Cao đẳng cộng đồng Hoa Kỳ: Cánh cửa vào đại học cho nhiều người George R. Boggs Hai năm học cao đẳng đem đến cho sinh viên cơ hội được học đại học ở một môi trường nhỏ, dựa vào cộng đồng, và chi phí thường thấp hơn so với học đại học bốn năm. George R. Boggs, Chủ tịch và Giám đốc Điều hành của Hiệp hội Các trường cao đẳng cộng đồng Hoa Kỳ, phác ra những đặc trưng khiến cao đẳng cộng đồng trở thành một lựa chọn thay thế đầy hấp dẫn. Ở Hoa Kỳ, cao đẳng cộng đồng là cánh cửa vào đại học đối với nhiều sinh viên. Các trường này tạo cơ hội cho sinh viên đạt được những tín chỉ cho hai năm đầu của chương trình học cử nhân bốn năm ở các trường chất lượng cao, đã được kiểm định. Nhờ học phí thấp, cao đẳng cộng đồng mở ra cho sinh viên con đường tiết kiệm tiền bạc khi học ở một môi trường nhiều hỗ trợ. Họ cũng cho phép sinh viên được đào tạo những nghề chỉ cần bằng cấp liên kết hoặc không cần bằng cấp, đưa ra các chương trình học nâng cao và các khóa học phát triển cá nhân cho nhiều đối tượng là người lớn tuổi. Cao đẳng cộng đồng là bộ phận phát triển lớn nhất và nhanh nhất trong giáo dục đại học ở Hoa Kỳ. Hiện nay có gần 1.200 cao đẳng cộng đồng địa phương đã được kiểm định có mặt trên khắp cả nước, phục vụ hơn 11 triệu sinh viên (khoảng 46% tổng số sinh viên đại học ở Hoa Kỳ). Cao đẳng cộng đồng Hoa Kỳ đem đến cho sinh viên quốc tế nhiều lợi ích, bao gồm các cơ hội nâng cao tiếng Anh và sự hiểu biết về văn hóa Mỹ trong cộng đồng Hoa Kỳ. Các điểm thuận lợi của cao đẳng cộng đồng gồm có: Chi phí thấp. Học phí thấp hơn nhiều so với trường đại học bốn năm (khoảng 5.000 đô-la một năm so với 12.000-20.000 đô-la hoặc hơn ở các trường đại học bốn năm). Dễ dàng chuyển tiếp lên đại học. Hệ thống 2+2 ở Hoa Kỳ là một hệ thống “nối tiếp” đầy hiệu quả giữa trường cao đẳng hai năm và trường đại học bốn năm. Hầu hết các trường cao đẳng cộng đồng đều có bản cam kết chuyển tiếp với các trường đại học bốn năm, bảo đảm rằng các tín chỉ ở đại học cao đẳng vẫn được tính trong chương trình cử nhân bốn năm. Các trường được kiểm định. Cao đẳng cộng đồng Hoa Kỳ, đại học bốn năm và các trường đại học lớn đều do cùng một cơ quan kiểm định. Đó là lý do vì sao các trường đại học vẫn chấp nhận tín chỉ của cao đẳng. Chương trình đa dạng. Cao đẳng cộng đồng có hàng trăm chuyên ngành để chọn, từ các ngành phổ biến như quản trị kinh doanh, tin học, kỹ sư, và các chương trình khoa học y tế. Tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai (ESL). Hầu hết các trường cao đẳng cộng đồng đều có các khóa tiếng Anh ở nhiều trình độ khác nhau và một mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ để bảo đảm rằng sinh viên với ở trình độ ngôn ngữ nào cũng thành công. Môi trường học tập đầy hỗ trợ. Cao đẳng cộng đồng có nhiều cỡ lớp nhỏ, trung bình dưới 30 sinh viên một lớp, cho phép giảng viên quan tâm chú ý và giúp đỡ từng sinh viên. Mục tiêu của các trường là thành công của từng sinh viên trong một môi trường được thiết kế nhằm hỗ trợ mọi phương pháp và nhu cầu học tập của sinh viên. Các dịch vụ hỗ trợ sinh viên bao gồm dạy kèm, tư vấn, trung tâm luyện viết, câu lạc bộ sinh viên quốc tế, và các trung tâm dịch vụ cho sinh viên quốc tế. Tính đa dạng. Sinh viên cao đẳng cộng đồng Hoa Kỳ đến từ các nền văn hóa và chủng tộc khác nhau. Trường cao đẳng có nhiều loại hình câu lạc bộ và hoạt động để cổ vũ và hỗ trợ tính đa dạng làm nên đặc tính của xã hội Hoa Kỳ. Tiếp cận văn hóa Hoa Kỳ. Vì cao đẳng cộng đồng phản ánh và đáp lại đặc điểm của cộng đồng của mình, nên các trường này thường có những ràng buộc rất chặt chẽ với địa phương. Mối quan hệ này giúp sinh viên quốc tế có thêm nhiều cơ hội giao tiếp với người Mỹ và trải nghiệm nền văn hóa Mỹ. Nhiều địa điểm và không gian học xá. Giống như các cơ sở giáo dục khác ở Mỹ, cao đẳng cộng đồng cũng rất khác nhau. Một số trường rộng lớn, có nhiều khu học xá tọa lạc ở những thành phố lớn, còn các trường khác nhỏ hơn tọa lạc ở vùng nông thôn phục vụ số ít sinh viên. Có những trường cao đẳng cộng đồng tọa lạc ở những địa điểm rất thuận tiện, đáp ứng nhu cầu đi lại của 90% dân số Hoa Kỳ. Các cựu sinh viên đặc biệt. Các cựu sinh viên cao đẳng cộng đồng Hoa Kỳ gồm có Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger và cựu Thống đốc bang Maryland Parris Glendening, chỉ huy tàu con thoi NASA Eileen Collins, nhà sản xuất/đạo diễn loạt phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao) George Lucas, diễn viên Tom Hanks và Clint Eastwood, nhà thiết kế thời trang Calvin Klein, nhà khoa học chuyên nghiên cứu gene người Craig Venter, và phẫu thuật gia hàng đầu Hoa Kỳ Richard Carmona. Để biết thêm thông tin về việc học tại một trường cao đẳng cộng đồng Hoa Kỳ, hãy ghé thăm trang web http://www.CC-USA.org hoặc đọc cuốn sách Hướng dẫn học cao đẳng cộng đồng Hoa Kỳ, có sẵn tại các trung tâm tư vấn EducationUSA ở địa phương. Sức mạnh từ sự đa dạng: Khu vực độc lập trong hệ thống giáo dục đại học Hoa Kỳ Richard Ekman Các trường đại học tư thục bốn năm đem đến những trải nghiệm đa dạng về giáo dục, chủ yếu dành cho sinh viên đại học. Richard Ekman, Chủ tịch Hội đồng các trường đại học độc lập, mô tả điều gì đã làm nên sự khác biệt giữa trường tư, hay còn gọi là trường độc lập với những trường trong hệ thống công lập. Đặc điểm đáng kể nhất của nền giáo dục đại học Hoa Kỳ là tính đa dạng. Chính phủ không kiểm soát giáo trình hay phương pháp giảng dạy của các trường cao đẳng, đại học và chính quyền tiểu bang cũng ít động chạm đến những vấn đề đó. Nhưng chính trong khu vực “độc lập” hay “tư thục” của nền giáo dục đại học, tính đa dạng của các triết lý, chương trình và truyền thống giáo dục lại mạnh mẽ nhất. Có khoảng 600 trường đại học cao đẳng quy mô nhỏ hơn đã tạo ra khu vực này và bao gồm nhiều trường có uy tín nhất ở Hoa Kỳ. Hãy xem xét các đặc điểm đa dạng sau: Trường Đại học Ursinus ở bang Pennsylvania đưa ra một chương trình liên trường dành cho sinh viên năm nhất, trong đó giới thiệu cho sinh viên rất nhiều bài khóa về khoa học xã hội và nhân văn; trường Đại học Warren Wilson ở bang Bắc Carolina đòi hỏi mọi sinh viên phải chia sẻ với nhau việc điều hành trường và coi việc này là một phần quan trọng trong triết lý giáo dục của nhà trường; trường Đại học Northland ở bang Wisconsin không e dè vận hành theo những cách nhạy cảm với môi trường; trường Đại học Alderson-Broaddus ở bang Tây Virginia thu hút hầu hết sinh viên từ những thị trấn rất nhỏ nằm trên những ngọn đồi ở bang Tây Virginia và hướng các sinh viên này theo những ngành nghề như khoa học và y khoa; trường Đại học Earlham, do người Quakers thành lập, tọa lạc ở bang Indiana và tiếp tục trưng cầu ý kiến các thành viên trong khu học xá để ra những quyết định quan trọng; trường Đại học Cedar Crest ở bang Pennsylvania, một trường đại học dành riêng cho nữ, phản đối lại tư tưởng cổ hủ cho rằng sinh viên nữ thường không giỏi các môn khoa học bằng cách đào tạo ra một số lượng đáng kể các nữ cử nhân về khoa học. Dù cho vẫn còn sự khác biệt, nhưng 600 hay khoảng chừng đó trường đại học, cao đẳng này vẫn có một số đặc điểm chung: Các trường này khá nhỏ, con số tuyển sinh hiếm khi vượt quá 3.000 sinh viên. Chủ yếu hay hầu như chỉ tập trung đào tạo đại học, rất ít các chương trình sau đại học. Tất cả thành viên của khoa chỉ làm công tác giảng dạy. Mặc dù hầu như mọi người đều tiến hành nghiên cứu, nhưng họ xem việc đó là thứ yếu sau trách nhiệm giảng dạy, và hầu hết thời gian của họ là ở trong hoặc bên