1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

An toàn ở nhà & trên xe hơi ppsx

6 181 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

An toàn ở nhà & trên xe hơi Để tránh cho con bạn gặp những tai nạn đáng tiếc, hãy lưu ý những lời khuyên sau của bác sĩ Martin K. Eicheiberger, Giám đốc ban Y Tế Quốc Gia về Trẻ em Hoa Kỳ. Trẻ chơi tại nhà vẫn có những nguy cơ gây tai nạn 1. Ở nhà Khi ở nhà, trẻ có thể gặp các tai nạn nguy hiểm như: bỏng, ngộ độc, đuối nước, ngạt thở, chấn thương do ngã,… Cha mẹ cần chú ý những điều sau: * Đề phòng bỏng - Kiểm tra độ nóng của nước trước khi cho bé tắm. - Tránh dùng lò vi sóng để hâm nóng sữa cho bé vì khi đó bạn không thể kiểm soát được độ nóng của sữa khiến bé uống có thể bị bỏng. - Không để bé gần các dây dẫn điện hoặc dây cắm các thiết bị điện. - Nên có khung bảo vệ xung quanh các thiết bị như: lò sưởi, quạt sưởi, lò vi sóng. * Phòng ngạt thở Trẻ em thường tò mò và luôn đưa mọi thứ vào mũi, miệng khiến bé có nguy cơ ngạt thở cao. Bạn hãy loại bỏ những nguy cơ sau: - Tránh cho bé tiếp xúc với các loại thực phẩm dạng hạt to. - Mua cho bé các đồ chơi liền một khối, không thể tách ra từng bộ phận nhỏ. - Hạn chế để các loại gối nhồi bông trong phòng bé. - Không cho bé chơi với túi nilon. - Không cho bé đeo đồ trang sức như: ví, khăn quàng cổ. - Lưu ý quan sát khi bé chơi đồ chơi. * Phòng té, ngã Té, ngã là tai nạn thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Hãy giữ an toàn cho bé bằng cách: - Không nên để ghế và đồ nội thất cạnh cửa sổ. - Dùng đồ nội thất có đế cao su chống trơn, trượt. - Nên dùng thảm hoặc gạch chống trơn trong phòng bé. - Lắp cửa chắn ở bậc cầu thang. * Phòng ngộ độc Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh có nguy cơ lớn nhất đối với ngộ độc. Bé có thể bị ngộ độc khi tiếp xúc với các sản phẩm như: chất tẩy rửa, mỹ phẩm, cây lá, đồ chơi, thuốc trừ sâu, rượu, thuốc và vitamin. Vì thế, cha mẹ nên: - Đọc nhãn và làm theo hướng dẫn khi đưa thuốc cho trẻ em. - Để thuốc vào đúng bao bì của nó và đặt ngoài tầm với của bé. - Nên có tủ khóa các loại nước tẩy rửa, thuốc sâu hay các loại sơn, màu vẽ,… - Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao với ngộ độc khí carbon monoxide. Vì vậy, không được khởi động cho xe máy hoặc xe hơi nổ trong nhà. Nên có ghế dành riêng cho trẻ sơ sinh khi đi ô tô 2. Trên xe hơi - Khi cho bé sơ sinh đi ô tô, tốt nhất, bạn nên cho bé ngồi lên ghế dành riêng cho trẻ. Lưu ý, chỉ nên cho bé ngồi đúng theo thiết kế chiều cao, cân nặng mà nhà sản xuất ghế cho phép để giữ an toàn cho bé. Ghế của bé nên đặt ở hàng ghế sau. - Để ghế nghiêng một góc 450 để đầu của bé vẫn tiếp xúc được với thành ghế và bé vẫn hô hấp dễ dàng. - Để đảm bảo an toàn, bạn không nên mua ghế không rõ xuất xứ như: bày bán ở chợ giời, rao bán online,… - Không nên để nhiều đồ chơi của bé trong xe. - Lưu ý, không được đặt trẻ ngồi ở vị trí được trang bị hệ thống túi khí. - Trẻ em không bao giờ được ở trên ô tô một mình ngay cả khi cửa kính xe hơi hé mở. Khi đó, độ nóng cửa sẽ làm nhiệt độ cơ thể bé tăng lên nhanh chóng có thể gây bỏng vĩnh viễn, thậm chí là tử vong. - Phải quan sát trước khi đặt đồ ra ghế sau. Hành động đơn giản này có thể khiến bạn vô tình quên con mình nếu như bé đang ngủ. - Luôn nắm chặt tay bé khi đi trong bãi đỗ xe hoặc trên vỉa hè. - Hãy dạy bé rằng ô tô không phải là chỗ cho trẻ chơi. Vì đối với các bé, ô tô như là một nơi thú vị để chơi trốn tìm hoặc đùa nghịch. - Luôn khóa cửa xe, đặc biệt là khi đậu xe ở gần nhà. Bảo Ly (dịch) . An toàn ở nhà & trên xe hơi Để tránh cho con bạn gặp những tai nạn đáng tiếc, hãy lưu ý những lời khuyên sau của bác sĩ Martin K. Eicheiberger, Giám đốc ban Y Tế Quốc Gia. khí carbon monoxide. Vì vậy, không được khởi động cho xe máy hoặc xe hơi nổ trong nhà. Nên có ghế dành riêng cho trẻ sơ sinh khi đi ô tô 2. Trên xe hơi - Khi cho bé sơ sinh đi ô tô, tốt. Trẻ em Hoa Kỳ. Trẻ chơi tại nhà vẫn có những nguy cơ gây tai nạn 1. Ở nhà Khi ở nhà, trẻ có thể gặp các tai nạn nguy hiểm như: bỏng, ngộ độc, đuối nước, ngạt thở, chấn thương do ngã,…

Ngày đăng: 30/07/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w