0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Giọng điệu triết lý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:NGÔN TỪ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 PDF (Trang 84 -97 )

5. Cấu trúc luận văn

3.2.3 Giọng điệu triết lý

Văn học nhận thức và phản ánh cuộc sống con người, thể hiện tâm tư, tình cảm, mơ ước, khát vọng của nhà văn. Tác phẩm văn học là nơi để nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

văn ký thác, khẳng định quan điểm của mình về nhân sinh, lý tưởng thẩm mỹ. Những tác phẩm văn học có chiều sâu luôn dành cho độc giả những điều mới mẻ để phát hiện, chiêm nghiệm về chính mình.

Vấn đề Nguyễn Tuân đặt ra trong Loạn âm là lối sống ân nghĩa có trước có sau, mối quan hệ của con người trong gia ân và thụ ân. Ông Kinh Lịch và vị quan ôn họ Lương dưới cõi âm là bạn học cũ. Khi còn trên cõi dương gian, quan ôn họ Lương chính là anh khóa Lương, học trò của cụ Đắc cha ông Kinh Lịch. Lúc còn nhỏ vẫn hay điếu đóm cho thầy, được thầy hết mực thương yêu như con đẻ vậy. Nhưng chẳng may ra đi mà vẫn chưa làm rạng danh thầy. Nay cái ân tình ấy, quan ôn họ Lương muốn đền đáp cho người bạn học và cũng là con trai ân nhân dưỡng dục của mình nên đã tiết lộ danh sách nạn nhân bị bắt làm phu đinh ở cõi âm để ông Kinh Lịch cứu vớt họ hàng thân thích và những ai đã giúp đỡ mình. Ông Kinh Lịch đã một mực từ chối vì cho rằng đó là việc của giời, việc số mệnh, khiến quan ôn họ Lương sự giận dỗi quả là đã rõ: “ Thế thực huynh phụ bụng tôi nhiều quá. Lòng cố nhân ngay thẳng quá, điều đó thực là đáng quý. Nhưng từ sau phút này chia tay, lộn về dưới âm, bụng tôi không đành chút nào. Và như thế này tức là huynh không muốn cho tôi lui tới cửa nhà thầy nữa đây”. Biết khó mà khước từ, ông Kinh Lịch chỉ xin cho tên tiểu bộc của mình, “cố nhân gia ân cho mà không nhận thì thật là lỗi với bạn bằng hữu”. Giọng điệu triết lý vang lên tha thiết như hằn sâu vào lòng người, đề cao con người sống biết trước biết sau, có ân trả ân.

Trong Khoa thi cuối cùng, hai anh em ông Đầu Xứ đều nổi tiếng hay chữ. Thế nhưng trong khoa Ất Mão trước, ông Đầu Xứ Anh đã bị loại ngay ở vòng đầu kỳ kinh nghĩa. Lúc đang làm bài thì “Một người đàn bà trẻ, xõa tóc, ẵm con, hiện lên ngay dưới lều, ngay chỗ đầu chõng, kêu khóc giữ rịt lấy tay không cho viết quyển nữa. Gào khóc chán, người đàn bà ấy lại lấy mớ tóc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quất vào mặt ông cứ bỏng rát lên”.[58, 186] Rồi cứ lấy nghiên mực mà hắt vào quyển của ông Đầu Xứ. Có người lấy được bản thảo của ông mang về “hơi văn đi mạch như thế, có vào đến kỳ hội thi cũng cứ lọt”. Ba năm sau, khoa thi Mậu Ngọ cũng là khoa thi cuối cùng được tổ chức, từ những kì thi sau thì chữ Hán chỉ còn là thứ xa xỉ phẩm trong học vấn của một lớp người thì ông Đầu Xứ Em cũng lều chõng lên đường, với ước mong thành đạt trên con đường công danh, mang vinh hoa về cho gia đình, dòng họ. Dường như cơn mưa ác nghiệt đã dự báo trước số phận của ông Đầu Xứ Em. Cứ hễ động ngòi bút lên mặt quyển để viết là ông Đầu Xứ Em lại đau bụng. Những tờ đinh vàng được ông Đầu Xứ Anh cẩn thận bỏ trong tráp và dặn khi nào thấy khang khá thì mang ra đốt cũng không xóa tan được mối thù hận năm xưa. Đến lượt ông Đầu Xứ Em oan hồn lại hiện lên quấy phá khiến ông hỏng thi. Từ thời Cụ Huấn- thân sinh ra hai ông Đầu Xứ đã mang lấy trách nhiệm về cái chết của một người nàng hầu nổi tiếng tài hoa. Thế nên, cái ân oán đó cứ theo đuổi đến tận đời con, đời cháu, nhất quyết không chịu buông tha. “Nó còn đi thi, cô còn báo mãi”. Người thiếp ấy không chỉ muốn làm cho anh em ông Đầu Xứ bị hỏng thi mà nỗi uất hận trong lòng bấy lâu tích tụ lại dâng thành đỉnh điểm, cô còn muốn cho cả nhà họ phải chịu tội chết vì phạm húy. Với Khoa thi cuối cùng, người đọc dễ nhận thấy giọng điệu triết lý sâu xa của Nguyễn Tuân. Điều mà nhà văn muốn gửi gắm đến độc giả là sự quả báo đời cha ăn mặn đời con khát nước. Vì sự sai quấy của người cha đã ảnh hưởng đến tương lai của các con mình. Khoa thi cuối cùng còn có tên gọi khác là Báo oán. Ân đền oán trả, đó là triết lý nhân sinh muôn đời của nhân dân ta, thể hiện ước mơ về lẽ công bằng ở đời, nhắc nhở con người sống phải có trước có sau, tích phúc đức cho con cháu đời sau.

Nguyễn Tuân viết nhiều về cái chết của kiếp tài hoa, tài tử. Cái chết và người tài tử như có mối quan hệ với nhau, một vòng luẩn quẩn vô định. Với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhân vật Ấm Đới trong Đới roi, Nguyễn Tuân muốn gửi đến người đọc triết lý về sự tha hóa của kiếp rong chơi tài hoa tài tử. Cái chết của chàng đã khẳng định nhân cách, lòng tự trọng của chàng với cuộc đời, để ở cõi âm chàng vẫn là một hồn ma nặng lòng với nghệ thuật, say tiếng đàn lời ca. Cặp đôi Phó Sứ- Mông Liên trong Đánh thơ cũng là một đôi tri kỉ tài hoa tài tử, nguyện đem cuộc đời cống hiến cho những đêm phiêu bạt theo những vần thơ. Để rồi ông Phó Sứ đã bất ngờ trúng cơn gió độc mà hóa ra ma chết đường. Qua cái chết của những con người tài tử ấy, Nguyễn Tuân muốn đề cập đến triết lý nhân sinh sâu xa. Cũng như cái đẹp, thân phận kiếp tài hoa tài tử thật mong manh, họ đón nhận những cái chết như là định mệnh. Nhưng cái chết ấy lại giúp Ấm Đới giữ được lòng tự trọng của mình, không chấp nhận sự thương hại của kẻ khác. Phó Sứ đã ra đi để lại sự tiếc nuối của người đời. Còn lại Mộng Liên đang tìm người giữ cho cây đàn. Để rồi lại rong ruổi khắp bốn phương với lời ca, túi thơ. Cái chết là sự kết thúc cuộc sống ở cõi đời nhưng lại là sự giải thoát, là sự khởi đầu cho một kiếp sống mới.

Cụ Lê Bích Xa trong Lửa nến trong tranh là người yêu cái đẹp, biết thưởng thức cái đẹp. Trước khi được về hưu để vỡ đồn điền trồng cà phê ở hai vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, cụ là quan công sứ của nhiều tỉnh Trung Bắc lưỡng kỳ. Cụ có nhiều bức đẹp và lạ, nhưng cũng có nhiều bức trông rất quái lạ như là có trò phù thủy dính vào. Một số người là chỗ thân tình được cụ cho xem tranh, lúc trở ra đều ngơ ngác ít nhiều, họ cho là cụ Lê có ảo thuật hoặc không thì cái người vẽ tranh đó cũng là nhà ảo thuật gia. Là người nắm trong tay cả một sản nghiệp lớn nhưng niềm đam mê của cụ không phải là sự giàu có, hư vinh hào nhoáng như những kẻ trọc phú quan tham khác. Ở cụ có cái cốt tài tử, tình cảm đặc biệt với tranh cổ, việc sưu tầm tìm kiếm những bức tranh quý dường như làm cụ thấy cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn. Nhà cụ có rất nhiều tranh, tưởng như đấy là một nhà ảo thuật chứa tranh Tầu, điều đó chứng tỏ thú

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đam mê sưu tầm tranh không phải là sự bộc phát, sở thích một sớm một chiều mà là cả một quá trình, trong một thời gian dài. Tiền thu về sau mỗi vụ cà phê, cụ đều đem ra để mua tranh hết. Thế nên có người ngờ rằng việc mở đồn điền của vị Tây già chỉ là một cái cớ, còn mục đích của cụ phải là một bảo tàng viện cổ họa Trung Quốc cũng là điều dễ hiểu. Trong một lần nói chuyện với Dăng- một vị Tây lai trẻ giúp mình trong việc soạn tranh, tìm tranh cụ Lê Bích Xa đã không khỏi xót xa, ngậm ngùi, đầy nuối tiếc khi nhắc đến chuyện để tuột mất một bức tranh quý. Nguyên hồi cụ còn ở chức chủ hiến vùng Hưng Yên, có một người Chánh tổng huyện Ân Thi có đem dâng cho cụ một bức tranh để gỡ khỏi vụ án hình. Nhưng hồi bấy giờ cụ là một vị quan yêu cái lương tâm nghề nghiệp và còn trẻ nên cụ chưa để bụng vào đồ cổ. Cụ Lê Bích Xa đã không ngần ngại đưa cho Dăng một số tiền lớn để đi lùng tìm mua bằng được bức tranh vẽ ông tướng già năm xưa. Sau khi tìm được bức tranh đã khiến cho ông chủ của mình phải mất ăn mất ngủ vì nó, Dăng đã trầm ngâm trước bước tranh, cậu không hiểu được tại sao cụ Lê Bích Xa lại bỏ ra số tiền lớn đến vậy chỉ để mua một bức tranh như thế. “Cậu ngắm mãi hình người trong lòng bức tranh trung đường. Cậu chỉ thấy nét mặt ông Tướng Hàn Kỳ là tươi đẹp quắc thước. Chỉ có thế thôi.” Một bức tranh như vậy thì đã là họa sĩ ắt phải vẽ được. Đến lúc trả tiền cho dù đó không phải tài sản của mình mà Dăng cứ ngần ngừ, không muốn trao nó cho ông Chánh Thuận- chủ nhân của bức tranh cổ. Cho dù có lần, chàng còn dùng tiền nhiều gấp bao nhiêu ngần ấy chỉ đổi lấy một mảnh sứ vỡ. Hay tin Dăng đã tìm mua được vật quý, cụ Lê đã soạn sẵn một bữa tiệc lớn cho riêng hai người cụ và Dăng. Còn đám dân đồn điền cũng được hưởng lây cái niềm vui của cụ, nghỉ những ba ngày mà vẫn ăn cả lương. Cả đồn điền cà phê xao xuyến, cụ Lê Bích Xa vui. “Tường đã đóng sẵn một cái đinh mới. Cái đinh ấy chờ bức tranh cổ đã từ mấy bữa nay” cho thấy cụ Lê đã mong đợi bức tranh Dăng mang về như thế nào. Suốt bao ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tháng nay, cụ phải day dứt, nhớ tiếc vì để tuột mất bức tranh ấy. Vậy mà giờ nó sắp trở về với cụ, một vị chủ nhân mới biết trân trọng và hết mực yêu quý nó. Cái đẹp phải nằm đúng chỗ thì mới tỏa sáng hết vẻ đẹp ẩn chứa bên trong của mình. Nhưng đến khi phát hiện ra bức tranh mà Dăng mang về không phải là bức tranh nguyên bản mà đã bị tháo mất ruột tranh rồi. Một điều mà cụ không ngờ tới, xót xa quá. “Mặt người sưu tầm đồ cổ có những nét chìm đường nổi của suy nghĩ và thương tiếc”. Theo lẽ thường, nếu phát hiện ra bức tranh bị đánh tráo thì người mua sẽ bắt đền để đòi lại số tiền bỏ ra mua tranh. Một người yêu nghệ thuật như cụ Lê Bích Xa chỉ hận tiếc mình đã chẳng có duyên với bức tranh ấy, với cụ nó không phải là một bức tranh cổ mà là vật báu, giờ biết ở đâu mà tìm. Người đã biết chơi cái ruột tranh đó, hẳn không vì vàng bạc mà nhường lại cho ông, vì chắc chắn đó cũng phải là người yêu và hiểu nghệ thuật. Một đêm ròng cụ Lê không ngủ, ngồi đối diện với bức tranh cổ càng thêm xót xa. Bức tranh ấy là của Lỗ Hường Diên người tỉnh Mân- Trung Quốc. Tranh vẽ một ông Tướng và một ngọn nến cháy soi xuống một cuốn sách mở của ông lão Tướng. Tất cả giá trị huyền ảo của tranh là thu vào ngọn nến. Nếu đánh diêm châm vào thì nến sẽ cháy sáng như một ngọn nến của cuộc đời thật tại chúng ta. Châm lửa vào đầu nến của tranh thì tranh sáng bừng lên, chỉ có ngọn nến là cháy chứ tranh vẫn âm u nguyên vẹn, lửa nến sáng nhưng không làm hại gì đến đời vật chất của tranh. Muốn cho tranh trở lại bình thường thì thổi tắt phụt ngọn nến đi. Nếu bức tranh không bị tháo ruột đi thì có thể treo mãi nó trong nhà, dùng ngọn nến mà chơi thay đèn, đêm đêm thắp lên. Câu chuyện về bức họa cổ như nhắc nhở người đời, trong cuộc sống tiền rất quan trọng. Con người ta tưởng rằng đồng tiền có thể mua lại tất cả nhưng tiền không thể mua được cái đẹp. Cái đẹp nghệ thuật là vô giá, cái đẹp lung linh, lồ lộ ra đấy nhưng cũng vô cùng huyền ảo, tưởng rằng đã chạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được mà lại vụt biến mất. Con người luôn hướng đến cái đẹp, việc đi tìm cái đep chân chính là cuộc săn lùng vô cùng gian nan không có hồi kết.

Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên nhiều lần được Nguyễn Tuân đề cập đến trong truyện ngắn của mình. Tình cảm ấy đơn thuần là tình yêu thiên nhiên như trong Vườn xuân lan tạ chủ: “Từ khi lan vắng chủ, từ khi hoa không người nâng giấc, giống cỏ quý kia cũng quyết tạ theo tri kỉ, thề không ở lại với thế gian. Vả chăng người giai nhân đã đi, cái hào hoa cũng tận. Cái thuật cất rượu khê bên làng Vĩnh Trị, cũng không ai truyền lại cho ai nữa, để lại một mối tiếc cho làng men mỗi khi nhắc tới phong vị hồi cận đại”, Tình cảm ấy được nâng lên như triết lý nhân bản sâu sắc trong Xác ngọc lam. Cậu Năm nhà họ Chu ở ven hồ Lãng Bạc nghe được chuyện đồn về cô Dó ở rừng Bồ Hoành, bèn quyết định đi tìm cô Dó xem thực hư thế nào. Thế nhưng, đã nhiều ngày trôi qua mà cậu vẫn chưa được gặp cô Dó, có lẽ cái giống tình xưa nay vẫn là thế, lúc không thì chẳng sao mà khi một bên đã hơi hiểu đến tình ý thì y như là e lệ thẹn lánh rồi bày ra cái trò bất diệt đi trốn đi tìm. Nhưng rồi cảm tấm chân tình của cậu Năm, cô Dó đã tạm biệt vùng quê thượng ngàn của mình để theo chồng xuống Trung Châu. Nhà cậu Năm họ Chu vốn chuyên làm nghề giấy, ở giữa một con sông và cái hồ rộng, lại có hòn đá nghè giấy. Cô Dó ngày thì ẩn mình trong hòn đá nghè giấy, đêm đêm lại hiện ra giúp chồng thổi linh hồn cho mỗi tờ giấy gió. Từ đấy, lò chế giấy nhà cậu Năm họ Chu làng Hồ Khẩu biết một kỷ nguyên mới- giấy tự nhiên thơm đẹp lên và bỏ xa sự cạnh tranh của nghìn vạn người sống bằng vỏ dó đó. Cậu Năm trăm tuổi đi rồi, chỉ còn lại cô Dó một mình. Đêm đêm cô ngồi ở ven hồ Gươm, hồ Tô Lịch gửi nhớ thương người chồng yêu quý đã trở về với cát bụi qua những khúc hát buồn. Cô vẫn ở lại giúp con cháu của chồng làm giấy, nên giấy nhà họ Chu tiếng tăm vẫn vang khắp nơi. Cho đến khi bị đánh tráo trao nhầm tay kẻ trọc phú hợm của và cô đã ra đi mãi mãi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hãy biết nâng niu, trân trọng thiên nhiên, đối xử một cách có văn hóa với thiên nhiên, đó chính là bước quan trọng để biết yêu con người. Huyện Khỏe đã vô tình trước cái chết của cô Dó, chính điều đó đã làm Chiêu Hiện nhận ra mình đã thờ nhầm chủ và rời khỏi nhà Huyện Khỏe mà không lời từ biệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

1. Nguyễn Tuân là một trong những cây đại thụ của văn học Việt Nam hiện đại. Suốt đời mình, Nguyễn Tuân lao động miệt mài, bền bỉ để tạo ra những trang viết độc đáo, tài hoa, uyên bác. Đặc biệt thành công với thể văn tùy bút, nâng thể loại này thành một thể văn sang trọng, phóng túng nhưng Nguyễn Tuân cũng là một cây truyện ngắn xuất sắc. Cho dù đến nay việc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:NGÔN TỪ VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 PDF (Trang 84 -97 )

×