ĐỀ TÀI : KHẢO SÁT VỀ SỰ TỰ TIN CỦA SINH VIÊN ppt

10 2.4K 24
ĐỀ TÀI : KHẢO SÁT VỀ SỰ TỰ TIN CỦA SINH VIÊN ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ BÀI BÁO CÁO ĐỀ TÀI : KHẢO SÁT VỀ SỰ TỰ TIN CỦA SINH VIÊN NHÓM 13 MÃ MỸ ANH NGUYỄN NỮ NGUYỆT MINH ĐINH THỊ HÀ THANH LÊ THỊ THỦY NGUYỄN THỊ THÙY VIÊN BẢN BÁO CÁO ĐỀ TÀI : KHẢO SÁT VỀ SỰ TỰ TIN CỦA SINH VIÊN CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1. Cơ sở hình thành nghiên cứu: • Tự tin đã không còn là một vấn đề xa lạ với chúng ta và đặc biệt là các bạn trẻ ngày nay. Cuộc sống luôn cần phải có tự tin và đây là một trong những nhân tố taọ nên thành công cho mỗi người. Tự tin trong công việc, tự tin trong học tập, tự tin trong ứng xử nhưng có một điều ít thấy được đề cập đến. • Sinh viên là chủ nhân tương lai của đất nước, là người góp phần vào sự phát triên của nước nhà. • Để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước theo kịp các quốc gia khác, đòi hỏi phải có đội ngũ sinh viên năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm. Và tự tin là một nhân tố quyết định, góp phần vào việc khẳng định mình trước bạn bè quốc tế, khẳng định đất nước trước các quốc gia khác. • Nhưng đại đa số sinh viên Việt Nam hiện nay còn thiếu kĩ năng giao tiếp, và thiết lập quan hệ xã hội, rụt rè khi thể hiện bản thân, bỏ qua những cơ hội đáng tiếc chỉ vì thiếu tự tin, thiếu khả năng thể hiện bản thân mình căn nguyên của các vấn đề trên là do thiếu tự tin, “ căn bệnh” chung của các bạn trẻ và “Bản khảo sát về tự tin của sinh viên” mà chúng tôi đưa ra nhằm đáp ứng mục tiêu sau đây: 2. Mục tiêu: Đề tài được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu sau: • Xác định các nhân tố cụ thể tác động đến sự tự tin của sinh viên • Tìm hiểu về mức độ tự tin của sinh viên, xác định điểm mạnh và điểm yếu của sinh viên. • Đưa ra các biện pháp khắc phục điểm yếu, phát huy diểm mạnh, giúp sinh viên tự tin khẳng định mình, từ đó góp phần phát triển đất nước. 3. Đối tượng, đơn vị và phạm vi nghiên cứu: Với mục tiêu đã đề ra, đối tượng, đơn vị và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định: • Đối tượng nghiên cứu: sự tự tin của sinh viên hay khả năng khẳng định mình • Đơn vị nghiên cứu: sinh viên các ngành • Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1) Phân tích định tính: Mục đích của phương pháp: đây là giai đoạn hình thành các chỉ tiêu, các biến trong mô hình nghiên cứu. Cụ thể: Tổng quan lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước, từ đó đề ra mô hình nghiên cứu điều kiện. Bằng phương pháp phỏng vấn sâu giúp hình thành các thang đo cho các nhân tố tác động và biến mục tiêu trong mô hình nghiên cứu. Thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu. Điều tra thí điểm 10 bảng câu hỏi nhằm điều tra tính tương thích của bảng câu hỏi và các biến đã xác định bằng phương pháp định tính 4.2) Phân tích định lượng: Mục đích của phương pháp: Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức, kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề ra. Thực hiện