1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển nông nghiệp huyện phú bình tỉnh thái nguyên

115 622 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐÀO THỊ LAM HỒNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐÀO THỊ LAM HỒNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS – TS Đỗ Quang Quý Thái Nguyên - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hóa (ĐTH) là xu thế tất yếu trên con đường phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong những năm qua, quá trình CNH, hiện đại hoá, đô thị hoá tại Việt Nam đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh đã làm cho bộ mặt các đô thị ở nước ta thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình ĐTH cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị mất đất, phương thức đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, dãn dân đang phát sinh ngày càng phức tạp. Nếu không có một chiến lược cụ thể, chúng ta sẽ gặp nhiều vướng mắc và khó khăn trong quá trình giải quyết những vấn đề đó. Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những KCN, khu chế xuất, các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới đã nâng giá trị sử dụng của đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, đời sống. ĐTH kích thích và tạo cơ hội để con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện - đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá. Sự hình thành các KCN, khu đô thị mới, các tuyến giao thông mới trong những năm qua tại huyện Phú Bình đã bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt hơn, chính nhờ các KCN sau khi đi vào hoạt động đã giải quyết được nhiều việc làm cho nhiều lao động địa phương nói riêng và lao động trong tỉnh Thái Nguyên nói chung làm cho đời sống của người dân đang từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, đồng thời với việc đô thị hoá vấn đề tạo lập khu tái định cư cho người dân thuộc diện quy hoạch sẽ được tiến hành như thế nào? Cuộc sống của người dân sau khi cắt phần đất nông nghiệp cho việc giải phóng mặt bằng sẽ ra sao? là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 những vấn đề cần được phân tích, tìm hiểu để đưa ra phương hướng giải quyết. Nhận thức được tầm quan trọng về sự ảnh hưởng của đô thị hoá đối với sự phát triển nông nghiệp của huyện Phú Bình, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng của quá trình của đô thị hoá ảnh hưởng phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên nhằm đề xuất một số giải pháp giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến phát triển nông nghiệp. - Phân tích thực trạng để tìm ra những mặt tích cực cũng như những tiêu cực mà quá trình đô thị hoá ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Đ ề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết những ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Nội dung nghiên cứu 1. Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình 2. Thực trạng về quá trình đô thị hoá tại huyện 3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình 4. Những tác động tích cực và tiêu cực do đô thị hoá mang lại 5. Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 3.2.Không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú Bình, tập trung vào 03 xã là xã Dương Thành, Thanh Ninh, Điềm Thuỵ là các xã có cụm công nghiệp, hệ thống kênh mương, đường giao thông lớn nhất. 3.3. Thời gian nghiên cứu Những số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2008-2010. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn hộ nông dân năm 2010. 3.3. Đối tượng nghiên cứu - Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phú Bình - Thực trạng về dân số, lao động và việc làm huyện Phú Bình - Nghiên cứu những ảnh hưởng (tích cực, tiêu cực) mà đô thị hoá mang lại cho phát triển kinh tế xã hội của huyện. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, luận văn được nghiên cứu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của xu hướng đô thị hoá đối vớí phát triển nông nghiệp hộ nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình, đồng thời đưa ra một số giải pháp cụ thể cho hộ nông dân, cho huyện và cho tỉnh nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt chưa tốt do quá trình đô thị hoá mang lại. 5. Bố cục của luận văn - Phần Mở đầu + Chương I: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu + Chương II: Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên + Chương III: Giải pháp đối với ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. - Phần Kết luận và kiến nghị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 TỔ NG QUAN TI LIU NGHIÊN CU V PHƢƠNG PHÁ P NGHIÊN CƢ́ U 1.1.Cơ sở khoa học 1.1.1.Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Khái niệm, phân loại và chức năng của đô thị a. Khái niệm về đô thị Trong tiếng Việt, có nhiều từ chỉ khái niệm “đô thị”: đô thị, thành phố, thị trấn, thị xã Các từ đó đều có 2 thành tố: đô, thành, trấn, xã hàm nghĩa chức năng hành chính; thị, phố có nghĩa là chợ, nơi buôn bán, biểu hiện của phạm trù hoạt động kinh tế. Hai thành tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại trong quá trình phát triển. Như vậy, một tụ điểm dân cư sống phi nông nghiệp và làm chức năng, nhiệm vụ của một trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế của một khu vực lớn nhỏ, là những tiêu chí cơ bản đầu tiên để định hình đô thị [11]. Ở Việt Nam, theo nghị định 72/2001/NĐ/CP ngày 5/10/2001 của Chính phủ quyết định đô thị nước ta là các điểm dân cư có các tiêu chí, tiêu chuẩn sau [7]. Thứ nhất, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. Thứ hai, đặc điểm dân cư được coi là đô thị khi có dân số tối thiểu 4000 người trở lên. Thứ ba, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của nội thành, nội thị từ 65% trở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 lên trong tổng số lao động nội thành, nội thị và là nơi có sản xuất và dịch vụ thương mại phát triển. Thứ tư, có cơ sở hạ tầng kĩ thuật phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị. Thứ năm, có mật độ dân số nội thành, nội thị phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng đô thị, tối thiểu là 2000 người/ km 2 trở lên. b. Phân loại đô thị Ngày 5/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ra quyết định về phân cấp, phân loại đô thị. Đô thị nước ta chia làm 5 loại. - Đô thị loại 1: là loại đô thị rất lớn, dân số từ 1 triệu người trở lên, mật độ 15.000 người/km 2 . - Đô thị loại 2: là loại đô thị lớn, dân số từ 35 vạn đến 1 triệu người, mật độ 12.000 người/km 2 . - Đô thị loại 3: là đô thị trung bình lớn, dân số từ 10 vạn đến 35 vạn người, mật độ 10.000 người/km 2 - Đô thị loại 4: là đô thị trung bình nhỏ, dân số từ 3 vạn đến 10 vạn người (vùng núi có thể thấp hơn), mật độ 8000 người/km 2 . - Đô thị loại 5: là đô thị loại nhỏ, là trung tâm tổng hợp kinh tế - xã hội, hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện. Dân số từ 4 nghìn đến 3 vạn (vùng núi có thể thấp hơn). c. Chức năng của đô thị Tuỳ theo mỗi giai đoạn phát triển mà đô thị có thể có các chức năng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 khác nhau, nhìn chung có mấy chức năng chủ yếu sau [8]. * Chức năng kinh tế: đây là chức năng chủ yếu của đô thị. Sự phát triển kinh tế thị trường đã đưa đến xu hướng tập trung sản xuất có lợi hơn là phân tán. Chính yêu cầu kinh tế ấy đã tập trung các loại hình xí nghiệp thành khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng tương ứng, tạo ra thị trường ngày càng mở rộng và đa dạng hoá. Tập trung sản xuất kéo theo tập trung dân cư, trước hết là thợ thuyền và gia đình của họ tạo ra bộ phận chủ yếu của dân cư đô thị. * Chức năng xã hội: chức năng này ngày càng