-1.3.3 Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia National Treatment - NT Về hàng hóa và đầu tư: Là nguyên tắc tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các nhà kinhdoanh trong nước và các nhà kinh d
Trang 1KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tóm tắt bài giảng MÔN LÝ THUYẾT & CHÍNH SÁCH
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(Dành cho các lớp đại học)
Biên soạn: NGUYỄN THANH XUÂN
Long Xuyên tháng 08 năm 2009
Trang 2ADB – Asia Development Bank : Ngân hàng phát triển Châu Á.
AFTA – ASEAN Free Trade Area : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
APEC – Asia-Pacific Economic Cooperation : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương
ASEAN – Association of Southeast Asian Nations : Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
ERP – Effective Rate of Protection : Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu.
EOI – Export-Oriented Industrialization : Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu
EU – Europe Union : Liên minh Châu Âu.
FDI - Foreign Direct Investment : Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
FII - Foreign Indirect Investment : Đầu tư gián tiếp nước ngoài.
GSP – Generalized System of Preferences : Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập
H-O : Heckscher – Ohlin.
H-O-S : Heckscher – Ohlin – Samuelson.
IMF – International Monetary Fund : Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
ISI – Import Substitution Industrialization: Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu
LDCs – Least Developing Coutries : Các nước kém phát triển.
MFN – Most Favorite Nation : quy chế Tối huệ quốc.
NAFTA – North American Free Trade Agreement : Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ.
NICs – New Industrial Coutries: Những quốc gia công nghiệp mới.
NIEs – New Industrial Ecomomies: Những nền kinh tế công nghiệp mới.
NP – National Parity : Nguyên tắc ngang bằng dân tộc.
NT – National Treament : Đối xử quốc gia.
NTR – Normal Trade Relations : Quy chế quan hệ thương mại bình thường.
OECD – Organisation for Economic Co-operation and Development : Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế
PNTR – Permanent Normal Trade Relations : Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh
viễn
ToT – Term of Trade : Điều kiện/Tỷ lệ thương mại.
VCR - Video Cassettes Recorder : đầu máy Video
Trang 3WB – World Bank : Ngân hàng thế giới.
WTO – World Trade Organization : Tổ chức thương mại thế giới.
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
MỤC LỤC iv
Chương 1 KHÁI QUÁT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1
1.1 Đối tượng và nội dung môn học 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 1
1.1.3 Nội dung nghiên cứu 1
1.2 Tại sao các nước phải giao thương với nhau? 2
1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong điều chỉnh thương mại quốc tế 2
1.3.1 Nguyên tắc tương hỗ - Réciprocity 2
1.3.2 Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN) 2
1.3.3 Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT) 2
1.3.4 Ưu đãi cho các nước đang phát triển 3
1.4 Điều kiện thương mại (Term of Trade – ToT) 3
1.4.1 Khái niệm 3
1.4.2 Điều kiện thương mại tổng quát 3
1.5 Một số khái niệm khác 4
1.5.1 Giá quốc tế 4
1.5.2 Nền kinh tế nhỏ, nền kinh tế lớn 4
1.5.3 Cân bằng mậu dịch cục bộ 4
1.5.4 Đường cong ngoại thương 5
1.5.5 Cân bằng mậu dịch tổng quát 5
Chương 2 CÁC LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI CỔ ĐIỂN 6
2.1 Thuyết trọng thương 6
2.2 Lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantage) 6
2.3 Lợi thế so sánh (Comparative Advantage) 7
2.4 Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) 9
2.5 Lợi thế kinh tế nhờ quy mô (Economy of Scale) 10
