1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình-Truyền giống nhân tạo vật nuôi - chương 3 ppsx

21 1.4K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

76 Chương III KIỂM TRA PHẨM CHẤT TINH DỊCH Kiểm tra phẩm chất tinh dịch có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý, sử dụng đực giống. Bởi vì, kiểm tra phẩm chất tinh dịch cho phép đánh giá phẩm chất giống, sức sản xuất của con đực để định ra chế độ nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp. Đồng thời, kiểm tra phẩm chất tinh dịch là cơ sở để xác định mức pha loãng tinh dịch và góp phần chẩn đ oán, ngăn ngừa một số bệnh của đường sinh dục 1. Các chỉ tiêu kiểm tra phẩm chất tinh dịch 1.1 Các chỉ tiêu kiểm tra thường xuyên 1.1.1 Lượng tinh (ký hiệu V, đơn vị tính ml) Lượng tinh là thể tích tinh dịch bài xuất tối đa trong một lần xuất tinh. Chỉ tiêu này cho biết sức sản xuất của đực giống. Lượng tinh ở các loài gia súc khác nhau thì khác nhau. Ví dụ, lượng tinh trung bình của một số loài gia súc, như sau: Lợn đực nội: 200-300ml; Lợn đực ngoại: 300-500ml; Bò: 4-5 ml; Ngựa: 70-100 ml; Dê, cừu: l-2ml; Gà trống: 0,8 ml; Gà tây: 0,3 ml; Chó: loạn; Mèo: 0,01-0,3 ml; Thỏ: 0,7-1 ml. Lượng tinh thay đổi theo loài và ngay trong cùng một loài cũng thay đổi theo tình trạng sinh lý, cá thể, giống, tuổi, thể chất cơ thể, tình trạng vệ sinh, bệnh tật, chế độ nuôi dưỡng, chế độ sử dụng (khai thác) và kỹ thuật khai thác. Lượng tinh thu được là một chỉ tiêu để đánh giá sức sản xuất của một con đực. Ở những loài thụ tinh tử cung (ngựa, lợn, chó), lượng tinh thường nhiều và nồng độ tinh trùng thấp dịch dịch loãng). Trái lại, nh ững loài thụ tinh âm đạo (bò, cừu, thỏ) thì lượng tinh ít, nồng độ tinh trùng cao (tinh dịch đậm đặc). Dưới đây, chúng ta chỉ xem xét một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới lượng tinh. * Giống: Thường thì các giống ngoại, giống lai có tầm vóc cơ thể lớn hơn sản sinh ra lượng tinh cũng nhiều hơn so với các giống nội có tầm vóc cơ thể nhỏ. Ngay trong cùng mộ t giống, thông thường những cá thể có khối lượng cơ thể lớn hơn, lượng tinh cũng nhiều hơn. * Tuổi: Lượng tinh phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển cơ thể. Ở thời kỳ hậu bị, dịch hoàn và các tuyến sinh dục phụ chưa phát triển hoàn chỉnh nên lượng tinh ít hơn so với gia súc ở tuổi trưởng thành, khi các tuyến sinh dục phụ và dịch hoàn phát triển hoàn ch ỉnh. Các kết quả thí nghiệm của Ilinscaia và M. PHrer (1975) cho thấy, lượng tinh của lợn đực ở giai đoạn 7 tháng tuổi bình quân 120 ml, nhưng ở 8 tháng tuổi là 150ml. Kết quả nghiên cứu của Trần Thế Thông và cộng sự (1976) trên lợn đực giống Móng Cái cho thấy: ở 7 tháng tuổi, lượng tinh khai thác bình quân 110 ml, nhưng ở 8 tháng tuổi lượng tinh là 144,3ml. * Chế độ sử dụng: có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sản suất tinh dịch của gia 77 súc. Với chế độ sử dụng hợp lý, lượng tinh khai thác đạt được tối đa và ngược lại, chế độ khai thác không hợp lý sẽ làm giảm rõ rệt lượng tinh. Các kết quả nghiên cứu trên lợn của của Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (Viện chăn nuôi) cho thấy: Chế độ lấy tinh 4-5 ngày/lần, lượng tinh đạt từ 150-200ml; 2-3 ngày/1ần, lượng tinh đạt từ 60-l00ml; lấy tinh hàng ngày (một lần/ngày), lượng tinh đạt từ 50-60ml và 2 lần/ngày, lượng tinh đạt từ 20-50ml. * Kỹ thuật lấy tinh: ảnh hưởng trực tiếp tới lượng tinh trong một lần khai thác. Yếu tố này phụ thuộc chủ yếu vào thao tác của người khai thác tinh. Muốn khai thác được tối đa sản phẩm tinh dịch thì các thao tác kỹ thuật trong khi khai thác tinh dịch phải thuần thục, chính xác, tạo cho con vật có cảm giác như đang giao phối trong điều kiện tự nhiên. Mặt khác, các dụng cụ khai thác tinh (ví dụ như âm đạo giả) cũng phải có đầy đủ các điều kiện như trong giao phối tự nhiên với con cái động dục (nhiệt độ, áp suất độ mềm, độ nhớt ). 1.1.2 . Màu sắc Phần lớn các loài động vật, tinh dịch có màu trắng đục, trắng sữa và đôi khi có màu vàng ngà hoặc trắng sữa hơi ánh xanh (như tinh dịch trâu). Độ đục củ a tinh dịch phản ánh nồng độ tinh trùng trong đó. Tinh dịch có nồng độ tinh trùng loãng thường có màu sáng. Tinh dịch các loài gia súc khác nhau có màu sắc khác nhau: Tinh dịch bò có màu trắng, đặc như sữa. Cá biệt có màu vàng do Riboflavin trong thức ăn. - Tinh dịch ngựa có màu đục mờ hoặc trắng đục và được tạo thành 3 phần: Phần đầu tiên là nước, chỉ chứa rất ít tinh trùng; phần thứ hai có màu sáng, chứa số lượng lớn tinh trùng; phần thứ ba có dạng nhầy, là sản phẩ m bài tiết của tuyến tiền liệt và Cowper. -Tinh dịch lợn có màu trắng trong hoặc trắng đục, có hàm lượng lớn gelatin, chứa một số lớn những hạt vẩn, đóng cục lổn nhổn, có nguồn gốc từ tuyến Cowper. Những hạt vẩn này được tụ lại dưới đáy bình khi tinh dịch được để yên tĩnh. Trong giao phối tự nhiên, những hạt này được kết tụ trong âm đạo, tạo thành một khối đặc, hình nón cụt dài khoảng 15cm và thể tích khoảng 30ml. Chính khối đặc này bịt lấp cổ tử cung không cho tinh trùng chảy ra ngoài sau khi giao phối. - Tinh dịch cừu có màu trắng sữa, đặc hơn tinh dịch bò. Sự bất bình thường về màu sắc của tinh dịch có thể do các nguyên nhân bệnh lý hoặc thức ăn gây nến. Người ta có thể căn cứ vào màu sắc của tinh dịch để chẩn đoán tình trạng sinh lý đường sinh dục con đực. Ví dụ: - Tinh dịch có màu hồng hoặc màu đỏ có thể là do bị nhiễm máu hoặc do uống phenonthiazin kéo dài. Tinh dịch có màu hồng có thể do nhiễm máu, do viêm nhiễm đường sinh dục mới xảy ra. Tinh dịch có màu nâu có thể do viêm nhiễm đường sinh dục đã lâu, máu đã bị thoái hóa. - Tinh dịch có các hạt màu vàng hoặc xanh có thể do đường sinh dục bị viêm nhiễm sinh mủ, thường xoang qui đầu bị viêm nhiễm. 78 - Tinh dịch có màu sắc không đồng nhất có thể do bị nhiễm nước tiểu hoặc nước lã. - Tinh dịch có màu xanh nhạt có thể do nồng độ tinh trùng thấp hoặc do uống xanh Methylen. Như vậy, màu sắc tinh dịch là một trong những căn cứ ban đầu để đánh giá phẩm chất tinh dịch và tình trạng bệnh lý của con đực. Tinh dịch có độ đục cao, độ đậm đặc lớn có thể sơ b ộ kết luận nồng độ tinh trùng cao, ngược lại tinh dịch loãng, màu nhạt thì nồng độ tinh trùng thấp. 1.1. 3 . Mùi Bình thường tinh dịch có mùi hăng hoặc tanh đặc biệt. - Nếu có mùi khai, thường do bị lẫn nước tiểu. - Nếu có mùi hôi thối, thường do dường sinh dục bị viêm nhiễm. 1.1.4 . Độ vẩn Trong tinh dịch, tinh trùng luôn vận động. Quá trình vận động của tinh trùng kẻo sự chuyển động củ a các thành phần khác có trong tinh dịch như: các hạt keo protein, keo lipit gây ra sự chuyển động hỗn độn tạo nên độ vẩn của tinh dịch (như vấn mây). Cân cứ vào độ vẩn của tinh dịch có thể đánh giá nồng độ tinh trùng. Người ta thường sử dụng thang điểm ký hiệu bằng dấu cộng (+) đế biểu thị độ vẩn của tinh dịch. ứng với mỗi mức độ biểu th ị của dấu cộng là một mức độ biểu thị nồng độ của tinh trùng. Bảng 3.1. Thang điểm đánh giá nồng độ tinh trùng dựa vào độ vẩn tinh dịch Mức đ ộ biểu th ị Mức đ ộ vẩn Nồn g đ ộ tinh trùn g + + + + + Rất nhiều Cao + + + + Nhiều Cao + + + Trun g bình Trun g bình ++ Ít Thấp + Loãn g Thấ p 1.1.5. Độ pH Độ pH của tinh dịch thay đổi theo loài động vật: Tinh dịch bò chất lượng tốt có pH giao động từ 6,5-6,8. Nó có thể đạt tới trung tính và ngay cả hơi kiềm khi chất tiết của tuyến sinh dục phụ tăng. Ở cừu, pH trung bình của tinh dịch là 6,85. Nó trở nên kiềm ở những cá thể ít có khả năng thụ thai hoặc vô sinh. Tinh dịch có nồng độ tinh trùng cao thì độ axit cao hơn và pH có thể đạt t ới 5,9. Ở ngựa, pH của tinh dịch giao động từ: 6,2-7,8; ở lợn: 7,2-7,5; ở chó: 6,67-6,76; ở thỏ: 6,8-7,5 và ở gà: 6,8-8,4. Sau khi ra khỏi cơ thể, nguồn năng lượng chính của tinh trùng dựa vào sự thủy phân đường. Người ta nhận thấy rằng, những mẫu tinh dịch có nồng độ tinh trùng cao 79 và giầu fructose thể hiện sự giảm pH nhanh chóng do sự tích tụ axit lactic sau khi phân giải fructose. Như vậy, tốc độ tăng axit trong tinh dịch sau khi phóng ra có ý nghĩa để đánh giá chất lượng tinh dịch. Do đó, xác định pH có thể mang tới giá trị bổ sung để đánh giá phẩm chất tinh dịch. Tuy nhiên, xác định giá trị pH ngay sau khi khai thác cũng có thề chẩn đoán được một số tình trạng bênh lý và dinh dưỡng của con đực: - Trường hợp pH quá toan so với mứ c chung của loài có thể do đường sinh dục bị viêm nhiễm, quá trình viêm nhiễm sẽ sinh ra nhiều ton H+ làm cho pH giảm ( phần lớn do viêm nhiễm tuyến tiền liệt). - Ngược lại, pH quá kiềm so với mức chung của loài có thể do khẩu phần ăn có nhiều thành phần thô gây nên. Trong trường hợp này cần điều chỉnh khẩu phần ăn của con giống cho phù hợp. 1.1.6. Hoạt lực của tinh trùng (ký hiệu A) Hoạ t lực của tinh trùng là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá phẩm chất tinh dịch. Chỉ tiêu này nói lên sức sống và khả năng vận động của tinh trùng sau khi ra khỏi cơ thể. Hoạt lực của tinh trùng được tính bằng tổng số tinh trùng còn khả năng vận động tiến thẳng so với tổng số tinh trùng có trong tinh dịch. Vận động tiến thẳng của tinh bao gồm: chuyển động tiến về phía tr ước, chuyển động xoay quanh trục thân tạo thành véc tơ hướng tới phía trước. Để đánh giá chỉ tiêu hoạt lực của tinh trùng, người ta thường sử dụng kính hiển vi có độ phóng đại từ 400-600 lần. Nhiều nước đã sử dụng kính hiển vi đặc biệt có lắp hệ thống phóng hình lên màn ảnh để quan sát. Phương pháp này cho độ chính xác cao hơn. Hoạt lực của tinh trùng được đánh giá dựa vào thang đi ểm của Milovanop cụ thể như sau: Bản 3.2. Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng Hoạt lực (A) 1 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 Tỷ lệ tinh trùng tiến thẳn g ( % ) 95-100 85-95 75-85 65-75 55-65 45-55 35-45 25-35 1 5-25 5-15 Tinh dịch có phẩm chất tốt là tinh dịch có hoạt lực tinh trùng cao hay nói cách khác là tinh dịch có tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng cao. - Chỉ tiêu hoạt lực tinh trùng phải được tiến hành kiểm tra ngay sau khi lấy tinh 1 5 phút và ở nhiệt độ xấp xỉ nhiệt độ cơ thể. Nếu tinh dịch được bảo tồn ở nhiệt độ thấp hoặc khai thác trong điều kiện khí hậu lạnh (mùa đông) thì trước khi kiểm tra ph ải đưa nhiệt độ tinh dịch lên 37oc sau đó mới tiến hành kiểm tra. - Đối với tinh dịch một số loài gia súc có nồng độ tinh trùng cao như trâu, bò, dê khi tiến hành kiểm tra hoạt lực tinh trùng người ta có thể pha loãng tinh dịch 80 trong nước muối sinh lý, rồi tiến hành kiểm tra hoặc người ta chỉ căn cứ vào mức độ rung động (chuyển động của tinh trùng trong tinh dịch tạo thành sóng) của vi trường để đánh giá. Nếu bề mặt tinh dịch rung động nhiều chứng tỏ tinh trùng hoạt động tết, ngược lại nếu bề mặt ít rung động chứng tỏ tinh trùng hoạt động yếu. Tinh dịch được coi là có chất lượng t ốt phải có ít nhất 65-75% số tinh trùng vận động tiến thẳng. Khi các lần phóng tinh liên tiếp, vận động của tinh trùng ở lần phóng tinh thứ 2 thường tết hơn lần phóng tinh thứ nhất. 1. 2. Các chỉ tiêu kiểm tra định kỳ 1.2.1 . Sức kháng của tinh trùng (ký hiệu R) Đây là chỉ tiêu đánh giá sức đề kháng của tinh trùng trong điều kiện môi trường bất lợi (điều kiện môi trường xấu). Cơ sở khoa học để đánh giá sức đề kháng của tinh trùng là độ bền màng lipoprotein của tinh trùng dưới tác động của dung dịch NaCl ưu trương. Thông thường để kiểm tra chỉ tiêu này người ta sử dụng dung dịch NaCl 1 %. Theo Milovanop (1963), sứ c kháng của tinh trùng được kiểm tra bằng việc thêm dần dung dịch muối NaCl 1% vào trong tinh dịch đến khi tinh trùng ngừng hoạt động, khi đó sức kháng được đánh giá bằng công thức: Trong đó: R: sức kháng của tinh trùng. V: thể tích dung dịch NaCl 1% làm chết tinh trùn g (ml) . v: thể tích tinh dịch sử dụng để kiểm tra (ml) Dựa vào đặc điềm tinh dịch từng loài gia súc, người ta có các phương pháp kiềm tra sức kháng sau: * Phương pháp hai lọ (áp dụng với tinh dịch lợn) Phương pháp kiểm tra như sau: dùng ống hút hút 0,01 mltinh dịch nguyên cho vào lọ I đã chứa sẵn 5 ml NaCl 1% , dùng đũa thuỷ tinh sạch khuấy nhẹ, lắ c đều. Như vậy, tinh dịch ở lọ thứ nhất đã được pha loãng 500 lần. Hút 0,5 ml dung dịch ở lọ I cho vào lọ II đã chứa sẵn 0,5 ml NaCl 1%, sau đó dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ, lắc đều ở lọ II tinh dịch .