SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH QUẢNG NINH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2008 – 2009 oOo ******* ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: HOÁ HỌC – VÒNG 2 Ngày thi: 10/12/2008 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,5 điểm) 1) Điểm sôi của NF 3 = –129 0 C còn của NH 3 = –33 0 C. Amoniac tác dụng như một bazơ Lewis còn NF 3 thì không. Momen lưỡng cực của NH 3 = 1,46D lớn hơn nhiều so với momen lưỡng cực của NF 3 = 0,24D mặc dù độ âm điện của F lớn hơn nhiều so với H. Hãy giải thích. 2) Hãy dự đoán số nguyên tố của chu kì 7 nếu nó được điền đầy đủ các ô nguyên tố. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố có Z = 107 và 117 và cho biết chúng được xếp vào những phân nhóm nào trong bảng tuần hoàn? Câu 2. (2,5 điểm) 1) Hãy thiết lập sơ đồ pin để khi pin này hoạt động có phản ứng: OHNHZnHNOZn 24 2 3 . Viết phương trình các nửa phản ứng xảy ra trên các điện cực. 2) Ở 50 0 C và dưới áp suất 0,344 atm độ phân ly của N 2 O 4 (k) thành NO 2 (k) bằng 63%. Xác định Kp; Kc; Kx. Câu 3. (2,5 điểm) 1) Tính hiệu ứng nhiệt của 2 phản ứng sau: 2NH 3 + 3/2O 2 N 2 + 3H 2 O (1) 2NH 3 + 5/2O 2 2NO + 3H 2 O (2) So sánh khả năng của 2 phản ứng, giải thích vì sao phản ứng (2) cần có xúc tác. Cho năng lượng liên kết của: NH 3 O 2 N 2 H 2 O NO kJ/mol 1161 493 942 919 627 2) Tính pH của dung dịch thu được khi thêm vào 100 ml dung dịch NaOH 0,1M: a. 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl và H 2 SO 4 có pH = 2 (giả thiết H 2 SO 4 điện li hoàn toàn ở cả 2 nấc). b. 100 ml dung dịch CH 3 COOH 0,1M, pK a (CH 3 COOH) = 4,76. Câu 4. (1,5 điểm) Hoà tan a gam hỗn hợp Cu và Fe (trong đó Fe chiếm 30% về khối lượng) bằng 50ml dung dịch HNO 3 63% (d = 1,38 g/ml), khuấy đều cho tới phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A cân nặng 0,75a gam, dung dịch B và 6,104 lit hỗn hợp khí NO và NO 2 (đktc). Hỏi cô cạn dung dịch B thu được bao nhiêu gam muối khan? Câu 5. (2,5 điểm) Một monotecpenoit mạch hở A có công thức phân tử C 10 H 18 O. Oxi hoá A thu được hỗn hợp các chất A 1 , A 2 và A 3 . Chất A 1 (C 3 H 6 O) cho phản ứng iodofom và không làm mất màu nước brôm. Chất A 2 (C 2 H 2 O 4 ) phản ứng được với Na 2 CO 3 và với CaCl 2 cho kết tủa trắng không tan trong axit axetic; A 2 làm mất màu dung dịch KMnO 4 loãng trong môi trường axit. Chất A 3 (C 5 H 8 O 3 ) cho phản ứng iodofom và phản ứng được với Na 2 CO 3 . a. Viết công thức cấu tạo của A 1 , A 2 và A 3 . b. Vẽ công thức các đồng phân hình học của A và gọi tên theo danh pháp IUPAC. Câu 6. (3,5 điểm) 1) Axit crotonic CH 3 – CH = CH – COOH có 2 đồng phân hình học. Hãy so sánh tính axit và nhiệt độ nóng chảy của 2 đồng phân này? 2) a. Tính tỉ lệ các sản phẩm monocle hoá (tại nhiệt độ phòng) và monobrom hoá (tại 127 0 C) isobutan. Biết tỉ lệ khả năng phản ứng tương đối của nguyên tử H trên cacbon bậc nhất, bậc hai và bậc ba trong phản ứng clo hoá là 1,0 : 3,8 : 5,0 và trong phản ứng brom hoá là 1 : 82 : 1600. b. Dựa vào kết quả tính được ở câu (a), cho nhận xét về các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng các sản phẩm của phản ứng halogen hoá ankan. 3) Dùng cơ chế phản ứng giải thích tại sao khi xử lý 2,7-đimetylocta-2,6-dien với axit H 2 SO 4 loãng thì thu được 1,1-đimetyl-2-isopropenylxiclopentan. Câu 7. (2,5 điểm) A là hidrocacbon không làm mất màu dung dịch brom. Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol A và hấp thu sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH) 2 thu được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng lên 11.32 gam. Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào dung dịch thu được, kết tủa lại tăng lên, tổng khối lượng kết tủa hai lần là 24,85 gam. A không phản ứng với dung dịch KMnO 4 đun nóng, còn khi monoclo hoá trong điều kiện chiếu sáng thì chỉ tạo một sản phẩm duy nhất. 1. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A. 2. Người ta có thể điều chế A từ phản ứng giữa benzen và anken tương ứng trong axit sunfuric. Dùng cơ chế phản ứng để giải thích. 3. Mononitro hoá A bằng cách cho phản ứng với axit nitric (có mặt axit sunfuric đặc) thì sản phẩm chính thu được là gì? Tại sao? Câu 8. (2,5 điểm) Cho phản ứng phân huỷ Xiclobutan thành etylen: C 4 H 8 2C 2 H 4 . Ở 438 0 C, hằng số tốc độ k = 2,48.10 -4 s -1 . Tìm thời gian để tỉ số mol C 2 H 4 : C 4 H 8 đạt giá trị: a. Bằng 1. b. Bằng 100. (Cho Cu = 64, Fe = 56, C = 12, O = 16, Ca = 40, Ba = 137) Ghi chú: Học sinh không được sử dụng bảng HTTH, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. . VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH QUẢNG NINH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2008 – 2009 oOo ******* ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: HOÁ HỌC – VÒNG 2 Ngày thi: 10 /12/ 2008 Thời gian làm bài: 180. 10 /12/ 2008 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,5 điểm) 1) Điểm sôi của NF 3 = 129 0 C còn của NH 3 = –3 3 0 C. Amoniac tác dụng như một bazơ Lewis còn NF 3 thì không A 3 . b. Vẽ công thức các đồng phân hình học của A và gọi tên theo danh pháp IUPAC. Câu 6. (3,5 điểm) 1) Axit crotonic CH 3 – CH = CH – COOH có 2 đồng phân hình học. Hãy so sánh tính axit và nhiệt