1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

kiến thức nhãn khoa - Tắc lệ đạo ppt

7 281 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tắc lệ đạo Hiện tượng chảy nước mắt thường xuyên mà dân gian thường gọi là chảy nước mắt sống gây cảm giác rất khó chịu và lo lắng cho nhiều người, nhất là hiện tượng này xuất hiện ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân thường gặp nhất là tắc lệ đạo. Tắc lệ đạo có thể gây viêm nhiễm, đau nhức…nếu để lâu sẽ dẫn tới những biến chứng tại mắt. Do hầu hết các trường hợp tắc lệ đạo là không thấy nguyên nhân rõ rệt nên cũng không có biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nào. Tuy nhiên, khi xuất hiện triệu chứng trên, bạn cần được các bác sỹ nhãn khoa thăm khám cụ thể và có phương pháp điều trị thích hợp, kịp thời. Lệ đạo là gì? Lệ đạo là hệ thống ống, có cấu tạo đặc biệt, bắt đầu bằng điểm lệ ở góc trong của mi mắt và kết thúc tại khe mũi dưới. Lệ đạo gồm có: lỗ lệ, lệ quản, túi lệ, ống lệ mũi. Nước mắt sau khi bôi trơn và làm sạch bề mặt nhãn cầu sẽ được dồn về góc trong mắt. Từ đây, nước mắt được dẫn qua lệ đạo, xuống mũi. Vì vậy, khi khóc, lượng nước mắt được dẫn qua lệ đạo tăng lên, làm cho chảy cả nước mũi. Do đặc điểm giải phẫu là hệ thống ống, nên bệnh lý thường gặp nhất ở lệ đạo là tắc lệ đạo. Tắc có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào từ điểm lệ, lệ quản, nhưng nơi dễ bị tắc nhất là ống lệ mũi. Tắc lệ đạo biểu hiện như thế nào? Khi có tắc lệ đạo, nước mắt không được dẫn lưu xuống mũi nên sẽ trào ra ngoài. Vì vậy, triệu chứng thường gặp là chảy nước mắt. Nếu quá trình tắc kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ có thể gây ra nhiễm trùng tại đường lệ. Hậu quả làm cho túi lệ bị viêm, có nhầy mủ, nhất là khi ấn vào vùng góc trong mắt. Khi bị các triệu chứng trên, các bạn cần đến gặp các bác sỹ nhãn khoa để được khám, chẩn đoán và được điều trị thích hợp. Tắc lệ đạo có thể gặp ở những lứa tuổi nào? Bệnh lý gây tắc lệ đạo có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến thanh thiếu niên, người cao tuổi. Trẻ sau khi sinh ra (nhất là trẻ đẻ thiếu tháng) cũng có thể bị tắc lệ đạo, gọi là tắc lệ đạo bẩm sinh. Nguyên nhân tắc thường do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hòan chỉnh nên ở đầu dưới của ống lệ mũi còn lại màng tắc. Hầu hết các trường hợp này có thể tự khỏi khi trẻ lớn dần. Các trường hợp tắc lệ đạo mắc phải thường do các chấn thương vùng mắt, xoang hoặc sau các phẫu thuật ở xoang hàm. Những viêm nhiễm mãn tính ở mắt như bệnh mắt hột, viêm kết mạc có thể gây nên chít hẹp lệ đạo. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các trường hợp tắc lệ đạo mắc phải đều không thấy nguyên nhân rõ rệt và thường gặp tắc lệ đạo ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Các biến chứng của tắc lệ đạo: Khi tắc lệ đạo, đặc biệt là tắc ở ống lệ mũi, có thể gây ra viêm túi lệ mãn tính. Bệnh nhân thường xuyên chảy nước mắt, kèm theo có chảy nhầy mủ. Vùng góc trong mắt có thể nề nhẹ, căng hơn. Ấn vào vùng này có nhầy mủ trào ra ở khóe mắt. Nếu không được điều trị, viêm mãn tính có thể tiến triển thành viêm cấp tính, gây áp xe tại túi lệ, thậm chí gây dò, thoát mủ ra ngoài da. Bệnh nhân thường đau