Chương 3 CÁC LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI 12
3.1 Chi phí cơ hội gia tăng 12
3.2 Thuyết lợi thế tương đối Heckscher - Ohlin 12
3.2.1 Giả định 12
3.2.2 Lợi thế tương đối 12
3.3 Lý thuyết H-O-S 13
3.3.1 Giá cả khác biệt được tạo ra như thế nào? 13
3.3.2 Cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối 13
3.3.3 Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất và lý thuyết H-O-S 13
3.3.4 Kiểm chứng thực tế 14
3.3.5 Nghịch lý Leontief 14
3.4 Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm 14
3.4.1 Giai đoạn sản phẩm mới: 14
3.4.2 Giai đoạn sản phẩm chín mùi: 14
3.4.3 Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa: 14
3.5 Lợi thế cạnh tranh quốc gia - mô hình viên kim cương Michael Porter 15
3.5.1 Nhu cầu thị trường 15
3.5.2 Các yếu tố sản xuất 15
3.5.3 Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ 15
3.5.4 Các chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty 15
Chương 4 THUẾ QUAN 17
4.1 Khái niệm 17
Trang 54.4 Thuế nhập khẩu 17
4.5 Thuế suất danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu 17
4.5.1 Thuế suất danh nghĩa 17
4.5.2 Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu 17
4.6 Chi phí và lợi ích của Thuế quan 18
4.6.1 Thuế quan đối với một nước nhỏ 18
4.6.2 Thuế quan đối với một nước lớn 20
4.6.3 Phản ứng của các doanh nghiệp 21
Chương 5 HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN 22
5.1 Hạn ngạch nhập khẩu 22
5.2 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) 23
5.3 Biện pháp mở rộng nhập khẩu tự nguyện 23
5.4 Quy định hàm lượng nội địa của sản phẩm 23
5.5 Cartel quốc tế 23
5.6 Bán phá giá 23
5.6.1 Khái niệm 23
5.6.2 Mặt tích cực của bán phá giá 24
5.7 Trợ cấp 24
5.8 Hàng rào kỹ thuật 25
5.9 Chính sách mua hàng của chính phủ 25
Chương 6 LIÊN KẾT KINH TẾ VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ QUỐC TẾ 26
6.1 Khái niệm 26
6.2 Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế 26
6.2.1 Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area/Zone) 26
6.2.2 Liên minh về thuế quan (Customs Union) 26
6.2.3 Thị trường chung (Common Market) 27
6.2.4 Liên minh về kinh tế (Economic Union) 27
6.2.5 Liên minh về tiền tệ (Moneytary Union) 27
6.3 Liên hiệp thuế quan 27
6.3.1 Liên hiệp thuế quan tạo lập mậu dịch 27
6.3.2 Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch 28
6.4 Các định chế thương mại quốc tế 29
6.4.1 WTO 29
6.4.2 ASEAN 29
6.4.3 APEC 29
6.4.4 Liên minh Châu Âu 29
6.4.5 IMF 29
6.4.6 WB 29
6.4.7 ADB 29
Chương 7 MẬU DỊCH QUỐC TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 30
7.1 Vai trò của mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển 30
7.1.1 Bi quan 30
7.1.2 Lạc quan 30
7.1.3 Quan điểm của Harbenler 30
7.1.4 Cơ hội nào cho các nước nghèo? 30
7.2 ToT ở các nước đang phát triển 31
7.2.1 Xu hướng suy giảm ToT và bằng chứng nghiên cứu 31
7.2.2 Thử lý giải nguyên nhân 31
7.3 Xuất khẩu không ổn định 31
7.3.1 Nguyên nhân và ảnh hưởng 31
Trang 67.4.1 Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu 32
7.4.2 Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu (EOI) 33
7.4.3 Công nghiệp hóa ở một số nước 33
7.5 Các chính sách của Việt Nam 33
Phụ lục 01 Nguồn lực sản xuất và mức độ thâm dụng yếu tố sản xuất của các ngành 34
Phụ lục 02 Ngoại thương Việt Nam 35
Phụ lục 03 Quan hệ của Việt Nam và các tổ chức, định chế quốc tế 43
Phụ lục 04 Các hợp tác kinh tế khu vực hiện nay 49
Phụ lục 05 Vài tổ chức kinh tế tài chính quốc tế hiện nay 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Trang 7Chương 1 KHÁI QUÁT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1 Đối tượng và nội dung môn học
1.1.1 Khái niệm
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa giữa các nước thông qua mua bán.
Ngoại thương của một nước được biểu hiện qua xuất khẩu, nhập khẩu của nước đó Kim ngạch xuất nhập khẩu của một nước càng lớn thì ảnh hưởng càng nhiều đến thị trường thế giới
-1.1.2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của thương mại quốc tế chính là hoạt động mua bán giữa các nước trên thế giới.Thương mại quốc tế nghiên cứu quy luật điều chỉnh luồng hàng giao thương giữa các quốc gia, và cáctác động của nó đến kinh tế các nước
Mục đích của môn học là:
Cung cấp những kiến thức cơ bản về thương mại quốc tế và những chính sách ảnh hưởng đến nó
Cung cấp những kiến thức cơ bản về sự di chuyển quốc tế các nguồn lực
1.1.3 Nội dung nghiên cứu
Nền kinh tế thế giới theo cách tiếp cận hệ thống thì có hai bộ phận cấu thành sau:
Các chủ thể kinh tế quốc tế, bao gồm:
Hơn 200 nền kinh tế của các quốc gia độc lập trên toàn thế giới
Các công ty, doanh nghiệp đặc biệt là các công ty đa quốc gia và các công ty xuyên quốc gia
Các định chế, tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế như: WB, IMF, WTO, ADB, EU,APEC, …
Các quan hệ kinh tế quốc tế, bao gồm:
Các quan hệ về di chuyển quốc tế hàng hóa và dịch vụ
Các quan hệ về di chuyển quốc tế tư bản
Các quan hệ về di chuyển quốc tế sức lao động
Các quan hệ về di chuyển quốc tế tài chính - tiền tệ
Từ cách tiếp cận trên nên môn học này tập trung vào nghiên cứu các nội dung chính như sau:
Thương mại quốc tế (hàng hóa và dịch vụ)
Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế
Nội dung này được trình bày lần lượt qua bảy chương sau:
Chương 1 : Khái quát thương mại quốc tế.
Chương 2 : Các lý thuyết thương mại cổ điển
Chương 3 : Các lý thuyết hiện đại
Chương 4 : Thuế quan
Chương 5 : Các hàng rào phi thuế quan
Chương 6 : Liên kết kinh tế và các định chế quốc tế
Chương 7 : Mậu dịch quốc tế ở các nước đang phát triển
Trang 81.2 Tại sao các nước phải giao thương với nhau?
Chúng ta không trồng lúa mỳ nên phải nhập khẩu bột mỳ, tương tự như điện thoại di động, máy vitính, máy bay, ô tô, … Ngược lại người Nhật sản xuất không đủ gạo cho tiêu dùng nên họ phải muagạo Việt Nam Singapore thì mua dầu thô Việt Nam sau đó tinh chế và bán xăng thành phẩm lại cho
Việt Nam Từ đó cho ta thấy bất kỳ quốc gia nào cũng không có đủ nguồn lực để sản xuất tất cả các
sản phẩm hàng hóa nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ đa dạng của người dân Những nguồn lực đóbao gồm tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, trình độ khoa học công nghệ … Người ta gọi đấy là
sự giới hạn nguồn lực quốc gia.
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới nhưng vẫn có người mua gạo Thái Lan ăn; ngượclại tôi biết có một hợp tác xã tại Phú Tân – An Giang đã xuất sang Thái Lan rất nhiều nếp trong năm
2005 Người Mỹ sản xuất được rất nhiều xe hơi bán khắp thế giới nhưng họ vẫn mua xe hơi Nhật Cónhiều quốc gia sản xuất được rượu vang nho nhưng phải uống rượu vang Pháp thì mới “sành điệu” Rõ
ràng tâm lý, thị hiếu tiêu dùng đa dạng cũng khuyến khích việc mua bán hàng hóa đang diễn ra ngày
càng mạnh mẽ trên toàn thế giới
Tuy nhiên nếu nói rằng lợi ích của ngoại thương thu được xuất phát từ hai lí do này thì đúng nhưnghoàn toàn chưa đầy đủ, vì thật ra các nước còn thu được lợi ích lớn hơn rất nhiều từ những lí do khác;chúng được trình bày chi tiết trong các chương tiếp theo
1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong điều chỉnh thương mại quốc tế
1.3.1 Nguyên tắc tương hỗ - Réciprocity
Các quốc gia dành cho nhau những ưu đãi, nhân nhượng tương xứng nhau trong quan hệ buôn bán vớinhau Mức độ ưu đãi và điều kiện nhân nhượng phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của các bên tham gia.Trong quan hệ quốc tế hiện nay, nguyên tắc này ít được các nước đề cập trong các văn bản chính thức
1.3.2 Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation - MFN)
Trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém những ưu đãi màmình dành cho các nước khác
Mục đích của việc sử dụng nguyên tắc tối huệ quốc trong buôn bán quốc tế là nhằm chống phân biệtđối xử trong buôn bán quốc tế, làm cho điều kiện ngang bằng nhau trong cạnh tranh giữa các nước bạnhàng nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước phát triển
MFN được tất cả các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cam kết thực hiện lẫn nhau.Nguyên tắc này được áp dụng phổ biến trong quan hệ thương mại giữa các nước Trước khi gia nhậpWTO, Việt Nam đã thỏa thuận MFN với gần 100 quốc gia, sau khi gia nhập WTO danh sách các nướcnày được kéo dài hơn gấp rưỡi nữa
Hiện nay các nước chuyển sang cụm từ Quan hệ thương mại bình thường (Normal Trade Relations NTR) hay Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (Permanent Normal Trade Relations - PNTR)thay thế MFN
-1.3.3 Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Treatment - NT)
Về hàng hóa và đầu tư: Là nguyên tắc tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các nhà kinhdoanh trong nước và các nhà kinh doanh nước ngoài trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và đầu tư.Hàng nhập khẩu không phải chịu mức thuế, lệ phí, thủ tục kinh doanh, nhưng phải tuân thủ những tiêuchuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm so với hàng hóa sản xuất nội địa
Trang 9Về người lao động: công dân của các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại được hưởng mọiquyền lợi và nghĩa vụ như nhau (Trừ quyền bầu cử và tham gia nghĩa vụ quân sự)
1.3.4 Ưu đãi cho các nước đang phát triển
- Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized System of Preferences): là hình thức ưu đãi
về thuế quan do các nước công nghiệp phát triển (OECD) dành cho một số sản phẩm nhất định mà họnhập khẩu từ các nước đang phát triển
1.4 Điều kiện thương mại (Term of Trade – ToT)
1.4.2 Điều kiện thương mại tổng quát
Trong mô hình nền kinh tế thế giới nhiều hơn 2 quốc gia và 2 sản phẩm thì ToT là tỷ số giữa chỉ số giáhàng xuất khẩu với chỉ số giá hàng nhập khẩu
Chỉ số giá hàng xuất khẩu : P X X P i i
Chỉ số giá hàng nhập khẩu : P M M P i i
Với
PX : chỉ số giá hàng xuất khẩu
PM : chỉ số giá hàng nhập khẩu
Xi : tỷ lệ sản phẩm i trong tổng giá trị xuất khẩu
Mi : tỷ lệ sản phẩm i trong tổng giá trị nhập khẩu
M P
Các yếu tố tác động đến điều kiện thương mại:
o Sở thích tiêu dùng của thị trường nước nhập khẩu
o Sự khan hiếm hàng hóa giao thương trên thế giới
Trang 10o Chất lượng hàng hóa giao thương.
o Khả năng thuyết phục của các doanh nghiệp xuất khẩu
o Chính sách của chính phủ, đặc biệt là chính phủ các nước lớn
o Những nước lớn có khả năng dùng chính sách tác động đến nhu cầu xuất, nhập khẩu của mình
từ đó tác động đến mức giá thế giới và làm thay đổi ToT theo hướng có lợi cho mình
Nền kinh tế nhỏ là nền kinh tế khi thay đổi lượng hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ không làm thay đổi giá
thế giới của hàng hóa đó
1.5.3 Cân bằng mậu dịch cục bộ
Hình 1.1b cho thấy với bất kỳ giá cả so sánh nào của sản phẩm X (PX/PY) cao hơn điểm cân bằng củathị trường thế giới (P2), cung xuất khẩu sẽ vượt cầu nhập khẩu; do đó giá cả so sánh sản phẩm X sẽgiảm xuống đến mức cân bằng Ngược lại, nếu giá cả so sánh nào của sản phẩm X (PX/PY) thấp hơnđiểm cân bằng thì cầu nhập khẩu lớn hơn cung xuất khẩu; do đó giá cả sản phẩm X tăng lên quay lạiđiểm cân bằng
DX
XX
Trang 11Hình 1.1: Cân bằng mậu dịch cục bộ
Hình 1.1a cho thấy một quốc gia bất kỳ có giá cân bằng nội địa (P1) thấp hơn giá quốc tế (P2) thì sẽtrở thành quốc gia xuất khẩu Ngược lại, quốc gia có giá cân bằng nội địa cao hơn giá quốc tế sẽ trởthành quốc gia nhập khẩu khi tự do thương mại (Hình 1.1c)
1.5.4 Đường cong ngoại thương
Đường cong ngoại thương cho biết bao nhiêu hàng xuất khẩu mà quốc gia đó sẵn sàng cung ứng để lấymột số lượng hàng nhập khẩu nào đó tùy theo giá cả quốc tế hay ToT
Đường cong ngoại thương được xác định nên từ sự kết hợp đường giới hạn khả năng sản xuất vàđường bàng quan tại các mức giá khác nhau
1.5.5
Cân bằng mậu dịch tổng quát
Hình 1.2: Cân bằng mậu dịch tổng quát
QG B
Trang 12Điểm giao nhau của hai đường cong ngoại thương của hai nước chính là giá cả sản phẩm so sánh cânbằng mà tại đó hai quốc gia giao thương với nhau.
Trang 13Chương 2 CÁC LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI CỔ ĐIỂN 2.1 Thuyết trọng thương
Từ đầu thế kỷ 15 những nhà kinh tế học đã chứng minh giao thương sẽ mang lại phồn thịnh cho các
nước tham gia bằng thuyết trọng thương
Học thuyết này được mô tả vắn tắt qua 3 điểm sau:
Đánh giá được vai trò của thương mại quốc tế, coi đó là nguồn quan trọng mang về quí kim chođất nước
Ủng hộ có sự can thiệp sâu của chính phủ vào các hoạt động kinh tế, nhất là trong lĩnh vực ngoạithương như: lập hàng rào thuế quan, hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và những chính sách bảo hộsản xuất trong nước
Coi việc buôn bán với nước ngoài không xuất phát từ lợi ích của hai phía mà chỉ có lợi ích củaquốc gia mình Vì thế các học giả trọng thương còn được gọi là các nhà kinh tế dân tộc chủ nghĩa
2.2 Lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantage)
Sau trường phái trọng thương được bổ sung hoàn chỉnh bằng lợi thế tuyệt đối của Adam Smith rồi lợi
thế so sánh của David Ricardo
Để thuận lợi trong việc nghiên cứu, các nhà kinh tế học đã giả sử một tình huống như sau:
(1) Thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm
(2) Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất giống nhau và thị hiếu của 02 dân tộc cũng giốngnhau
Quan điểm của Adam Smith về lợi thế tuyệt đối:
Bàn tay vô hình (the invisible hand) dẫn dắt mỗi cá nhân hướng đến lợi ích chung => chính phủkhông cần can thiệp vào kinh tế, để thị trường tự quyết định Và do thị trường cạnh tranh hoàn hảo nênngười tiêu dùng và nền kinh tế có lợi khi để các doanh nghiệp tự do kinh doanh
Phân công lao động giữa các nước sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn
Ví dụ 2.1:
Giả sử Việt Nam và Nhật Bản đều có khả năng sản xuất gạo và chip điện tử theo bảng mô tả sau:
Trang 14Bảng 2.1 : Lợi thế tuyệt đối của Việt Nam-Nhật Bản
Tỉ lệ mua-bán (theo 1 giờ lao
Việt Nam có lợi thế về sản xuất gạo, ngược lại Nhật Bản có lợi thế sản xuất chip điện tử Người ViệtNam sẽ tập trung sản xuất gạo, còn người Nhật thì tập trung vào sản xuất chip Sau đó hai bên sẽ traođổi với nhau, tính theo số giờ lao động thì Việt Nam sẽ đổi 2 kg gạo (2G) lấy 3 con chip (3C), tỉ lệ 2/3
Do đó Việt Nam sẽ có lợi vì chỉ có một giờ sản xuất nhưng có được 3C, thay vì sản xuất trong nước thìmất 3 giờ Lợi ích của Việt Nam thu được từ trao đổi là 2 giờ lao động Nhật cũng thu được lợi từ mua-bán là 1 giờ lao động
Cộng lại hai nước sẽ thu lợi 3 giờ công lao động thay vì phải sử dụng 7 giờ công lao động trước đó(giảm giờ lao động 43% tức là tăng hiệu quả công việc lên 43%)
Hai nước cũng có thể không đồng ý tỷ lệ trao đổi là 2/3 nhưng nếu tỷ lệ mua-bán bằng hoặc nhỏ hơn1/3 Nhật Bản sẽ tự sản xuất gạo hay nếu tỷ lệ mua-bán bằng hoặc lớn hơn 2/1 Việt Nam sẽ tự sản xuấtchip
Tóm lại lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith cho thấy:
o Mỗi nước tập trung vào sản xuất sản phẩm có lợi thế tuyệt đối rồi trao đổi với nhau sẽ manglại lợi ích cho cả hai
o Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giới sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn
o Tính ưu việt của chuyên môn hóa
Từ đó Adam Smith ủng hộ một nền thương mại tự do, không có sự can thiệp của chính phủ
2.3 Lợi thế so sánh (Comparative Advantage)
Nâng lý luận của Adam Smith lên cao hơn, năm 1817 David Ricardo đã chứng minh rằng hai nước
