0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Giọng điệu khinh bạc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:NGÔN TỪ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 PDF (Trang 63 -80 )

5. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Giọng điệu khinh bạc

Trước cách mạng tháng Tám, khinh bạc là một giọng điệu nghệ thuật cơ bản, bao phủ lên nhiều tác phẩm của Nguyễn Tuân. Không ít nhà nghiên cứu phê bình văn học và độc giả đã bị dị ứng với giọng điệu này, bởi nó không mềm mại, nhẹ nhàng, mà gân guốc đến khó chịu nhưng lại làm cho người ta không thể dễ dàng quên.

Trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945- 1975, Phan Cự Đệ đã nhận xét: trước cách mạng để khiêu khích cái xã hội thực dân nửa phong kiến lố lăng, cái tôi của Nguyễn đã : “lượm những hòn đá thực to ném lung tung, bất kể là trúng đích hay trật sang bên cạnh.” Ngôn ngữ của Nguyễn do đó cũng là một thứ ngôn ngữ khinh bạc, kênh kiệu “cứ như đấm vào họng người ta”.[15, 111] Nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh, người đã dành nhiều thời gian, công sức để sưu tầm, định giá những văn phẩm của Nguyễn Tuân đã đánh giá đúng hơn về bản chất giọng điệu khinh bạc của Nguyễn Tuân: “Ta hiểu vì sao, giọng khinh bạc gai góc của Nguyễn Tuân, tuy nhiều khi có tính chìm lấp vô chính phủ, nhưng thường vẫn ném mạnh hơn vào những hạng người có đầu óc nô lệ.” [59, 40]

Tuy có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về giọng điệu này của Nguyễn Tuân, nhưng trải qua thời gian kiểm nghiệm, các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn thiện cảm hơn, để nhìn nhận đánh giá đúng bản chất giọng điệu khinh bạc của ông. Một trong những nhà nghiên cứu có sự nhìn nhận đúng là nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiên cứu Trần Đình Sử. Trong cuốn Văn học và thời gian, ông đã đưa ra nhận xét của mình về giọng điệu khinh bạc của Nguyễn Tuân, cho rằng: “đó là giọng văn mang nhiệt tình chống lại sự giả dối trong mọi trường hợp. Chống sự giả dối sao gọi là khinh bạc? Nguyễn Tuân đúng là có nhiều câu khinh bạc, đó là khi ông tỏ ra xem thường những cái vốn chẳng có gì xem thường cả theo quan niệm truyền thống. Nhưng đó lại là xung đột hiện đại và truyền thống trong văn ông”.

Nguyễn Tuân là con người tài hoa, tài tử. Bước vào nghề văn với sự nghiêm túc cao độ. Trong suốt cuộc đời của mình, nhà văn không lúc nào ngừng nghỉ, luôn luôn học hỏi, trau dồi kiến thức. Ước mơ cháy bỏng, da diết của ông là được cống hiến cho đời, cho văn chương. Nhưng xã hội ấy thối nát quá, Nguyễn Tuân đã cố gắng mà không sao có thể hòa đồng được, nhắm mắt mà sống, mà sáng tác cũng vẫn văng vẳng bên tai những điều trái tai, gai mắt. Chính vì lẽ đó, con người tài hoa ấy đã quay lưng lại với xã hội, ông khinh bạc, nguyền rủa nó cả trong văn chương lẫn ngoài đời. Sau cách mạng, xã hội có nhiều thay đổi, Nguyễn Tuân cũng dần hòa nhập vào cuộc sống, cho nên giọng điệu khinh bạc của ông vẫn có nhưng mà chỉ xuất hiện trên những trang văn viết về những mặt tiêu cực của đời sống xã hội và kẻ thù của dân tộc.

Giọng điệu khinh bạc của Nguyễn Tuân thể hiện trên hai bình diện đó là: nhà văn khinh những cái tầm thường của người, tự khinh chính những tật xấu của mình. Nhà văn không ít lần đã lấy chính mình làm nguyên mẫu để sáng tác, không giấu giếm, ông sẵn sàng thừa nhận và phơi bày những cái xấu của mình để thiên hạ được biết, được nhận xét. Nhà văn đã nhạo đời và giễu mình. Đó cũng là điểm độc đáo trong những sáng tác của Nguyễn Tuân.

Trong truyện ngắn Lửa nến trong tranh, Cụ Lê Bích Xa đã quyết định mở tiệc trà nói chuyện về cổ họa Tàu, mời cả thân hào và bất cứ ai là người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Pháp, người Việt có cảm tình với nghệ thuật đến dự. Bữa tiệc ấy đã diễn ra ở Vinh, công chúng Việt chỉ vẻn vẹn có năm người, sau khi giảng về cổ họa học Trung Quốc, cụ Lê đã quyết định châm ngọn lửa nến trong bức tranh trị giá ba nghìn đồng. Lửa nến cháy, nhiều người cũng cảm động. Phép kỳ diệu đó chỉ đứng được hai mươi phút là cháy ra gio. Trong lòng cụ Lê Bích Xa nghĩ rằng mình đã hy sinh đốt bức bức họa cổ nổi tiếng để hiến dâng cho công chúng khoảnh khắc hiếm hoi, quý giá, thế nhưng sự hy sinh của cụ đã thành uổng phí: “Cha đã hy sinh bức tranh một cách không được xứng đáng. Ra người ở địa phương này, họ chỉ biết quý có những cái hoặc thiết thực quá- thiết thực có nghĩa là có ích lắm- đến nỗi gần như dửng dưng với nghệ thuật.

Sự thiên này cũng là do cái bệnh ngu bướng mà ra. Họ phải chịu lấy hình phạt nặng nhất là suốt đời chỉ là những người thô tục. Thật cũng không nên tiếc.”[58, 296]

Nguyễn Tuân đã sử dụng nhuần nhuyễn giọng điệu khinh bạc kết hợp với giọng trào phúng thể hiện sự chế giễu của mình với những con người có đầu óc thực dụng, khô khan, thiếu hiểu biết về nghệ thuật. Việc cụ Lê đem tranh Hàn Kỳ trị giá ba nghìn đồng châm lửa nến thí nghiệm không phải để khoe khoang, quảng cáo với thiên hạ là mình có nhiều tiền. Cụ Lê Bích Xa muốn tôn vinh nghệ thuật, để một lần ngọn nến được cháy sáng, cho công chúng thấy được cái đẹp, cái quý, kỳ lạ của bức cổ họa. Khi bức cổ họa đã hóa ra gio, cũng là lúc cụ Lê nhận thấy sự tối tăm, ngu dốt của những con người kia. Với bọn họ, bức cổ họa ấy đúng là thật kỳ lạ, thế nhưng nó chỉ kỳ lạ vậy thôi, chứ cũng chẳng có gì đặc biệt, khác chăng là ở chỗ nó trị giá ba nghìn đồng. Những con người thực dụng ấy thì quan tâm gì đến nghệ thuật. Mất bức họa nhưng cụ Lê không tiếc, cụ đã hoàn thành tâm nguyện của mình là tìm được bức tranh, để nó cháy sáng, đã cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, kỳ lạ của bức tranh. Coi như đã tận hưởng trọn vẹn cái ý vị tinh túy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sâu sắc của cuộc sống. Mất một bức tranh nhưng nó lại là liều thuốc thử hiệu quả đối với nghệ thuật, để nhìn thấy rõ bản chất của những kẻ tầm thường. Những con người đó phải chịu hình phạt xứng đáng suốt đời chỉ là những kẻ thô tục, dốt nát, thực dụng. Sống trên đời mà không biết điều gì là quan trọng, đâu là cái đẹp thì dẫu có tiền đầy túi cũng chỉ là kẻ nghèo hèn mà thôi.

Lại một lần nữa giọng điệu khinh bạc của Nguyễn Tuân vang lên trong

Xác Ngọc Lam để giễu người đã trao vật quý nhầm người. Chiêu Hiện quê ở Phủ Quốc, bỏ xứ Bắc vào Nam. Do một lần bị vướng vào vụ cướp có án mạng tại Chợ Lớn nên gặp rắc rối. Sau đó được ông Huyện Khỏe giúp gỡ rối thoát khỏi vụ việc đó. Chiêu Hiện chịu cái ơn ấy nên luôn muốn đền đáp ơn cứu mạng của ân nhân. Ông Huyện Khỏe có sở thích những đồ vật không cứ cổ và đẹp , nếu là độc nhất vô nhị trên trần thì bao nhiêu tiền ông cũng bỏ ra mua về cho bằng được. Trong số những thực khách ông giữ lại trong nhà, Chiêu Hiện là người được ông tin dùng nhất, coi như quản gia trong nhà. Cũng chính vì thế mà Chiêu Hiện nhiều lần tìm mua các vật báu cho ân nhân. Trong một lần về Hà Nội, không hiểu tại sao Chiêu Hiện lại thuộc cái sự tích phiến đá nghè giấy nhà họ Chu làng Hồ Khẩu. Ông đã tìm cớ lân la rồi không rõ dùng chước thuật gì mà đánh tráo ngay phiến bạch thạch đó, đem về cho ông Huyện Khỏe. Có được vật quý trong tay, ông Huyện Khỏe muốn khoe nó với thiên hạ để chúng dân biết ông có vật quý. Ông đã mở tiệc mời các khách quý của mình đến để xem “một hòn đá biết sụt sịt trong đêm”. Tiếng hát buồn nhớ thương chồng của cô Dó đã bị một kẻ phàm tục như ông Huyện Khỏe đem ra làm trò vui cho mọi người. Họ đến dự tiệc nhà ông nhiều lần cốt cũng chỉ muốn nghe thấy giọng hát ấy và lại còn muốn xem cả mặt của cô Dó nữa. Sự vui thích của bọn họ đã vô tình giày xéo lên tình cảm của cô Dó. Ông Huyện Khỏe, người có tiếng là không tiếc tiền để mua những vật quý xem ra không phải là người biết yêu và trân trọng vật quý. Ngay cả những người đến nghe

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và xem cô Dó hát, họ coi đó như một thói quen, một buổi tối đi chơi và thư giãn. Bọn họ tò mò muốn xem mặt cô Dó thế nào, Chiêu Hiện đã bày cách cho Huyện Khỏe để cô Dó phải xuất hiện. Cô Dó đã hiện ra thật, vẫn mặc tấm áo chàm năm xưa như ở rừng, nhưng dưới gấu đã xé xơ ra cho nó thành tấm áo trảm thôi và mớ tóc tang rối như xơ dó. Thế rồi, Chiêu Hiện- người đã đánh cắp cô Dó bỗng nhiên ngả bệnh, căn bệnh của những người có cái khiếu về hư linh thì thường hay mắc phải. Mười hai ngày sau Chiêu Hiện mới tỉnh lại. Nhưng đã quá muộn, cô Dó vốn sống bằng nhựa dó, nhưng người duy nhất trong nhà biết chuyện này chỉ có Chiêu Hiện. Ông Huyện Khỏe chỉ quan tâm đến việc tổ chức những bữa tiệc, vời thực nhiều khách đến thưởng thức cái hòn đá quý biết hát, chứ không để ý từ ngày mang hòn đá về, Chiêu Hiền mang theo bao nhiêu là vỏ dó, ngày ngày ấp lên hòn đá cho người trong đó ăn. Hy vọng sẽ cứu được cô Dó, Chiệu Hiện cho đập hòn đá ra thì : “Có một người đàn bà rất xinh bé đang nằm ngủ. Nàng mặc một cái áo lam, xiêm cũng màu lam”. Chiêu Hiền rờ vào ngực cô Dó thấy còn nóng, vội gọi gia đinh đem cái bó vỏ dó ông cất trong kho ra ngay. Nhưng khổ một nỗi, trong cái nhà này từ chủ đến tớ đều là những kẻ không biết, không quan tâm gì về nghệ thuật. Cái bọn ngu dốt đó tưởng đâu cây dó là thứ dây dợ gì lấy đi gói buộc hết cả rồi. Cái chết của cô Dó thật oan uổng. “Cô Dó đã thành người của thế giới khác, của một thế giới ngọc đá muôn năm. Cái màu xanh ở tấm áo đã đậm và bóng hẳn lên thành một thứ ngọc lam trong sáng”. Cô Dó mất đi khiến Chiêu Hiện rất đau lòng, ông tưởng như điên cuồng lên được khi lũ gia nhân sai đi mua giấy bản về trình chỉ vẻn vẹn được bộ ba trăm tờ hoen nhàu, đó là kết quả của chuyến đi lên Sài Gòn và Lục tỉnh, lý do là trong đó việc quan, việc tư tất thảy đều dùng giấy Tây. Thế nhưng cái nỗi đau khổ, vật vã vì để vật quý ra đi, tiếng khóc của Chiêu Hiện đã bị át bởi ba tiếng cười của ông Huyện Khỏe. Ông Huyện Khỏe đã ôm lấy xác cô Dó vui reo ồn ào. Cô Dó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chết đi mà lại hóa ra hay, xác cô biến thành ngọc thạch, một khối toàn là ngọc bích. Ông Huyện Khỏe đã nghĩ ngay đến cái lời của món đồ quý này. “Trước nó là thứ ngọc biết nói. Mất người nhưng chúng ta vẫn còn lành vẹn một phiến ngọc ví bán đi thì có thu về cơ man là tiền bạc”. Hoặc là bán, không thì làm vật tạ lễ một vị quan thầy. Ông Huyện Khỏe còn cho rằng, mất người mà còn ngọc thì cái di hài của cô Dó có lẽ còn quý hơn cả lúc sống kia vậy. Nguyễn Tuân khéo léo sử dụng thủ pháp đối lập hai trạng thái tình cảm khác nhau của Chiêu Hiện và Huyện Khỏe để vạch trần bộ mặt thật của kẻ phạm tục. Cái người mà Chiêu Hiện coi là ân nhân của mình, bất chấp mọi chuyện đã mang hòn đá quý về cho ông, cái người luôn giữ trong nhà những thực khách có tài xem đồ cổ, không tiếc tiền để mua chúng hóa ra tất cả chỉ là hình thức. Huyện Khỏe chỉ là một tên trọc phú hợm hĩnh, luôn coi mình có tiền là đứng trên thiên hạ, am hiểu về nghệ thuật. Ở cái chốn sang giàu tưởng chừng rất đẹp đẽ ấy, người ta quan tâm đến cái đẹp chỉ là giả dối, hóa ra không có chỗ dành cho nghệ thuật. Cô Dó chết- một vị thần linh đã ra đi- cái đẹp đã biến mất, vậy mà ông Huyện không một chút tiếc nuối. Xác cô Dó ngay lập tức đã trở thành món hàng hóa cao cấp, dùng để bán lấy tiền hay là đem biếu cho những quan tham, một vụ trao đổi mua danh bán chức, đường nào cũng đều lợi cả. Nguyễn Tuân đã khéo léo thể hiện cái nhìn gai góc, đầy khinh bỉ, vào mặt tên trọc phú hợm của Huyện Khỏe, cảnh cáo hạng người có nhân cách đê hèn, chà đạp lên nghệ thuật.

Giọng điệu khinh bạc còn vang lên bằng lời văn trào phúng, qua chính lời thú tội muộn màng, gay gắt của Chiêu Hiện. Chiêu Hiện là người hiểu nghệ thuật, ông nhận ra sự vô giá của hòn đá nghè. Cô Dó chết đi người đau khổ nhất không ai khác chính là ông. Ông đã tận tay mang nó về dinh cơ của Huyện Khỏe, cũng chính tay ông ngày ngày đắp lá dó lên hòn đá để nuôi dưỡng cái đẹp huyền ảo ấy. Khi nhận ra mình đã sai khi mang cô Dó đi khỏi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

họ Chu, trong ông đã dấy lên cảm xúc hối lỗi vì phạm vào tội giết chết một thứ ngọc sống, ông đã đắc tội với ngọc đá, đánh hỏng cuộc đời một báu vật. Chiêu Hiện đã thốt lên: “Trời, thế này thì ra từ bao lâu nay, ông đã thờ nhầm một người có nhân cách đê hạ quá. Đã thấm chưa! Ở vào một trường hợp tang tóc ngập lòng này, lòng người ta phải đau rầu gấp bội lòng người chết vợ trẻ hiền, mà ông Huyện Khỏe đã vội tính đến nước bán xác ngọc, cùng là cho ngọc đi ở vào cửa hầu nhà khác thì tưởng không có sự tuyệt tình nào phụ bạc được hơn nữa”. Lời thú tội, oán trách bản thân mình của Chiêu Hiện cũng chính là lời chế giễu, cảnh cáo của tác giả cho người đã trao nhầm vật quý cho tên bạo phú. “Một người đã vô sở bất chí đến như thế thì còn cái gì ở thế gian này mà hắn không làm đến. Có khi rồi, nếu không sớm liệu, thì ông ta sẽ bán đến cả mình nữa như bán một tên nô lệ khác cho chủ khác”. [58, 265]. Ngọc quý là như vậy mà Huyện Khỏe cũng sẵn sàng đem bán hoặc làm vật trao đổi thì số phận của Chiêu Hiện cũng không biết thế nào. “Ở ngay sát cạnh một người thiên về danh lợi quá đến nỗi không còn lấy mảy may tình ý về kỉ niệm; cứ ở gần kề đứa bạo ngược, không sớm liệu thì rồi vạ kéo đến cũng chỉ một sớm một chiều đấy thôi”. [58, 266]Ngay đêm ấy, ông đã bỏ ông Huyện Khỏe mà đi, không thèm chào, cũng không đem theo thứ gì là tặng vật của ông Huyện, cũng không hẹn ngày trở lại. Cái tình nghĩa ân nhân cứu mạng năm xưa đã đáp lại được chín mười bằng cái tử thi đó. Nhận thấy mình sai lầm, Chiêu Hiện đã bỏ đi mang theo sự hối tiếc muộn màng. Nhưng tội của ông lớn lắm, ông đã thờ sai chủ, trao vật quý cho nhầm người làm chết thần Dó. Nỗi buồn của ông thấm đến đâu so với nhà họ Chu. Từ khi bị đánh tráo phiến đá nghè, sự làm ăn của nhà họ Chu mỗi ngày một đi xuống và giấy Chu Hồ bây giờ gần như một câu chuyện cổ tích. Để duy trì sự sống hàng ngày,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:NGÔN TỪ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 PDF (Trang 63 -80 )

×