được pha loãng 1000 lần. Lấy một giọt dung dịch ở lọ II đưa lên kính hiển vi để quan sát. Nếu thấy tinh trùng vẫn còn hoạt động thì ta lại cho thêm 0,1 ml NaCl 1% vào trong lọ II, lắc nhẹ , khuấy đều, rồi lại lấy 1 giọt dung dịch ở lọ II đưa lên kính hiển vi quan sát. Nếu thấy tinh trùng vẫn còn hoạt động, thì tiếp tục cho thêm 0,1 mi NaCl 1% vào lọ II và các bước thao tác được làm như trên cho đến khi tất cả tinh trùng ngừng hoạt động thì dừng lại. Lúc đó, sức kháng của tinh trùng được tính theo công thức: R = r o + n.r Trong đó: r o là mức pha loãng tinh trùng tại thời điểm kiểm tra đầu tiên r là mức pha loãng sau mỗi lần cho thêm 0,1 ml dung dịch NaCl 1% . 81 n là số lần cho thêm 0,1 ml đung dịch NaCl 1% . Trong trường hợp của ví dụ trên thì r o = 1000 và r = 100. Như vậy sức kháng của tinh trùng trong trường hợp này là : R = 1000 + n . 100 = 100 (10 +n) Sơ đồ xác định sức kháng bằng phương pháp 2 lọ * Phương pháp ba lọ: Thường được sử dụng để kiểm tra sức kháng tinh trùng của những tinh dịch có nồng độ đậm đặc như tinh dịch trâu, bò, dê. Sơ đồ xác định sức kháng bằng phương pháp 3 lọ Hút 0,01 ml tinh dịch nguyên cho vào lọ I chứa 5ml dung dịch NaCl 1 % , khuấy nhẹ, lắc đều cho tinh dịch hòa tan vào nước muối. Như vậy, ở lọ I tinh dịch được pha loãng 500 lần. Hút lưu dung dịch ở lọ I cho vào lọ II đã chứa sẵn lưu NaCl _l%, lắc nhẹ, khuấy đều. Lúc này, tinh dịch trong lọ II được pha loãng 1000 lần. Lấy O,5ml dung dịch ở lọ II cho vào lọ III đã có sẵn 0,5 ml NaCl 1%, lắc nhẹ, khuấy đều. Tinh dịch ở lọ III được pha loãng 2000 lần. Lấy một giọt dung dịch ở lọ III đưa lên kính hiển vi để quan sát, nếu vẫn thấy còn tinh trùng hoạt động thì cho thêm 0,1 ml dung dịch NaCl 1% vào, lắc nhẹ, khuấy đều rồi lại đưa lên kính hiển vi quan sát. Cứ tiến hành như vậy cho đến khi không còn tinh trùng hoạt động nữa thì dừng lại. Lúc đó, sức kháng của tinh trùng được tính theo công thức sau: R = r o + rn Trong đó: - R: là sức kháng của tinh trùng. - r o : là độ pha loãng tại thời điểm kiểm tra đầu tiên (ở ví dụ này, r o = 2000 lần) 82 - r: là mức pha loãng sau mỗi lần cho thêm 0,1 ml dung dịch NaCl 1% (trong ví dụ này, r = 200 lần). - n: là số lần cho thêm 0,1 ml dung dịch NaCl 1% đến khi tinh trùng chết hết Như vậy, trong ví dụ này, sức kháng của tinh trùng là: R = 2000 + 200.n = 200 (l0 + n) 1.2.2. Sức kháng thẩm thấu của tinh trùng (R o ) Nguyên tắc xác định R o là dựa trên sự đánh giá sức chịu đựng của tinh trùng đối với dung dịch NaCl nhược trương trong 3 giờ, nếu sức hoạt động còn tốt, chứng tỏ chất lượng tinh dịch tốt Đối với tinh dịch lợn dùng NaCl 0,8%, với tinh dịch bò dùng NaCl 0,6%. Để xác định Ro, trước hết cần xác định "Tổng hoạt lực" ∑ )( A của tinh trùng trong NaCl nhược trương bảo tồn sau 3 giờ và đánh giá, phân loại chất lượng tinh dịch theo R o . Để kiểm tra Ro của tinh dịch lợn người ta dùng 1 mi tinh dịch nguyên mới khai thác pha trong 4 ml dung dịch NaCl 0,8% (mức pha loãng 1 :4), bảo tồn ở ôn độ phòng, kiểm tra hoạt lực qua các thời điểm: 0, 1, 2, 3 giờ. Cộng 4 giá trị A tại các thời điểm kiểm tra lại ta được ∑ )( A , đối chiếu với bảng tính sẵn sau để có Ro. Bảng 3.3. Bản tính sẵn Ro của tinh dịch lợn ΣA Ro ΣA Ro Σ A Σ A Ro ΣA Ro 0,1 0,434 1,1 1,598 2,1 2,763 3,1 3,927 0,12 0,550 1,2 1,715 2,2 2,879 3,2 4,044 0,3 0,667 1,3 1,831 2,3 2,996 3,3 4,160 