Điều trị viêm nội nhãn nội sinh ở trẻ em Viêm nội nhãn nội sinh ở trẻ em là một bệnh mắt nặng, thường gặp và có thể dẫn đến mù loà nhanh chóng nên phải được chẩn đoán sớm và điều trị kịp
Trang 1Điều trị viêm nội nhãn nội sinh ở trẻ em
Viêm nội nhãn nội sinh ở trẻ em là một bệnh mắt nặng, thường gặp và có thể dẫn đến mù loà nhanh chóng nên phải được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời Trong viêm nội nhãn nội sinh, tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng…) lan tràn theo đường máu từ một nhiễm khuẩn huyết hoặc từ một ổ nhiễm trùng từ
xa đến khu trú và gây bệnh tại mắt Địa trạng bệnh nhân thường là những người
ốm lâu ngày, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém
I Triệu chứng:
- Cơ năng: đau nhức mắt, đỏ mắt, mắt kích thích, nhìn mờ
- Thực thể: Khám lâm sàng thấy phù mi, phù nề kết mạc, cương tụ rìa, thuỷ dịch
và dịch kính vẩn đục với các mức độ khác nhau tuỳ theo sự lan rộng của quá trình viêm nhiễm Có thể thấy mủ tiền phòng hay mủ toàn bộ dịch kính
II Điều trị
1 Điều trị nội khoa:
Chẩn đoán chính xác tác nhân gây viêm nội nhãn rất quan trọng cho việc sử dụng kháng sinh thích hợp để điều trị cho cả nhiễm trùng tại mắt cũng như toàn thân Nhuộm Gram và nuôi cấy bệnh phẩm (thuỷ dịch, dịch kính) cùng với nuôi cấy máu, nước tiểu để tìm ổ nhiễm khuẩn tiên phát giúp cho ta xác định được tác nhân gây bệnh Tuy nhiên trên thực tế công việc này không phải là dễ dàng Hơn nữa phác đồ điều trị viêm nội nhãn nói chung vẫn còn hoàn toàn chưa thống nhất
và còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể ở đây chúng tôi chỉ nêu một phác đồ điều trị chung cho viêm nội nhãn nội sinh do vi khuẩn và nấm của Hội dịch kính-võng mạc Mỹ cập nhật tháng 4-2001 và khuyến cáo áp dụng
Trang 2a Viêm nội nhãn nội sinh do vi khuẩn:
- Tiêm nội nhãn:
+ Vancomycin 1mg/0,1ml
+ Ceftazidime 2,25mg/0,1ml hoặc Gentamicine 0,1mg/0,1ml hoặc Amikacin 0,4mg/0,1ml
+ Dexamethasone 0,4mg/0,1ml (Tuỳ từng trường hợp)
- Tiêm dưới kết mạc:
+ Vancomycin 25mg
+ Ceftazidime 100mg
+ Dexamethasone 12-24mg
- Thuốc tra tại chỗ:
+ Vancomycin 50mg/ml cứ 1 giờ/lần
+ Ceftazidime 50mg/1ml cứ 1giờ/lần
+ Cocticoid tra mắt và thuốc tra giãn đồng tử liệt điều tiết
- Toàn thân: Các kháng sinh có thể được sử dụng là:
+ Vancomycin 10mg/kg/6 giờ (tiêm tĩnh mạch)
+ Ceftazidime 100-150mg/kg/24 giờ
+ Hoặc Ciprofloxacin 750mg/12 giờ (uống)
Trang 3b Viêm nội nhãn nội sinh do nấm:
- Tiêm nội nhãn:
+ Amphotericin B 0,005mg/0,1 ml hoặc Miconazole 0,025mg/0,1 ml + Dexamethasone 0,4mg/0,1 ml (Tuỳ từng trường hợp)
- Tiêm dưới kết mạc hoặc cạnh nhãn cầu:
+ Vancomycin 25mg
+ Dexamethasone 12-24mg
- Thuốc tra:
+ Tra giãn đồng tử liệt điều tiết
+ Amphotericin B tra mắt rất ít khả năng ngấm vào mắt nên ít sử dụng
- Toàn thân: Amphotericin B 0,25-1mg/kg/6 giờ (tĩnh mạch)
Hoặc Fluconazole 100mg uống 2lần/ngày trong 2-4 tuần
hoặc Itraconazole 200mg uống 2 lần/ngày trong 2-4 tuần
hoặc Ketoconazole 200 mg uống 2 lần/ngày trong 2-4 tuần
2 Điều trị phẫu thuật:
Là cắt dịch kính phối hợp với tiêm kháng sinh nội nhãn
III Phác đồ điều trị chung:
1 Điều trị ban đầu:
Trang 4- Chọc hút tiền phòng và dịch kính hoặc cắt dịch kính để lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh
- Tiêm kháng sinh vào nội nhãn (0,1ml)
- Tiêm Cocticoid nội nhãn (0,1ml)
- Tại chỗ: kháng sinh, Cocticoid và thuốc giãn đồng tử liệt điều tiết
- Kháng sinh toàn thân (với những trường hợp nặng như khởi phát nhanh chóng, thị lực chỉ còn sáng tối, nhiều mủ tiền phòng, mất ánh đồng tử)
2 Điều trị tiếp theo
- Nếu sau 48-72 giờ mà không tiến triển tốt hơn thì tiến hành nhắc lại chọc hút và nuôi cấy dịch kính và/hoặc tiêm nhắc lại kháng sinh cùng Cocticoid nội nhãn Tiến hành cắt dịch kính nếu như trước đó chưa làm
- Thay đổi kháng sinh tại chỗ và toàn thân theo kết quả nuôi cấy bệnh phẩm
và/hoặc tiến triển lâm sàng
Nhìn chung viêm nội nhãn nội sinh ở trẻ em là một bệnh nặng, tiên lượng kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng ban đầu khi bệnh nhân đến khám và tác nhân gây bệnh