KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN VẬT LÍ - Vòng 2 tỉnh QUẢNG BÌNH ppsx

1 372 0
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN VẬT LÍ - Vòng 2 tỉnh QUẢNG BÌNH ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC Số báo danh: KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn: VẬT LÍ - Vòng 2 Khóa ngày: 26/10/2010 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,5 điểm) Trên mặt thoáng một chất lỏng có hiện tượng giao thoa sóng do hai nguồn sóng A, B gây ra. Biết A và B dao động cùng pha, cùng biên độ 2cm, cùng tần số 40Hz. Khoảng cách giữa hai nguồn AB = 17,5cm, tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng bằng 2m/s và khoảng cách giữa hai vân giao thoa có biên độ cực đại liên tiếp trên đoạn AB bằng một nửa bước sóng. 1. Tính số điểm dao động với biên độ 2cm trên đoạn AB. 2. Điểm M trên mặt chất lỏng, cách A và B các khoảng lần lượt là 17cm và 7,5cm. Tính số vân giao thoa có biên độ cực đại trên đoạn AM. 3. Trên mặt chất lỏng xét một điểm N nằm trên đường thẳng đi qua A và vuông góc với AB, điểm này dao động với biên độ cực tiểu. Tính khoảng cách lớn nhất giữa A và N. Câu 2. (2,0 điểm) Một thanh nhẹ AB chiều dài L, đầu A được gắn một vật nhỏ khối lượng m, thanh có thể quay quanh một trục cố định nằm ngang, vuông góc với thanh và đi qua điểm O trên thanh, với OB = L 4 . Ban đầu thanh đứng yên ở vị trí cân bằng, đầu A ở phía dưới trục quay. Một vật nhỏ khối lượng m bay với vận tốc v theo phương ngang vuông góc với trục quay, tới đập vào đầu B của thanh và dính vào đó. Bỏ qua ma sát và lực cản của môi trường. 1. Tính tốc độ góc của thanh ngay sau khi va chạm xảy ra. 2. Tính độ lớn của lực do thanh AB tác dụng lên trục quay ngay sau va chạm. Câu 3. (2,5 điểm) Đoạn dây dẫn thẳng MN, chiều dài l = 20cm, khối lượng gm 10  , được treo nằm ngang trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ thẳng đứng, độ lớn B = 0,14T, hai dây treo mảnh, nhẹ buộc vào hai đầu M và N, chiều dài mỗi dây treo là L = 40cm và các dây treo song song với nhau. Trong đoạn dây dẫn MN có dòng điện không đổi cường độ I = 2A chạy qua. Lấy gia tốc trọng trường g = 9,8m/s 2 . 1. Tính góc lệch  của các dây treo so với phương thẳng đứng khi hệ cân bằng. 2. Ban đầu đoạn dây được giữ nằm ngang ở vị trí hai dây treo thẳng đứng, sau đó thả nhẹ để hệ chuyển động, tính vận tốc của đoạn dây MN khi qua vị trí cân bằng. Câu 4. (2 điểm) Một vật sáng có dạng một đoạn thẳng AB = L = 2cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, đầu A nằm trên trục chính. Cho AB chuyển động tịnh tiến dọc theo trục chính về phía thấu kính với vận tốc không đổi v = 10cm/s. Khi t = 0 thì A cách quang tâm của thấu kính một đoạn d 1 = 50cm, tại thời điểm t = 2s thì ảnh thật A’B’ của AB qua thấu kính cao gấp 2 lần AB. Tính tiêu cự của thấu kính và vận tốc của điểm B’ đối với điểm A’ tại thời điểm t = 2s. Câu 5. (1 điểm) Phương án thực hành - Một nguồn điện một chiều có suất điện động E và điện trở trong r không đổi, chưa biết giá trị E và r. - Một ampe kế và một vôn kế có số chỉ chính xác nhưng không biết điện trở của chúng. - Một biến trở không biết giá trị. - Các dây nối có điện trở không đáng kể. Hãy xây dựng một phương án thực hành với các dụng cụ đã cho để xác định giá trị của suất điện động E và điện trở trong r. Hết  v m A m B O Hình cho câu 2 N Hình cho câu 3  B I  M . SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC Số báo danh: KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 20 10 - 20 11 Môn: VẬT LÍ - Vòng 2 Khóa ngày: 26 /10 /20 10 Thời gian:. = 2s thì ảnh thật A’B’ của AB qua thấu kính cao gấp 2 lần AB. Tính tiêu cự của thấu kính và vận tốc của điểm B’ đối với điểm A’ tại thời điểm t = 2s. Câu 5. (1 điểm) Phương án thực hành -. biên độ cực tiểu. Tính khoảng cách lớn nhất giữa A và N. Câu 2. (2, 0 điểm) Một thanh nhẹ AB chiều dài L, đầu A được gắn một vật nhỏ khối lượng m, thanh có thể quay quanh một trục cố định

Ngày đăng: 28/07/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan