Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
480,1 KB
Nội dung
97 Chương IV PHA LOÃNG, BẢO TỒN, VẬN CHUYỂN TINH DỊCH Pha loãng, bảo tồn nhằm mục đích tăng thể tích tinh dịch, kéo dài thời gian sống của tinh trùng ngoài cơ thể. Do đó, góp phần nâng cao sức sản xuất của đực giống, nhất là đối với những đực giống tốt và rộng bán kính gieo tinh. Ví dụ: ở bò, lượng tinh trong một lần xuất tinh là 5ml, nếu pha loãng 10 lần sẽ phối được cho 10 bò cái. Ở lợn nội: Lượng tinh một lần xuất bình thường là 250ml, n ếu pha loan 4 lần sẽ phối được cho 30 lợn nái với liều phối 30 ml/con/11iều. Ngoài ra, nếu để tinh dịch nguyên trong điều kiện bình thường ở bên ngoài cơ thể, tinh trùng chỉ sống được từ 6- 12 giờ, nhưng đem pha loãng và đưa vào bảo tồn trong điều kiện môi trường thích hợp, tinh trùng có thể sống được vài ngày, vài tháng, vài năm và thậm chí có thể lâu hơn. Hiện nay, người ta có thể bảo tồn tinh dịch của m ột số giống động vật quí. hiếm được trên 10 năm mà vẫn còn khả năng thụ thai. Vì vậy, người ta có thể vận chuyển tinh dịch đi rất xa, trong một thời gian rất dài Với ý nghĩa đó, pha loãng, bảo tồn tinh dịch giữ vai trò hết sức quan trọng trong công tác thụ tinh nhân tạo. 1. Các nguyên tắc của môi trường pha chế, bảo tồn tinh dịch . Sau khi nghiên cứu đặc điểm c ủa tinh dịch và các thành phần trong tinh dịch, Ivanop I.K (1890) đã khẳng định. Tinh thanh chỉ là môi trường giúp cho tinh trùng hoạt động, nó không cần thiết cho quá trình thụ thai và có thể sử dụng tinh trùng đã được pha loãng trong các dung dịch nhân tạo để dẫn tinh cho các súc vật cái mà vẫn sinh ra đời con một cách bình thường. Về mặt hoá học và sinh học có thể coi môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch là những môi trường hoá học thoả mãn đến mức tối đa các điều kiệ n sống của tinh trùng. Để đạt được các yêu cầu trên và có thể áp dụng trong sản xuất, theo viện sĩ Milovanop, môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch phải thỏa mãn sáu nguyên tắc cơ bản dưới đây: 1.1. Áp lực thẩm thấu (Posm) Áp lực thẩm thấu của môi trường phải tương đương áp lực thẩm thấu của tinh dịch. Áp lực thẩm thấu là áp suất cần thiết trong dung dịch tác động lên màng tế bào làm ngừng hiện tượng thẩm thấu. áp lực thẩm thấu P = R.T.C Trong đó: R: là hằng số khí = 0,082 lít atm/mol độ. T: nhiệt độ tuyệt đối = t 0 C + 273 C: nồng độ dung dịch = mol/lít. Đây là nguyên tắc cao nhất, vì chỉ trong điều kiện cân bằng về áp lực thẩm thấu tinh trùng mới giữa nguyên được hình thái và quá trình trao đổi chất. Thật vậy, môi trường ưu trương hay nhược trương đều có thể giết chết tinh trùng, bởi vì trong các 98 môi trường này tinh trùng sẽ bị teo đi hay trương phồng lên dẫn tới cấu trúc bị thay đổi tinh trùng bị chết một cách nhanh chóng. 1.2. Độ pH Môi trường phải có độ pH tương đương độ pH của tinh dịch hoặc hơi toan một chút. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, độ pH của môi trường từ 6,4-6,7 là tốt nhất. Ở độ pH này, tinh trùng trao đổi chất ở cường độ thấp, nên thời gian sống của tinh trùng lâu hơn. 1.3. Năng lực đệm của môi trường( β ) Bảo tồn tinh dịch là giữ cho tinh trùng sống. Sự sống luôn được gắn liền với quá trình trao đổi chất mà bản chất quá trình trao đổi chất của tinh trùng trong thời gian bảo tồn là quá trình đường phân yếm khí. Quá trình này luôn thải ra môi trường axit lactic, làm cho nồng độ H + trong môi trường luôn có xu hướng tăng lên. Sự tăng lên của các con H + có