1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

QUẢN LÝ CẢM XÚC TRONG CÔNG VIỆC docx

5 783 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Hãy kiểm soát cảm xúc…Trước khi chúng kiểm soát bạn Bạn có thể lấy tất cả mọi thứ từ một người nhưng có một thứ duy nhất mà bạn sẽ không lấy được chính là sự tự do lựa chọn thái độ, lựa chọn cách phản ứng với hoàn cảnh - Viktor Frankl, “Man’sSearch for Meaning” Có lẽ ai cũng đã từng rơi vào tình huống đó. Khi dự án bạn yêu thích bị hủy bỏ sau nhiều tuần làm việc chăm chỉ, khi khách hàng vô cớ nói năng thô lỗ với bạn, khi người bạn thân (hay đồng nghiệp) bất ngờ bị sa thải, hoặc ông chủ giao cho bạn nhiều công việc mặc dù bạn đang quá tải. Trong cuộc sống cá nhân, bạn có thể sẽ phản ứng với các tình huống căng thẳng này bằng cách la hét hoặc trốn ở một góc nào đó và ngẫm nghĩ thương tiếc cho cuộc đời mình. Nhưng trong công việc, những cách cư xử này có thể gây tổn hại đến danh tiếng cũng như năng suất làm việc của bạn. Những tình huống căng thẳng thường gặp ở công ty là bị cắt giảm ngân sách, bị sa thải, và bị chuyển sang phòng ban khác. Thật sự rất khó kiểm chế cảm xúc trong những tình huống như thế này nhưng việc kiềm chế cảm xúc là rất quan trọng. Bởi vì nếu buộc phải sa thải nhiều nhân viên, người quản lý sẽ chỉ giữ lại những ai biết kiểm soát cảm xúc của họ và chịu được áp lực công việc. Tất cả các ví dụ trên cho thấy, vấn đề không phải là bạn ở trong tình huống nào mà quan trọng là cách bạn phản ứng lại với các tình huống đó như thế nào. Vì vậy, làm thế nào để kiểm soát cảm xúc của bạn tốt hơn, và “lựa chọn” cách phản ứng với các tình huống xấu? Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét những cảm xúc tiêu cực hay gặp nhất ở nơi làm việc – và làm thế nào để kiểm soát chúng 1 cách hiệu quả. Tại sao chúng ta chỉ tập trung vào những cảm xúc mang tính tiêu cực? Bởi vì hầu hết mọi người không cần chiến lược để kiểm soát cảm xúc tích cực của họ. Tóm lại, cảm giác vui sướng, niềm hăng say, lòng từ bi, hay lạc quan thường không ảnh hưởng tiêu cực đến người khác. Miễn là bạn chia sẻ cảm xúc tích cực đó 1 cách có ích, điều đó sẽ được đánh giá rất cao tại nơi làm việc! Cảm xúc tiêu cực thường gặp tại nơi làm việc. Năm 1997, giáo sư Cynthia Fisher của Khoa Quản Trị -Đại học Bond đã tiến hành một nghiên cứu gọi là “cảm xúc tại nơi làm việc: Nhân viên có cảm xúc gì và làm sao đo lường được cảm xúc đó?” Theo nghiên cứu của Fisher, những cảm xúc tiêu cực thường diễn ra nhất ở nơi làm việc là: · Thất vọng / Cáu gắt. · Lo lắng / bồn chồn. · Tức giận / làm sự việc nghiêm trọng. · Không thích. · Thất vọng / không vui. Dưới đây là các chiến lược khác nhau để đối phó với các cảm xúc tiêu cực trên. Thất vọng / Cáu gắt Cảm giác thất vọng thường xuất hiện khi bạn cảm thấy bế tắc không thể giải quyết được công việc hoặc rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Có thể do đồng nghiệp phản đối dự án tâm huyết của bạn hoặc sếp không đến họp đúng giờ hoặc đơn giản là phải chờ điện thoại quá lâu. Dù sao đi nữa thì bạn vẫn phải kịp thời kiểm soát sự thất vọng củ mình vì thất vọng thường dẫn tới cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như tức giận. Dưới đây là một vài gợi ý để kiểm soát sự thất vọng: · Dừng lại và đánh giá – Điều tốt nhất mà bạn có thể làm lúc bấy giờ là dùng lý trí lấn át cảm xúc và xem xét tình huống. Hãy tự hỏi tại sao bạn cảm thấy thất vọng, viết ra cụ thể, rồi nghĩ về một điều tích cực hơn trong hoàn cảnh đó. Ví dụ, nếu sếp của bạn trễ họp, thì hãy nghĩ là bạn có thêm thời gian để chuẩn bị. Hoặc, bạn có thể tận dụng thời gian này để thư giãn một chút. · Tìm những mặt tích cực trong hoàn cảnh đó – Suy nghĩ tích cực hơn sẽ làm bạn nhìn vấn đề theo một hướng khác. Chính sự thay đổi nhỏ trong suy nghĩ này sẽ có thể thay đổi cả tâm trạng của bạn. Chẳng hạn như có ai đó làm bạn thất vọng thì hãy nghĩ là họ không cố ý. Nếu có điều gì đó đang phiền lòng bạn thì hãy xem đó không phải là chuyện của riêng ai, đừng suy nghĩ nhiều mà hãy cứ tiếp tục công việc của mình. · Ngẫm nghĩ về lần thất vọng gần đây nhất của bạn – Lần cuối cùng bạn cảm thấy thất vọng về một điều gì đó, hãy nhớ lại xem nó có được giải quyết ổn thỏa kịp thời không? Chắc chắn là sự thất vọng hay cáu gắt của bạn chẳng thể giúp bạn giải quyết ổn thỏa vấn đề của mình. Như vậy, có nghĩa là chúng chẳng giúp được gì cho bạn trong lúc này. Lo lắng / Căng thẳng Nguyên nhân lo lắng của bạn thường do số lượng nhân viên bị sa thải ngày một tăng lên, và tất nhiên là nhiều người cũng lo lắng về công việc của họ như bạn. Nhưng chính sự lo lắng sẽ khiến bạn dễ dàng mất kiểm soát. Và nếu bạn chấp nhận bị nó kiểm soát, thì không những gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới năng suất làm việc của bạn cũng như khả năng đương đầu với thách thức trong công việc. Hãy thử áp dụng những gợi ý sau để kiểm soát lo lắng của bạn: · Đừng bao bọc quanh bạn bằng lo lắng – Ví dụ nếu đồng nghiệp bạn đang tụ tập trong phòng nghỉ và bàn tán về việc cắt giảm nhân viên của công ty thì đừng đến đó và cũng đừng bạn tâm đến nó. Mọi người ai cũng lo lắng thì sự lo lắng nó càng lớn hơn và điều đó chẳng tốt cho ai cả. · Tập hít thở sâu– Giúp nhịp thở và nhịp tim bạn chậm lại. Hít vào từ từ trong 5 giây và thở ra từ từ trong 5 giây. Chỉ tập trung hít thở, và đừng để ý đến chuyện gì khác. Hãy làm điều này ít nhất 5 lần. Để biết thêm, hãy đọc kĩ thuật thư giãn cơ thể. · Tập trung cải thiện tình hình – Nếu bạn sợ bị sa thải thì ngồi đó và lo lắng cũng chẳng thể giúp bạn giữ được công việc của mình. Thay vì đó, tại sao bạn không thử động não để tìm cách đóng góp cho công ty nhiều hơn, và cho họ thấy bạn giá trị như thế nào? · Viết một quyển nhật kí về những lo lắng của bạn– Nếu bạn cảm thấy lo lắng luôn chiếm giữ tâm trí mình thì hãy viết những lo lắng đó vào vở hoặc nhật kí và lên kế hoạch giải quyết chúng. Rồi hãy quên chúng đi vì biết chắc rằng bạn sẽ giải quyết được. Khi đến lúc thực hiện kế hoạch, hãy tiến hành phân tích rủi ro và có những hành động cần thiết để hạn chế những rủi ro đó. Khi cảm thấy lo lắng, bồn chồn, bạn sẽ thiếu tự tin. Hãy đọc bài viết “Hình thành sự tự tin” để đảm bảo bạn không rơi vào hoàn cảnh như vậy. Ngoài ra, cũng đừng để lo lắng làm mất đi sự quyết đoán chuẩn xác của bạn. Tức giận / làm sự việc trở nên nghiêm trọng Giận dữ mất kiểm soát có lẽ là cảm xúc tiêu cực nhất mà mọi người thường kinh qua tại nơi làm việc. Đó cũng là cảm xúc mà hầu hết chúng ta không kiểm soát tốt. Nếu bạn thấy khó khăn trong việc kiểm soát sự nóng giận của mình ở công ty thì hãy học cách kiểm soát nó ngay từ bây giờ, vì đó là một trong những cách tốt nhất để giữ công việc của mình. Hãy thử những gợi ý dưới đây để kiểm soát cơn giận của bạn: · Nhận ra các dấu hiệu ban đầu của sự giận dữ- Chỉ có bạn mới biết được dấu hiệu tức giận của chính mình khi nó đang hình thành, vì vậy, hãy học cách nhận ra nó ngay khi nó bắt đầu. Ngăn sự giận dữ của mình chính là điều quan trọng nhất. Hãy nhớ rằng, bạn có quyền chọn cách phản ứng lại với hoàn cảnh. Đừng biện minh rằng bản năng đầu tiên của bạn đối với hoàn cảnh là thể hiện sự tức giận, đó không phải là cách phản ứng khôn ngoan. · Nếu bạn bắt đầu tức giận, hãy ngưng mọi việc đang làm – Nhắm mắt lại và thở sâu như chúng ta đã học ở bên trên. Việc tập trung thở sâu sẽ làm gián đoạn suy nghĩ bực tức và đưa bạn trở lại trang thái tích cực hơn · Tưởng tượng ra chính mình khi đang giận dữ- Nếu bạn tưởng tượng ra bạn trông như thế nào và hành xử ra sao trong khi tức giận, bạn sẽ có quan điểm và thái độ khác trong tình huống đó. Ví dụ, nếu bạn chuẩn bị quát tháo nhân viên, hãy tưởng tượng bạn sẽ trông như thế nào. Mặt bạn đỏ phải không? Bạn vung tay lung tung phải không? Liệu bạn có muốn làm việc với một người như mình lúc đó không? Chắc chắn là không. Để tìm hiểu thêm về cách kiểm soát sự giận dữ ở công ty, hãy làm bài kiểm tra của chúng tôi “Bạn có kiểm soát cơn giận hiệu qua không?” Ngoài ra hãy đọc “Cách giải quyết với những lời phê bình không công bằng” và “Kiểm soát cơn giận” Không thích Có lẽ chúng ta đã từng phải làm việc với những người mà ta không thích. Nhưng quan trọng là phải hoàn thành công việc và tỏ ra chuyên nghiệp dù trong hoàn cảnh nào Dưới đây là một số gợi ý cách làm việc với những người mà bạn không thích: · Hãy tôn trọng- Nếu bạn phải làm việc với một người mà bạn không thích, hãy tạm thời gạt bỏ niềm tự hào và cái tôi của bạn đi. Hãy lịch sự và tôn trọng họ như bạn đang đối xử với những người khác. Người ta hành xử một cách không chuyên nghiệp không có nghĩa là bạn cũng như họ. · Hãy quyết đoán- Nếu người khác hành xử thô lỗ và không chuyên nghiệp, hãy giải thích dứt khoát rằng bạn không muốn họ cư xử với bạn như vậy và thật bình tĩnh thoát khỏi hoàn cảnh đó. Hãy nhớ rằng, bạn phải nêu gương nếu muốn người khác cư xử tốt với mình. Để tìm hiểu thêm về cách xử lý tình huống phải làm việc với những người mà bạn không thích, hãy xem “Đối phó với khó khăn về con người” và “cái tôi tại nơi làm việc”. Thất vọng / Không vui Đối phó với sự thất vọng hay không vui tại nơi làm việc thật sự khó khăn. Tất cả những cảm xúc trong công việc có thể tác động đến năng suất của bạn. Nếu bạn vừa mới nhận được kết quả đáng thất vọng, năng lượng của bạn chắc hẳn sẽ thấp, bạn sẽ lo ngại gặp phải rủi ro nào đó, và những cảm xúc đó có thể ngăn cản bạn đạt được kết quả tốt trong công việc. Dưới đây là một số bước để chủ động học hỏi và đối phó với sự thất vọng và không vui: · Nhìn vào suy nghĩ của bạn–Nếu suy nghĩ kỹ bạn sẽ nhận ra rằng mọi việc không luôn như mình mong muốn. Nếu mọi việc đều như bạn nghĩ thì cuộc sống sẽ là một đường thẳng thay vì có những ngọn đồi và thung lũng, lên và xuống đúng không nào?Và chínhnhững ngọn đồi và thung lũng ấy thường làm nên điều thú vị trong cuộc sống. · Điều chỉnh mục tiêu của bạn- Bạn đang thất vọng vì không đạt mục tiêu? Điều này không có nghĩa là mục tiêu ấy sẽ không bao giờ đạt được. Hãy giữ nguyên mục tiêu nhưng cần điều chỉnh đôi chút trong cách thức – ví dụ, kéo dài thời hạn. Bài viết Back On Trackcủa chúng tôi sẽ cung cấp từng bước cần làm để đạt được thành công sau thất bại thảm hại. · Ghi lại suy nghĩ của bạn- Hãy viết ra những điều thật sự làm cho bạn không hài lòng. Đồng nghiệp? Công việc của bạn? Quá nhiều việc phải làm? Ngay khi bạn phát hiện ra điều bất ổn hãy bắt đầu động não để tìm cách giải quyết nó. Hãy nhớ rằng, việc thay đổi tình hình là nằm trong tầm tay bạn. · Mỉm cười! – Nghe co vẻ lạ, nhưng một nụ cười miễn cưỡng- thậm chí chỉ cần 1 cái nhăn mặt – cũng có thể làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc (đây là một trong những cách kỳ lạ mà con người có thể làm được) Hãy thử xem – bạn sẽ ngạc nhiên đấy! Điểm cốt lõi: Tất cả chúng ta phải đối phó với cảm xúc tiêu cực trong công việc và học cách đương đầu với chúng ngay từ bây giờ. Tóm lại, cảm xúc tiêu là một chất xúc tác có khả năng lây lan rất nhanh, và chẳng ai muốn ở bên cạnh một người luôn gây ảnh hưởng tiêu cực lên nhóm. Hiểu rõ nguyên nhân gây ra cảm xúc tiêu cực của bạn và những cảm xúc bạn phải đối mặt thường xuyên nhất. Khi những cảm xúc tiêu cực bắt đầu xuất hiện, ngay lập tức sử dụng những phương thức được học để ngăn chặn nó lại. Càng chần chừ ngăn chặn cảm xúc tiêu cực thì bạn càng gặp nhiều rắc rối hơn. 15 phút sưu tầm và biên tập. . cứu gọi là cảm xúc tại nơi làm việc: Nhân viên có cảm xúc gì và làm sao đo lường được cảm xúc đó?” Theo nghiên cứu của Fisher, những cảm xúc tiêu cực thường diễn ra nhất ở nơi làm việc là:. Thật sự rất khó kiểm chế cảm xúc trong những tình huống như thế này nhưng việc kiềm chế cảm xúc là rất quan trọng. Bởi vì nếu buộc phải sa thải nhiều nhân viên, người quản lý sẽ chỉ giữ lại những. chia sẻ cảm xúc tích cực đó 1 cách có ích, điều đó sẽ được đánh giá rất cao tại nơi làm việc! Cảm xúc tiêu cực thường gặp tại nơi làm việc. Năm 1997, giáo sư Cynthia Fisher của Khoa Quản Trị

Ngày đăng: 30/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w