vẫn đạt được lợi ích qua mua-bán ngay cả khi quốc gia A có hoàn toàn lợi thế trong sản xuất so với quốc gia B Lý thuyết của ông được gọi là lý thuyết lợi thế so sánh, nó được mô tả như sau:
Trang 15Ví dụ 2.2:
Giả sử một luật sư có khả năng vừa tư vấn luật vừa đánh máy chữ; còn một thư ký thì chỉ có thể đánhmáy chữ, như sau:
Bảng 2.2 : Lợi thế so sánh Công việc
(1 giờ)
Số lượng Giá Thành tiền Số lượng Giá Thành
tiền
Đánh máy 03 trang 10.000đ 30.000đ 02 trang 10.000đ 20.000đ
Nếu luật sư chỉ làm tư vấn thì 8 giờ kiếm được 8 x 100.000đ = 800.000đ Nhưng nếu luật sư này vừalàm tư vấn và vừa đánh máy thì cứ mỗi giờ đánh máy luật sư sẽ mất đi: 100.000đ – 30.000đ = 70.000đ
Vì thế, luật sư thay vì tự đánh máy sẽ thuê thư ký đánh máy và mỗi 03 trang đánh máy thì trả 30.000đ.Tính chung thì 1 giờ tư vấn và thuê người đánh máy luật sư này nhận được 100.000đ – 30.000đ =70.000đ
Luật sư chỉ không thuê thư ký khi xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:
o Giá tư vấn giảm xuống 30.000đ/giờ
o Giá đánh máy tăng lên 33.333đ/ 1 trang
Chú ý theo thuyết lợi thế so sánh thì có thêm giả định1:
(7) Lao động là chi phí sản xuất duy nhất trong sản xuất tất cả các sản phẩm và chi phí sản xuấtđược đồng nhất với tiền lương
Ví dụ 2.3:
Giả sử Việt Nam và Nhật Bản đều có khả năng sản xuất gạo và chip điện tử theo bảng mô tả sau:
Bảng 2.3 : Lợi thế so sánh gạo-chip
Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối trong cả sản
xuất Chip và Gạo so với Việt Nam Từ ví
dụ 2 cho thấy Nhật Bản sẽ tập trung sản
xuất mặt hàng có lợi thế so sánh cao hơn
và Việt Nam sẽ sản xuất sản phẩm còn
lại Trong trường hợp này, Việt Nam có
tỷ lệ gạo/chip là: 2/1 > 3/5 của Nhật Bản,
vì thế Việt Nam có lợi thế so sánh đối với
mặt hàng gạo Người Nhật sẽ chuyên
môn hóa sản xuất chip và bán cho Việt Nam
Một cách tổng quát, lợi thế so sánh của sản phẩm được xác định như sau:
Trang 16Bảng 2.4 : Lợi thế so sánh tổng quát
A1/B1 > A2/B2: quốc gia I có lợi thế so
sánh nên tập trung chuyên môn hóa sản
xuất sản phẩm A, còn quốc gia II tập
trung sản xuất sản phẩm B
Khi A1/B1 = A2/B2, khó mà giải thích
được lợi ích của 2 quốc gia khi chuyên
môn hóa và mua bán với nhau theo lý
thuyết về lợi thế so sánh Tuy nhiên
trường hợp ngoại lệ này sẽ được giải
thích từ cá lý thuyết chi phí cơ hội
Lợi ích từ mậu dịch:
Hai nước sẽ đều có lợi khi chuyên môn hóa sản phẩm có lợi thế so sánh và trao đổi nhau nhưng tỷ lệtrao đổi sẽ quyết định nước nào có lợi nhiều hơn
Từ Ví dụ 3, ta giả sử các tỷ lệ trao đổi có thể xảy ra như sau:
Bảng 2.5 : Lợi ích từ mậu dịch theo các tỷ số trao đổi
Vậy tỷ lệ trao đổi trong
khoảng :
1C < 2G < 5C
Tỷ lệ 2G:3C là tỷ lệ mang lại
lợi ích đều nhau cho hai bên
Nếu đổi nhiều hơn 3C thì Việt Nam có lợi hơn; còn ít hơn 3C thì Nhật Bản có lợi hơn
2.4 Chi phí cơ hội (Opportunity Cost)
Ngoài lao động thì sản phẩm còn cần nhiều yếu tố khác như vốn, kỹ thuật, đất đai, … Năm 1936Gottfried Haberler phát triển thuyết lợi thế so sánh bằng cách dựa trên lý thuyết chi phí cơ hội để giảithích quy luật lợi thế so sánh
Giả sử không có mậu dịch, người Nhật2 phải sản xuất gạo để ăn, mà một giờ sản xuất 1 kg gạo thì đãmất cơ hội sản xuất 3 con chip điện tử Như vậy chi phí cơ hội tạo ra 1 kg gạo của Nhật Bản là 3 conchip, còn Việt Nam là 1/2 Nói cách khác, chi phí cơ hội của một sản phẩm là số lượng của một sản
phẩm khác mà người ta phải hy sinh để có đủ tài nguyên làm tăng thêm một đơn vị sản phẩm thứ nhất.