nguy cơ gây đầu độc tinh trùng. Trên thực tế, hệ đệm tự nhiên trong tinh dịch không đủ khả năng giữ ổn định pH của tinh dịch. Do đó, phải bổ sung chất đệm vào môi trường để giữ ổn định pH trong quá trình bảo tồn. Các chất đệm sử dụng trong môi trường thường là đệm một chiều, như muối kim loại kiềm của các axit hữu cơ yếu như: Natri xitrat, Kim tartrat, Natri bicarbonat Đối v ới tinh dịch trâu, bò, do tinh dịch có nồng độ tinh trùng lớn, khả năng trao đổi chất mạnh, nên người ta thường bổ sung vào môi trường các chất có năng lực đệm cao, như: hệ đệm phôtphát NaH 2 PO 4 /Na 2 HPO 4 và KH 2 PO 4 /K 2 HPO 4 ) 1.4. Tỷ lệ giữa chất điện giải và chất không điện giải Môi trường phải đảm bảo có tỷ lệ giữa chất điện giải và không điện giải thích hợp. Các chất không điện giải thường là các đường (glucose, fructose ). Ngoài việc cung cấp năng lượng cho tinh trùng trong quá trình trao đổi chất, đường có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tinh trùng tránh cho tinh trùng không bị mất điện tích bề mặt, một nguyên nhân gây ra hiện tượng kết dính tinh trùng thành từng đám. Sở dĩ trường có vai trò như vậy vì nó là chất không điện giải có tác dụng pha loãng nồng độ ion trong môi trường, do đó làm giảm tác động của các con tới màng nguyên sinh chất của tinh trùng Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh cho thấy, các đường đơn (glucose, fructose) khi sử dụng làm môi trường pha loãng tinh dịch cho lợn bị phân huỷ nhanh chóng bởi tinh trùng, vì vậy các tác giả khuyên nên bổ sung vào môi trường những loại đường mà tinh trùng khó phân giải như: saccarose, arabinose Trên thực tế, tinh trùng rất mẫn cảm với các dung dịch muối, như: NaCl, BaCl 2 …, nhưng trong quá trình pha chế, người ta vẫn phải đưa vào môi trường một lượng nhất định muối không độc và có chứa các anìon có hoá trị cao. 99 Theo Milovanop, nếu tăng hoá trị của các chuồn trong môi trường sẽ có hại cho tinh trùng: Các cation hoá trị 2 (Ca +2 , Fe +2 ) làm cho tinh trùng bị tụ dính, các cation hoá trị 3 và 4 (Al +3 , Fe +3 ) làm cho tinh dịch nhanh bị đông đặc, tinh trùng chóng chết. Những kết quả nghiên cứu của Popop. PX (1968) cho thấy, ngược lại với tác dụng của các chuồn, các anion có hoá trị cao trong môi trường có tác dụng làm tăng sức sống của tinh trùng hơn so với các anion có hoá trị 1. Chính vì vậy, người ta thường sử dụng muối Na 3 C 6 H 5 O 7 .2H 2 O và Na 3 C 6 H 5 O 7 .5H 2 O làm chất đệm trong môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch. 1.5. Môi trường phải có các đặc điểm vật 1ý phù hợp với tinh trùng - Tỷ trọng của môi trường phải tương đương tỷ trọng của tinh dịch. Nguyên tắc này đảm bảo cho môi trường và tinh dịch hòa tan vào nhau, tinh trùng tránh được lực đẩy Acsimet. - Độ nhớt của môi trường cũng phải tương đương với độ nhớt của tinh dịch. Bởi vì, sự vận động của tinh trùng trong môi trường hình thành một lực ma sát nội phân tử tác động lên bề mặt màng tế bào, gây nên sức că ng trên bề mặt và có thể làm thay đổi hình thái, cấu trúc của tinh trùng. Đảm bảo nguyên tắc này tức là tránh cho tinh trùng không bị ảnh hưởng bởi lực ma sát nội phân tử, đồng thời giảm sức căng bề mặt ngoài màng tinh trùng. Chất keo nhớt thường dùng trong môi trường là glyxenn, lòng đỏ trứng gà, lipoprotein hoặc leucitin. 1. 6. Môi trường cần thoả mãn tính kinh tế và tính thực tiễn Để dễ dàng áp dụng vào thực tiễn sản xuất, môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch phải thoả mãn các yêu cầu: Nguyên liệu dễ tìm, rẻ tiền; Kỹ thuật pha chế đơn giản; Môi trường có khả năng kéo dài thời thời gian sống của tinh trùng, nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ thụ thai cao sau khi phối giống. 2. Các chất chủ yếu cấu tạo môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch 2.1. Chất cung cấp năng lượng Các chất cung cấp năng lượng trong môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch thường là các loại đường đơn, như: glucose, fructose, trong đó glucose được sử dụng nhiều nhất. Trong môi trường, gluccose có thể thẩm thấu qua màng nguyên sinh chất vào bên trong tế bào, ở đó diễn ra quá trình đường phân yếm khí để tạo ra chất cung cấp năng lượng cho tinh trùng hoạt động (ATP). Nghiên cứu về vai trò của glucose trong môi trường, Pôiarơcốp. E.F (1917) nhận thấy, glucose có tác dụ ng giảm tính dẫn điện của môi trường, nhờ vai trò này đã tránh cho tinh trùng không bị tụ dính thành từng đám dẫn tới mất điện tích bề mặt. Ngoài ra, glucose còn có khả năng kích thích sự hoạt động của một số chất kháng thể, do đó hạn chế sự phát sinh một số vi khuẩn và đương nhiên nó có vai trò bảo vệ tinh trùng. 100 Theo Nguyễn Thiện (1993), đường trong môi trường còn đóng vai trò là chất chống ôxy hoá, giữ cho kháng ngưng kết tố (antiaglutinine) của tinh dịch không bị ôxy hoá. 2.2. Chất đệm Chất đệm thường được sử dụng trong môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch là các muối kim loại kiềm của axit hữu cơ yếu như. Natri xitrat, Natri bicarbonat, Kali tartrat. Rodin và CS (1976) đã giải thích cơ chế đệm như sau: Axit mạnh + Muối của axit yếu → Muối của axit mạnh + axit yếu 2.2.1. Natri xitrat (Na 3 C 6 H 5 O 7 ) Natri xitrat có vai trò làm chậm quá trình trương phồng coloit của màng tinh trùng dưới tác dụng của các chuồn đa hoá trị (Minovanop. VK 1962) và nó còn có tác dụng hạn chế tình trạng tự ngộ độc do những sản phẩm toan tính được sinh ra trong quá trình phân giải đường. Theo Xomolopscaia.II (1965), Natri xitrat đóng vai trò duy trì năng lực đệm của môi trường pha loãng theo cơ chế: Muối thường được sử dụng rộng rãi làm chất đệm trong môi trường pha loãng tinh dịch là Natri xitrat ngậm 5 phân tử nước (Na 3 C 6 H 5 O 7 .5H 2 O). Đối Với môi trường pha loãng tinh dịch lợn, Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) nhận thấy, hỗn hợp Natri xitrat (Na 3 C 6 H 5 O 7 .5H 2 O) với 3,5% axit xước làm chất đệm cho môi trường có tác dụng nâng cao năng lực đệm của môi trường, do hình thành một cặp đệm xitrat. 2.2.2. Natri bicarbonat (NaHCO 3 ) Sự Có mặt Natri bicarbonat trong môi trường tạo nên hệ đệm bicarbonat, có tác dụng hỗ trợ cho hệ đệm xitrat nhằm điều hoà phản ứng toan, kiềm xảy ra trong quá trình bảo tồn tinh dịch. Cơ chế đệm của hệ đệm bicarbonat: - Khi nồng độ kiềm trong môi trường tăng, kiềm sẽ tác dụng với phần axit của đôi đệm: - Khi nồng độ axit tăng, axit sẽ tác dụng với phần kiềm của đôi đệm: 101 Ngoài ra, người ta có thể sử dụng các hệ đệm tự nhiên, như lòng đỏ trứng gà mà vai trò đệm chủ yếu của nó là của hệ đệm photphat và hệ đệm protein: - Hệ đệm photphat: NaH 2 PO 4 /Na 2 HPO 4 - Hệ đệm protein: H.Protein/Na.Protein 2.3. Chất chống choáng lạnh ("shock" nhiệt độ) Chất chống choáng lạnh được sử dụng trong môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch là glyxerin và lòng đỏ trứng. Vai trò chống choáng lạnh của lòng đỏ trứng là nhờ leucitin - một dạng photpholipit có trong lòng đỏ. Lipit của lòng đỏ trứng