ngoài lớp học với sinh viên của mình. Phương pháp giảng dạy mang tính giao tiếp rất cao giữa người học và người dạy. Vì các trường này hiểu rằng phần lớn quá trình giảng dạy diễn ra bên ngoài lớp học, do đó có rất nhiều cơ hội giao tiếp với sinh viên và giữa sinh viên với khoa, và đây được hiểu là những phần quan trọng của chiều hướng liên kết chương trình trong giáo dục. Những trường này thường bộc lộ rất rõ ràng các giá trị tiềm tàng của mình. Đôi khi đó là những giá trị tôn giáo đã làm nên tên tuổi của trường (hoặc một số tiếng vang nếu giá trị tôn giáo đó ngày nay không còn được quan tâm sâu sắc nữa). Đôi khi những giá trị này phản ánh một triết lý giáo dục đặc biệt, ví dụ như những trường có các “tác phẩm kinh điển” – nổi tiếng là trường đại học St. John’s có cơ sở ở bang Maryland và New Mexico – hay “những trường tập trung kỹ năng thực hành” như trường Đại học Warren Wilson hay trường Đại học Berea ở bang Kentucky, ở đây ngoài việc học, sinh viên được giao nhiệm vụ hỗ trợ nhà trường. Những trường này xem việc nghiên cứu nghệ thuật là cần thiết cho mọi công dân có trách nhiệm sau khi tốt nghiệp, bất kể chuyên ngành của người đó là gì. Cách thức đào tạo ở các trường này tỏ ra đặc biệt hiệu quả. Ví dụ, qua thống kê về tỉ lệ hoàn thành bậc học cho thấy, các trường tư thục nhỏ có tỉ lệ tốt nghiệp cao hơn so với các trường đại học lớn do tiểu bang quản lý. Hơn nữa, sự khác nhau này là có thật, không chỉ giữa các sinh viên tài năng nhất với nhau, mà còn giữa các sinh viên vào đại học với điểm số ở phổ thông hoặc điểm SAT thấp hơn (http://www.collegeboard.com). Tỉ lệ tốt nghiệp đại học cao còn được áp dụng cho các nhóm kinh tế xã hội đôi khi do tỉ lệ tham dự lớp học thấp, ví dụ như các sinh viên là thế hệ đầu tiên trong gia đình học đại học, hay sinh viên phải làm toàn thời gian ngoài việc lên lớp, hoặc sinh viên đến từ các nhóm chủng tộc khác nhau. Lời giải cho tính hiệu quả cạnh tranh của các trường đại học tư thục nhỏ có thể tìm thấy ở việc “học tập hợp tác” diễn ra ở các trường này. George Kuh, chủ nhiệm đề tài Khảo sát về sự tận tụy của sinh viên trong học tập trên toàn quốc (với sự tham gia của hàng trăm trường đại học, cao đẳng), chỉ ra rằng thành công ở trường đại học tương quan mật thiết đến việc tìm hiểu giảng viên; tham gia hoạt động ngoại khóa, thực tập trong môi trường cộng đồng; và đăng ký các lớp dạy theo lối tích cực như phải báo cáo trước lớp và thường xuyên làm bài trên giấy. Những đặc điểm này dễ dàng tìm thấy ở các trường nhỏ hơn là trường lớn. Bạn có thể tìm được các trường độc lập, nhỏ này trên toàn Hoa Kỳ, ở các thành phố lớn, các thị trấn, thị xã nhỏ hơn và cả ở nông thôn. Các trường này chào đón sinh viên đến từ các vùng khác nhau và là những người đem tài năng và quan điểm khác nhau của mình đến các buổi thảo luận ở trường. Sinh viên đến từ các nước khác nhau rất được coi trọng (mặc dù ngôn ngữ giảng dạy chính luôn luôn là tiếng Anh). Thông tin thêm về bất cứ trường nào trong các trường này đều có sẵn trên trang web của họ. Trang web của Hội đồng các trường đại học độc lập (http://www.cic.org/) đều có liên kết đến hầu hết các trường này. . của Hiệp hội Các trường cao đẳng cộng đồng Hoa Kỳ, phác ra những đặc trưng khiến cao đẳng cộng đồng trở thành một lựa chọn thay thế đầy hấp dẫn. Ở Hoa Kỳ, cao đẳng cộng đồng là cánh cửa vào đại. 1.200 cao đẳng cộng đồng địa phương đã được kiểm định có mặt trên khắp cả nước, phục vụ hơn 11 triệu sinh viên (khoảng 46% tổng số sinh viên đại học ở Hoa Kỳ) . Cao đẳng cộng đồng Hoa Kỳ đem. trường cao đẳng cộng đồng tọa lạc ở những địa điểm rất thuận tiện, đáp ứng nhu cầu đi lại của 90% dân số Hoa Kỳ. Các cựu sinh viên đặc biệt. Các cựu sinh viên cao đẳng cộng đồng Hoa Kỳ gồm