Qua ví dụ trên cho thấy Việt Nam có chi phí cơ hội thấp trong sản xuất gạo so với Nhật Bản (1/2<3)
nên Việt Nam có lợi thế so sánh; ngược lại trong sản xuất chip điện tử, Nhật Bản có lợi thế hơn
Như đã đề cập ở phần 1.2, nguồn lực mỗi quốc gia đều hữu hạn nên các quốc gia sẽ phải lựa chọnnhững sản phẩm có lợi thế so sánh, chi phí cơ hội càng thấp càng tốt để sản xuất và trao đổi với nhau
Giao thương giúp cho các quốc gia tham gia “mở rộng” khả năng sản xuất (đường giới hạn sản xuất)
Tỷ lệ trao đổi Việt Nam Lợi ích từ mậu dịchNhật Bản Thế giới
Trang 17Việc chuyên môn hóa vào mặt hàng có chi phí cơ hội thấp, đã giúp các nước sử dụng tài nguyên,nguồn lực phát triển hiệu quả hơn.
Hình 2.1: Thương mại làm gia tăng phúc lợi của nền kinh tế
Xét theo kinh tế toàn cầu, khi không mua bán, cả người Mỹ và Anh chỉ tạo ra 130 thép + 100 vải Khiphân công sản xuất hợp lý, 2 nước này đã tạo ra 180 thép + 120 vải, đóng góp được nhiều hơn cho nềnkinh tế thế giới
2.5 Lợi thế kinh tế nhờ quy mô (Economy of Scale)
Vải 120
50 40
A’
0 40 60 70 Thép
B’
C
C’
Trang 18thì chi phí trung bình còn 100.000 đồng Nhờ vào quy mô vận chuyển tăng lên làm chi phí giảmxuống Quy luật này cũng diễn ra ở doanh nghiệp, quy mô sản xuất của doanh nghiệp càng mở rộng thìchi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm càng giảm do định phí/đơn vị giảm Tương tự, nền kinh tế
có quy mô càng lớn thì lợi thế kinh tế nhờ quy mô cũng lớn tương ứng Các ví dụ trên gọi là lợi thếkinh tế nhờ quy mô bên trong (Internal economies of scale)
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài (External economies of scale) diễn ra khi các doanh nghiệp tậptrung vào một khu công nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất Một cách khác, Lợi thế kinh tế nhờquy mô bên ngoài diễn ra khi chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm xuống nhờ quy mô của ngànhcông nghiệp đó tăng lên bất chấp quy mô của từng doanh nghiệp không thay đổi Các quốc gia thànhlập khu vực mậu dịch tự do cũng nhằm tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài
Trang 19Chương 3 CÁC LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI 3.1 Chi phí cơ hội gia tăng
Haberler đã giả định rằng chi phí cơ hội không
đổi khi đưa ra lý thuyết chi phí cơ hội Điều này
không đúng trong thực tế vì càng chuyên môn
hóa trong sản xuất thì chi phí cơ hội càng tăng
Ví dụ: thăm dò dầu hỏa ở gần với chi phí thấp
và thăm dò dầu hỏa ở xa với chi phí cao; hay
nuôi tôm trên đất trồng lúa xấu (chi phí cơ hội
thấp) và nuôi tôm trên đất trồng lúa tốt (chi phí
cơ hội cao)
Chi phí cơ hội ngày càng tăng có nghĩa rằng
quốc gia phải hy sinh ngày càng nhiều hơn sản
phẩm này để dành tài nguyên sản xuất 1 đơn vị
sản phẩm kia
Khi xác định được lợi thế so sánh, mỗi quốc gia
sẽ chuyên môn hóa vào sản xuất sản phẩm đó để trao đổi, tuy nhiên khi chuyên môn hóa thì dẫn đếnchi phí cơ hội tăng lên Do đó cả hai quốc gia chỉ chuyên môn hóa đến khi giá cả là như nhau ở cả haiquốc gia
Hai quốc gia có thị hiếu tiêu dùng khác nhau khi trao đổi vẫn thu được lợi ích cho cả hai
Một vài khái niệm khác:
Mức chi phí cơ hội gia tăng được gọi là tỷ lệ chuyển dịch biên (MRT), được đo bằng độ dốc của đường tiếp tuyến với
đường giới hạn khả năng sản xuất tại điểm sản xuất.