có phạm vi lớn dần cùng với tăng quy mô dân cư đô thị. Những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại là những vấn đề gắn liền với yêu cầu kinh tế, với cơ chế thị trường. Chức năng xã hội ngày càng nặng nề không chỉ vì tăng dân số đô thị, mà còn vì chính những nhu cầu về nhà ở, y tế, đi lại thay đổi. * Chức năng văn hoá: Ở tất cả các đô thị đều có nhu cầu giáo dục và giải trí cao. Do đó ở đô thị cần có hệ thống trường học, du lịch, viện bảo tàng, các trung tâm nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò lớn hơn. * Chức năng quản lý: tác động của quản lý nhẳm hướng nguồn lực vào mục tiêu kinh tế, xã hội, sinh thái và kiến trúc, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, vừa nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu công cộng, vừa quan tâm đến những nhu cầu chính đáng của cá nhân. Do đó chính quyền địa phương phải có pháp luật và quy chế quản lý về đô thị. d. Chức năng vùng ngoại thành, ngoại thị Ngoại thành ngoại thị là vành đai chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp của nội thị và nằm trong giới hạn hành chính thành phố, thị xã. Theo nghị định 72/2001/NĐ - CP ngày 5/10/2001, vùng ngoại thành, ngoại thị là một phần đất đai của đô thị nằm trong giới hạn hành chính của đô thị [7]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Vùng ngoại thành ngoại có các chức năng sau: Một là, dự trữ đất đai để mở rộng, phát triển nội thành nội thị. Hai là, sản xuất một phần lương thực, thực phẩm, rau quả tươi sống phục vụ cho nội thành, nội thị. Ba là, bố trí công trình kỹ thuật đầu nối tập trung mà nội thị không bí trí được. Bốn là, xây dựng mạng lưới cây xanh, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ, môi sinh,môi trường. 1.1.1.2. Đô thị hoá a. Khái niệm đô thị hoá Các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn đã nghiên cứu quá trình ĐTH và đưa ra không ít định nghĩa cùng với những định giá về quy mô, tầm quan trọng và dự báo tương lai của quá trình này. “Đô thị hoá” được hiểu theo chiều rộng là sự phát triển của thành phố và việc nâng cao vai trò của đô thị trong đời sống của mỗi quốc gia với những dấu hiệu đặc trưng như: tổng số thành phố và tổng số cư dân đô thị [3]. Theo khái niệm này thì quá trình ĐTH chính là sự di cư từ nông thôn vào thành thị. Đó cũng là quá trình gia tăng tỷ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân của một quốc gia. Tuy nhiên, nếu chỉ hạn chế trong cách tiếp cận nhân khẩu học như trên thì sẽ không thể nào giải thích được toàn bộ tầm quan trọng và vai trò của ĐTH cũng như ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của xã hội hiện đại. Các nhà khoa học ngày càng ngả sang cách hiểu ĐTH như một phạm trù kinh tế - xã hội, phản ánh quá trình chuyển hoá và chuyển dịch chủ yếu sang phương thức sản xuất và tiêu dùng, lối sống và sinh hoạt mới - phương thức đô thị. Đây là một quá trình song song với sự phát triển CNH và CM KHCN [11 ]. [...]... chậm phát triển Quá trình đô thị hoá bắt đầu khởi sắc và diễn ra với tốc độ nhanh Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và đô thị hoá không còn là mối quan hệ một chiều như trước (sự phát triển kinh tế dẫn đến đô thị hoá) mà đô thị hoá đã có tác động trở lại quá trình phát triển kinh tế Ảnh hưởng tích cực của đô thị hoá đến phát triển kinh tế đã được thể hiện rất rõ nét Năm 1990, cả nước có 461 đô thị, ... trình đô thị hoá trên địa bàn huyện Phú Bình có đặc điểm gì? - Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện thay đổi theo hướng nào? Có phù hợp không? - Thu nhập của những hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp có sự thay đổi như thế nào? - Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển nông nghiệp của huyện diễn ra như thế nào? - Những cơ hội, thách thức, mặt tích cực và tiêu cực mà đô thị hóa... 1 đô thị, đến năm 1998 đạt