0,4 0,783 1,4 1,948 2.4 3,112 3,4 4,277 0,5 0,899 1,5 2,064 2,5 3,228 3,5 4,393 0,6 1,016 1,6 2,180 2,6 3,346 3,6 4,509 0,7 1,132 1,7 2,297 2,7 3,461 3,7 4,626 0,8 1,249 1,8 2,413 2,8 3,574 3,8 4,742 0,9 1,369 1,9 2,530 2,9 3,694 3,9 4,859 1,0 1,482 2,0 2,646 3,0 3,81 1 4,0 4,975 Sau khi có Ro, có thể phân loại chất lượng tinh dịch lợn như sau: Kém: Ro - 0,5- 1,00; Yếu: Ro = 1,01 - 1,50; Trung bình: Ro = 1,51 -2,00; Khá: Ro = 2,01 -2,50; Tốt: Ro > 2,50 1.2.3. Nồng độ tinh trùng (ký hiệu là C) Nồng độ tinh trùng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá phẩm chất tinh dịch. Đối với đực giống trong cùng một giống, tinh dịch của cá thể nào có nồng độ tinh trùng cao thì phẩm chất tinh dịch tết và ngược lại. 83 Có nhiều phương pháp xác định nồng độ tinh trùng, trong đó phổ biến nhất là phương pháp: sử dụng buồng đếm hồng, bạch cầu, ống Karas và máy so màu quang điện. Để xác định nồng độ tinh trùng, người ta dựa vào sự pha loãng tinh dịch trong một môi trường có thể giết chết tinh trùng. Môi trường thường dùng là NaCl 3% hoặc fomlaldehyd (formone) 1%. Tỷ lệ pha loãng tinh dịch phụ thuộc vào nồng độ tinh trùng. Người ta khuyên pha loãng 1/100 đối với tinh dịch bò; 1/200 đố i với tinh dịch cừu dê; từ 1/10 đến 1/20 đối với tinh dịch ngựa, lợn và chó. Hiện nay, có 3. kiểu buồng có thể sử dụng để xác định nồng độ tinh trùng: - Buồng đếm hồng, bạch cầu kiểu Toma. - Buồng đếm hồng, bạch cầu kiểu Goriaep. - Buồng đếm hồng, bạch cầu kiểu Neubauer. Trong đó buồng đếm hồng, bạch cầu kiểu Neubauer được sử dụng phổ biến nhất. * Giới thiệu buồng đêm hồng bạch cầu kiểu Neubauer - Cấu tạo: Bề mặt buồng đếm được chia thành nhiều ô bé, các ô bé được phân bố đều trong các ô lớn. Trong mỗi ô lớn có chứa 16 ô bé; mỗi ô bé có chiều dài là: 1120 mui (0,05 mm), chiều rộng là: 1/20 mm (0,05 mm và độ sâu là 1/10 mm). - Cách đêm: Đếm tinh trùng trong 80 ô bé thuộc 5 ô lớn ở vị trí 4 góc và một ô ở trung tâm của buồng đế m. Số tinh trùng đếm được trong 80 ô là lượng tinh trùng có trong một đơn vị thể tích bằng: (l/20 x 1/20 x l/10) mm 3 x 80 = l/50mm 3 ,.từ đó tính được số lượng tinh trùng có trong lcm 3 (1ml) tinh dịch. 84 * Các bước tiến hành xác đình nồng độ tinh trùng bằng buồng đêm Neubauer - Chuẩn bị dụng cụ : + Kính hiển vi có độ phóng đại 200- 400 lần. + Dung dịch NaCl 3% tinh khiết để giết chết tinh trùng. + Buồng đếm hồng, bạch cầu kiểu Neubauer. + Ống pha loãng hồng hoặc bạch cầu đã được vô trùng khô (Đối với tinh dịch trâu, bò, sử dụng ống pha loãng hồng c ầu; tinh dịch lợn, sử dụng ống pha loãng bạch cầu). + Lamelle kính mỏng để đậy lên mặt buồng đếm. - Thao tác: Lắp lamelle kính đã được làm sạch, khô lên mặt buồng đếm. Dùng ống pha loãng bạch cầu hút tinh dịch đến vạch 0,5 (hoặc vạch l,0), sau đó hút tiếp dung dịch NaCl 3% đến vạch 11 . Chú ý, không được để có bọt khí trong ống pha loãng hồng, bạch cầu trong quá trình hút. Nếu có bọt khí phải súc rử a sạch ống pha loãng và làm lại. Bịt hai đầu ống pha loãng bằng ngón tay cái và ngón giữa, lắc nhẹ từ 5-6 lần cho tinh dịch trộn đều với dung dịch NaCl 3%. 