điều tra không toàn bộ: Số lượng mẫu: 100 sinh viên Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu thuận tiện CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MẪU ĐIỀU TRA VÀ KẾT QUẢ: 1. Mô tả mẫu điều tra: -Mẫu điều tra gồm 100 quan sát. Thời gian lấy mẫu từ ngày 5/11/2009 – 20/11/2009 -Mẫu điều tra bao gồm sinh viên các trường đại học cao đẳng. -Trong quá trình thu thập dữ liệu, người nghiên cứu lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện. -Địa điểm lấy mẫu là các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. -Tất cả các câu hỏi khảo sát đều là dữ liệu định tính. -Mẫu là tổng thể tiềm ẩn. 1.1 Các loại thang đo được sử dụng: -Thang đo định danh: câu 1, 2, 5, 7, 12, 13, 15, 17 -Thang đo thứ bậc: câu 10 -Thang đo khoảng: câu 3, 4, 6, 8, 10, 11, 14, 16 -Thang đo tỉ lệ: không có câu nào 1.2 Giới tính: Mẫu điều tra gồm 28 nam (28%) và 72 nữ (72%). 1.1) Tuổi: Trong 100 sinh viên được khảo sát, thì sinh viên năm 2 chiếm số lượng nhiều nhất ( 48 sinh viên, chiếm 48%), tiếp theo sau đó là sinh viên năm 3 ( 19 sinh viên, chiếm 19%), sinh viên năm 4 đứng thứ 3 ( 17 sinh viên, chiếm 17%), sinh viên năm nhất chiếm số lượng ít nhất, đứng thứ 4 ( 16 sinh viên, chiếm 16%). 2. Phân tích và nhận xét: 2.1) Nhận xét chung: • Dựa vào bảng khảo sát, ta nhận thấy hầu hết các sinh viên đều rất quan tâm đến sự tự tin của bản thân, phần lớn đều cảm thấy sự tự tin là rất quan trọng ( chiếm 64%), nhưng bên cạnh đó một số sinh viên lại không quan tâm đến sự tự tin cho lắm, số sinh viên đó cảm thấy mức độ quan trọng của tự tin là không nhiều. H1. Mức độ quan tâm của sinh viên đối với sự tự tin trong giao tiếp • Về ích lợi do sự tự tin trong giao tiếp đem lại, ta thấy: Số đông các sinh viên đều cảm thấy lợi ích nhiều nhất mà sự tự tin đem lại là “ Có nhiều mối quan hệ xã hội” chiếm nhiều nhất ( số sinh viên chọn chiếm 45%). Ngoài ra còn có các lợi ích khác như “ Thể hiện điểm mạnh của bản thân, khắc phục điểm yếu”, hay “ Khẳ năng diễn đạt tốt” được các sinh viên xếp gần tương đương nhau. Nhưng hầu hết các sinh viên đều nhận biết được lợi ích do sự tự tin trong giao tiếp đem lại, trong các mối quan hệ cũng như sự thành công trong công việc. • Không chỉ quan tâm đến sự tự tin, sinh viên cũng nhận rõ được sự quan trọng của các yếu tố khác, đặc biệt là yếu tố “ Kiến thức chuyên ngành tốt” được các sinh viên coi trọng và đánh giá rất cao, các yếu tố khác như “ kiến thức xã hội tốt”, “ mối quan hệ”, “kĩ năng giao tiếp” hay “kĩ năng mềm” đều được sinh viên đánh giá quan trong như nhau. Trong các yếu tố đưa ra khảo sát, thì chỉ có “ Bằng cấp nhiều” thì ít được đánh giá là ít quan trọng nhất.  Hầu hết các sinh viên đều coi trọng các kĩ năng và khả năng của mình đối với công việc trong tương lai, bằng cấp cũng là một điều quan trọng nhưng không phải là chính yếu, mà kiến thức và kĩ năng mơi là điều mà sinh viên cần khi ra trường 2.2) Đánh giá về bản thân: • Thông qua kết quả khảo sát thu được, ta nhận thấy giữa nam và nữ, sinh viên giữa các năm đều có mức độ tự tin khác nhau. • Nhưng hầu hết sinh viên đều tự tin về bản thân, trong đó ( 16% sinh viên là “ hoàn toàn tự tin”, 28% sinh viên trả lời “ khá tự tin” và 27% sinh viên trả lời là “hơi tự tin”), và số sinh viên này tự tin ở “ khả năng giao tiếp” là nhiều nhất( chiếm 47%) , sau đó đến “kiến thức chuyên môn” (chiếm 31%), và một số ít sinh viên tự tin về “ ngoại hình” của mình (chiếm 16%) H2. Lý do khiến sinh viên tự tin về bản thân  đây là một tín hiệu đáng mừng đối với sinh viên ngày nay, tự tin sẽ giúp sinh viên tạo được nhiều cơ hội cho mình, thể hiện được khả năng của chính mình. • Nhưng vẫn còn một số ít sinh viên còn thiếu tự tin về bản thân, điển hình là 23% sinh viên trả lời là “không tự tin” và 6% sinh viên vẫn “ nhút nhát”.Phần lớn các sinh viên không tự tin về bản thân mình không phải do họ thấy “ngoại hình”, “kiến thức chuyên ngành, xã hội” hay các “kĩ năng” khác, mà chủ yếu do tâm lý không vững vàng dẫn đến “kĩ năng giao tiếp” kém, rồi tạo áp lực cho bản thân, không tự tin. H2. Lý do khiến sinh viên thiếu tự tin về bản thân Cần phải có biện pháp giúp các sinh viên này khắc phục về mặt tâm lý, giúp họ mạnh dạn hơn trong giao tiếp, từ đó mới phát huy được ưu điểm của bản thân, tạo cơ hội cho chính mình. 2.3) Góp ý: • Các sinh viên được khảo sát đều trả lời rằng “ Môi trường đại học” là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin của sinh viên, và giảng viên đại học cũng góp phần không nhỏ đến sự tự tin của sinh viên. • Khi đóng góp ý kiến cải thiện sự tự tin của sinh viên trong giao tiếp, phần lớn các sinh viên đều cho rằng điều quan trọng nhất chính là phải có một “kiến thức xã hội rộng”, theo sau đó mỗi sinh viên phải năng nổ, tích cực “tham gia các hoạt động do trường lớp tổ chức”, hơn nữa “ phải mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình”… • Đặc biệt ít sinh viên xem “ kiến thức chuyên ngành tốt” cũng góp phần tạo nên sự tự tin cho sinh viên. “Trang phục đẹp” cũng với những ý kiến khác như “ Trong giờ học nên ngồi bàn đầu để thảo luận với thầy cô”, hay “ khi thảo luận nên dùng đại từ “tôi” “ …không quan trọng lắm trong việc tăng sự tự tin cho sinh viên. • Không chỉ sinh viên, giảng viên cũng có vai tro “quan trọng” trong sự tự tin của sinh viên; bảng khảo sát cũng chỉ rõ giảng viên nên “ tạo môi trường làm việc theo nhóm”, hay “ tổ chức các buổi thảo luận thuyết trình”, “ tổ chức các trò chơi học tập”, “tôn trọng ý kiến của các sinh viên khác”, những biện pháp đó rất cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tự tin của sinh viên. CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân sinh viên thiếu tự tin về bản thân không chỉ xuất phát từ chính mình mà còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh và các nhân tố tác động khác. 1. Nguyên nhân khách quan: • Trước khi bước vào ngưỡng cửa đại học, cao đẳng, sinh viên phải có quá trình học tập ở các bậc tiểu học, trung học, phổ thông, ít tổ chức các hoạt động giao lưu, sinh hoạt, phần lớn bị bó buộc bởi những nguyên tắc, quy định trong nhà trường; học sinh