nhức nhiều, vùng góc trong mắt sưng nề, tấy đỏ. Điều trị tắc lệ đạo: Khi có các triệu chứng tắc lệ đạo, bạn cần phải gặp bác sỹ nhãn khoa để được khám và điều trị. Tùy theo nguyên nhân tắc lệ đạo, tuổi của bệnh nhân mà các bác sỹ có các biện pháp điều trị thích hợp. Tắc lệ đạo bẩm sinh: khi phát hiện trẻ bị chảy nước mắt, cần đưa cháu đi khám để các bác sỹ xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt, loại trừ các bệnh nguy hiểm khác ở mắt như glôcôm bẩm sinh, viêm trong mắt. Biện pháp điều trị đơn giản nhất là day, nắn vùng góc trong mắt, nơi có túi lệ, kết hợp với dùng kháng sinh nhỏ mắt. Đa số các trường hợp lệ đạo sẽ thông hoàn toàn khi trẻ được điều trị bằng biện pháp này. Đến khi trẻ được 2-3 tháng tuổi, nếu vẫn không hết chảy nước mắt thì các bác sỹ có thể bơm rửa và thông lệ đạo, giúp cho nước mắt lưu thông tốt xuống mũi.Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý rằng tuổi để thông lệ đạo tốt nhất là khi trẻ được 4 đến 6 tháng tuổi. Khi trẻ lớn hơn, sau 1năm tuổi thì kết quả điều trị tắc lệ đạo bằng thông sẽ rất thấp. Bệnh nhân thường phải chờ đợi để có thể làm phẫu thuật, tạo nên đường thông lệ đạo mới. Tắc lệ đạo mắc phải: với các trường hợp này, bơm thông lệ đạo hầu như không có kết quả. Để phục hồi khả năng dẫn nước mắt, bệnh nhân thường được phẫu thuật để tạo nên đường dẫn nước mắt mới, từ mắt sang mũi. Trong phẫu thuật nối thông lệ-mũi này, các bác sỹ có thể đặt ống silicon để giúp cho quá trình tạo đường thông mới dễ dàng hơn. Phẫu thuật sẽ giúp cho bệnh nhân hết chảy nước mắt, đồng thời hết viêm nhiễm, mủ nhầy ở túi lệ. Nếu không thể mổ tạo đường thông được, có thể mổ cắt túi lệ để loại trừ ổ viêm tại mắt, tránh các biến chứng gây áp xe túi lệ. Tuy nhiên, sau khi cắt túi lệ, bệnh nhân sẽ bị chảy nước mắt suốt đời. Phòng bệnh: Đến nay không có biện pháp gì để phòng tắc lệ đạo bẩm sinh. Với các trường hợp tắc lệ đạo mắc phải do chấn thương hoặc do phẫu thuật, biện pháp tốt nhất là tránh bị các tổn thương này. Điều trị sớm và triệt để những viêm nhiễm mãn tính ở mắt như bệnh mắt hột, viêm kết mạc cũng góp phần hạn chế tắc lệ đạo. U biểu mô kết giác mạc U biểu mô kết giác mạc là một bệnh ít gặp ở Việt nam tuy vậy khi xuất hiện các khối u này gây ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ, một phần chức năng thị giác cũng như vận động của nhãn cầu, nó bao gồm các khối u ở biểu mô kết mạc, giác mạc và những khối u ở vùng rìa kết giác mạc. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới sự xuất hiện của các khối u này thường có liên quan đến một số yếu tố như : tiếp xúc nhiều với tia cực tím, nhiễm HPV typ 16 và 18, nghiện thuốc lá, đeo kính tiếp xúc kéo dài Triệu chứng lâm sàng tại mắt khi có xuất hiện khối u : bệnh nhân có cảm giác đỏ mắt, ngứa mắt, cộm mắt, chói chảy nước mắt, thị lực giảm Đồng thời trên bề mặt nhãn cầu xuất hiện các khối u, các khối u này có nhiều hình dáng khác nhau có khi là các nốt, các nhú sùi như quả dâu hoặc các mảng màu trắng nổi gồ lên …. Vị trí hay xuất hiện khối u là ở vùng rìa kết giác mạc, ngoài ra khối u cũng có thể xuất hiện ở kết mạc nhãn cầu, giác mạc, ở cùng đồ, cục lệ và kết mạc mi nhưng hiếm gặp hơn. Kích thước khối u cũng khác nhau tùy theo từng