85 Nếu hút tinh dịch đến vạch 0,5 thì mức độ pha loãng là 20 lần, nếu hút tinh dịch đến vạch 1,0 thì mức độ pha loãng 10 lần. Bỏ đi vài giọt dung dịch ở phần ống dẫn phía dưới (khoảng 4-5 giọt dung dịch NaCl 3% không có tinh trùng), nhỏ hỗn hợp này vào trong buồng đếm (thực tế người ta chỉ cần kề miệng của ống pha loãng bạch cầu vào cạnh lamelle kính thì tự nhiên dung dịch được hút đầy vào các ô củ a buồng đếm) sau đó đưa lên kính hiển vi có độ phóng đại từ 200 - 400 lần để đếm. - Nguyên tắc đêm: + Dựa vào đầu tinh trùng để đếm, chỉ đếm những tinh trùng có một trong các ô qui định. + Không đếm lặp lại, không bỏ sót. + Số tinh trùng được xác định trong từng ô bé là số tinh trùng có đầu nằm trong trong từng ô đó và có đầu nằm bên cạnh bên phía bên trái và cạnh trên. Số tinh trùng trong từng ô lớn được đếm theo theo thứ tự từ trên xuống theo hình zic-zac. Nồng độ tinh trùng được tính theo công thức: Trong đó: C: nồng độ tinh trùng trong tinh dịch. n: Số tinh trùng đã đếm được. D: mức độ pha loãng tinh dịch. p: độ sâu buồng đếm (mm) N: Tổng số ô con đã đếm ( 80 ô) Để đơn giản hoá cách tính nồng độ tinh trùng ở trâu, bò, người ta hút tinh dịch [...]... loài động vật Bảng 3 7 Tiêu chuẩn tinh dịch ở một số loài vật nuôi của Việt Nam Chỉ tiêu Lợn nội Lợn ngoại Trâu Màu sắc Trắng đục Trắng sữa Trắng đục Mùi Hăng tanh Hăng tanh pH 7, 2-7 ,5 Vmin Amin Bò Dê, cừu Trắng sữa Hăng tanh Trắng đục hoặc vàng ngà Hăng tanh 7, 2-7 ,5 6, 7-7 ,0 6, 2-6 ,9 6, 5-7 ,2 >100 >200 ml 2 -3 4-5 0, 8-1 ,3 0,7 0,7 0,7 0,7 0,7 Cmin (triệu/ml) 2 5 -3 0 25 0 -3 00 700 1000 30 00 Rmin 1500 30 00 10.000... với môi trường kia (theo tỷ lệ %) Bảng 3. 5 Cách ghi chép và tính toán Sa Ngày kiếm tra 2 0-1 2 1-1 2 2-1 2 3- 1 Giờ kiểm tra T (thời gian bảo tồn) (giờ) 8.00 1 6.00 8.00 14.00 8.00 16.00 8.00 Môi trường A Môi trường B 4 12 11 12 13 12 8 0 8 24 30 48 56 72 t a at 0,8 3. 2 07 8,4 0,6 6,6 0,5 6,0 0 ,3 3,9 012 2,4 0 0 Sa = Σa.t = 30 ,5 a at 0,8 3. 2 0,7 8,4 05 5,5 0 ,3 3,6 01 1 ,3 0 0 0 0 Sa = Σa.t = 22.0 Qua bảng tính... 42,0 65 225 112,5 75.0 56,2 45,0 60 245 122,5 81 ,6 61,2 49,0 55 265 132 ,5 88 ,3 66,2 53, 0 50 295 147,5 98 ,3 73, 7 59,0 45 33 5 167,5 111,6 83, 7 67,0 40 37 5 187,5 125,0 93, 7 75,0 35 425 212,5 141.6 106,2 85,0 30 485 242,5 161,6 121,2 97,0 25 555 277,5 1 85,0 130 ,0 111,0 20 635 31 7,5 211,6 158,2 127,0 87 Hình 3. 6 Nguyên lý, cấu tạo của máy so màu quang điện 1 2.4 Tỷ lệ kỳ hình (K%) Tinh trùng kỳ hình là... Bảng 3. 4 Bảng đối chiêu dùng cho ống Kara (sử dụng cho tinh dịch lợn) Nồng độ tinh trùng (106/ml) qua các mức pha loãng Bảng số trên 1/10 2/1 0 3/ 1 0 4/10 5/10 Ống Karas 95 135 67,5 45.0 33 ,7 27,0 90 150 75,5 50,0 37 ,5 30 ,0 85 165 82,5 55,0 41,2 33 ,8 80 180 90,0 60,0 45,0 36 ,0 75 195 97,5 65,0 48,7 39 ,0 70 210 105,0 70,0 52,5 42,0 65 225 112,5 75.0 56,2 45,0 60 245 122,5 81 ,6 61,2 49,0 55 265 132 ,5... đánh giá chất lượng tinh dịch: - Tốt: nếu thời gian phai màu dưới 10 phút - Khá: nếu thời gian phai màu từ 1 0-2 0 phút - Trung bình: thời gian phai màu từ 2 0 -3 0 phút 92 - Kém: thời gian phai màu quá 30 phút 1 2.7 Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một liều xuất tinh (VAC) Chỉ tiêu này dùng đánh giá khái quát chất lượng tinh dịch và năng lực sản xuất tinh trùng của một đực giống Chỉ tiêu này là tích số... 80oC, lọc 3 lần, chứa trong lọ màu, bảo quản nơi mát để sử dụng trong 7-1 0 ngày] b/ Tinh trùng chết không nhuộm màu: Hỗn hợp tinh dịch với dung dịch xanh anilin theo tỷ lệ: 1 :l 0-2 0 Phiết kính hỗn hợp này, hơ nóng cho khô Đặt tiêu bản lên kính hiển vi có độ phóng đại 400 - 600 lần, đếm tổng số 30 0-5 00 tinh trùng và tính tỷ lệ tinh trùng chết (tinh trùng không bắt màu) Tỷ lệ tinh trùng sống = 100 - % tinh... Đếm tổng số 30 0-5 00 tinh trùng, phát hiện, phân loại và tính tỷ lệ tinh trùng bị hỏng hoặc có khuyết tật với acrosome c/Kiểm tra chậm bằng dung dịch Giemsa Phiết kính một giọt tinh dịch Hong khô trong không khí Thời gian từ lúc phiết kính đến khi nhuộm tiêu bản như sau: Tinh dịch bò: trong vòng 2 giờ; lợn: 1 giờ; ngựa: 1 0 -3 0 phút; chó: 1 giờ; mèo, thỏ: 30 phút-l giờ Cố định tiêu bản 30 phút trong... Karas cho tới vạch 1- 00 và để lắng một thời gian, sau đó tiến hành đọc kết quả Khi đọc kết quả cần chú ý: - Đặt một tờ giấy trắng phía sau ống Karas cho dễ quan sát - Sử dụng nguồn sáng nhân tạo (như bóng điện, đèn chiếu) chiếu từ phía sau ống thì dễ quan sát hơn - Nếu tinh dịch loãng thì phải thay đối lại tỷ lệ pha loãng (có thể pha loãng theo tỷ lệ: 1ml TD/9ml NaCl; 2ml TD/8ml NaCl; 3ml TD/7ml NaCl... đực giống từ 30 tỷ trở lên; đối với bò đực từ 4 tỷ trở lên; đối với trâu đực từ 3 tỷ trở lên là tốt 1.2.8 Đánh giá tỷ lệ sống, chết của tinh trùng Chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên khả năng thấm thuốc nhuộm hay không thấm thuốc nhuộm của màng tinh trùng Có 2 phương pháp đánh giá: a/ Tinh trùng chết bị nhuộm màu: Đặt một giọt tinh dịch lên phiến kính khô, sạch, ấm Giỏ 1 -2 giọt hỗn hợp eosin-nigrosin... đương 1150 mm3) là n, thì số tinh trùng có trong lần tinh dịch pha loãng là n.50.lo3 và nồng độ tinh trùng trong lần tinh nguyên là: C = n.50.l 03. 20 = n.106 hay C = n 106 Như vậy, mỗi tinh trùng đếm được trong buồng đếm đại diện cho một triệu tinh trùng trong 1 mi tinh dịch * Chú ý: Trong trường hợp sử dụng ống pha loãng hồng cầu: - Nếu hút tinh dịch đến vạch 0,5 sau đó hút dung dịch NaCl 3% đến vạch . 0, 434 1,1 1,598 2,1 2,7 63 3,1 3, 927 0,12 0,550 1,2 1,715 2,2 2,879 3, 2 4,044 0 ,3 0,667 1 ,3 1, 831 2 ,3 2,996 3, 3 4,160 0,4 0,7 83 1,4 1,948 2.4 3, 112 3, 4 4,277 0,5 0,899 1,5 2,064 2,5 3, 228 3, 5 4 ,39 3 0,6. 4 ,39 3 0,6 1,016 1,6 2,180 2,6 3, 346 3, 6 4,509 0,7 1, 132 1,7 2,297 2,7 3, 461 3, 7 4,626 0,8 1,249 1,8 2,4 13 2,8 3, 574 3, 8 4,742 0,9 1 ,36 9 1,9 2, 530 2,9 3, 694 3, 9 4,859 1,0 1,482 2,0 2,646 3, 0 3, 81. Bản 3. 2. Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng Hoạt lực (A) 1 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4 0 ,3 0,2 0,1 Tỷ lệ tinh trùng tiến thẳn g ( % ) 9 5-1 00 8 5-9 5 7 5-8 5 6 5-7 5 5 5-6 5 4 5-5 5 3 5-4 5 2 5 -3 5

Ngày đăng: 30/07/2014, 23:21

Xem thêm: Giáo trình-Truyền giống nhân tạo vật nuôi - chương 3 ppsx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN