Điều kiện và tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dùa vào cộng đồng ở xã Vùng Đệm Nam Phú huyện Tiền Hải Thái BÌNH (Trang 28 - 32)

2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2. Điều kiện và tài nguyên du lịch

Khu bảo tồn có một hệ sinh thái rừng đặc biệt khác với những nơi khác đó chính là hệ sinh thái rừng ngập mặn. KBTTN Tiền Hải được đánh giá tương đối về độ đa dạng sinh học, ngoài ra đây còn là nơi bảo tồn các hệ sinh thái ĐNN điển hình của vùng cửa sông và là nơi cư trú của một số loài chim di cư, là cơ sở tài nguyên tự nhiên cho DLST.

1.2.2.1. Tài nguyên sinh vật vùng RNM

Xã Nam Phú chiếm hơn 50% vùng đệm của khu bảo tồn, và là nơi có ý nghĩa rất lớn trong vai trò tác động tới KBTTN, trong đó có tác động trực tiếp tới hệ động và thực vật ở đây, còng có ý nghĩa là khu hệ động thực vật có tác động tới khả năng phát triển DLST tại xã Nam Phó.

* Hệ thực vật

Theo thống kê tại KBTTN Tiền Hải và vùng cửa sông Ba Lạt có 95 loài thực vật ngập mặn, trong đó phổ biến nh Bần chua (Sonneratia caseolaris), Trang (Kandelia obovata), Sú (Aegiceras corniculatum)....[4]. Sù phong phú hấp dẫn của khu bảo tồn còn được thể hiện ở chính các dạng thân từ cây thân cỏ đến cây gỗ, từ cây dưới bụi đến cây bụi rồi cây gỗ, đồng thời có cả dương xỉ và các cây kí sinh… (phụ lục 2). Mỗi loài cây đều có những điểm đặc sắc khác nhau và đều là những điểm thu hót đối với khách du lịch. Khi đến đây thăm quan du khách sẽ bị Ên tượng bởi khả năng mọc trên đất mặn, thiếu không khí do ngập nước triều của cây ngập mặn, sẽ bị lôi cuốn với việc tìm hiểu sự thích nghi của các cây rừng ngập mặn : đó là hiện tượng sinh con và trụ mầm, là hiện tượng ở

nhiều loài thực vật ngập mặn các lá non tương đối mỏng nhưng là càng già lại càng dày lên, hay cả hiện tượng rễ trên mặt đất, rễ dinh dưỡng của các cây ngập mặn....

Mặc dù nguồn tài nguyên thực vật ở đây không đa dạng được bằng rừng nguyên sinh nhưng nó lại có đặc điểm đặc trưng riêng dành cho rừng ngập mặn và điều đó có giá trị nghiên cứu khoa học, tham quan học tập và hướng dẫn du khách ngưỡng mộ và trân trọng những giá trị thiên nhiên.

* Hệ động vật

Tại vùng đất ngập nước cửa sông Ba Lạt thuộc khu bảo tồn Tiền Hải có 180 loài tảo, 165 loài động vật có vú và 181 loài chim nước trong đó nhiều nhất là các loài của bộ sẻ (Passeriformes). Trong số đó có một sè loài quí hiếm nh Rái cá (Lutra lutra), cá Đầu ông sư (Neophocaena phocaenoides)... và có 9 loài được ghi vào sách đỏ quốc tế [3].

Chim di trú chính là yếu tố cơ bản tạo nên nét độc đáo thu hót khách du lịch đến nơi này. KBTTN Tiền Hải và VQG Xuân Thủy là những nơi trú chân quan trọng của nhiều loài chim di cư. Trong số đó có nhiều loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt diệt và được ghi vào sách Đỏ của Tổ chức bảo vệ chim quốc tế (ICBP nay là Birdlife International) và tổ chức bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên quốc tế IUCN như : Bồ Nông (Pelecamus philippensis), Cò thìa (Ptalalea minor), Mòng biển đầu đen (Laurus saundersi), Cò trắng Trung Hoa (Egretta culaphotes), Ngỗng trời (Anser anser)...và theo dẫn liệu thu nhặt được của người đi săn, bẫy chim ở vùng này vẫn bắt được chim có đeo vòng Matxcơva, Bắc Kinh, Hồng Kông, Nhật Bản.... Du khách có thể tự mình tìm hiểu nguyên nhân tại sao nơi đây được coi là sân ga của từng đàn chim di trú, du khách cũng sẽ được tìm hiểu

thêm về cách phân biệt một số loài chim hay được tận mắt chứng kiến nhiều loài động vật quí hiếm.

Qua đó chúng ta khẳng định KBTTN Tiền Hải - xã Nam Phú có đầy đủ các điều kiện thực vật - động vật cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên giá trị tham quan DLST của khu bảo tồn cũng có hạn chế là khả năng quan sát được các loài chim di trú. Do nguyên nhân chim di trú chỉ đến đây vào một vài tuần nhất định nên quan sát được rất khó đồng thời đòi hỏi tính kiên nhẫn và thời gian. Điều này chỉ hợp chủ yếu với các nhà nghiên cứu nhưng lại là trở ngại với những du khách đi du lịch cuối tuần, thời gian lưu lại ngắn nên cơ hội quan sát chim di trú gặp chút khó khăn.

1.2.2.2. Địa hình- địa chất

Nam Phó - Tiền Hải là vùng đồng bằng ven biển được hình thành do kết quả bồi tụ phù sa của hai con sông là sông Hồng và sông Trà Lý trong một thời gian dài. Nhìn chung địa hình vùng ĐNN ven biển Tiền Hải tương đối phẳng và đều có xu hướng dốc từ bắc xuống nam. Độ cao trung bình từ 0,5 - 0,7 so với mực nước biển. Đồng thời đặc tính địa chất của nền đáy là nền cát đại dương bề mặt có líp phù sa mới bồi tụ với tốc độ bồi lắng rất chậm.

Từ đây chúng ta đánh giá nơi đây thuận lợi cho việc xây dựng các công trình nếu được đầu tư và phát triển hợp lí, và đó cũng là một cơ sở thuận lợi cho Nam Phú để có thể khai thác các thuận lợi của mình.

1.2.2.3. Khí hậu thủy văn

Do vùng nghiên cứu là tiểu vùng thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng nên đặc điểm khí hậu thuỷ văn đều mang những nét chung của khu vực đồng

bằng Bắc Bộ. Khí hậu mang tính nhiệt đới gió mùa và đặc trưng của khí hậu vùng ven biển.

- Nhiệt độ trung bình năm ở đây là 23,7. Mùa nóng kéo dài khoảng 5 đến 6 tháng, tháng nóng nhất là tháng 7 tuy nhiên do vị trí của xã Nam Phú là một xã gần biển nên dù vào tháng 7 thì khí hậu ở đây cũng có mát hơn nhưng nơi khác. Số giê nắng thuộc loại trung bình của nước ta, trung bình mỗi năm có 1446 giê nắng/ năm và độ Èm trung bình khá cao đạt 85,2 trong khi đó lại không có sự thay đổi độ Èm nhiều qua các tháng trong năm. [Nguồn Niên giám thống kê]

- Lượng mưa trung bình từ 1600 - 1800mm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9, 10 trong đó lượng mưa cao nhất vào tháng 8 đạt tới 400mm; số ngày mưa thuộc loại trung bình khoảng 117 - 153 ngày phù hợp với mức độ thuận lợi cho các hoạt động du lịch đặc biệt là DLST. Tuy nhiên cũng có điều bất lợi là vào những ngày mưa hoạt động DLST phần nào bị hạn chế do những khó khăn trong việc đi lại và tìm hiều về thiên nhiên.

- Các điều kiện về khí hậu tại xã Nam Phó - Tiền Hải tương đối giống về diễn biến, về các chỉ tiêu nhiệt, Èm của Hà Nội. Thời gian thuận lợi cho hoạt động du lịch của KBTTN cũng trùng hợp với khu vực Hà Nội và các khu vực lân cận, đó là lợi thế trong việc thu hót lượng khách từ vùng tiềm năng này.

Tuy nhiên sự phân mùa của khí hậu cũng có ảnh hưởng tới việc đi lại tham quan và tìm hiểu vào mùa mưa do hệ thống thoát nước thực tế chưa được hoàn thiện, dẫn đến có thể gây lầy lội khi mưa to trên đoạn đường đến KBT. Đường trong xã phần lớn vẫn còn đường đất nên sẽ khó khăn trong việc di chuyển.

- Thủy văn: hệ thống sông nội đồng, nước được cung cấp chủ yếu do mưa, chế độ thủy văn hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mưa. Thủy triều ở khu vực này

thuộc chế độ nhật triều với chu kì trung bình khoảng 24h45’. Những điều kiện về thủy văn giúp bà con nông dân nuôi trồng thủy sản đồng thời cũng có thể lồng ghép việc tham quan ngư dân và các hoạt động nuôi trồng thủy sản vào DLST.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dùa vào cộng đồng ở xã Vùng Đệm Nam Phú huyện Tiền Hải Thái BÌNH (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w