5. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện biết trước
Người kể chuyện hóa thân vào nhân vật, đứng ở ngôi thú nhất (Tôi). Gắn với điều đó là sự hiện diện của điểm nhìn bên trong. Cách kể này giúp cho tác giả có thể tái hiện những chiều kích khác nhau của tâm trạng, những biến thái tâm lý tinh vi của nhân vật.
Nhà văn dùng lối trần thuật để kể lại câu chuyện nhưng câu trần thuật của Nguyễn Tuân không đơn thuần và tĩnh tại, mà câu văn trần thuật chứa đựng sự vận động không ngừng của miêu tả.
Đoạn văn tả cảnh trời chiều, ngày định mệnh của những kẻ tử tù trong
Bữa rượu máu như đã dự báo trước một điềm dữ sắp xảy ra. Nguyễn Tuân luôn thích sự khác thường, nhà văn sử dụng những từ ngữ, hình ảnh gây ấn tượng mạnh: dữ dội, quái rợ, oi ả, hình ảnh bầu trời kì dị với những đám mây tím đỏ, bức tranh mây chó.
„„Trời chiều có một vẻ dữ dội. Mặt đất lại sáng hơn nền trời. Nền trời vẩn đục những đám mây tím đỏ vẽ mọi hình quái rợ. Những bức tranh mây chó màu thẫm hạ xuống thấp thêm và đè sát xuống pháp trường oi ả‟‟. [58, 79]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hay cảnh trường thi trong Khoa thi cuối cùng: „„Mặt đất sáng hơn nền trời. Cuộc tế tiến trường như lắng xuống chờ một sự biến gì. Gió cũng không muốn thổi. Mấy ngọn sáp không lung lay, vệt khói xám nơi bình hương bốc lên thẳng thắn trên bàn tam sinh. Nền trời phương Đông đáng lẽ phải hửng lên rồi. Thế mà ở đấy chỉ rặt một thứ mây đục đùn lên những hình quỷ đông. Phía Tây, một cái cầu vồng cụt một chân, tô lên tạo vật những màu xanh đỏ dại dại và nghịch mắt‟‟.[58, 185]
Hai bức tranh tả cảnh đều chứa đựng trong nó một dự báo không lành, đón chờ một điều khủng khiếp sắp xảy đến. Nguyễn Tuân thích dùng từ ngữ và cấu trúc khác người làm cho sự vật được miêu tả cứ như có linh hồn, sự sống.
Người kể chuyện biết trước kể lại câu chuyện một cách khách quan để cho người đọc tự cảm nhận nhưng lại khéo léo đặt cảm xúc, tình cảm kín đáo của mình vào đó. Câu chuyện hoa lan kia theo người chăm sóc, vun trồng cho hoa mà đọan tuyệt với cuộc sống được kể với giọng trầm buồn, đầy cảm xúc lưu luyến, tiếc thương.
„„Từ khi lan vắng chủ, từ khi hoa không người nâng giấc, giống cỏ quý kia cũng biết tạ theo tri kỉ, thề không ở lại với thế gian. Vả chăng người giai nhân đã đi, cái hào hoa cũng tận. Cái thuật cất rượu khê bên làng Vĩnh Trị cũng không ai truyền lại cho ai nữa, để lại một mối tiếc cho làng men mỗi khi nhắc tới cái phong vị hồi cận đại‟‟. [58, 12]
Hay hòn than trong Chén trà sương cũng có một sự sống, một linh hồn như con người.
“Cụ Ấm phẩy quạt nan phành phạch theo một nhịp nhanh chóng trước cửa hỏa lò. Hòn than tàu lép bép nổ, nghe vui tai. Và làm vui cho cả mắt nữa, những tàn lửa không có trật tự, không bị bó buộc kia còn vẽ lên một khoảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
không những nét lửa ngang dọc ngoằn ngoèo. Những lúc có cháu nhỏ ngồi với mình, cụ Ấm thường hỏi chúng xem pháo hoa cải như thế có thích không.
Những hòn than tàu cháy đều, màu đỏ ửng, có những tia lửa xanh lè vờn quanh. Không khí mỗi lúc giao động càng nâng cao thêm những lưỡi ngọn lửa xanh nhấp nhô. Hòn lửa rất ngon lành, trở nên một khối đỏ tươi và trong suốt như thỏi vàng thổi chảy.
Thỉnh thoảng hòn than tự tiêu diệt buột ra một tiếng khô, rất khẽ và rất gọn. Thế rồi hòn than sống hết một đời khoáng đạt. Bây giờ hòn than chỉ còn là một điểm lửa ấm áp trong một cái vỏ tàn tro dầy và xốp trắng”.[58, 148]
Tình cảm đặc biệt mà cụ Ấm dành cho những chiếc ấm đất được tả một cách tỉ mỉ. Một loạt những động từ: khẽ nâng, nhắc, dờ, ngắm nghía mãi, thử mãi da lòng bàn tay được kết hợp với nhịp chậm rãi đều đều của câu văn tái hiện chân dung cụ Ấm ung dung, tự tại, thoải mái thoát khỏi những mưu sinh, lo toan của cuộc sống, toàn tâm toàn ý đến với nghệ thuật.
“Cụ khẽ nâng vuông vải tây điều phủ lên trên khay trà gỗ trắc có chân quỳ. Nhẹ nhàng, khoan thai, cụ Ấm nhắc cả đĩa dầm chén tống chén quân ra khỏi lòng khay. Đến lúc dờ tới cái ấm con chuyên trà thì cụ kềnh càng hơn. Cụ ngắm nghía mãi cái ấm màu đỏ da chu, bóng không một chút gợn. Dáng ấm làm theo hình quả sung và khi luyện đất cho vào lò lửa, người thợ Tàu lấy dáng cho ấm kia đã là một người thợ có hoa tay. Cụ Ấm thử mãi da lòng tay mình vào mình cái ấm độc ẩm, hình như cố tìm tòi một chút gợn trên đất nung để được sung sướng hơn thêm nữa sau khi nhận thấy cái ấm độc ẩm kia là nhẵn nhụi quá”. [58, 148, 149]
Câu chuyện về cuộc đời của cậu Ấm Đới cũng có cái dư vị man mác buồn thương, nuối tiếc. Những câu văn thể hiện sự tài hoa trong miêu tả nội tâm nhân vật như xoáy sâu vào lòng người về số phận của một kẻ tài hoa, lãng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tử như cậu Ấm Đới. Những suy nghĩ của Ấm Đới trước lúc chết được bóc ra từng lớp một, nỗi lòng trăn trở, day dứt về cuộc đời, số phận, tương lai sẽ chẳng có gì là tốt đẹp. Tình yêu của Vỵ dành cho cậu lại càng khiến cậu Đới thêm phần xót xa. Không muốn làm khổ người yêu, không muốn tiếp tục sống bằng sự thương hại của người khác, Ấm Đới đã chọn cho mình cái chết.
“Mặt người bán roi lại nghiêm trang và xa vắng hơn cũ. Thế này thì ra Vỵ nó muốn lấy mình và đêm nay là một tối tân hôn của nhau đây. Vỵ nó thương một anh bán roi không muốn cho anh bán roi phải khổ nữa!... Đới Roi hiểu Vỵ thương mình lắm. Nhưng gắn cái thân mình vào đời Vỵ chàng thấy là buộc một quả chì vào đời người ta để rồi mà chịu ơn đời đời. Mà từ sau phút này, từ chối Vỵ nữa, chàng thấy sống là một sự hết cả vui. Mà không lấy người tri kỉ thì lấy ai ? Mà cứ đi chuốt roi mãi như thế này, tết ấy qua tết khác, sống bằng sự thương hại của một giáo phường thì cũng là một điều hớ. Đới Roi vừa nghĩ ra một việc rất hay và phải làm ngay, không thì chẳng có lúc nào làm được. Đêm ấy, không để một chữ gì cho Vỵ, gọi là đáp đền nhau một cái tri ngộ, Đới Roi đã men ra phía Cống Trắng treo cổ lên ngành tre bên dòng nước tù”.[58, 284]