khoảng 700 km2 có một đô thị Ở Trung du và miền núi năm 1990 cứ 1200 km2 có 1 đô thị, đến năm 1999 là 1000km2 có 1 đô thị [5] đặc biệt từ năm 2000 đến nay, đô thị hoá ở nước ta đã diễn ra với tốc độ nhanh Tính đến 31/12/2004, cả nước có 25 thành phố trực thuộc tỉnh, 42 quận, 59 thị xã, 536 huyện, 1.181 phường, 583 thị trấn, 9.012 xã đến cuối năm 2005, cả nước có 679 đô thị, ... ương, 87 thành phố trực thuộc tỉnh, 587 thị trấn Hệ thống đô thị của ta rải đều trên khắp lãnh thổ với đủ các loại hình: đô thị công nghiệp, đô thị cảng, đô thị hành chính, đô thị du lịch, đô thị tổng hợp Tuy nhiên, nhìn chung quy mô các đô thị còn nhỏ bé, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập Theo dự tính của Chính phủ trong Quyết định phê duyệt định hướng quy hoạch đô thị Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số... đảo ngược của sự phát triển xã hội ĐTH là hệ quả của sức mạnh công nghiệp và trở thành mục tiêu của nền văn minh thế giới 1.1.1.3 .Phát triển nông nghiệp a Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Nông nghiệp là một lĩnh vực rất phong phú Nông dân sống ở khu vực nông nghiệp gắn liền với nông thôn, sản xuất gắn liền với thiên nhiên, với môi trường và gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với nước chưa phát triển, ... triệu người, dân số đô thị là 46 triệu người (chiếm 45% dân số cả nước), bình quân hàng năm tăng 1,56 triệu người dân cư đô thị [5] Trên thực tế, hệ thống đô thị Việt Nam vào thời điểm năm 1998 mới có trên 630 đô thị, nhưng đến nay đã có trên 730 đô thị Như vậy, sau 10 năm tăng thêm 100 đô thị, tức là trung bình 1 năm tăng thêm 10 đô thị, một tháng có một đô thị ra đời đây là một sự phát triển vào loại... trong quá trình phát triển nông nghiệp a Tác động tích cực của đô thị và quá trình đô thị hoá đối với sự phát triển nông nghiệp Một là, ĐTH đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Trong quá trình ĐTH, cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp và gia tăng nhanh tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ Đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng,... 1965, quá trình đô thị hoá đã diễn ra hai xu hướng khác nhau: xu hướng đô thị hoá nhằm nâng cao đời sống nông thôn và thành thị kết hợp với công nghiệp hoá và phát triển giáo dục và y tế toàn dân đó là thời kỳ 10 năm đô thị hoá xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1955 – 1965) Ngược lại ở miền Nam Việt Nam đã diễn ra xu hướng đô thị hoá nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của quân đội Mỹ và tầng lớp thị dân trong... bằng các nhà kiểu thành thị 1.1.2 Kinh nghiệm thực tiễn đô thị hoá trên thế giới và Việt Nam 1.1.2.1 Tình hình đô thị hoá trên thế giới Đô thị hoá là hiện tượng mang tính toàn cầu và diễn ra với tốc độ ngày một tăng, đặc biệt là ở các quốc gia kém phát triển Theo các chuyên gia nghiên cứu về đô thị hoá thì trong tiến trình đô thị hoá nửa sau thế kỉ 20, các quốc gia kém phát triển có chung một đặc điểm... nông thôn - “Tỷ lệ dân cư đô thị là tỷ lệ của tổng mức dân cư đô thị so với tổng dân số một vùng, một quốc gia hay cả thế giới” - Ý nghĩa: Tỷ lệ dân cư đô thị là thước đo nói lên mức độ đô thị hoá của một vùng, một quốc gia hay cả thế giới Nơi nào có dân cư đô thị càng lớn thì mức độ đô thị hoá càng cao và ngược lại - Công thức và phương pháp tính: Tỷ lệ dân cư đô thị = Dân cư đô thị / Tổng dân số x 100% . sự ảnh hưởng của đô thị hoá đối với sự phát triển nông nghiệp của huyện Phú Bình, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình - Tỉnh. II: Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên + Chương III: Giải pháp đối với ảnh hưởng của quá trình ĐTH đến phát triển nông nghiệp huyện. ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá

Ngày đăng: 31/07/2014, 01:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w