Bệnh mắt hột Bệnh mắt hột là một viêm nhiễm mạn tính của kết giác mạc. Nếu không điều trị, bệnh sẽ gây những biến chứng làm tổn thương giác mạc và sẽ dẫn đến mù loà. Mắt hột là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất, đặc biệt ở các vùng có khí hậu nóng ẩm và điều kiện kinh tế còn chưa phát triển (một số nước ở châu Phi, Trung đông, Đông Nam á,…) . Mắt hột – Trachoma có nguồn gốc từ chữ Hi lạp nghiă là « xù xì », để mô tả tính chất sần sùi và hình thể của kết mạc do nhiễm mắt hột mạn tính. Mắt hột là một bệnh của môi trường sống chật chội và mất vệ sinh. Bệnh lây truyền từ người này sang người khác và từ mắt này sang mắt khác do vệ sinh kém. Ở những vùng có nhiều ruồi thì chính những con ruồi là vật trung gian gây lây truyền bệnh từ người này sang người khác Những yếu tố khác ảnh hưởng đến mức độ nặng và kéo dài của bệnh trong các cá thể, các gia đình, bao gồm : - Mức sống - Nguồn nước sạch - Điều kiện dễ dàng để đến các cơ sở điều trị - Trình độ giáo dục và hiểu biết của bệnh nhân và những người thân cận Bệnh mắt hột thường phát triển ở hai mắt. Bệnh bắt đầu ở kết mạc sụn mi trên và kết mạc nhãn cầu phía trên. Nhú gai (nhú nhỏ ở giữa có mạch máu nhỏ) và phản ứng nhú gai làm cho toàn bộ kết mạc có màu đỏ trong giai đoạn nhiễm trùng cấp. Sự có mặt của hột (phản ứng hột) trên kết mạc là tổn thương đặc hiệu của bệnh. Hột là những nốt màu trắng (giai đoạn đầu) hoặc là những khối mầu hồng hơi trong (do không có trục mạch máu ở giữa) nổi lên ở kết mạc sụn mi. Phản ứng hột cũng xảy ra ở vùng rìa giác mạc, đặc biệt là ở rìa trên. Khi bệnh khỏi, hột để lại sẹo trên kết mạc hoặc lõm hột trên vùng rìa giác mạc. Phản ứng mạch máu (màng máu) thường phát triển qua vùng rìa trên và xâm lấn vào giác mạc, có thể che lấp trục thị giác và tạo thành màng khói hoặc sẹo đục làm giảm thị lực hoặc mù loà. Khi bệnh phát triển nặng và không được điều trị kịp thời, các hột sẽ vỡ ra và tạo sẹo làm kết mạc co lại. Sẹo ở mức độ nặng làm cho sụn mi ngắn lại và bờ mi lộn vào trong gây phát triển quặm . Nếu chỉ có vài lông mi bị quặp vào trong và cọ sát và mắt thì gọi đó là lông siêu. Nếu cả hàng lông mi quặp vào trong và cọ vào mắt thì gọi đó là lông quặm. Nếu lông siêu /lông quặm không được điều trị sẽ gây loét giác mạc. Loét giác mạc do lông siêu/lông quặm nếu không được điều trị có thể dẫn đến thủng giác mạc và (trong những trường hợp nặng) viêm nội nhãn. Bệnh mắt hột, phối hợp nhiễm trùng thứ phát và đôi khi với thiếu vitamin A ở trẻ em, có thể làm cho giác mạc bị yếu và rãn ra- rãn lồi giác mạc. Có thể phát triển viêm túi lệ. Điều trị bệnh mắt hột cần tuân theo phác đồ. Theo phác đồ của Tổ chức y tế thế giới, khi bệnh ở giai đoạn hoạt tính cần tra thuốc mỡ tetraxyclin 1% (hoặc erythromyxin) 8giờ/lần ít nhất trong 6 tuần phối hợp với rửa mặt bằng nước và xà phòng. Điều trị tại mắt theo phác đồ cách quãng dựa vào gia đình hoặc cộng đồng có thể là cơ sở để phòng chống bệnh mắt hột ở những vùng có bệnh nặng : tra mỡ tetraxyclin 1% 12 giờ/lần trong 5 ngày liền hoặc mỗi ngày 1lần trong 10 ngày liền ; mỗi năm dùng ít nhất 6 tháng liên tục. Bệnh mắt hột gây miễn dịch rất yếu hoặc hầu như không có miễn dịch. Sau khi được chữa khỏi, bệnh vẫn có thể bị tái nhiễm. Khi bị biến chứng lông siêu, có thể đốt hoặc nhổ lông siêu. Nếu là quặm, cần phẫu thuật để làm bật được lông mi ra ngoài. Việc phòng chống bệnh mắt hột cần được thực hiện tại cộng đồng. Chương trình phòng chống bệnh mắt hột chỉ có kết quả nếu cộng đồng có đủ nước sạch để tắm rửa và vệ sinh cá nhân. Giáo dục y tế và vệ sinh cho mọi người trong cộng đồng có bệnh là rất cần thiết. Chẩn đoán sớm bằng các chương trình khám bệnh hàng loạt sẽ cho phép phát hiện những bệnh nhân , cụm dân cư và cộng đồng và từ đó sẽ tiến hành điều trị kịp thời. Tuy nhiên, những chiến dịch điều trị để thanh toán bệnh mắt hột sẽ không có hiệu quả nếu không cải thiện mức sống và thói quen vệ sinh của cả cộng đồng . Glôcôm bẩm sinh Glocom bẩm sinh là một bệnh cảnh hiếm ở trẻ em, khoảng một trong 25000 trẻ mới sinh nhưng đây là một bệnh nặng nhiều trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng và thẩm mỹ con mắt. Bệnh thường gặp trong giai đoạn 1 tháng đến 2 năm tuổi (75%), thường ở hai mắt (khoảng 60%). Biểu hiện lâm sàng:Có thể đơn thuần hoặc hình thái phối hợp những bệnh lý phức tạp khác tại mắt và toàn thân. Vì vậy biểu hiện của Glocom bẩm sinh đa dạng tuỳ theo hình thái và giai đoạn của bệnh. - Những dấu hiệu gợi ý: chói, chảy nước mắt, sợ ánh sáng. Nếu ở giai đoạn muộn nhãn cầu thường to bất thường hay trẻ nhìn rất kém. - Các bác sỹ chuyên khoa nhi khám xét có thể phát hiện ra những biểu hiện bất thường ở mắt như giác mạc to, lõm teo gai thị, nhãn áp cao hay trường nhìn bị thu hẹp. Khi ở giai đoạn nặng có thể thấy nhãn cầu dãn phình, giác mạc đục trắng, mất chức năng… Một số biểu hiện bất thường khác tại mắt và toàn thân có thể đi kèm như: không có mống mắt, dị tật đồng tử, lệch thể thuỷ tinh, u mạch mắt – mặt, chân tay dài ngắn bất thường,… - Chẩn đoán xác định:Chói, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, giác mạc to đục, nhãn áp cao, lõm gai Glocom và một số chức năng bị tổn hại. Chẩn đoán phân biệt: Với một số bệnh sau: - Phù giác mạc ở những trẻ bị Fooxcep. Những trẻ này có tiền sử Fooxcep, có đục giác mạc những tình trạng phù giác mạc sẽ giảm đi nhanh chóng sau khi được điều trị bằng các thuốc giảm phù. - Tắc lệ đạo đây là một bệnh hay gặp ở trẻ em nhưng thường không có biểu hiện chói, sợ ánh sáng. Tình trạng chảy nước mắt sẽ giảm đi nhanh chóng sau khi đường lệ đạo được kiểm tra bơm thông. - Giác mạc to bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh nhưng không có các triệu chứng chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt. Khi khám không phát hiện ra bất thường của nhãn cầu trừ biểu hiện giác mạc to. - Cận thị nặng: Không có các triệu chứng chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, chống viêm. - Một số bệnh viêm giác mạc sơ sinh: Các triệu chứng sẽ giảm khi sử dụng thuốc kháng sinh, giảm viêm. Điều trị: Điều trị Glocom bẩm sinh chủ yếu bằng phẫu thuật. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật nhưng các phương pháp chỉ điều trị có hiệu quả cao khi bệnh được phát hiện và điều trị sớm. Bên cạnh đó thuốc điều trị hạ nhãn áp có thể được sử dụng trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật hoặc giữa các lần phẫu thuật. Theo dõi sau phẫu thuật: Có ý nghĩa rất quan trọng. Bệnh tiến triển tốt khi hết các triệu chứng chói chảy nước mắt, sợ ánh sáng và các thông số giải phẫu và chức năng hồi phục tốt. Điều đó có nghĩa là bệnh nhân cần tuân thủ chu trình điều trị và theo dõi lâu dài theo sự hướng dẫn của thầy thuốc nhãn khoa. TS.Vũ Thị Bích Thuỷ ( Khoa mắt trẻ em ) . Bệnh mắt hột Bệnh mắt hột là một viêm nhiễm mạn tính của kết giác mạc. Nếu không điều trị, bệnh sẽ gây những biến chứng làm tổn thương giác mạc và sẽ dẫn đến mù loà. Mắt hột là một. của kết mạc do nhiễm mắt hột mạn tính. Mắt hột là một bệnh của môi trường sống chật chội và mất vệ sinh. Bệnh lây truyền từ người này sang người khác và từ mắt này sang mắt khác do vệ sinh kém cơ sở điều trị - Trình độ giáo dục và hiểu biết của bệnh nhân và những người thân cận Bệnh mắt hột thường phát triển ở hai mắt. Bệnh bắt đầu ở kết mạc sụn mi trên và kết mạc nhãn cầu phía trên.