có cấu tạo phức tạp. Theo Romanop.AL (1968) trong thành phần lòng đỏ trứng gà lipit chiếm tới 32,6% trong đó glyxerit chiếm 62,3%, photpholipit chiếm 32,8%, sterol chiếm 4,9%. Trong photpholipit có 8,6% là leucitin. Phân tích thành phần trong lòng đỏ trứng đã sấy khô, Maxuda.Y, Hoài (1937) nhận thấy có tớ i 96% là photpholipit. . . Khả năng chống choáng lạnh của lòng đỏ trứng do gốc glyxerin quyết định. Glyxerin có điểm đông đặc và điểm bay hơi cách nhau khá xa so với nước Trong môi trường có chứa hợp chất của glyxerin, một phần nước trong tế bào bị thay thế bằng hợp chất này và chính gốc glyxerin có trong hợp chất ngăn cản sự đóng băng, tạo thành tịnh thế trong tế bào tinh trùng và giữ cho tinh trùng số ng trong quá trình bảo tồn ở nhiệt độ thấp: Những kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) cho thấy, bổ sung 5% lòng đỏ trứng gà vào môi trường môi trường pha loãng tinh dịch lợn cho kết quả bảo tồn tốt nhất và được thể hiện ở một số mặt sau: - Áp suất của môi trường tăng 0,15 tấm, sự tăng này không đáng kể và không gây ảnh hưởng x ấu tới cấu trúc cũng như quá trình trao đổi chất của tinh trùng. - pH của môi trường giảm 0,14 đơn vị do lòng đỏ trứng có chứa nhiều anion hơn chuồn (nhiều hơn từ 2-10 lần - Milôvanôp, 1962). pH lòng đỏ trứng thường toan tính (pH = 6,0 -6,7), nên khi cho một lượng lòng đỏ vào dung dịch muối Nam xitra vốn rất kiềm) có thể làm giảm pH môi trường xuống hơi toan tính, thích hợp cho đời sống tinh trùng trong điều kiện báo tồn - Tă ng cường năng lực đệm của môi trường bởi vì bản thân lòng đỏ trứng chứa nhiều anion PO 4 -3 , đây chính là gốc để tạo nên hệ đệm photphat. - Lòng đỏ trứng không làm thay đổi tỷ trọng của môi trường. - Độ nhớt của môi trường tăng rõ rệt do sự có mặt của leucitin trong lòng đỏ trứng gà. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) cũng cho thấy: có thể dùng lòng đỏ trứng vịt thay cho lòng đỏ trứng gà trong môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch mà không ảnh hươ ng tới kết quả bảo tồn. Những kết quả nghiên cứu của viện sĩ lvanop cho thấy, tỷ lệ lòng đỏ trứng gà 102 thích hợp trong môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch lợn là 6%. Người ta cũng nhận thấy, những sự thay đổi về thành phần của lòng đỏ trứng gà có thể làm hỏng môi trường pha loãng và làm kết dính tinh trùng. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra khi sử dụng trứng gà nuôi với khẩu phần thiếu caroten (Jahrel). Do vậy, tốt nhất là sử dụng những quả trạng còn tươi. 2.4. Chất chống vi khuẩn Tinh dịch gia súc khi ra khỏi cơ thể là môi trường thích hợp cho nhiều loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Các vi khuẩn trong quá trình hoạt động bài tiết ra độc tố gây chết tinh trùng và một số loài vi sinh vật còn sử dụng tinh trùng làm thức ăn. Sử dụng tinh dịch đã nhiễm khuẩn để dẫn tinh còn có thế gây viêm nhiễm đường sinh dục của gia súc cái. Để hạn chế tác hại của vi khuẩn, ngoài việc thực hiện nghiêm ngặ t các qui định về vệ sinh thú y đối với đực gì (vệ sinh trong khai thác, phát hiện điều trị bệnh cho đực giống ), người ta đã sử dụng một số chất kháng khuẩn để bổ sung vào môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch. Các chất kháng khuẩn.thường được sử dụng là: penicilline, streptomycine, tetracyline, sulfamide 2.4.1. Nhóm penicilline Pemcilline có tác dụng ức chế sự tổng hợp các mucoproteil của vỏ tế bào vi khuẩn. Vi khuẩn, trong quá trình sinh trưở ng sẽ lớn