BÌNH ĐỊNH - Đặc sản ẩm thực Bình Định - Bánh ít lá gai pps

9 613 3
BÌNH ĐỊNH - Đặc sản ẩm thực Bình Định - Bánh ít lá gai pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đặc sản ẩm thực Bình Định * Bánh ít lá gai: Về Bình Định, du khách sẽ được nếm hương vị ngọt lành của bánh ít lá gai, thứ bánh đơn sơ mộc mạc, rất gần gũi với người dân Bình Định. Những ngày giỗ kỵ, có thể thiếu cá, thiếu thịt nhưng không thể thiếu bánh ít lá gai. Và trong phong tục cưới xin, mâm bánh ít lá gai làm lễ hồi dâu còn thể hiện sự đảm đang khéo léo của người phụ nữ. Bánh được làm bằng bột nếp tươi quết nhuyễn với lá gai và đường cát, nhân bánh làm bằng đậu xanh hoặc cơm dừa. Bánh ít đậm đà hương vị quê hương gắn liền với câu ca: Muốn ăn bánh ít lá gai Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi * Bún song thằng: Làm bằng đậu xanh, nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt và có giá trị dinh dưỡng cao, được sản xuất ở vùng An Thái (Nhơn Phúc - An Nhơn). Sở dĩ có tên gọi “song thằng” vì khi làm bún người ta thường bắt bún thành từng đôi một. Tương truyền các vua triều Nguyễn thường triệu thợ bún An Thái ra kinh đô Huế làm, nhưng không thành công, vì không có nước Sông Côn, cho nên còn có tên gọi là bún “Sông thần” và gọi chệch đi thành bún song thần. * Bánh hỏi: Được làm từ bột gạo, là món đặc thù của Bình Định. Bánh hỏi thường được ăn kèm với thịt theo, bánh tráng và các loại rau thơm, nước mắm, tạo thành món ăn mang đầy đủ hương vị chua, cay, ngọt, béo, thơm ngon vô cùng đặc trưng, hấp dẫn. * Nem chợ huyện: Là loại nem được chế biến ở huyện Tuy Phước, tập trung ở vùng chợ huyện nên được gọi là nem chợ huyện. Nem chợ huyện nổi tiếng trong cả nước và đã đi vào đời sống của người dân qua câu ca dao: Ai về Tuy Phước ăn nem Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm Du khách đến Bình Định ai ai cũng muốn thưởng thức miếng nem chợ huyện thơm ngon, vừa chua, vừa cay, vừa ngọt, vừa dai, vừa dòn, cùng với ly rượu Bàu đá cay nồng, đậm đà và mang về làm quà cho bạn bè, người thân những chiếc nem chợ huyện đặc trưng hương vị Bình Định. * Bánh tráng: Là món thường xuyên có mặt trong các bữa ăn của người dân từ các bữa ăn bình thường đến các buổi tiệc, liên hoan, cưới hỏi Tiếng bẻ rốp rốp, mùi bay thơm thơm đó là khí vị đặc biệt của ẩm thực Bình Định. Bình Định được xem là quê hương của bánh tráng, vì tương truyền rằng bánh tráng là món lương khô chiến lược được ra đời cùng với bước chân thần tốc của đội quân Tây Sơn đánh đuổi ngoại xâm. Bánh tráng có nhiều loại như bánh tráng gạo, bánh tráng mè và nổi bật là bánh tráng nước dừa ở vùng Hoài Nhơn. Bánh tráng cũng là món quà đặc trưng của quê hương Bình Định. * Rượu bầu đá: Là loại rượu nổi tiếng của Bình Định, được chưng cất ở vùng An Nhơn, hương vị thơm ngon đặc thù, sánh ngang với nhiều loại rượu nổi tiếng trong cả nước như rượu làng Vân ở miền Bắc, rượu Gò Đen ở miền Nam * Thuỷ, hải đặc sản: - Chình: Có nhiều loại chình như chình mun và chình bông, thịt ngon và bổ. Đặc biệt là loại chình mun ở đầm Châu Trúc, huyện Phù Mỹ, nổi tiếng thơm, ngon và có giá trị bổ dưỡng rất cao. - Các loại tôm, cua, mực, cá: Như tôm hùm, tôm sú, cua huỳnh đế, mực ống, cá chua, cá ngừ đại dương được chế biến thành những món ăn hấp dẫn có giá trị dinh dưỡng cao phù hợp với khẩu vị mọi người. Đặc sản chả cá Bình Định Trong những ngày Tết, các gia đình vùng biển Bình Định bao giờ cũng chuẩn bị một nồi cá ngừ kho - món đặc sản vùng biển miền Trung - và dăm ba giề chả cá hấp tròn tròn với đường kính khoảng hơn một gang tay. Cá ngừ kho làm đơn giản. Chọn cá tươi, làm sạch và xắt thành từng khúc. Giã hành với muối hột, tiêu ướp để chừng một giờ đồng hồ cho ngấm, đun một nồi nước sôi, thả cá vào cùng mấy trái ớt chín đỏ, khi ăn thì dầm nhuyễn ớt. Bữa cúng chiều 30, vào ba ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3, trên mâm cơm mời ông bà không thể thiếu được đĩa cá kho. Bát cơm gạo trắng thơm lừng mùi lúa mới ăn cùng miếng cá ngừ kho đậm đà, vị bùi béo của cá, vị cay của tiêu, ớt, thoang thoảng hương thơm của hành Ngoài nồi cá ngừ kho ngọt, dù bận rộn đến đâu cũng người dân ở đây làm dăm ba giề chả cá để hấp. Chả cá có thể làm bằng cá thu, cá mối, cá chuồn, cá nhồng. Làm sạch, nạo thịt cá, đem băm nhuyễn, nêm chút gia vị, rồi bỏ vào cối quết mạnh, chắc và đều tay. Thoa dầu lên đĩa làm khuôn để cho khỏi dính và bỏ vào nồi hấp. Cá vừa chín tới hương thơm tỏa ra thơm lựng khắp gian nhà. Ba bữa Tết người dân vùng biển có món chả cá, mời bạn bè thân thiết đến lai rai hay để làm món ăn dự phòng. Làm mồi uống rượu thì xắt hình con thoi, hình chữ nhật chiên giòn hoặc để nguyên khi vừa hấp Rượu Mỹ Tho, mồi chả cá chấm ớt tương, nhâm nhi giữa không gian xuân tươi đẹp, vào lúc không phải tất bật với chuyện tôm cá, biển khơi, tàu bè xung quanh là gia đình, bạn bè đầm ấm, vui vẻ, thật không còn có cái thú nào bằng. Du ký "Miền đất Võ" - Viết Hiền Hoài Nhơn - Vùng đất "gieo mầm võ" đầu tiên Tôi quyết định chọn Hoài Nhơn để "khơi nguồn" cho loạt bài viết MIỀN ĐẤT VÕ DU KÝ vì Hoài Nhơn chính là vùng đất đã "gieo những mầm võ" đầu tiên cho quê hương Bình Định. Hoài Nhơn vào những ngày này thời tiết đang nắng nóng. Tuy vậy, những rặng dừa xanh san sát nằm ven quốc lộ 1A đã phần nào làm dịu bớt cái nắng gay gắt. Địa chỉ đầu tiên mà tôi đặt chân khi đến Hoài Nhơn là gia đình nhà nghiên cứu Đặng Quý Địch ở thị trấn Bồng Sơn. Nhà nghiên cứu Đặng Quý Địch có bút hiệu là Lộc Xuyên. Ông sinh năm 1939 tại Phước Sơn - Tuy Phước. Đối với tôi, Lộc Xuyên Đặng Quý Địch là một trong số ít những nhà nghiên cứu hàng đầu của Bình Định hiện nay. Ông được giới sử học, khảo cổ học, các nhà nghiên cứu và đông đảo độc giả cả nước biết đến với khá nhiều công trình, nhiều tác phẩm nổi tiếng như Nhân vật Bình Định, Tang sự Trích biên (Phiên dịch, chú giải di cảo của danh nhân văn hóa Đào Tấn), Đào Duy Từ Khảo biện (Khảo biện về thân thế, sự nghiệp, tác phẩm của danh nhân Đào Duy Từ), Đào Phan Duân - Lý lịch và tác phẩm, Mai Viên Cố sự (Truyện về cụ Đào Tấn), Cố sự Quỳnh Lâm (IV tập - Phiên dịch, chú giải), Kinh Thi (III tập - Phiên dịch và chú giải), Minh Tâm Bảo Giám (Trích dịch và chú giải), Văn tế Bình Định, Trần Đức Hòa Tư liệu, Những ngôi chùa tiêu biểu của Bình Định… Có thể nói, ông là một "Nhà Bình Định học" uyên thâm nhất hiện nay. Riêng về lĩnh vực võ thuật, nhà nghiên cứu Đặng Quý Địch cũng dày công nghiên cứu và có nhiều đóng góp. Bên cạnh việc xây dựng, giới thiệu chân dung và võ công của những võ tướng, võ nhân, Lộc Xuyên Đặng Quý Địch còn sưu tầm, phát hiện và phiên âm, phiên dịch, chú giải một số tài liệu về võ thuật Bình Định. Trong số những võ tướng, võ nhân của Bình Định mà ông Đặng Quý Địch nghiên cứu có một số nhân vật, như Trần Đức Hòa, Đào Duy Từ, Mai Xuân Tín, Mai Xuân Thưởng… Đến Hoài Nhơn, tôi tìm gặp ngay Lộc Xuyên cũng vì muốn được "thọ giáo" ông một số vấn đề về lịch sử "Miền đất võ", cũng như đất và người Hoài Nhơn nói riêng. Đồng thời, nhà nghiên cứu Đặng Quý Địch còn là "kho tư liệu" cực kỳ phong phú về các lĩnh vực, lịch sử, khảo cổ học, văn học, nghệ thuật… Ông Địch đưa tôi dạo qua một số địa danh của thị trấn Bồng Sơn. Tôi chú ý đến ngôi chùa nằm cách căn nhà của ông không xa và nhất là ngôi nhà của ông Trần Đức Kháng, một hậu duệ của Trần Đức Hòa. Cụ Trần Đức Hòa là một trong những bậc Khai quốc Công thần và là vị tiền hiền của vùng đất Hoài Nhơn. Sinh thời, Trần Đức Hòa từng lập nên nhiều võ công và những công nghiệp hiển hách. Ông chính là người đã gả con gái và tiến cử Đào Duy Từ lên chúa Sãi, để sau này giúp họ Đào trở thành một nhà chính trị, nhà quân sự, một danh nhân kiệt xuất của nước nhà… Theo các sách: Lịch triều Hiến chương Loại chí, Thiên Nam Dư Hạ tập, Dư Địa chí… sau khi thành lập phủ Hoài Nhơn, vua Lê Thánh Tông nhanh chóng xây dựng một bộ máy cai trị ở vùng đất mới. Hầu hết những nhân vật trong bộ máy cai trị thuở ban đầu của Hoài Nhơn đều là những võ tướng. Cụ thể, ban đầu vua Lê Thánh Tông chọn 2 hàng tướng người Chiêm Thành là Ba Thái và Đa Thủy để cai quản vùng đất Hoài Nhơn. Võ tướng Ba Thái được bổ làm Đồng tri châu Đại Chiêm, còn võ tướng Đa Thủy được bổ làm Thiêm tri châu Đại Chiêm. Khoảng 10 ngày sau, đức vua lại bổ nhiệm thêm 2 võ tướng người Việt là Lê Ỷ Đà và Đỗ Tử Quy. Võ tướng Lê Ỷ Đà được bổ làm Tri châu Cổ lũy Cai trị quân dân và võ tướng Đỗ Tử Quy được bổ làm Đồng Tri châu tri Đại Chiêm quân dân sự. Đáng lưu ý, song song với việc đề ra "những chính sách cứng rắn", nhằm ổn định tình hình an ninh, chính trị, quân sự, vua Lê Thánh Tông còn dần dần đưa dân đến khai khẩn, làm ăn, lập nghiệp tại vùng đất mới mở ở phía Nam. Bên cạnh những người dân thường, dân nghèo, vua Lê Thánh Tông còn đưa cả lực lượng quân đội, trong đó có cả những hàng binh, tù binh (nhất là những người phải tội lưu đày) đến vùng đất Hoài Nhơn. Chủ trương của vua Lê Thánh Tông khi đó là muốn thực hiện "quân đội hóa" ở vùng đất biên thùy Hoài Nhơn. Nghĩa là, vua Lê thánh Tông cho tập hợp tất cả những đối tượng trên thành những lực lượng, đơn vị, vừa sản xuất, vừa chiến đấu ở Vệ quân Hoài Nhơn. Chủ trương trên của vua Lê Thánh Tông được sách Lịch triều Hiến chương Loại chí ghi chép cụ thể: "Tháng tư (năm Hồng Đức thứ 5/1474), có sắc chỉ rằng: Tù xử tội lưu, đi cận châu thì sung vệ quân Thăng Hoa, đi ngoại châu thì sung vệ quân Tư Nghĩa, đi viễn châu thì sung vệ quân Hoài Nhơn; tội nhân được tha chết cũng sung vệ quân Hoài Nhơn". Như vậy, những người dân nghèo từ ngoài Bắc vào, những quân nhân và những phạm nhân trọng tội được đặc ân cho lưu đày… chính là những cư dân đầu tiên của vùng đất Hoài Nhơn. Kể từ đó, nhà cửa, ruộng vườn, làng xóm… của Hoài Nhơn dần dần được hình thành, phát triển. Hoài Nhơn khi đó giống như vùng "đất lành" nên thu hút khá nhiều dân của các nơi khác đến sinh sống, lập nghiệp. Theo sách Dư Địa chí của Nguyễn Trãi thì khi mới thành lập, Hoài Nhơn mới chỉ có 33 xã, trong đó Bồng Sơn có 7 xã, Phù Ly 8 xã, Tuy Viễn 18 xã. Vậy mà, chỉ khoảng mươi năm sau, Hoài Nhơn đã phát triển khá nhanh. Theo sách Thiên Nam Dư Hạ tập, đến năm 1490 (tức là chưa đầy 20 năm sau ngày vua Lê Thánh Tông mở cõi), dưới thời Hồng Đức, Hoài Nhơn đã phát triển thành 19 tổng và hơn 100 xã, trong đó Bồng Sơn chiếm tới 7 tổng, 33 xã. Đặc biệt, có thể nói, chính những võ tướng, quân nhân, tù binh, hàng binh và những người nông dân từ ngoài Bắc vào là những người đầu tiên đã "gieo mầm võ" trên đất Bình Định và Hoài Nhơn nói riêng. Bởi vậy hầu hết những đối tượng trên ít nhiều đều biết võ nghệ, cung kiếm. Mặt khác, như đã đề cập ở phần đầu, cuộc sống của cư dân Hoài Nhơn thuở ban đầu khi mới hình thành là cuộc sống "bán quân sự". Điều đó cũng có nghĩa là, thời bấy giờ vấn đề quân sự, võ thuật, võ bị được đưa lên hàng đầu. Nhiều tư liệu, sử sách từng ghi nhận chính sách của vua Lê Thánh Tông khi đó đối với vấn đề võ bị, võ thuật, quân sự. Cụ thể, nhà vua cho đổi 5 vệ quân ra làm 5 phủ, gồm: Đông quân phủ, Tây quân phủ, Nam quân phủ, Bắc quân phủ và trung quân phủ. Mỗi một phủ vua Lê Thánh Tông lại cho chia ra làm 6 vệ, mỗi vệ lại có 5 hoặc 6 sở. Số quân của mỗi sở thời bấy giờ lên tới khoảng 400 quân. Tính toàn bộ số quân của 5 phủ thì thì cũng lên tới 6-7 vạn người. Đồng thời, nhằm xây dựng một đội quân Đại Việt thực sự quy củ, thiện chiến, hùng mạnh, vua Lê Thánh Tông đã đề ra khá nhiều điều luật, quy định đối với vấn đề võ bị, võ thuật và cả đối với những võ tướng, binh lính. Chẳng hạn, thời bấy giờ nhà vua đã đặt ra 31 điều quân lệnh để tập thủy trận (tập đánh dưới nước), 27 điều để tập mã trận (tập đánh kỵ binh), 42 điều để tập bộ trận (tập đánh bộ binh), 32 điều để tập tượng trận (tập voi chiến)… Riêng đối với vấn đề võ thuật, vua Lê Thánh Tông đã đề ra những điều luật, điều lệ khá quy củ, nghiêm minh. Những chính sách, điều luật, điều lệ trên đã góp phần dấy lên phong trào học tập, rèn luyện võ thuật ở khắp mọi nơi. Đối với vùng đất biên cương như Hoài Nhơn thuở ban đầu, việc rèn luyện cung kiếm, võ thuật, võ bị lại càng trở nên bức thiết và quan trọng. Cũng chính vì vậy mà nền võ thuật ở Hoài Nhơn từ xa xưa đã tập trung khá nhiều dòng võ, nhiều trường phái võ thuật khác nhau, cực kỳ đa dạng, phong phú. Và, điều đáng nói hơn là chính từ "cái nôi" ban đầu này, những "mầm võ" của Hoài Nhơn đã nhân rộng, lan tỏa khắp "Miền đất võ" Bình Định sau này. Hơn 532 năm đã trôi qua kể từ khi vua Lê Thánh Tông lập ra phủ Hoài Nhơn. Giờ đây, nhiều địa danh, di tích của "Miền đất võ" thuở ban đầu đã mai một bởi thời gian và những cuộc binh đao, khói lửa chiến tranh. Tuy nhiên, tên tuổi của những võ vương, võ tướng, võ nhân xưa - những người đã có công "gieo mầm võ" đầu tiên, như Lê Thánh Tông, Phạm Nhữ Tăng, Uy Minh Vương, Lê Tử Đà, Võ Tử Quy, Đa Thủy, Ba Thái, Trần Đức Hòa, Đào Duy Từ… vẫn còn sống mãi trong tâm trí của người dân "Đất võ" và Hoài Nhơn nói riêng… . Đặc sản ẩm thực Bình Định * Bánh ít lá gai: Về Bình Định, du khách sẽ được nếm hương vị ngọt lành của bánh ít lá gai, thứ bánh đơn sơ mộc mạc, rất gần gũi với người dân Bình Định. . thiếu bánh ít lá gai. Và trong phong tục cưới xin, mâm bánh ít lá gai làm lễ hồi dâu còn thể hiện sự đảm đang khéo léo của người phụ nữ. Bánh được làm bằng bột nếp tươi quết nhuyễn với lá gai. vị mọi người. Đặc sản chả cá Bình Định Trong những ngày Tết, các gia đình vùng biển Bình Định bao giờ cũng chuẩn bị một nồi cá ngừ kho - món đặc sản vùng biển miền Trung - và dăm ba giề

Ngày đăng: 30/07/2014, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan