2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Những định hướng cơ bản
VQG Xuân Thủy và KBTTN Tiền Hải được coi là vùng lõi của khu dữ trữ sinh quyển, do đó nên lồng ghép việc quản lí và xây dựng mô hình DLST tại hai nơi này giúp cho việc hệ thống quản lí tốt hơn nhưng đồng thời cũng giúp cho việc phát triển mô hình thuận lợi hơn.
Hiện nay mô hình DLST tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy đã được triển khai và đã bước đầu thu được những thành công. Khi chóng ta kết hợp hai mô hình phát triển của Vườn quốc gia và Khu bảo tồn sẽ thu được một hiệu quả đáng kể.
2.2.2.1. .Định hướng về cơ cấu quản lí và vận hành DLST
* Cơ cấu quản lí:
Ban quản lí (BQL) khu du lịch xã Nam Phú sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của BQL KBTTN Tiền Hải và trực thuộc BQL khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng bởi BQL này được giao trách nhiệm quản lí đặc thù mọi hoạt động, trong đó có hoạt động du lịch trong phạm vi khu bảo tồn.
Hình 2.1: Mô hình quản lý DLST
- Hiện nay tại VQG đã xây dựng mô hình gồm hai tuyến tham quan
+ Tuyến tham quan du thuyền cửa sông (1 ngày): dành cho du khách đặc biệt quan tâm muốn tìm hiểu khái quát VQG Xuân Thủy trong quĩ thời gian có hạn. Xuất phát từ Nhà môi trường đi ra cửa Ba Lạt, ghé thăm ngọn hải đăng Tiền Hải. Sau đó quay trở lại tham quan Cồn Xanh và Cồn Lu, chiều trở về Nhà môi trường bằng thuyền và có thể bắt gặp những đàn chim đang bình thản kiếm mồi ở cửa sông Trà ( Nguồn: VQG Xuân Thủy).
+ Tuyến xem chim (1 ngày): dành cho du khách thực sự có nhu cầu khám phá thiên nhiên, quan sát chim muông, chiêm ngưỡng những cảnh quan độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước. Nếu đi đúng vào mùa chim di cư (mùa đông) có
thể gặp các loại chim quí hiếm. Trên lé trình đi du khách có thể ngắm nhìn những sinh cảnh tuyệt đẹp. Nếu đi 2 ngày du khách có thể nghỉ chân tại nhà nghỉ sinh thái hay tại các nhà dân thuộc vùng đệm ( Nguồn: VQG Xuân Thủy).
+ Ngoài ra còn có tuyến điền dã sẽ đi qua các sinh cảnh tự nhiên nh các đầm tôm, ngao vạng… của cư dân địa phương. Du khách có thể tới tham quan các đầm tôm ở Cồn Ngạn với tập quán NTTS quảng canh vừa có rừng vừa có chim vừa có tôm cua cá, cùng với những khuôn viên thổ cư ở các làng ven vùng đệm sẽ tạo cho du khách cảm giác thư thái( Nguồn: VQG Xuân Thủy).
Các tuyến tham quan rất thó vị tuy nhiên lại khá kén chọn khách du lịch. Bởi nó đòi hỏi du khách phải có kiến thức về sinh học và môi trường. Khi hiểu về môi trường, về bảo tồn và về tài nguyên quí giá thiên nhiên đem lại thì du khác mới thấy quí và thích thó với những chuyến du lịch nh trên.
Xây dựng mô hình lồng ghép hoạt động của KBTTN Tiền Hải với hoạt động của VQG Xuân Thủy, để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển và mở rộng qui mô xin đề xuất một số tour kết hợp du lịch văn hóa trong đó đề cao sù tham gia của cộng đồng:
+ Tuyến du khảo đồng quê: đó là một tuyến được xây dựng gồm nhiều hoạt động khác nhau. Du khách có thể tham gia vào các hoạt động của người dân vùng biển, đi xem chim, thưởng thức các hoạt động nghệ thuật dân gian. Tại mỗi thôn của Nam Phú đều có một đội chèo, đó là một truyền thống hết sức quí báu tại thời điểm khi đất nước ta đang ở giai đoạn hòa nhập và hiện nay nhiều nơi đã mất đi các phong tục truyền thống.
+ Tuyến đường mòn Ramsar: là tuyến tham quan trong vùng lõi VQG Xuân Thủy và KBTTN Tiền Hải với phương tiện di chuyển bằng thuyền, đồng thời xây dựng các điểm dừng chân giới thiệu các nét tiêu biểu của khu Ramsar.
+ Tuyến kết hợp văn hóa khu vực đồng bằng sông Hồng: từ Hà Nội du khách sẽ tham quan các địa danh như: khu di tích lịch sử đền Trần, chùa Keo, đền Đồng Bằng, đền Tiên La. Sau khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính và trang nghiêm của những khu di tích này, du khách sẽ được tận hưởng không khí thoáng đãng và trong lành tại KBTTN Tiền Hải. Từ đây, khách có thể đến tắm biển và nghỉ ngơi tại bãi biển Đồng Châu.
+ Hiện nay việc bảo vệ môi trường không còn là trách nhiệm của tổ chức, một quốc gia mà là trách nhiệm của toàn xã hội, toàn thể mọi người. Do đó chúng ta có thể xây dựng “con đường sinh thái” với ý nghĩa đầy đủ là dành cho tất cả mọi người, các bạn tình nguyện viên, khách tham quan….Khi tham gia vào chương trình “ con đường sinh thái”, du khách sẽ được tổ chức và chính tay làm các hố rác tự hoại. Sau đó du khách sẽ có cơ hội trồng cây lưu niệm trên chính hố rác mà mình đã hoàn thiện. Ban quản lí khu DLST sẽ lưu ý hoạt động này và coi đây trở thành hoạt động thường niên của khu DLST. Ban quản lý sẽ thường xuyên cập nhật thông tin về cây trồng tới du khách và du khách có thể theo dõi cây xanh mình trồng qua mạng Internet.
Hình 2.2: Mô hình một số tuyến DLST tại xã Nam Phó
Đó là những định hướng ban đầu cho việc xây dựng mô hình DLST. Trong quá trình thực hiện chúng ta cần chú ý đến những điểm như: vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, định hướng sự tham gia của cộng đồng, định hướng về sự phát triển cơ sở hạ tầng, định hướng thị trường và quảng bá du lịch.
2.2.2.2. Định hướng vận hành DLST * Định hướng về đào tạo nguồn nhân lực
Trong giai đoạn hiện nay khi mô hình DLST đang ở những bước đầu thì việc đào tạo nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức lớn, do chóng ta chưa có nhiều kinh nghiệm đồng thời bản thân nguồn nhân lực của chúng ta có chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe trong thời đại mới. Do đó cần chú trọng việc tạo ra một đội ngò cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đây cũng chính là lực lượng nòng cốt cho KBTTN trong tương lai.
- Đào tạo về quản lí du lịch - Đào tạo hướng dẫn viên du lịch
- Đào tạo kĩ năng thu hót sự tham gia của CĐĐP vào hoạt động DLST Việc đào tạo nguồn nhân lực có thể tiến hành thông qua các chương trình đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ hay thông qua các líp học, các trường nghiệp vụ, cũng có thể tổ chức đi tham quan học tập tại các KBTTN hay các VQG trong và ngoài nước hiện đang phát triển mô hình DLST. Trong quá trình này cần chú ý ưu tiên người dân địa phương có trình độ đáp ứng các yêu cầu. * Định hướng sự tham gia của cộng đồng
Hiện nay người ta nhận thấy sự tham gia của cộng đồng nói chung là cần thiết nhưng ai tham gia và mức độ tham gia vào hoạt động DLST thì cần được xem xét. Ngay cả ở những nơi mà sự thu hót toàn bộ cộng đồng được trù tính thì sự tham gia đôi khi lại được quyết định trên cơ sở liên kết chính trị, sở hữu đất đai, hay quan hệ họ hàng và vấn đề giới tính. Vai trò của phụ nữ là một thách thức đối với nhiều nhóm cộng đồng theo đuổi tổ chức kinh doanh DLST. Đó có thể là những cơ hội quan trọng với một số phụ nữ khi họ hoàn toàn có thể đảm đương trách nhiệm điều khiển chuyến du lịch của xã nhưng đó cũng có thể gây hạn chế khi người phụ nữ chỉ nấu ăn hay lau dọn.
Sự bình đẳng là nguyên tắc chỉ đạo cho các dự án dùa vào cộng đồng, mặc dù Ýt có thể thực hiện đầy đủ. Như với bất cứ một công việc kinh doanh nào, khả năng của cá nhân như năng lực, sự tự nguyện mạo hiểm, hoặc tự nguyện cam kết về thời gian là những nhân tố quyết định. Nhìn chung, khi thiết kế một công việc kinh doanh dùa vào cộng đồng thì quan trọng là phải biết nếu không có sự công khai và công bằng trong việc tham gia lúc bắt đầu thì sau này dự án hay chương trình sẽ bị hạn chế [2].
Sau quá trình phỏng vấn chúng tôi thu nhận được phần lớn các hộ gia đình đều muốn chị em phụ nữ tham gia vào hoạt động DLST do tại các vùng biển hầu hết chị em chỉ tham gia cuốc vạng hoặc làm thuê nên thu nhập của họ không cao. Đồng thời do kinh tế của gia đình còn khó khăn nên nhiều em gái chưa được học hành đến nơi vì vậy họ mong muốn thông qua hoạt động này họ có thể phát triển kinh tế và tăng thêm sự hiểu biết.
Còng trong quá trình này chúng tôi thu nhận được ý kiến của một số hộ gia đình là họ sẽ không tham gia vào hoạt động DLST với nguyên nhân như: gia đình có Ýt người đồng thời họ chưa có kinh tế, nhà cửa cũng không được tươm tất nên họ không muốn tham gia vào hoạt động DLST. Qua đó chúng ta có thể nhận thấy việc tạo một nguồn thu bền vững cho người dân có vai trò hết sức quan trọng, chúng ta trong quá trình phát triển mô hình cũng cần chú ý đến những người dân, BQL khu BTTN cũng cần quan tâm hơn nữa tới đời sống nhân dân, tạo điều kiện và cơ hội cho họ có thể tham gia vào mô hình DLST vừa để giảm sức Ðp tài nguyên lên vùng ĐNN đồng thời tạo sinh kế bền vững cho người dân.
BQL cần phối hợp với các tổ chức liên quan để có thể lập kế hoạch cụ thể hướng dân người dân thực hiện, cũng giúp cho người dân kiên trì với quyết tâm
của họ trong phát triển du lịch.
- Thiết lập mối quan hệ với các tổ chức, đoàn hội trong khu vực :Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh....
- Khuyến khích sự tham gia của CĐĐP vào các khâu trong quá trình tiến hành du lịch : hướng dẫn khách, phục vụ các dịch vụ ăn, nghỉ....
- Tổ chức các líp tập huấn nâng cao nhận thức của người dân về DLST và những kiến thức phục vụ cho công việc của họ sau này....
- Tập huấn chuyên môn các nhóm dịch vụ : nấu ăn, lễ tân, .... * Định hướng sự phát triển cơ sở hạ tầng
Cần xem xét và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng để đạt tiêu chuân phục vụ hoạt động du lịch
- Điểm tham quan: chòi quan sát chim, dịch vụ cắm trại, mô hình chòi vạng và các công trình kiến trúc tôn giáo…
- Cơ sở vật chất dọc tuyến du lịch: thùng rác, biển chỉ dẫn, thuyền, xe đạp - Nhà cộng đồng, điểm đón và tiếp khách…
* Định hướng về thị trường và quảng bá du lịch
- Xây dựng website về KBTTN Tiền Hải và xã Nam Phó với những thông tin về các hệ sinh thái và các sản phẩm DLST ở đây nhằm quảng bá hình ảnh KBTTN Tiền Hải đồng thời quảng bá xã Nam Phó với những truyền thống văn hóa.
- Xây dựng và phát hành các Ên phẩm, tờ rơi với các ngôn ngữ khác nhau giới thiệu về các tuyến du lịch sinh thái trong đó lấy KBTTN Tiền Hải và xã Nam Phó làm trọng tâm.
- Cộng tác với các tạp chí chuyên ngành nhằm cung cấp thông tin để có thể quảng bá cho hình ảnh của KBTTN Tiền Hải và khu du lịch.
* Định hướng sinh kế cho người dân
Một vấn đề đặt ra trong quá trình chúng tôi phỏng vấn người dân là nhiều hộ gia đình không có đủ điều kiện về kinh tế để có thể buôn bán hoặc có thể tham gia vào hoạt động DLST.
Tín dông nhỏ hiểu một cách đơn giản là hoạt động cung cÊp một khoản vay nhá cho người nghèo. Qua đó những hộ nghèo có thể triển khai các sáng kiến của họ trong phát triển sinh kế mới. Hiện nay hầu hết người dân xã Nam Phó khi vay tiền đều tới một vài ngân hàng xung quanh nh ngân hàng Phát triển nông thôn, ngân hàng Công thương. Dù vậy lãi suất của các ngân hàng này cũng vẫn là vấn đề khó khăn với người dân và số vốn vay được lại không nhiều.
Do đó nhằm phát triển cộng đồng ngày một bền vững, MCD đã và đang huy động các tổ chức giúp đỡ người dân để có thể hỗ trợ một cách hiệu quả cho cộng đồng ven biển.
Vì vậy người dân có thể yên tâm khi tham gia phát triển sinh kế của mình một cách bền vững và gây tổn hại tới môi trường Ýt nhất.
2.2.2.3. Giải pháp để tăng cường phát triển DLST.
*Giáo dục đào tạo và tuyên truyền về DLST
Đây là vấn đề quan trọng nhất cho việc tăng cường DLST tại xã Nam Phó nói riêng còng nh các nơi có hoạt động DLST nói chung. Đối tượng của việc tuyên truyền giáo dục bao gồm: các nhà quản lý KBTTN, các hướng dẫn viên, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo tồn và du lịch, CĐĐP, khách du lịch trong và ngoài nước. Khi được tuyên truyền, giáo dục thì các vấn đề khúc mắc có thể được gỡ bỏ và từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý quan tâm hơn đến việc qui hoạch cho DLST. Ưu tiên đào tạo các hướng
dẫn viên địa phương theo phương thức chính qui, nếu chưa có đủ điều kiện có thể tổ chức các líp đào tạo ngắn hạn cho họ tại địa phương. Đối với khách du lịch, khi làm được công tác tuyên truyền, du khách sẽ có ý thức hơn khi tiếp xúc với động vật hoang dã, và họ sẽ thấy chuyến đi của mình bổ Ých hơn và sẽ có mong muốn trở lại hoặc đến khu thiên nhiên khác để học được những điều tương tự. Đối với CĐĐP, chương trình giáo dục phải dùa trên nhiều hình thức, trước hết tập trung vào đối tượng chủ chốt là những nhà lãnh đạo CĐĐP, những người đứng đầu các đoàn thể quần chúng…
Ngoài ra đối với học sinh, sinh viên nên có các chương trình giáo dục DLST kết hợp với giáo dục nhà trường, và các em nên được giáo dục ngay từ khi còn nhỏ. Đồng thời cũng cần phải tuyên truyền DLST cho khách nước ngoài, khuyến khích họ sử dụng dịch vụ và mua sản phẩm quà lưu niệm địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Xã Nam Phó có một hệ thống loa phát thanh tới từng thôn, do đó có thể sử dụng hệ thống loa phát thanh này nh mét phương tiện giáo dục thông qua các bản tin của xã.
* Lôi kéo sự tham gia của CĐĐP
Giáo dục cộng đồng phải đi đôi với phát triển cộng đồng và phát huy bản sắc dân téc. Thực sự sẽ khó thuyết phục được người dân ngừng phá rừng và khai thác tài nguyên khi chóng ta chưa giúp gì cho họ mà đó lại chính là nguồn phát triển sinh kế chính của họ. Vì vậy cần phải phối hợp với các bên liên quan để KBTTN có thể triển khai thành công các công việc nh: chuyển giao kỹ thuật về nông, lâm nghiệp, làm VAC…; mở các líp tập huấn về DLST, nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, nghiên cứu phát triển ngành nghề cho người dân và nâng cao trình độ
dân trí của địa phương…. Trong lĩnh vực du lịch nếu thiếu sự tham gia của địa phương thì du lịch đồng nghĩa với các tác động tiêu cực đối với kinh tế- xã hội. Một thực tế đang diễn ra tại KBTTN Tiền Hải là những người dân sống ở vùng đệm vẫn đang khai thác các tài nguyên, lâm sản hàng ngày. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn thiếu thốn.
* Qui hoạch DLST tại các khu bảo tồn
Các khu bảo tồn nên có sự qui hoạch, phân vùng rõ ràng cho DLST. Để có được một qui hoạch tốt cần phải tiến hành nhiều cuộc điều tra và đó là sự kết