bệnh nhân. Về mặt giải phẫu bệnh người ta chia u biểu mô bề mặt nhãn cầu ra làm 2 nhóm lớn: u biểu mô lành tính và u biểu mô ác tính. Các khối u lành tính thường xuất hiện ở độ tuổi thanh niên và trung niên, các khối u ác tính gặp ở người cao tuổi và xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ. Để chẩn đoán xác định u lành hay ác, loại u gì để có thể tiên lượng và phương pháp điều trị thích hợp thì phải dựa vào xét nghiệm giải phẫu bệnh. Các khối u lành tính bao gồm: u nhú, u sừng gai, loạn sản sừng nội biểu mô lành tính di truyền, tổn thương sừng hóa không đặc hiệu….đặc biệt là dạng khối u có loạn sản tế bào từ mức độ nhẹ đến vừa tuy lành tính nhưng nó có khả năng ác tính nếu không được điều trị . Các khối u ác tính có 2 mức độ: ung thư biểu mô tại chỗ là khi các tổn thương chưa xâm lấn quá lớp màng đáy của biểu mô và ung thư xâm lấn như ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào đáy, u lymphô biểu mô giống ung thư biểu mô Điều trị u biểu mô kết giác mạc có nhiều phương pháp: phẫu thuật, lạnh đông, xạ trị, hóa trị liệu. Người ta có thể chỉ sử dụng phương pháp điều trị phẫu thuật đơn thuần ở các trường hợp u lành tính hoặc phối hợp sử dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp với hóa trị liệu (hay dùng) hoặc xạ trị ở một số ít các trường hợp. Đối với các trường hợp u kết giác mạc lành tính người ta có thể chỉ sử dụng phương pháp phẫu thuật đơn thuần hoặc kết hợp thêm với điều trị lạnh đông. Đối với các trường hợp ung thư biểu mô tại chỗ và ung thư biểu mô xâm lấn người ta thương sử dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp lạnh đông, hóa trị hay xạ trị để hạn chế tối đa sự tái phát của khối u và sự di căn của khối u. Như đã nói ở trên khối u kết giác mạc dù lành tính hay ác tính đều gây ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ chức năng thị giác cũng như vận động nhãn cầu ngoài ra ở một số trường hợp ác tính nếu không được điều trị kịp thời khối u xâm lấn vào tổ chức hốc mắt và di căn ra các bộ phận khác của cơ thể gây nguy hiểm cho tính mạng, chính vì vậy bệnh nhân khi thấy xuất hiện khối những nốt nhú hoặc những đám trắng nổi gồ lên ở mắt thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để có thể khám và điều trị phẫu thuật một mặt để đảm bảo thẩm mỹ, phục hồi chức năng thị giác cũng như vận động của nhãn cầu. Mặt khác dựa vào mẫu bệnh phẩm lấy từ khối u để xác định khối u lành tính hay ác tính và ác tính đến mức độ nào để lựa chọn phương pháp phối hợp để điều trị một cách triệt để và an toàn cho bệnh nhân. . có thể bị tắc lệ đạo, gọi là tắc lệ đạo bẩm sinh. Nguyên nhân tắc thường do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hòan chỉnh nên ở đầu dưới của ống lệ mũi còn lại màng tắc. Hầu hết. qua lệ đạo tăng lên, làm cho chảy cả nước mũi. Do đặc điểm giải phẫu là hệ thống ống, nên bệnh lý thường gặp nhất ở lệ đạo là tắc lệ đạo. Tắc có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào từ điểm lệ, lệ. trị tắc lệ đạo bằng thông sẽ rất thấp. Bệnh nhân thường phải chờ đợi để có thể làm phẫu thuật, tạo nên đường thông lệ đạo mới. Tắc lệ đạo mắc phải: với các trường hợp này, bơm thông lệ đạo

Ngày đăng: 30/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w