Ký ức Tết với người Hà Nội ở xa ppt

9 230 0
Ký ức Tết với người Hà Nội ở xa ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ký ức Tết với người Hà Nội ở xa 1. Cụ - kỵ - ông - bà – chú - bác- anh- chị hai bên nội ngoại và cha - mẹ tôi đều là cư dân sinh sống mấy đời ở Hà Nội. Vì thế tất cả tụi bạn tôi đều bảo: Mày là người Hà Nội gốc. Có nhiều đứa khen nịnh: Người Hà Nội mềm mỏng, tinh tế. Giọng Hà nội vừa chuẩn vừa thanh trong. Nhưng có đứa lại trề môi phản bác: Người Hà Nội khách khí. Đang ăn, trông thấy người đi đường cũng dẻo miệng mời nhau”xơi cơm”mà có phải thực lòng mời họ đâu…Thôi kệ! Tay bé khôn bưng vừa miệng thế. Tôi luôn tự hào về cái gốc gác Hà Nội của mình nơi có rất nhiều cây xanh, hồ đẹp, những nếp nhà mái ngói thâm nâu, nhiều những món ăn ngon, bởi hương vị riêng không phải nơi nào cũng có. Năm hết, Tết đến không khí xuân tự đến khắp mọi miền, thế nhưng với tôi, góc chợ hoa Hàng Lược hay vườn Đào Nhật Tân nơi đã từng say sưa đứng vẽ trong lất phất mưa phùn và tiết trời se lạnh, thì dẫu dù đi đâu, về đâu cũng chẳng thể nào quên được. Có nỗi buồn nào da diết như những cái Tết xa nhà, xa quê? Thế mà ngoài 50 tuổi đời nhưng tôi đã phải đón quá nhiều cái Tết vắng Hà Nội. Kể cả 7 cái Tết xa nhà khi du học nước ngoài và 25 cái Tết khi chuyển vào miền Nam làm việc và sinh sống, thế mà đã hơn một phần tư thế kỷ không được ăn Tết ở Hà Nội. Nhiều đứa bạn vỗ vai tôi: Mày mất gốc Hà Nội rồi. Không, làm sao mà mất gốc? Hà Nội đã hằn in quá nhiều những kỷ niệm vui, buồn trong tôi. Hồi nhỏ, chúng tôi thích nhất là Tết và nhớ như in những cái Tết từ thời thơ ấu. Cả năm, bố mẹ vất vả làm lụng và dành dụm để sắm Tết cho mấy chị em tôi: Chiếc áo hoa cho chị, chiếc áo thêu hình người trượt tuyết cho em trai út và cho tôi chiếc vỏ áo bông màu xanh công nhân cùng đôi giày bát - kết có đế cao su vàng còn mới. Háo hức ngay từ chập tối, tôi cứ nằm ôm chặt món quà Tết ấy để chờ đến thời khắc giao thừa, thiêng liêng, rồi ngủ quên lúc nào không biết. Sáng mùng một Tết, nghe tiếng pháo nổ đì đùng gần xa, được ngửi mùi hương trầm bà nội thắp lên khấn Phật và gia tiên, tụi trẻ con chúng tôi tự biết vùng chăn dậy sớm mà không cần ai đánh thức. Dù quần áo, giày, dép mới đã chỉnh tề nhưng vẫn bị nhốt chặt trong nhà vì phải chờ có người lớn hiền lành, đức độ, được nhiều người yêu mến đến xông đất.(Người đủ phẩm chất này thường do bà Nội tôi đã “đặt hàng” trước để cầu mong cả năm an lành, hanh thông). Thành thông lệ, đêm giao thừa hoặc sáng mùng một Tết đại gia đình tôi có truyền thống mừng tuổi. Ông, bà, cha, mẹ lì xì cho con cháu từ trên xuống dưới và ngược lại từ các con, các cháu kính mừng tuổi ông, bà, cha, mẹ. Chị em tôi được người lớn mừng tuổi bằng những đồng tiền mới toe. Sau khi có người xông đất, thích nhất là lúc được phép mở cửa chạy ra đường. Với tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, thì chẳng gì sướng bằng khi thỏa thích hò hét, đua nhau chạy mấy vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Khi bụng đói, mới sực nhớ là mải chơi chưa ăn gì. Ngày Tết ai cũng ngán bánh chưng. Khi đang đói mà được ăn chiếc bánh gối không nhân thơm ngậy mỡ dòn tan, rỗng ruột bên trong rót đầy tương ớt vào trong và vừa mới cắn thì ớt đã chảy tràn hai bên mép thật tuyệt. Sang hơn nữa lại được ăn hai hào một đĩa nộm đu đủ bào nhỏ, rắc bên trên mấy miếng thịt bò khô rồi chan dấm chua ngọt và chút tương ớt cay xè. Mới nghe thấy tiếng kéo lách tách của người bán nộm và ngửi thấy mùi mực nướng, mùi dấm, ớt và chỉ nhìn người khác đang ăn mà đã thèm nuốt nước miếng. Tràng An ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó - nơi có ngôi chùa cổ kính với gốc hoa đại đã đến hàng trăm tuổi thân xù xì uốn cong dựa vào bờ tường sau chùa. Cây đại này đã có từ hồi cụ nội tôi, qua cả thời bố tôi, tới chúng tôi còn nhỏ, trưởng thành rồi đi xa mà nó vẫn còn mãi đến bây giờ. Nó như hệt một chứng nhân âm thầm nở hoa cùng những thăng trầm của thời cuộc và ngát hương thơm nhè nhẹ cùng nhiều thế hệ cư dân trong ngõ với bao đổi thay người mất, người còn, người tha phương, người mới đến. Nơi tôi ở chật lắm. Chỉ không đầy 50 mét vuông mà hai gia đình chú, bác ruột và ông, bà, con, cháu… với 15 người cùng sinh sống dưới một mái nhà. Nồi, xoong, chậu giặt cùng nhiều thứ linh tinh cùng phải để dưới gầm giường. Khi ngủ, cóp lúc phải nằm trở đầu đuôi mới đủ chỗ trên giường. Khi khách tới chơi, cả chủ và khách bắc ghế ngồi ngay ngoài cửa. Khách ngồi trong nhà, trẻ con được lùa ra đường cho vắng bớt. Vậy mà suốt ba mươi năm, hai gia đình anh em ruột sống cùng cha, mẹ và các cháu, con chung sống êm ấm. Suốt những năm tháng chiến tranh bắn phá của máy bay Mỹ, dưới ngay gầm giường là hầm, bên trên phủ chăn để che mảnh đạn. Ai lo thì cứ lo, còn tụi trẻ con chúng tôi lại thích nhất khi được chui xuống hầm để bắt dế, đào giun và cả những con gián đất hay trốn dưới mấy hòn gạch lát dưới đáy hầm. Khi máy bay Mỹ bắn phá làm trần nhà tôi bị sập, nhà tôi làm gác lửng, tất cả đàn ông con trai lên gác, đàn bà con gái được ưu tiên ở dưới.Tôi nhớ như in sáng mùng một Tết năm Mậu Thân 1968, đang trên đường Hàng Bông Thợ Nhuộm tới chúc Tết cô giáo thì phải nhảy xuống hầm cá nhân khi còi báo động cùng tiếng máy bay và cao xạ pháo nổ ầm ầm trên đầu. Những ngôi nhà đổ nát gần nhà máy điện Yên Phụ, những dãy phố vắng người tường nhà sơn toàn màu đen phòng không; những quả bóng khinh khí cầu được buộc dây treo lơ lửng cao thấp nhằm hạn chế máy bay địch bổ nhào; những hàng người xếp hàng trật tự chờ đến lượt mình để mua túi hàng tết gồm một gói mứt và kẹo trứng chim, miếng bóng, gói mì chính, hạt tiêu và mấy bó lá dong để gói bánh chưng…đã mãi mãi in hằn những ký ức đậm nét với thế hệ chúng tôi. Tết năm 1973 sau Hiệp định hòa bình Paris, từ nơi sơ tán, chúng tôi được trở về Hà Nội học nhưng cuộc sống vẫn còn bao khốn khó. Mối tình đầu của tôi cũng bắt đầu bằng những những hẹn hò, chờ đợi. Nhiều Tết phải chen lấn hàng mua vé tàu về quê cho người yêu. Hồi đó chẳng có điện thoại, tin nhắn như bây giờ, nên suốt mùng 4 đến mùng 6 Tết ngày ba buổi ra ga Hà Nôi để đón những chuyến tàu về. Bóng dáng yêu thương chẳng thấy đâu trong số hành khách đang ùa ra. Cho đến khi cổng ga được khóa lại, lại lủi thủi ra về để mấy giờ sau quay lại ga chờ ngóng chuyến sau. 2. “Tết ta” ở bên Tây có lẽ là vô duyên nhất. Vì các bạn nước ngoài đón Tết dương lịch. “Tết ta” của Việt Nam rơi vào ngày phải đi học bình thường. Theo múi giờ mùa đông, giờ Matxcơva chênh nhau với giờ Việt Nam 4 tiếng đồng hồ. Đúng 8 giờ tối ở thủ đô Nga, ở nhà là giao thừa. Từ chiều tụi lưu học sinh Việt Nam chúng tôi cũng tìm cách cúp cua giờ nghe giảng, tranh thủ đi chợ, về sớm tụ tập làm nem gián (chả giò), món thịt nướng, gà luộc, bò xào và trái cây các loại như nho, lê, táo…cùng rượu sâm-panh và vang đỏ. Một số thầy, bạn nước ngoài thân thiết cùng đến dự chung vui với những đứa con xa nhà. Khi chuông báo thức điểm 8 giờ tối, từ radio vang xa giọng trầm ấm của nam phát thanh viên: Đây là Đài tiếng nói Việt Nam- phát thanh từ Hà Nội thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam…, nhiều người trong chúng tôi đã khóc. Khóc vì nhớ Việt Nam. Nhớ nhà, ông, bà cha mẹ người thân. Dù sau đấy là tiếng mở rượu, tiếng chúc tụng nhau và đêm thơ- nhạc hướng tình cảm về nhà, nhưng trong sâu thẳm ai cũng có gì đó buồn nhớ quê. Thời chúng tôi du học nước ngoài đã làm gì sẵn có điện thoại, chat, email, webcam…thuận lợi như bây giờ. Thư viết gửi về nhà khoảng 4 tuần mới nhận được hồi âm. Có người đã khóc khi lâu không nhận được thư nhà. Sáng sáng, chiều chiều đi học hay trở về ký túc xá, chúng tôi cùng đứng bên chiếc bàn để thư ngay dưới sảnh gần cửa ra vào để xem mình có thư không. Không thiếu những buổi ngồi nghe giảng mà hồn để tận đâu đâu, lòng nặng trĩu nỗi lo thương người thân nơi khốn khó. Có một tối giao thừa mà chúng tôi không bao giờ quên được. Đó là có một bạn cùng trường có cha vừa mới mất. Chúng tôi nhận được tin này qua một người mới bay từ Việt Nam sang, trong khi chính bạn ấy lại chưa biết gì. Báo hay không báo nỗi mất mát to lớn cho bạn mình vào chính đêm giao thừa này thật sự là một quyết định khó khăn. Chúng tôi chia người gần bên bạn, chăm sóc, hỏi han và đóng kịch như không có chuyện gì. Nhưng sự chăm sóc thái quá của chúng tôi khiến bạn ấy cảm thấy lạ và đã nghi ngờ. Bằng sự linh cảm chính xác, bạn ấy đã hỏi vặn lại chúng tôi. Và thế là phải nói ra sự thật rồi tất cả đều òa khóc đối diện với mất mát trong chính lúc giao thừa. Mẹ ơi! Tết này con lại không về… 3. Tết Sài Gòn nắng chang chang nhìn hoa mai vàng lại càng nhớ Hà Nội da diết. Máy bay giờ đã là phương tiện thân thuộc với nhiều người nên chỉ sau hai tiếng đồng hồ người ta đã có thể gặp nhau. Vì thế có người sáng ba mươi Tết còn chọn mua cành đào và hoa violet, chiều tối đã ngồi tại Sài Gòn chờ đón giao thừa. Giờ đây cái rét hanh khô ngoài Bắc như hòa lẫn cùng nắng gió phương Nam. Ngay giữa Sài Gòn, những người con xa Hà Nội đã có rất nhiều hơi hướng thủ đô trong bữa ăn hàng ngày và càng dồi dào hơn vào mỗi dịp Tết. Từ các quán phở Bắc, bún chả, các quán cơm Hà Nội với chả rươi, chả xương xông, chuối xanh nấu với ốc, đậu phụ… Trên đường Hồng Hà gần sân bay cũng có quán bia hơi Hà Nội thứ thiệt. Nhiều những quầy bán thực phẩm mang từ Hà Nội vào. Từ trái sấu, trái chám đen, mận, đào, lê, vải…đến dưa, cà, hành, kiệu… muối, tương bần, từ ô mai, chè Lam, kẹo bột, mứt sen, cốm vòng… từ bắp cải, xu hào, rau thơm, mùi, hành củ… đến cả thịt đông, bánh cuốn Thanh Trì…hầu như cái gì cũng có. Ngay Thủ Đức cũng có phiên bản chùa Một Cột. Biểu tượng Hà Nội ngay trong lòng Sài Gòn. Mấy ngày Tết, khách thập phương càng ra, vào tấp nập đông vui. Lại bỗng nhớ có một chiều giáp Tết, tôi vội vã ra thăm mẹ để vào kịp miền Nam trước giao thừa. Trong tiếng pháo nổ gần xa, giữa lúc mọi người hình như ai ai cũng mải miết ngược xuôi sắm Tết, chỉ riêng hai mẹ con tôi như hệt khách vãng lai nhàn tảng, lững thững dạo chơi Hà nội. Bách bộ dọc theo phố Cột cờ, qua vườn hoa Canh Nông (là tên cũ) để tìm lại gốc cây và chiếc ghế đá nơi thời xưa bà đã từng ngồi chờ cha tôi. Vào thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám trong không khí thanh vắng của buổi chiều cuối năm, chúng tôi đứng bên cạnh Rùa đội tấm bia- nơi có khắc tên cụ tổ dòng họ là Đỗ Lệnh Danh – đỗ Trạng Nguyên khoa thi năm 1706, mà bất giác vừa tự hào, vừa như cùng cảm giác mắc lỗi với tiền nhân về chí thú học hành và tài danh đỗ đạt, trong khi mình đã trên đầu hai thứ tóc mà vẫn chưa đâu vào đâu. Cảm giác chung là mỗi lần ra Hà Nội, lần nào cũng thấy vội và có lỗi với người thân, bạn bè. Thường trước Tết vài ngày tôi hay ra công tác. Cứ mỗi chuyến đi đều dự định thăm người này, người kia nhưng rồi lại bị công việc và những hẹn hò này nọ ngoài dự kiến cuốn đi. Sắp cất cánh trở lại Sài Gòn, nhìn Hà Nội thân thương qua cửa sổ máy bay mới càng thấm thía lời bài hát của nhạc sĩ Phú Quang vội vã trở về vội vã ra đi. Có những lần ra Hà Nội hôm trước hôm sau đã lủi thủi trở về. Đành đi nhẹ nói khẽ mà không dám gặp một ai vì đi thăm sao cho đủ hết mọi người? Người thân ơi, bạn bè ơi…lòng người xa chẳng hề quên một ai, nhưng đến chơi với người này, lại sợ người kia hay tin rồi hờn giận. Nói ra chẳng dễ ai tin- lại cho là khéo nói. . Ký ức Tết với người Hà Nội ở xa 1. Cụ - kỵ - ông - bà – chú - bác- anh- chị hai bên nội ngoại và cha - mẹ tôi đều là cư dân sinh sống mấy đời ở Hà Nội. Vì thế tất cả tụi. đều bảo: Mày là người Hà Nội gốc. Có nhiều đứa khen nịnh: Người Hà Nội mềm mỏng, tinh tế. Giọng Hà nội vừa chuẩn vừa thanh trong. Nhưng có đứa lại trề môi phản bác: Người Hà Nội khách khí diết như những cái Tết xa nhà, xa quê? Thế mà ngoài 50 tuổi đời nhưng tôi đã phải đón quá nhiều cái Tết vắng Hà Nội. Kể cả 7 cái Tết xa nhà khi du học nước ngoài và 25 cái Tết khi chuyển vào

Ngày đăng: 30/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan