Giọng điệu hoài tiếc

Một phần của tài liệu Luận văn:NGÔN TỪ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 pdf (Trang 80 - 84)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Giọng điệu hoài tiếc

Xét về các giọng điệu nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước cách mạng thì giọng điệu khinh bạc là nổi trội độc đáo nhất. Nhưng bên cạnh đó không thể không kể đến giọng điệu hoài tiếc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyễn Tuân đã chọn cho cuộc sống thực của mình ở ngoài đời là ra đi, đi xa thật xa khỏi quê hương, đất nước, nơi mà xã hội Tây Tàu nhố nhăng, đồi bại. Nhưng đi xa mà Nguyễn không nguôi nỗi nhớ quê nhà, và có lẽ bởi càng đi xa thì tấm lòng An Nam lại hướng về tổ quốc. Giọng khinh bạc của Nguyễn có đủ mọi hình thức thể hiện, đa dạng lắm, cũng là để chửi vào sự suy đồi về mọi mặt của xã hội. Xê dịch dường như đã không mang Nguyễn Tuân thoát khỏi cõi trần này được rồi. Thế nên cũng dễ hiểu khi ông quay trở lại với những gì cổ xưa, truyền thống.

Tập truyện đầu tay của Nguyễn Tuân Vang bóng một thời khiến cho người đọc tỉnh táo nhất cũng bị cuốn vào không khí cổ kính, huyền ảo đó. Theo thời gian, những thú chơi tao nhã, truyền thống của Việt Nam dần mai một theo thời gian và lối sống Tây hóa cũng ảnh hưởng đến con người hiện đại. Bằng tài năng của mình Nguyễn Tuân đã làm sống dậy cả một thời xa xưa của dân tộc. Để đắm mình, thưởng thức những thú vui tao nhã như đánh thơ, thả thơ, chơi hoa, uống trà. Nguyễn Tuân đã dùng toàn bộ tâm sức tuổi trẻ của mình vào cây bút để dựng nên không khí cổ xưa hoàn hảo. Độc giả đã bước vào thế giới ấy khó mà thoát ra được. Có khi cuốn sách đã rời khỏi tay mà đầu óc vẫn lang thang nơi xa xưa.

Trong bài: “Đọc lại Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân” Phan cự Đệ có viết: “Nguyễn Tuân làm cái việc của một người đi khơi lại đống tro tàn của dĩ vãng, tìm lại cái đẹp ngày đã qua một thời vang bóng. Cảm tưởng của người đọc khi gấp sách lại là ngậm ngùi, tiếc nuối một cái gì đã mất hút vào xa xưa”.[48, 271]

Có khá nhiều nhà văn chọn con đường giống với Nguyễn Tuân, họ là những nhà văn lãng mạn, nhưng giai đoạn này họ chưa nhìn thấy con đường ánh sáng ở phía trước nên tìm cách quay về quá khứ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong công cuộc hiện đại hóa văn học đầu thế kỷ XX, các nhà văn cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa phương Tây, nhóm Tự lực văn đoàn có xu hướng sử dụng từ thuần Việt trong tác phẩm của mình, những nhà văn khác như cây bút hiện thực Nam Cao, nhà văn đậm chất lãng mạn Thạch Lam cũng cố gắng hạn chế việc dùng từ Hán Việt cho câu văn giản dị, trong sáng, dễ hiểu và tiếp cận gần gũi hơn với công chúng độc giả. Nhưng Nguyễn Tuân lại ngược lại, ông chọn cho mình một lối đi riêng. Ông sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, không phải bỗng dưng mà nhà văn lại chọn lựa như vậy. Đó là dụng ý nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Muốn tái hiện lại không khí cổ kính xa xưa thì trước hết ngôn ngữ cũng phải đậm chất truyền thống. Việc sử dụng từ Hán Việt của Nguyễn Tuân trong rất nhiều tác phẩm đã đạt đến trình độ điêu luyện. Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học. Gia đình ông thành đạt từ nho học. Và bản thân Nguyễn Tuân không thích làm những điều giống người khác, các nhà văn khác cứ chạy theo Tây học thì ông quay về truyền thống. Những gì Nguyễn Tuân thể hiện trong Vang bóng một thời không phải chỉ để thỏa mãn thói ngông của mình mà để nhớ tiếc những giá trị đẹp đẽ ấy đang bị cuộc sống hiện đại cuốn đi.

Trong Đánh thơ, giọng hoài tiếc không ít lần được vang lên. Ngay mở đầu của truyện đã dẫn người ta quay về với quá khứ: “ Giữa quãng cuối đời Thành Thái và đầu đời Hoằng Tôn Tuyên hoàng đế, đất Thuận Hóa có ba người đàn bà rất đẹp và rất lẳng lơ.

Bằng cái sắc, bằng tiếng ca, bằng cái tiểu xảo, bằng cái duyên lúc kín đáo, lúc lộ liễu, ba người đàn bà đẹp ấy đã thừa tô điểm cho xứ Huế một thời”.[58, 99]

Cuộc đời của Mộng Liên và Phó Sứ như một câu chuyện nhẹ nhàng, man mác, nhưng mà buồn. Phó Sứ đã chết thế là chỉ còn một mình Mộng Liên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trên cõi đời, trở thành người đàn bà góa, đang tìm người giữ đàn cho mình. Cái chết của Phó Sứ như đánh dấu sự kết thúc những cuộc đánh thơ, mang tri thức ra làm trò chơi nhưng cả người thắng và người thua không ai để ý đến sự thắng thua ấy. “Trúng cơn gió độc, ông Phó Sứ hóa ra ma chết đường. Mộ để sát ngay bên đường thiên lý. Cái giống ma trơi này, sẽ thiêng vô cùng. Rồi đây những lúc thanh vắng, những lúc trăng gió bãi ngàn, hồn ma tha hồ mà trêu ghẹo khách bộ hành cô Kinh đấy ông ạ. Cám cảnh cho lão, đâu có bậc thời sĩ quê vùng Ngũ Quảng có làm đôi câu đối điếu. Xin đọc ông nghe:

Ra Bắc vào Nam, trăng gió đề huề thơ một túi

Lên đèo xuống ải, mây mưa đánh đổ cuộc trăm năm” [58, 108]

Trước cách mạng, Nguyễn Tuân và Thach Lam đều là hai nhà văn thuộc dòng văn học lãng mạn chủ nghĩa. Nhận vật của Thạch Lam thật nhỏ bé, tội nghiệp, họ thường nép mình trong bóng tối của một không gian hẹp. Trong truyện ngắn của ông, người ta thường bắt gặp hình ảnh phố huyện, chợ huyện như: Hai đứa trẻ, Cô hàng xén, Nhà mẹ Lê… Dường như họ thu mình lại trước thực tại để xót xa mình và thương người, để buồn rầu hồi tưởng về quá khứ. Họ không dám nhìn vào tương lai mà mang nặng một mặc cảm mờ mịt trong lòng khi nghĩ về mai sau. Những con người nhỏ bé ấy bao giờ cũng được cũng được Thach Lam bao bọc trong một không khí trữ tình trìu mến. Nhân vật của Thạch Lam cho dù là ai thì ở họ vẫn ẩn chứa đạo đức truyền thống của dân tộc. Chính vì vậy mà không phải ngẫu nhiên, năm 1940, khi tập truyện đầu tay Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân được in, Thạch Lam đã nhận ra ở đó sự gần gũi về mặt đạo đức, cho dù ông có những ý kiến không đồng tình về mặt câu từ của Nguyễn Tuân. Trên báo Ngày nay, số ra 15-6- 1940, ông khen ngợi Vang bóng một thời nói chung và Ngôi mả cũ nói riêng “truyện ngắn hay nhất của toàn tập‟‟ do nó gợi cho chúng ta hương vị cũ kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và nhẫn nại của sự hi sinh. Dường như lúc đó là lúc Thạch Lam nhận ra mình và Nguyễn Tuân có chí hướng, quan niệm giống nhau: đi tìm chỗ dựa cho con người ở những giá trị ổn định trong quá khứ.

Ngòi bút của Thạch Lam cũng phảng phất chút vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, nhưng trữ tình và bình dị, man mác hơn. Nguyễn Tuân viết về những thú chơi tao nhã, nhân vật của ông phải là người tài hoa, tài tử. Cũng chính giọng điệu hoài tiếc của Nguyễn Tuân mà trước cách mạng, người ta đã thường chê Nguyễn Tuân đã thi vị hóa quá khứ, không kích thích tinh thần đấu tranh cho thực tại tốt đẹp hơn., có tư tưởng thoát ly giữa giữa thời kỳ nước sôi lửa bỏng. Thế nhưng nhấm nháp những chén trà xưa, vui với thú đánh thơ, thả thơ, hay thậm chí sở thích kỳ lạ ném bút chì của Phó Kình trong

Một đám bất đắc chí, hay cái tài chém đầu người của Bát Lê trong Chém treo ngành cũng mang giọng điệu hoài tiếc về cái xa xưa. Thể hiện trên những trang viết của Nguyễn Tuân là phong vị xưa, không khí của quê hương đất nước. Nhà văn đã níu quá khứ ở lại với mình, với ông quá khứ là nơi hội tụ những tinh túy của tâm hồn Việt, văn hóa Việt. Trong Vang bóng một thời

người ta hiểu biết thêm về cách pha, cách thưởng thức một ấm trà, trong Chữ người tử tù là tài viết chữ tuyệt đẹp của Huấn Cao. Hay trong cả những truyện yêu ngôn, giọng hoài tiếc vẫn vang lên văng vẳng trong tâm hồn mỗi độc giả. Cô Dó trong Xác ngọc lam là hiện thân của thần Dó, là vị thần hộ mệnh làm nên vẻ đẹp của giấy nhà họ Chu. Hay trong Khoa thi cuối cùng, giúp ta biết cách chọn một tờ giấy, cây bút, thỏi mực cho những sĩ tử bước vào khoa thi. Mở ra cả một khung cảnh thời bút nghiên.

Một phần của tài liệu Luận văn:NGÔN TỪ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 pdf (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)