số tuyến đường liên tỉnh còn thấp, hạn chế khả năng thu hót luồng khách đến tham quan từ những tuyến đường này.

Đường giao thông ở xã vùng đệm đã được tôn tạo và nâng cấp khá cơ bản. Tuy nhiên hàng năm vẫn cần được duy tu bảo dưỡng và mở rộng để đáp ứng nhu cầu đi lại và phát triển ngày càng lớn của người dân địa phương.

Đường thủy trong khu vực phụ thuộc vào mức thủy triều, tùy vào từng thời điểm du khách mới có thể đi lại bằng thuyền hoặc bằng xuồng của khu bảo tồn và ngư dân. Hiện nay chất lượng xuồng còn chưa cao, không đảm bảo tính an toàn cho du khách. Những loại thuyền chở được số lượng du khách lớn thường lại gây ra tiếng ồn, giá cả khá cao và không được sự kiểm soát. Nói chung hiện nay thăm thó bằng đường thủy gặp rất nhiều khó khăn.

1.2.4.2. Hệ thống cấp, thoát nước

Chúng tôi tìm hiểu và được biết hiện nay xã chưa có nước sạch sinh hoạt. Nước được dùng trong sinh hoạt của nhân dân là nước mưa và nước giếng, nước

ao. Đây là một lÝ do có phần khó khăn đối với du khách. Để bảo đảm cuộc sống của người dân cần chú ý đến nguồn nước sạch do nước ao hồ có thể là nơi phát sinh các nguồn bệnh.

Các xã vùng đệm đều đã xây dựng một số công trình thủy lợi như hệ thống cống I và II nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, chủ yếu là cho diện tích lúa nước trên địa bàn. Nhưng đến nay hệ thống bị xuống cấp, cần được nâng cấp hoặc làm mới, hệ thống mương máng cũng cần được cải tạo, nạo vét, bê tông hóa lại, từ đó có thể phục vụ tốt cho sản xuất. Điều này cũng góp phần giảm bớt gánh nặng của người dân lao động lên khu bảo tồn, đồng thời nhờ có hệ thống cấp thoát nước khiến cho các tuyến đường hạn chế bị lụt lội, tích cực đối với DLST.

Mét vấn đề nảy sinh trong quá trình tìm hiểu chúng tôi được biết các hộ gia đình ở đây đều chưa có biện pháp xử lí nước đã qua sử dụng, do đó có thể là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy ban quản lí của địa phương còng nh khu bảo tồn cần hết sức chú ý đến hệ thống thoát nước tại đây.

1.2.4.3. Hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc

Hiện nay xã được kết nối với mạng điện quốc gia thông qua trạm 35Kv. Điện lưới đã về tới thôn xóm. Nhân dân trong xã 100% được số hộ đã được sử dụng điện. Dù vậy hệ thống cấp điện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân do điện thường xuyên bị cắt đồng thời nguồn điện chủ yếu mới chỉ được sử dụng trong việc thắp sáng và sinh hoạt, chưa có sử dụng nhiều trong các hoạt động sản xuất.

Mạng lưới thông tin liên lạc: hiện nay do sự phát triển của khoa học kĩ thuật nên tại xã có rất nhiều hộ lắp đặt điện thoại, du khách đến đây có thể sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động để liên lạc với bạn bè. Thông tin

tới tay người dân có thể được phổ biến từ nhiều nguồn. Ở mỗi thôn đều có hệ thống loa phát thanh để thông báo những tin quan trọng, lịch mùa vụ cho bà con, thông tin bão lũ để người dân đi đánh bắt hải sản có kế hoạch. Nh vậy mặc dù hệ thống cấp điện và mạng lưới thông tin liên lạc trong xã tuy chưa thực sự hiện đại nhưng cũng có thể phần nào phục vụ nhu cầu cho bà con và khách du lịch.

1.2.4.4. Các công trình bổ trợ

- Nhà hàng

Theo điều tra của chúng tôi tại xã Nam Phú hiện nay đã có một số gia đình xây dựng nhà hàng với khung cảnh rất đẹp, mái nhà được làm bằng cọ tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Ngay tại trong xã có nhà hàng Nghĩa Hưng, đi xa hơn một chút khách tham quan có thể tới thưởng thức món ăn tại nhà hàng Thịnh Hoa, và nhà hàng Hoa Miện.

Đồng thời với đó hiện nay có một số quán ăn nhỏ tổ chức nấu những món dân dã tự nhiên mang đậm hương vị của biển. Du khách tới đây sẽ được thưởng thức những món ăn tươi nhưng đậm vị biển mà chắc chắn du khách sẽ không thể thưởng thức được vị tại những vùng đồng bằng khác.

- Nhà nghỉ

Trong xã hiện nay chưa có khách sạn nào, nhưng ở những khu vực xung quanh không xa du khách có thể nghỉ ngơi tại rất nhiều nhà nghỉ. Trên địa bàn Thái Bình đã hình thành hệ thống cơ sở lưu trú du lịch gồm 57 khách sạn, nhà nghỉ với tổng số 851 phòng nghỉ (trong số đó có khoảng hơn 200 phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế). Tại huyện Tiền Hải cũng có hai khách sạn lớn: đó là khách sạn Công đoàn Đồng Châu, và khách sạn Du lịch Đồng Châu tại xã Đông Minh. Những khách sạn này đảm bảo các dịch vụ cơ bản nh ăn uống và giải trí….

dân. Đó là những hộ đã đăng kí tham gia vào hoạt động DLST. Tại đây du khách có thể trải nghiệm cuộc sống dân dã nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh và an toàn. Du khách khi nghỉ tại nhà dân cũng sẽ được phục vụ về cơ bản nhu cầu ăn uống với những món hải sản là đặc trưng của vùng biển

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dùa vào cộng đồng ở xã Vùng Đệm Nam Phú huyện Tiền Hải Thái BÌNH (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w