hầu như không có cơ hội phát biểu các ý kiến của mình, thể hiện sự sáng tạo trong các hoạt động; hầu hết đều làm theo ý kiến chỉ dẫn của giáo viên, vô hình chung đã tạo rào cản cho học sinh thể hiện khả năng của mình, có thói quen ỷ lại vào người khác. • Các điều kiện, các trang thiết bị nhà trường cũng như vùng sâu, vùng xa có phần bị hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh, sinh viên do đó cũng là một nhân tố hạn chế sinh viên phát huy khả năng sáng tạo. 2. Nguyên nhân chủ quan: • Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thiếu tự tin ở giới trẻ là họ tự nghĩ rằng mình kém, không tin tưởng vào nội lực, khả năng và cả hình thức bên ngoài của mình. CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP Để giải quyết tình trạng thiếu tự tin của sinh viên, nhóm chúng tôi đưa ra một số biện pháp như sau: • Nhà trường nên tổ chức nhiều cuộc hội thảo nghiên cứu khoa học, các hoạt động giao lưu giữa các trường • Tổ chức các buổi thảo luận, gặp gỡ giữa sinh viên với những người thành đạt, những doanh nhân. • Tạo điều kiện cho sinh viên phát huy năng lực của mình thông qua các cuộc thi. • Nên tăng thêm các buổi thuyết trình, giúp sinh viên nâng cao kiến thức cùng với khả năng nói trước đám đông, cũng như kĩ năng giao tiếp. • Quan trọng là sinh viên phải nhận rõ ưu, nhược điểm của mình đồng thời tìm cách phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, nâng cao sự tự tin của chính mình. • Các sinh viên phải khắc phục yếu điểm về tâm lý, để tạo cơ hội cho bản thân. Mục Lục     !"#$%&'(')*+'! ,-#).)! ,/-01&(1! ,/-01&(2#$! -34567849:;<=>4?@, AB+C&DEF, .2G*F&G&#$HI, J1, -01'KLMN /KLMN /..'DOB0P !/Q)RS !TU3V W0X.YFV W0ZYF[ ,7@7-\-[ . CÁO ĐỀ TÀI : KHẢO SÁT VỀ SỰ TỰ TIN CỦA SINH VIÊN NHÓM 13 MÃ MỸ ANH NGUYỄN NỮ NGUYỆT MINH ĐINH THỊ HÀ THANH LÊ THỊ THỦY NGUYỄN THỊ THÙY VIÊN BẢN BÁO CÁO ĐỀ TÀI : KHẢO SÁT VỀ SỰ TỰ TIN CỦA SINH VIÊN CHƯƠNG. nguyên của các vấn đề trên là do thiếu tự tin, “ căn bệnh” chung của các bạn trẻ và “Bản khảo sát về tự tin của sinh viên mà chúng tôi đưa ra nhằm đáp ứng mục tiêu sau đây: 2. Mục tiêu: Đề tài. độ quan tâm của sinh viên đối với sự tự tin trong giao tiếp • Về ích lợi do sự tự tin trong giao tiếp đem lại, ta thấy: Số đông các sinh viên đều cảm thấy lợi ích nhiều nhất mà sự tự tin đem lại

Ngày đăng: 31/07/2014, 00:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

  • 1. Cơ sở hình thành nghiên cứu:

  • 2. Mục tiêu:

  • 3. Đối tượng, đơn vị và phạm vi nghiên cứu:

  • 4. Phương pháp nghiên cứu:

  • 4.1) Phân tích định tính:

  • 4.2) Phân tích định lượng:

  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MẪU ĐIỀU TRA VÀ KẾT QUẢ:

  • 1. Mô tả mẫu điều tra:

  • 1.1 Các loại thang đo được sử dụng:

  • 1.2 Giới tính:

  • 2. Phân tích và nhận xét:

  • 2.1) Nhận xét chung:

  • 2.2) Đánh giá về bản thân:

  • 2.3) Góp ý:

  • CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN

  • 1. Nguyên nhân khách quan:

  • 2. Nguyên nhân chủ quan:

  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan