ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 Môn LỊCH SỬ - THPT CHUYÊN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ - THPT CHUYÊN Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề. Ngày thi: 02/11/2012 Câu 1(1,5 điểm) Có đúng hay không khi cho rằng: Hiệp ước Bali năm 1976 mở ra thời kỳ phát triển mới cho tổ chức ASEAN và giải thích? Tại sao Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN năm 1995? Câu 2(1,5 điểm) So sánh giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa. Tại sao khẳng định năm 1930 giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp nắm quyền lãnh đạo cách mạng? Câu 3(1,5 điểm) Nêu và nhận xét về phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. Câu 4( 2,0 điểm) Trình bày thắng lợi lớn nhất của nhân dân ta giành được trong phong trào cách mạng 1930-1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 5(2,0 điểm) Làm rõ sự chuẩn bị của cách mạng nước ta cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 từ khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. Câu 6(1,5 điểm) Tại sao trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) quân dân ta phải thực hiện phương châm kháng chiến lâu dài? ---------------------Hết-------------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh………………………………….Số báo danh……………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 Môn: LỊCH SỬ – THPT CHUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm 03 trang) Câu Nội dung 1 Có đúng hay không khi cho rằng: Hiệp ước Bali năm 1976 mở ra thời kỳ phát triển mới cho tổ chức ASEAN và giải thích. Tại sao Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN năm 1995. 1. Hiệp ước Bali - Hiệp ước Bali năm 1976 mở ra thời kỳ phát triển mới cho tổ chức ASEAN là đúng. - Tổ chức ASEAN thành lập ngày 8-8-1967 gồm 5 nước. Thời kỳ từ 1967 đến 1975 chưa có hoạt động gì nổi bật, ít được biết đến. Năm 1976 thông qua hiệp ước Bali với nội dung . - Hiệp ước phù hợp xu thế phát triển của thế giới và của các nước trong khu vực…mở ra thời kỳ phát triển mới cho tổ chức này. Các nước trong khu vực lần lượt gia nhập tổ chức . Tốc độ phát triển kinh tế của các nước thành viên tăng nhanh . - Mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực; xây dựng khu vực mậu dịch tự do . Tăng cường quan hệ với các nước ngoài khối và các khu vực trên khắp thế giới:với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… 2. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN năm 1995: - Mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN nhất là Hiệp ước Bali năm 1976 phù hợp yêu cầu phát triển của nước ta. Quan hệ ASEAN với Việt Nam chuyển sang đối thoại hợp tác. Xu thế của thế giới từ nửa sau những năm 70 chuyển dần sang đối thoại hợp tác . - Đường lối đổi mới của Đảng ta năm 1986 về đối ngoại Việt Nam muốn làm bạn với các nước, đa dạng hóa đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế . 2 So sánh giai cấp công nhân Việt Nam và giai cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa. Tại sao khẳng định năm 1930 giai cấp công nhân là giai cấp nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 1. Những điểm giống nhau: Đều bán sức lao động làm thuê, đều bị bóc lột giá trị thặng dư, cuộc sống khổ cực…đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, là giai cấp cách mạng đấu tranh triệt để… 2. Khác nhau: - Hoàn cảnh ra đời: Ở các nước tư bản giai cấp công nhân ra đời sớm Ở Việt Nam giai cấp công nhân ra đời do cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. - Về nguồn gốc: Công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân, công nhân ở các nước từ bản có nhiều nguồn gốc khác nhau . - Về kẻ thù: Công nhân ở các nước tư bản là giai cấp tư sản. Công nhân Việt Nam là đế quốc, phong kiến, tư sản . 3. Năm 1930 giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạngViệt Nam vì: - Giai cấp công nhân đã hoàn toàn đấu tranh tự giác sáng lập ra Đảng Cộng sản - đội tiên phong của giai cấp mình … Câu Nội dung - Đảng của giai cấp công nhân đã đề ra một đường lối cách mạng đúng đắn để đoàn kết tập hợp các giai cấp khác…đấu tranh chống đế quốc và phong kiến giải phóng dân tộc. 3 Nêu và nhận xét về phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam từ năm 1919 đến năm1925. - Ra đời từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp, giai cấp tư sản Việt Nam sớm bị tư sản Pháp và tư sản nước ngoài cạnh tranh, chèn ép. Họ có ý thức dân tộc, sớm tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản nên đã sớm đứng lên đấu tranh nhằm giành lấy một vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam. - 1919, tư sản Việt Nam đã tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều ở một số tỉnh và thành phố như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng…Ở Hà Nội có cuộc vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam. - 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì. - Giai cấp tư sản đã dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì lập ra Đảng Lập hiến (1923) với cơ quan ngôn luận là tờ Diễn đàn Đông Dương và tờ Tiếng dội An Nam. Ngoài Đảng Lập hiến ở trong Nam còn có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh và nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh ở ngoài Bắc… - Khi phong trào đấu tranh lên cao, thực dân Pháp nhượng bộ cho ít quyền lợi (cho tham gia Hội đồng Quản hạt Nam Kì) tư sản Việt Nam đi vào con đường thoả hiệp. - Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919- 1925 mang tính chất dân chủ công khai với những hình thức tổ chức và hoạt động phong phú song phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản chủ yếu vì quyền lợi kinh tế cho giai cấp mình, còn mang tính cải lương, thoả hiệp. Tuy vậy, phong trào cũng có tác dụng cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta . 4 Trình bày thắng lợi lớn nhất của nhân dân ta giành được trong phong trào cách mạng 1930-1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. - Thắng lợi lớn nhất của nhân dân ta giành được trong phong trào cách mạng 1930-1931 đó là thành lập chính quyền cách mạng ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh - Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh. - Dưới sự lãnh đạo của Đảng tháng 9-1930 phong trào cách mạng ở Nghệ-Tĩnh phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12-9-1930 . - Trước khí thế đấu tranh của quần chúng làm cho hệ thống chính quyền của Pháp ở các huyện bị tê liệt, nhiều thôn tan rã .Đảng bộ Nghệ -Tĩnh đã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống ở địa phương các Xô viết ra đời. - Chính quyền Xô viết đã thực hiện những chính sách tiến bộ về các mặt: + Về chính trị: Quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập. + Về kinh tế: Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ . xóa nợ cho người nghèo . + Về văn hóa- xã hội: Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân, bài trừ mê tín dị đoan . trật tự trị an được giữ vững. - Những chính sách này bước đầu đem lại quyền lợi cho nhân dân, tuy còn sơ Câu Nội dung khai nhưng đây thực sự là chính quyền cách mạng của dân, do dân, vì dân .và là thành quả cao nhất của cách mạng nước ta giành được trong phong trào cách mạng 1930-1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng. 5 Làm rõ sự chuẩn bị của Đảng ta cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 từ khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương. - Chuẩn bị về chủ trương đường lối: Bản chỉ thị "Nhật -Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã chỉ rõ kẻ thù . phương pháp đấu tranh để chớp thời cơ . - Chuẩn bị về lực lượng chính trị: Những cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ở Cao- Bắc- Lạng , Trung Kỳ .Mỹ Tho, Hậu Giang, phong trào phá kho thóc tập hợp đông đảo quần chúng đấu tranh. - Chuẩn bị về lực lượng vũ trang: Đội du kích Ba Tơ ., Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ đã thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân . - Chuẩn bị căn cứ địa cách mạng: Khu giải phóng Việt Bắc .và các khu căn cứ khác được thành lập ở nhiều nơi trong cả nước . - Chuẩn bị bộ máy lãnh đạo Tổng khởi nghĩa: Hồ Chủ Tịch từ Cao Bằng về Tân Trào trực tiếp lãnh đạo Tổng khởi nghĩa .Thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam và Ủy ban dân tộc giải phóng các cấp - Đến giữa tháng 8-1945, Đảng đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện trong nước .cả dân tộc đã sẵn sàng đón chờ thời cơ Tổng khởi nghĩa . 6 Tại sao trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) quân dân ta phải thực hiện phương châm kháng chiến lâu dài? - Kháng chiến lâu dài là một phương châm của cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện chống thực dân Pháp (1946-1954). - Nguyên nhân: + Xuất phát từ so sánh lực lượng giữa ta và địch trong buổi đầu kháng chiến… + Ta cần có thời gian để vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế. + Nhằm chống lại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh ” của thực dân Pháp + Trên cơ sở phương châm kháng chiến lâu dài, ta phải từng bước giành thắng lợi, làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch từng bước có lợi cho ta . tiến lên tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định. (Trên đây là những nội dung cơ bản nhất mà khi làm bài học sinh phải đề cập đến. Bài viết đủ nội dung, chính xác, logic thì mới cho điểm tối đa) . ước Bali n m 1976 m ra thời kỳ phát triển m i cho tổ chức ASEAN và giải thích? Tại sao Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN n m 1995? Câu 2(1,5 đi m) So sánh. THPT N M HỌC 2012-2013 M n: LỊCH SỬ – THPT CHUYÊN HƯỚNG DẪN CH M (G m 03 trang) Câu Nội dung 1 Có đúng hay không khi cho rằng: Hiệp ước Bali n m 1976 m ra