lên về kích thước, vỏ tế bào mỏng ra ở một số điểm để chuẩn bị cho sự phân chia tế bào. Tại các điểm cực đó, penicilline sẽ phong bế enzym chuyển hóa peptit và làm cho vỏ tế bào vi khuẩn không được bổ sung và cấu trúc bị thiếu sót. Trong khi đó, thể tích nguyên sinh chất ở bên trong vẫn tăng lên gây ra áp lực ngày càng cao ở bên trong màng tế bào (vì quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn bên trong màng không bị penicilline ứ c chê), do đó vỏ tế bào vi khuẩn bị dung giải mốt phần sẽ vỡ tung ra (dưới áp lực bên trong), tế bào vi khuẩn bị dung giải và vi khuẩn bị hủy diệt. Penicilline có tác dụng đối với các vi khuẩn Gram+, vì trong cấu trúc của vỏ vi khuẩn Gram + có tới 60% là mucoproteit, trong khi đó, các vi khuẩn Gram chỉ có 10% mucoproteit trong vỏ tế bào nên không mẫn cảm với penicilline. 2.4.2. Nhóm streptomycine Streptomycine làm tổn hại tới các ARN thông tin làm cho nó chọn nhầm axit quan trong quá trình sinh tổng hợp thoát. Quá trình này tạo ra một đa peptit không đặc hiệu, vô nghĩa và do đó trực tiếp hay gián tiếp giết chết vi khuẩn. Nhóm streptomycine có vai trò gián tiếp trong việc tiêu diệt vi khuẩn và người ta thấy rằng nó có tác dụng chủ yếu đối với các vi khuẩn Gram - . 2.4.3. Tetracytine Tetracyline có tác dụng cản trở các axit quản không đến được ribosome. Vì ở ribosome không có sẵn axit quan, nên quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn 103 không thực hiện được và như vậy, cơ thể vi khuẩn mới không được hình thành. Tetracyline có phổ kháng khuẩn rộng, nó có tác dụng đối với tất cả các vi khuẩn Gram + và Gram - . Các dạng thường gặp của nhóm này là: Chlotetracyline, oxytetracyline Qua thực tế nghiên cứu vai trò của các chất kháng khuẩn trong môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch, các tác giả Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993) đã nhận thấy, tetracyline có nhiều ưu điểm hơn so với các chất kháng khuẩn khác trong cơ chế diệt khuẩn, thể hiện ở một số mặt: Phờ kháng khuẩn rộng, ít độc tính và ổn định hoạt tính trong môi trường Cũng theo kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thì mức bổ sung tetracyline vào môi trường để cho kết quả bảo tồn tốt nhất là 0,05g/1000m1 môi trường. Ngoài ra, một ưu thế nữa của nhóm này là dễ tìm, dễ bảo quản đồng thời giá cả lại không cao, vì thế chúng được sử dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất. 2.5. Chất rửa sạch môi trường (Trilon B) Trong tinh dịch có các con kim loại nặng đa hoá trị như: Ca 2+ , Fe2+ , Al 3+ gây độc cho tinh trùng trong quá trình bảo tồn. Chính vì vậy, cần phải bổ sung vào trong môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch những chất làm sạch môi trường. Chất làm sạch môi trường là những chất có khả năng liên kết các con kim loại đa hóa trị có trong tinh dịch tạo thành phức vô hại đối với tinh trùng, Trilon B là một chất có khả năng đó Trilon B còn gọi là muối natrium diamino ethane te tra axetat, nó còn có một số tên gọi khác như: EDTA, xelecton B 2 , selaplex, complexion III. Công thức phân tử của Trilon B: Công thức rút gọn: Na 2 H 2 Y, khối lượng phân tử: 372,24. Cơ chế rửa sạch môi trường: Na 2 H 2 Y → 2Na + + H 2 Y 2- Ca 2+ + H 2 Y 2- → CaH 2 Y (muối phức bền không phân ly). Ngoài ra khi bổ sung vào môi trường, Trilon B còn có tác dụng: - Kìm hãm hoạt động của vi khuẩn và một số enzym có hại cho tinh trùng như desoxyribonuclease. - Hạn chế sự trao đổi chất của tinh trùng trong tinh dịch, đặc biệt quá trình phân giải đường. 104 - Duy trì hàm lượng ATP và ADP ở mức cao, duy trì trạng thái tiềm sinh của tinh trùng, nhờ đó có vai trò bảo vệ thể acrosome của tinh trùng không bị phá huỷ. Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993) nhận thấy, hàm lượng Trilon B thích hợp trong môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch lợn là l,85g/1000m1 môi trường. 3. Giới thiệu một số môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch 3.1. Môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch lợn ở dạng lỏng 3 .1.1. Môi trường đơn giản * Sữa bò tươi: sữa được vắt từ những con bò cái khỏe mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm, đem hấp cách thủy trong nước sôi từ 20-30 phút, để nguội xuống 35- 40 o C, dùng 3- 4 lớp vải gạc khô để lọc váng sữa, bổ sung thêm kháng sinh. Môi trường sữa tươi nên dùng trong ngày. * Sữa bột 10%: dùng sữa bột chất lượng tốt pha trong nước cất 2 lần, khuấy cho tan đều, không có vón, hấp cách thủy trong nước sôi 10- 15 phút, để nguội xuống 35 o C, dùng 3 - 4 lớp vải gạc khô đã khử trùng lọc váng sữa, bổ sung thêm kháng sinh. Môi trường sữa bột 10% chỉ nên dùng trong ngày. * Sữa bột cải tiến: Thành phần: Dung dịch sữa bột 10%: 2 phần; dung dịch glucose 4,6%: 6 phần; lòng đỏ trứng gà tươi: 2 phần; penicilline và streptomicine mỗi thứ 500.000 UI/lít. Cụ thể: Để pha 1 lít môi trường sữa bột cải tiến cần: - Dung dịch sữa bột 10% - Dung dịch glucose 4,6% - Lòng đỏ trứng gà tươ i 200ml - Penicilline 500.000 UI - Streptomicine 500.000 UI Môi trường sữa bột cải tiến có thể bảo tồn tinh trùng còn khả năng thụ thai tới 30-40 giờ (riêng sữa bột 10% chỉ có thể bảo tồn tinh trùng còn thụ thai trong vòng 10 - 15 giờ) . * Dung dịch nước sinh lý NaCl 0,85% được bổ sung penicilline và streptomicine (mối thứ 500.000 UI/lít). Môi trường này có ưu điểm là chuẩn bị nhanh, rẻ tiền, thường được dùng làm chất đẩy tinh dịch vào sâu trong đường sinh dục con cái (phươ ng pháp dẫn tinh 2 pha). 3.1.2 . Môi trường tổng hợp Đây là môi trường gồm nhiều hóa chất phối hợp với nhau. Hiện nay trên thị trường Việt Nam thường sử dụng một số môi trường sau: 105 Bảng 4.1. Thành phần các môi trường pha loãng dùng cho tinh dịch lợn (chưa có kháng sinh tố) Tên môi trường Chất liệu Liên xô II Kiev Zoleso Modena Butviơ BL-1 BTS lVT cải ế Glucose 60,0 60,0 11,5 27,5 35,0 27,0 37,0 3,0 Na Xitrat.2H 2 O 1,78 3,7 - - - - - 24,28 Na Xitrat.5H 2 O - - 1 1 ,65 6,9 6.9 10,0 6,0 - Na bicacbonat 0,60 1,20 1,75 1,00 1 ,00 2,00 1,25 2.40 EDTA 1,85 3,70 2,35 2,35 2.25 - 1,25 - Tris - - 6,50 5,65 5,65 - - - Axit xitric - - 4,10 2,90 3.15 - - - Xystein - - 0,070 - 0,054 - - - KCl - - - 013 0,75 0,3 BSA - - ~5 - 3 - - - Ghi chú: - Môi trường IVT cần bão hòa CO 2 và bảo quản ở nhiệt độ phòng - Các môi trường cần bổ sung kháng sinh tố: Penicilline và streptomicine mỗi thứ 500.000 UI/ lít môi trường hoặc Tetracycline 0,05 g/ lít môi trường - Khi bảo tồn ở nhiệt độ < 15 o C Có thể bổ sung 3% lòng đỏ trứng gà Ngoài các môi trường hỗn hợp có thể cân trực tiếp như trên, người ta có thể dùng một trong các môi trường hỗn hợp đóng gói sẵn hiện đang có trên thị trường và sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì, như: BTS, Androhep, Merck (Đức); AHRI, NIAH, TH5, VCN (Việt Nam). 3.2. Môi trường pha loãng và bảo tồn tinh dịch bò 3.2.1. Giới thiệu một số môi trường bao tồn ở dạng lỏng Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, phạm vị phục vụ, yêu cầu về thời gian bảo quản có thể áp dụng một số công thức môi trường dưới đây: * Sữa bò tươi: Sữa bò tươi được vắt bò cái khỏe mạnh, phẩm chất tốt (chọ n sữa có tỷ lệ mỡ sữa/bơ thấp càng tốt), đem hấp cách thủy bằng phương pháp PHsteur trong 30 phút, hớt váng mỡ, lọc kỹ. Sau khi làm nguội xuống 37 o C, bổ sung thêm penicilline 500 UI/ml + streptomicine 500 μg/ml. * Dung dịch sữa bột 10%: Công thức: Sữa bột 10g Nước cất 90 ml Penicilline 500 UI/ml Streptomicine 500μg/ml 106 Cách làm: dùng sữa bột có phẩm chất tốt, còn thời hạn sử dụng. Rót một ít nước cất vừa đủ thấm ướt sữa bột, khuấy đều và nhuyễn, sau đó rót hết phần nước cất còn lại Tiếp tục khuấy đều cho tan hết, hấp vô trùng 70 o C trong 30 phút, lọc váng sữa và hạ nhiệt độ đến 37 o C, bổ sung kháng sinh. * Môi trường sữa bột - lòng đỏ trứng: Công thức: Dung dịch sữa bột 10% Lòng đỏ trứng 20% Penicilline 500-1000 UI/ml môi trường Streptomicine 500- 1000 µg/ml môi trường Cách Pha: Dung dịch sữa bột được chuẩn bị như trên. Dùng trứng gà tươi (đẻ 1 - 2 ngày) vỏ sạch, không bị dập vỡ, khử trùng trước khi đập vỏ, bỏ hết lòng trắng và màng lòng đỏ, đánh kỹ với bi thủy tinh (tránh sủi bọt) sao cho các hạt lòng đỏ càng nhỏ càng tốt. Sau đó pha với dung dịch sữa bột 10% theo tỷ lệ trên và bổ sung kháng sinh vào. * Môi trường xitrat - lòng đó trứng Công thức: Dung dịch Na Xitrat (2,9%) Lòng đỏ trứng gà 25ml Penicilline 500-1000 UI/ml môi trường Streptomicine 500- 1000 µg/ml môi trường * Môi trường Milovanop: Công thức: Glucose 5g Lòng đỏ trứng gà 30ml Penicilline 500-1000 UI/ml môi trường Streptomicine 500- 1000 µg/ml môi trường Nước cất 2 lần 1000ml Cách pha: pha Nam Xitrat với nước cất cùng glucose, sau đó hấp khử trùng bằng phương pháp PHsteur. Để nguội 40 o C và bổ sung kháng sinh. 3.2.2. Một số môi trường bảo tổn ở dạng đông lạnh (Frozen semen) Bảng 4.2. Công thức một số môi trường bảo tồn ở dạng đông tạnh cho kết quả tốt Thành phần ĐVT Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Đườnglactose 11% % 75 Lòng đỏ trứng gà % 20 25 20 Glyxerin % 5,0 7,5 7,5 Dung dịch Na Xitrat 2,9% % 67,5 72,5 Penicilline UI/ml môi trường 500 500 500 Streptomycine µg/ml môi trường 500 500 500 [...]... từ 4 8-7 2 giờ vẫn đạt tỷ lệ thụ thai cao, có thể dùng một trong các môi trường sau đây: Bảng 4. 3 Các công thức môi trường pha loãng, bảo tồn tinh dịch trâu ở dạng lỏng Thành phần ĐVT công thức 1 công thức 2 công thức 3 công thức 4 Nước cất ml - 60 100 100 Glucose g - 2,2 - - Na Xitrat.5H2O g - 0,50 1 ,76 1 ,56 Glycocoll g - - 0,75 - Trường g - 0,196 - Sữa bò tươi ml 100 - - - Lòng đỏ trứng gà ml 43 40 ... trường được trình bày ở mục 3 .4 và 3.5, chương IV) 4. 2 .4 Đối với gia, thủy cầm (kỹ thuật pha chế môi trường được trình bày ở mục 3.6 chương IV) 4. 3 Bội số pha loãng Để nâng cao sức sản xuất của đực giống, trong thụ tinh nhân tạo, người ta phải pha loãng tinh dịch Căn cứ xác định bội số pha loãng là số lượng và phẩm chất tinh dịch (chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu V, A, C) 110 4. 3.1 Đối và lợn Bội số pha... g - 0,196 - Sữa bò tươi ml 100 - - - Lòng đỏ trứng gà ml 43 40 20 20 Penicilline UI/ml môi trường 50 0-1 000 50 0-1 000 50 0-1 000 50 0-1 000 Streptomycine µg/ml môi trường 50 0-1 000 50 0-1 000 50 0-1 000 50 0-1 000 3.3.2 Một số môi trường bảo tồn tinh dịch trâu ở dạng đông lạnh Để bảo tồn tinh dịch trâu ở nhiệt độ -1 960C với thời gian dài mà vẫn đạt hiệu quả thụ thai cao người ta có thể sử dụng một trong các môi... chứa glyxerin) - Lượng glyxerin: Tùy theo từng loại môi trường mà hàm lượng glyxerin được sử dụng từ 4 - 14% - Nếu có nhiều giống có thể nhôm màu tinh pha để phân biệt hoặc dùng các cọng rạ có màu khác nhau để phân biệt * Trình tự và thời gian cân bằng nhiệt độ - Cân bằng nhiệt độ có thể tiến hành trước khi tạo viên hay nạp cọng rạ, nhưng 121 cũng có thể tiến hành sau khi nạp cọng rạ - Thời gian cân... 1 : 3 4. 3 .4 Đối với dê, cừu Các chỉ tiêu tối thiểu cần đạt trước khi pha loãng tinh dịch dê, cừu là: màu trắng sữa; nồng độ từ 2 tỷ/ml trở lên; hoạt lực đạt 0,8 Mức pha loãng tối thiểu là 1 : 1 và tối đa là: l:3 4. 3.5 Đối với gia, thủy cầm Nếu màu sắc của tinh dịch bình thường và chỉ số VAC của tinh dịch đái: 1 -2 tỷ (gà nhà); 0, 2-0 ,5 tỷ (gà tây); 0,0 1-0 ,02 tỷ (ngỗng); 1-3 tỷ (ngan ngoại); 0, 5-1 ,2 tỷ... bẹp đầu cọng rạ - In nhãn hiệu: máy tự động in trên cọng rạ trước hoặc sau khi nạp tinh * Kỹ thuật tạo viên tinh bằng phương pháp thủ công (Hình 4 4) - Nhúng ngập một tấm mịch có kích cỡ 20 x 30 x 10 cm, phẳng hoặc có các lỗ có đường kính 0,2 - 0,3 cm vào trong khay chứa nhơ lỏng trong 10 phút - Dùng kẹp gắp miếng mịch đặt trên mặt ngơ lỏng (có giá đỡ tấm mịch, nếu nhờ vơi cần bổ sung) - Dùng ống hút... dịch đã được pha loãng ban đầu vào trong một bình chứa 3 /4 lít nước ở 30oC Mức nước ở trong bình phải luôn luôn cao hơn độ cao của tinh dịch chứa trong bình Bình này được đặt trong một tủ lạnh ở 4nc Người ta để nhiệt độ tinh dịch giảm dần đạt tới 4oC trong vòng 45 đến 60 phút Để cho nhiệt độ tinh dịch pha loãng giảm đến 40 C trong thời gian 4 5-6 0 phút thì khi nhiệt độ tinh dịch xuống tới 20oC, cứ 5... nhận dạng và phân biệt tinh dịch của mỗi bò đực giống một cách dễ đàng Ngay từ khi đưa ra sử dụng ở các trung tâm thụ tinh nhân tạo, đực giống phải được gán cho một mã số (code) mà nó được quy ước tương ứng với màu của cọng rạ và của nút polyvinyle được sử dụng Mỗi cọng rạ phải được in trên nó tên đực giống, số mô tả trong sổ quản lý giống trâu bò (Herd-book) và ngày khai thác tinh dịch 118 + Làm đông... phải có từ 0, 5- 1 tỷ tinh trùng, lợn cái lai (ngoại x nội) phải có 1-1 ,5 tỷ, lợn cái ngoại phải có từ 1, 5-2 tỷ tinh trùng Mỗi liều tinh cần dán nhãn ghi rõ ràng, cụ thể: giống lợn, số hiệu con đực, ngày khai thác, người khai thác, thời hạn sử dụng, các chỉ tiêu kỹ thuật khác: A, C, R, K 4. 2.2 Đối với trâu, bò (kỹ thuật pha chế môi trường được trình bày ở mục 3.2.1 và 3.3.1, chương IV) 4. 2.3 Đối với... quả, đó là những chất: propylene-glycol, trimethyl-glycol, mannitol, sorbitol và những protein của tinh thanh Lúc đầu, việc làm đông lạnh tinh dịch được thực hiện ở nhiệt độ -7 9oC nhờ vào hỗn hợp tuyết cacbônic-cồn Hiện nay, nitơ lỏng, trên thực tế, là nguồn duy nhất để đạt tới nhiệt độ thấp và việc làm đông lạnh được thực hiện ở -1 96oC - Chọn tinh dịch để làm đông lạnh - Những tiêu chuẩn quy định đối . Tris - - 6,50 5,65 5,65 - - - Axit xitric - - 4, 10 2,90 3.15 - - - Xystein - - 0,070 - 0,0 54 - - - KCl - - - 013 0,75 0,3 BSA - - ~5 - 3 - - - Ghi chú: - Môi trường IVT cần bão hòa. thức 4 Nước cất ml - 60 100 100 Glucose g - 2,2 - - Na Xitrat.5H2O g - 0,50 1 ,76 1 ,56 Glycocoll g - - 0,75 - Trường g - - 0,196 - Sữa bò tươi ml 100 - - - Lòng đỏ trứng gà ml 43 40 . 1,78 3,7 - - - - - 24, 28 Na Xitrat.5H 2 O - - 1 1 ,65 6,9 6.9 10,0 6,0 - Na bicacbonat 0,60 1,20 1,75 1,00 1 ,00 2,00 1,25 2 .40 EDTA 1,85 3,70 2,35 2,35 2.25 - 1,25 - Tris - - 6,50