1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HÀN QUỐC pot

4 832 16

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Lớp chuyên ngành: Kinh tế quốc tế 50B Nhóm 6: Lưu Khánh Chi Nguyễn Thúy Diệu Vũ Thu Hà Bạch Hà Phương Đỗ Thị Thùy CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC 1. GIAI ĐOẠN 1961 - 1980 1.1. Mô hình chính sách: Thúc đẩy xuất khẩu và từng bước thực hiện tự do hóa thương mại 1.2. Các biện pháp thực hiện: 1.2.1. Đối với xuất khẩu: a. Đưa ra định hướng các mặt hàng XK chủ lực phù hợp: • 1961-1970 : xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động. Năm 1965, chính phủ Hàn “nhắm tới” 13 loại ngành hàng mà họ xem là “những nhân tố chiến thắng” phục vụ cho chương trình xúc tiến đặc biệt. Danh sách đó bao gồm những ngành nghề đòi hỏi thâm dụng lao động, trong đó có sản xuất tơ tằm, vải sợi, cao su và máy thu thanh - những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh đặc biệt nhờ vào lực lượng lao động dồi dào, chăm chỉ và có giá rẻ. Các công ty hoạt động trong những lĩnh vực này được hưởng nhiều đặc quyền từ phía chính phủ chẳng hạn như được vay vốn với lãi suất shấp, được cho nợ thuế đánh vào thu nhập có nguồn gốc từ xuất khẩu, được miễn giảm thuế đối với sản phẩm nhập khẩu đầu vào cần thiết. • 1971 – 1980: xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng như thép, hóa chất và sản xuất ô tô. b. Thực hiện tự do hóa thị trường ngoại hối và phá giá đồng nội tệ: Bắt đầu vào năm 1964, chính phủ đánh bạo đưa ra hàng loạt chính sách nhằm mục đích mở rộng xuất khẩu, trong số đó có việc phá giá rồi sau đó là thả nổi đồng Won, tự do hóa cơ chế xuất khẩu nghiêm ngặt của Hàn Quốc để tạo điều kiện cho các công ty Hàn Quốc dễ dàng hơn trong việc đưa vào nước các loại máy móc, nguyên liệu thô và những bộ phận cấu thành cần thiết để sản xuất phục vụ xuất khẩu. => Bằng cách này, chính phủ Hàn Quốc đã thay đổi cơ cấu kích thích đầu tư của nền kinh tế, hay nói theo cách của Amsden là đã bóp méo giá cả, nhằm khuyến khích đầu tư vào những ngành nghề xuất khẩu bằng cách làm cho việc đầu tư kiểu này trở nên sinh lợi một cách bất tự nhiên. c. Đưa ra quy định về việc điều chỉnh hoạt động của các công ty trong nước: => Làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu được đẩy mạnh d. Thành lập tổ chức XTTM và ĐT HQ (KOTRA) năm 1962 Đây là tổ chức của chính phủ Hàn Quốc với chức năng là hỗ trợ hoạt động marketing cho các công ty Hàn Quốc, kết nối doanh nghiệp và nghiên cứu thị trường. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tránh được rủi ro trên thị trường cũng như phát huy tối đa được lọi thế của mình trên cơ sở hiểu rõ các thị trường nước ngoài. Điều này đã có tác động lớn trong việc hỗ trợ phát triển quan hệ thương mại quốc tế. e. Tích cực triển khai thực hiện ĐT xây dựng cơ sở hạ tầng f. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: tại cơ sở sản xuất và tại các cơ sở dạy nghề g. Thực hiễn miễn giảm thuế thu nhập và thuế nhập khẩu đầu vào SX => Ba biện pháp này là góp phần tạo điều kiện thuận lợi toàn diện cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu, từ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cũng như giá ưu đãi về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. Qua đó, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển hàng hóa cả về số lượng lẫn chất lượng, tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với các bạn hàng nước ngoài. 1.2.2. Đối với nhập khẩu: Nhằm thực hiện từng bước tự do hóa nhập khẩu, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra các biện pháp sau đây: Đưa ra quy định về danh mục hàng hóa NK, tăng số mặt hàng tự do NK • Giảm dần việc áp dụng các biện pháp hạn chế NK bằng số lượng • Cắt giảm thuế quan NK 1.2.3. Chính sách thị trường: => tập trung khai thác thị trường các nước phát triển 2. GIAI ĐOẠN 1981- NAY: 2.1. Mô hình chính sách: Thực hiện chính sách tự do hóa TM và đa dạng hóa thị trường • Giai đoạn từ năm 1980 –1989: đây là giai đoạn Hàn Quốc điều chỉnh cơ cấu và tự do hóa nền kinh tế trên cơ sở ổn định kinh tế, tự do hoá và mở cửa nền kinh tế, từng bước tư nhân hóa ngành công nghiệp mở rộng thị trường thúc đẩy cạnh tranh. • Giai đoạn từ năm 1990 đến nay: đây là giai đoạn Hàn Quốc thực hiện chính sách kinh tế mới và toàn cầu hóa. Hàn Quốc đã áp dụng chính sách cải cách hệ thống giáo dục để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, chống tham nhũng, đẩy mạnh tự do tài chính, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển, chú trọng đầu tư vốn ra nước ngoài. 2.2. Các biện pháp thực hiện: 2.2.1. Đối với thúc đẩy xuất khẩu: a. Xác định mặt hàng xuất khẩu: HQ sớm xác định phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở các lĩnh vực có hàm lượng chất xám, công nghệ cao, thâm dụng vốn .Trong các mặt hàng XK chủ lực, chất bán dẫn chiếm tới 50% kim ngạch XK, các mặt hàng khác là máy móc chính xác, thiết bị khai thác khoáng sản và xây dựng, phụ tùng ô tô, TV, xe hơi, điện thoại di động, tàu biển b. Tăng cường hoạt động của các tổ chức XTTM và đa dạng hóa các hình thức xúc tiến: Hàn Quốc rất tích cực trong việc tăng cường các hoạt động hỗ trợ XTTM với sự kết hợp hiệu quả của nhiều tổ chức XTTM như Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA), Cơ quan Xúc tiến thương mại hải ngoại Hàn Quốc (KOTRA),…Các hình thức xúc tiến được triển khai rất đa dạng: từ hội chợ, triển lãm, hội thảo hay tổ chức các cuộc viếng thăm gặp mặt định kỳ thường xuyên với chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài. c. Thực hiện tự do hóa thị trường vốn: Một biện pháp gián tiếp nhưng có hiệu quả rất cao trong việc thúc đẩy XK của Hàn Quốc đó là thực hiện tự do hóa thị trường vốn, tích cực tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài. Biện pháp này đã góp phần hỗ trợ phát triển TM và ĐTQT. d. Tăng cường hoạt động của các tổ chức tín dụng, qua đó hỗ trợ XK và ĐT: Để khuyến khích xuất khẩu Chính phủ Hàn Quốc tập trung cấp tín dụng với lãi suất thấp cho các ngành công nghiệp ưu tiên, thực hiện chuyển dịch cơ cấu. Tuy nhiên, do quy mô sản xuất của các Chaebol Hàn Quốc lớn và sự tài trợ quá mức của ngân hàng dành cho các tập đoàn, đã đẩy hệ thống ngân hàng Hàn Quốc phải đối đầu với khó khăn nợ nước ngoài (Chaebol: các tập đoàn lớn). 2.2.2. Đối với nhập khẩu: CS TMQT của HQ đv nhập khẩu trong giai đoạn này là tiếp tục thực hiện tự do hóa NK. Từ năm 1983, Hàn Quốc đã đẩy mạnh tự do hóa nhập khẩu, đồng thời liên tục cắt giảm thuế quan. Hàn Quốc công bố trước danh mục hàng nhập khẩu tự do và đặt ra thời hạn từ 1-5 năm để các hãng sản xuất trong nước điều chỉnh bằng cách nâng cao năng lực cạnh tranh hay chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh mới. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát nhập khẩu được áp dụng từ năm 1977 để theo dõi và điều chỉnh việc nhập khẩu các mặt hàng mới được tự do hóa. Cùng với việc tự do hóa nhập khẩu , HQ cũng đưa ra những chương trình giảm thuế quan trong vòng 5 năm dựa trên danh mục được công bố trước đó. Ví dụ giai đoạn 1988-1993 mức thuế quan giảm đáng kể từ 18,1% (1988) -> 11,4% (1990) -> 7,9% (1993). Hiện nay, việc cắt giảm thuế quan của HQ tuân theo lộ trình chung của WTO và chính phủ nước này quản lý NK chủ yếu bằng các rào cản kỹ thuật và hạn chế xuất khẩu tự nguyện. 3. KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM: • Việt Nam nên thành lập các tổ chức XTTM nhằm hỗ trợ phát triển QH TMQT theo đúng hướng và đúng chiến lược đã đề ra đồng thời khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Bên cạnh việc thành lập, cần phải tăng cường các hoạt động của tổ chức XTTM nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tìm hiểu về thị trường và các đối tác nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình • Hơn nữa, phối hợp cùng việc tăng cường hoạt động của tổ chức XTTM và đa dạng hóa các hình thức xúc tiến, Nhà nước VN nên tăng cường hoạt động của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là vào các ngành then chốt, trọng điểm, nhằm cung cấp vốn cho các DN, tổ chức kinh tế trong nước phát triển hàng hóa dịch vụ cả về số lượng lẫn chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời mở rộng thị trường. Tuy nhiên, cần quản lý chặt chẽ vốn, các khoản tín dụng để tránh tình trạng cho vay tràn lan và gây thất thoát vốn, qua đó gây cản trở cho sự phát triển kinh tế • Ngoài ra, thêm một tấm gương nữa để thấy rằng cần phải tiến hành thực hiện chính sách tự do hóa thương mại theo một lộ trình phù hợp với đặc điểm và tình hình kinh tế xã hội của đất nước và quốc tế • Bên cạnh đó, Việt Nam cần xác định các mặt hàng XK chủ lực phù hợp của mình trong từng thời kỳ. Hiện nay, các mặt hàng XK của Việt Nam chủ yếu đều là các mặt hàng sơ chế, ít chế biến, sử dụng nhiều lao động, do đó tuy kim ngạch xuất khẩu cao nhưng giá trị thực tế nhận được lại không nhiều. Việt Nam cần tiến tới XK các sản phẩm có hàm lượng chất xám, công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn. . ngành: Kinh tế quốc tế 50B Nhóm 6: Lưu Khánh Chi Nguyễn Thúy Diệu Vũ Thu Hà Bạch Hà Phương Đỗ Thị Thùy CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HÀN QUỐC 1. GIAI ĐOẠN 1961 - 1980 1.1. Mô hình chính sách: . tiến: Hàn Quốc rất tích cực trong việc tăng cường các hoạt động hỗ trợ XTTM với sự kết hợp hiệu quả của nhiều tổ chức XTTM như Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc (KITA), Cơ quan Xúc tiến thương. hiện chính sách kinh tế mới và toàn cầu hóa. Hàn Quốc đã áp dụng chính sách cải cách hệ thống giáo dục để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, chống tham nhũng, đẩy mạnh tự do tài chính, thúc

Ngày đăng: 30/07/2014, 14:21

Xem thêm: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ HÀN QUỐC pot

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w