Trường đại học công lập ở Hoa Kỳ Robert H. Bruininks Các trường đại học công lập thường tuyển hàng vạn sinh viên và cấp bằng cho hàng trăm lĩnh vực. Robert H. Bruininks phác họa cơ cấu tổ chức, cơ cấu tài chính, cơ hội cho sinh viên và học giả quốc tế trong các trường đại học công lập lớn. Ông là hiệu trưởng trường Đại học Minnesota từ năm 2002 và là thành viên của Ủy ban xét duyệt học bổng J. William Fulbright cho người nước ngoài. Các trường đại học công lập lớn ở Hoa Kỳ, hay còn gọi là đại học tiểu bang, gắn bó chặt chẽ với tiểu bang và được tiểu bang hỗ trợ. Đó là những trung tâm giáo dục đại học rất năng động, được đánh giá cao với những truyền thống độc đáo và các mối quan hệ cộng đồng. Đó còn là những thanh nam châm thu hút nhân tài từ khắp nơi trên cả nước và thế giới. Thông thường các trường đại học này tuyển sinh hàng chục ngàn sinh viên. Họ cấp phần lớn các loại bằng đại học, sau đại học và chuyên nghiệp trong cả nước. Chương trình học thuật đa dạng cũng là điểm rất phổ biến của các trường đại học công lập. Ví dụ như ở trường của tôi, cơ sở ở thành phố Twins của trường Đại học Minnesota có 50.000 sinh viên, cấp hàng trăm loại bằng, và dẫn đầu trong các ngành như thần kinh học, phẫu thuật cấy ghép; khoa học kinh tế, chính trị; khoa học nguyên vật liệu, kỹ thuật nano; nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Các trường đại học công lập đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế, văn hóa và dân cư của vùng, và nhiều trường, như trường Đại học Minnesota đòi hỏi khắc khe việc phát triển kiến thức và công nghệ thông qua nghiên cứu. Các trường đại học này thuộc nhóm các trường đại học nghiên cứu lớn ở Hoa Kỳ, thường tổ chức các chương trình quốc tế lớn vòng quanh thế giới. Trong nửa sau thế kỷ 19, liên bang đã ban hành một loạt các điều luật nhằm giúp các tiểu bang xây dựng nhiều trường đại học. Các trường đại học này được uỷ quyền phải liên kết chặt chẽ với tiểu bang (ví dụ: chuyển giao công nghệ, hỗ trợ nông nghiệp, phối hợp với trường tiểu học, trung học cơ sở, và liên kết với các nhà hoạch định chính sách của bang). Cường độ nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học của tiểu bang khác nhau rất nhiều. Điển hình, hàng năm con số trợ cấp và hợp đồng nghiên cứu được trao cho các trường công lập có uy tín lên tới hàng trăm triệu đô la. Ngoài ra còn có sự khác biệt lớn về hỗ trợ từ các tiểu bang, 10 đến 30% ngân sách của các trường đại học công lập dành cho các quỹ nghiên cứu lớn được tiểu bang cung cấp, phần còn lại của ngân sách thu từ học phí, trợ cấp/hợp đồng và quà biếu. Nhờ cơ cấu tài trợ vốn của các trường đại học công lập mà nhiều sinh viên sau đại học nhận được hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình hỗ trợ nghiên cứu liên kết với trợ cấp và hợp đồng do trường nhận được. Mặc dù các trường đại học công lập đang tìm kiếm nhiều nguồn tài trợ hơn để hỗ trợ việc trao đổi và học tập quốc tế, nhưng sinh viên quốc tế rất khó tìm được các nguồn hỗ trợ tài chính khác ngoài tiền trợ cấp cho nghiên cứu kể trên. Do sinh viên chưa tốt nghiệp thường không được hỗ trợ nghiên cứu, nên học bổng cho sinh viên quốc tế rất hạn chế ở các trường đại học công lập này. Các trường đại học công lập lớn tọa lạc ở rất nhiều cộng đồng, từ các thị trấn nhỏ đến những khu vực thủ đô rộng lớn. Nhiều trường đại học còn có nhiều khu học xá ở nhiều địa điểm khác nhau trong tiểu bang của mình, và nhiều tiểu bang còn có nhiều hệ thống đại học công lập. Đại học công lập được quản lý bởi một ban quản trị, và ban này có trách nhiệm báo cáo với chính quyền bang. Không giống ở nhiều nước khác, các trường đại học ở Hoa Kỳ không phải báo cáo lên cấp bộ trưởng giáo dục của liên bang mà phần lớn các tiểu bang tự quản lý chính sách giáo dục, ngoại trừ hai trường hợp đặc biệt là quỹ cho sinh viên vay vốn của liên bang và quỹ nghiên cứu thông qua các cơ quan của liên bang như Quỹ Khoa học Tự nhiên, Viện Sức khỏe Quốc gia, và các cơ quan khác của liên bang. Một số truyền thống của đại học công lập ở Hoa Kỳ hoàn toàn khác với các nước khác. Ngay cả ở những trường được tiểu bang hỗ trợ này, sinh viên vẫn phải đóng mot phan học phí và các khoản phí khác, và những chi phí này ngày càng tăng. Ngày nay, thông thường sinh viên phải vay tiền để trả chi phí cho việc học của mình. Việc gây quỹ riêng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tài trợ cho các dự án, học bổng và vị trí việc làm trong các trường đại học công lập. Cuối cùng, các sự kiện thể thao liên trường luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của sinh viên, cựu sinh viên, và công chúng, và các sự kiện thể thao này cũng giúp các trường tăng thêm nguồn thu. Trong số các trường đại học ở Hoa Kỳ, các trường đại học công lập lớn thường có lượng sinh viên và học giả quốc tế nhiều nhất. Ở trường Đại học Tổng hợp bang Minnesota, chúng tôi có hơn 4.500 sinh viên và học giả quốc tế đến từ khoảng 130 quốc gia. Đại học Tổng hợp bang Minnesota cung cấp những dịch vụ hỗ trợ như tư vấn những vấn đề cá nhân và học hành, hướng dẫn làm quen với nước Mỹ và văn hóa đại học, tư vấn việc cư trú và làm thị thực, và các khóa học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (ESL), cũng như các chương trình và hội thảo về nhiều đề tài như hiểu biết và giao tiếp giữa các nền văn hóa. Nhiều trường đại học công lập khác cũng có những chương trình tương tự để giúp sinh viên nhìn nhận những rắc rối trong qui tắc quản lý của trường, mặc dù quy mô của các dịch vụ này ở các trường là khác nhau. Cùng với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng với các nước khác, không trường đại học lớn nào của Hoa Kỳ xem nhẹ nguồn lợi từ sinh viên nước ngoài. Kết quả là các trường đại học công lập ngày càng chú ý quan tâm hơn đến việc thu hút những sinh viên ưu tú nhất trên khắp thế giới. Nếu bạn là một sinh viên tích cực, có động cơ rõ ràng và biết tự định hướng để có thể khám phá chân trời kiến thức và một công việc sáng tạo, tôi khuyến khích bạn nên tìm hiểu các cơ hội rất phong phú có thể tìm thấy tại các trường đại học công lập lớn ở Hoa Kỳ. Ý kiến trình bày trong bài này không nhất thiết phản ánh quan điểm hoặc chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ. Thế nào là một trường đại học tư thục lớn ? James W. Wagner James W. Wagner, Hiệu trưởng trường Đại học Emory ở Thành phố Atlanta, bang Georgia, nói rằng các trường đại học tư thục linh hoạt về vấn đề tài chính hơn các trường công lập. Vì vậy, trường tư thục có nhiều khả năng thiết kế các chương trình đặc biệt hơn. Giáo dục đại học Hoa Kỳ đáp ứng được nhiều nhu cầu phong phú nhờ vào một hệ thống đa dạng từ các trường cao đẳng nhỏ chỉ vài trăm sinh viên đến các trường đại học lớn có tài trợ của tiểu bang với hàng vạn sinh viên, từ các trường cao đẳng cộng đồng với chương trình hướng nghiệp hai năm đến các trường đại học vốn tư nhân. Đây cũng là thế mạnh của giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Để có một lựa chọn đúng đắn, sinh viên phải tuỳ thuộc vào địa lý, khả năng tài chính, và bước đường sự nghiệp của mình. Nói cách khác, họ phải xem họ cần phải làm gì và học gì, điều kiện về tài chính của họ đến đâu, và họ có muốn xa nhà hay không. Vấn đề cần quan tâm sau cùng là trường đó có phù hợp với nguyện vọng của sinh viên hay không. Hoa Kỳ có 92 trong số 100 trường đại học lớn nhất là trường công lập hoặc trường được “tiểu bang hỗ trợ” (có nghĩa là được một trong 50 tiểu bang riêng lẻ hỗ trợ, chứ không phải chính phủ liên bang), và 77% sinh viên đại học của cả nước hiện đang học tại các trường công lập. Tuy nhiên, các trường đại học tư thục lớn vẫn chiếm 3 hoặc 4 trong 25 vị trí dẫn đầu trong hầu hết các bảng xếp hạng. Vì vậy, trường đại học tư thục vẫn được đánh giá cao ở Hoa Kỳ và trên thế giới. Nhưng chúng tôi có ý gì khi nói đến trường “đại học tư thục” và điều gì khiến cho loại trường này hấp dẫn đến vậy? Trường đại học tư thục có những chương trình đào tạo chuyên nghiệp (ví dụ, trong ngành luật, y khoa và kỹ sư), cũng như đào tạo để lấy bằng Tiến sĩ. Ngoài việc giảng dạy, các giáo sư, giảng viên còn dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu. Trên thực tế, ở các trường này, chất lượng đội ngũ giảng viên, học bổng và công trình nghiên cứu rất quan trọng, nhưng chất lượng giảng dạy cũng quan trọng không kém trong việc quyết định khen thưởng và thăng tiến. Nhưng trường đại học công lập cũng đào tạo nghề, đào tạo tiến sĩ và cũng chú trọng đến học bổng và nghiên cứu. Vậy thì điều gì làm cho trường tư thục khác biệt? Trước hết là trường đại học tư thục nói chung rất linh hoạt về mặt tài chính. Họ không phải dựa vào cơ quan lập pháp của tiểu bang để gây quỹ, mà họ huy động nguồn lực từ các cựu sinh viên, hội bác ái và tổ chức khoa học và nghề nghiệp khác, tất cả các nguồn này đều hỗ trợ trường đại học bằng các chương trình tài trợ, học bổng, cơ sở hạ tầng và ban giảng huấn. Các nguồn tài trợ này, mặc dù ở trường đại học công lập cũng đang gia tăng, đã đem đến cho các trường đại học tư thục khả năng nhanh nhạy hơn và có thể đáp ứng được nhiều đòi hỏi khác nhau, xây dựng các trung tâm chuyên dụng phục vụ việc học và các chương trình đặc biệt. Đối với sinh viên, sự linh hoạt này thường chuyển thành cơ hội ở trong lĩnh vực mà họ quan tâm. Tương tự, sự độc lập về ngân sách của các trường đại học tư thục khiến họ càng có nhiều khả năng xây dựng “điểm thu hút” khi mở chi nhánh ở các nước khác. Ví dụ, cư dân bang Georgia chưa chắc đồng ý xây dựng một trung tâm nghiên cứu ở Luân Đôn bằng tiền đóng thuế của họ, nhưng họ có thể chấp nhận trường đại học tư thục Emory đứng ra thiết lập một trung tâm như vậy. Nói chung, đại học tư thục dễ đưa việc nghiên cứu, dịch vụ, và giảng dạy ra cánh cổng quốc tế. Lấy Đại học Emory làm ví dụ, trường này có các chương trình về sức khỏe toàn cầu ở khắp châu Phi, vùng Cáp-ca và châu Á. Trường này còn có các chương trình kinh doanh trên toàn châu Âu và châu Á. Những hoạt động như thế đem lại cho sinh viên và giáo sư Hoa Kỳ, dù ở trong nước hay ngoài nước, cơ hội làm việc với những trí tuệ và tài năng ưu việt nhất ở các nước khác. Cuối cùng, hầu hết các trường đại học tư thục, ở một mức độ nào đó, đều nhỏ hơn trường đại học công lập, nên dễ hòa hợp giữa tài lực và nhân lực hơn. Tuy ở các trường đại học lớn trong nước, dù công lập hay tư thục, đều có tiềm năng học tập và nghiên cứu, nhưng chính nhờ phạm vi nhỏ của các trường tư thục mà sinh viên và giảng viên dễ dàng trao đổi với nhau hơn, vì từ trường hay văn phòng khoa đến khu học xá chỉ cần bước một đoạn ngắn. Trong một thế giới mà những khám phá quan trọng đều nhờ sự hợp tác xuyên quốc gia, thì các trường đại học tư thục có vẻ thu hút nhất vì khả năng thúc đẩy và củng cố mối quan hệ giữa trường và khắp nơi trên thế giới. Ý kiến trình bày trong bài này không nhất thiết phản ánh quan điểm hoặc chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ. . giúp các trường tăng thêm nguồn thu. Trong số các trường đại học ở Hoa Kỳ, các trường đại học công lập lớn thường có lượng sinh viên và học giả quốc tế nhiều nhất. Ở trường Đại học Tổng hợp. Nhiều trường đại học còn có nhiều khu học xá ở nhiều địa điểm khác nhau trong tiểu bang của mình, và nhiều tiểu bang còn có nhiều hệ thống đại học công lập. Đại học công lập được quản lý bởi. không được hỗ trợ nghiên cứu, nên học bổng cho sinh viên quốc tế rất hạn chế ở các trường đại học công lập này. Các trường đại học công lập lớn tọa lạc ở rất nhiều cộng đồng, từ các thị trấn