Tỷ lệ thay thế biên (MRS) biểu thị số lượng sản phẩm này phải giảm đi để thay thế bằng một đơn vị sản phẩm kia mà mức thỏa mãn vẫn không đổi, được đo bằng độ dốc của đường bàng quan.
3.2 Thuyết lợi thế tương đối Heckscher - Ohlin
Hoa Kỳ là nước có sẵn (dư thừa) tư bản còn Việt Nam là nước có sẵn lao động vì tỷ lệ r/w ở Hoa
Kỳ thấp hơn r/w ở Việt Nam
3.2.2 Lợi thế tương đối
Cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều đạt được lợi ích lớn hơn nếu Hoa Kỳ tập trung sản xuất thép và Việt Namtập trung sản xuất vải để trao đổi cho nhau Mô hình này cũng đúng khi mở rộng ra nhiều yếu tố sảnxuất khác
Nhắc lại:
Đường bàng quan tập hợp những phối hợp khác nhau về
hai loại sản phẩm mà người tiêu dùng đạt được mức thỏa mãn như nhau Vì thế người tiêu dùng có thái độ bàng quan không phân biệt giữa hai điểm bất kỳ trên cùng một đường bàng quan.
Đường bàng quan càng nằm xa gốc tọa độ thì mức độ thỏa mãn càng cao và ngược lại.
Cân bằng nội địa: Nếu không có mậu dịch một quốc gia
đạt được cân bằng khi đường bàng quan cao nhất tiếp xúc với đường giới hạn sản xuất Hay giá cả sản phẩm so sánh cân bằng nội địa được xác định bởi độ dốc của đường tiếp tuyến chung của đường giới hạn sản xuất của quốc gia và đường bàng quan tại điểm cân bằng tức là tại điểm tự cung tự cấp.
Cân bằng nội địa tại mức giá cả sản phẩm so sánh và biểu thị lợi thế so sánh của quốc gia.
Trang 20Hình 3.1 Trước khi có ngoại thương Hình 3.2 Khi có ngoại thương
Một cách tổng quát: Mỗi nước tập trung vào sản xuất sản phẩm có lợi thế tương đối rồi trao đổi với
nhau sẽ mang lại lợi ích cho cả hai Một lần nữa theo Heckscher - Ohlin: giao thương giúp cho các
quốc gia tham gia “mở rộng” khả năng sản xuất (đường giới hạn sản xuất) của mình.
Định lý Stolper – Samuelson : sự gia tăng giá cả so sánh của một sản phẩm thâm dụng yếu tố sản
xuất mà quốc gia khan hiếm tương đối sẽ làm cho thu nhập thực tế của yếu tố đó tăng lên.
Ví dụ 3.1: hạn chế nhập khẩu thép ở VN mà thép vốn là mặt hàng thâm dụng vốn còn Việt Nam thì
khan hiếm vốn Do đó, cầu về vốn sẽ tăng, lợi tức từ vốn sẽ tăng, làm thu nhập của người sở hữu vốntăng; trong khi người lao động tại Việt Nam sẽ ít vui hơn vì số lượng việc làm mới tạo ra từ ngành thépkhông đáng kể so với các ngành thâm dụng lao động như : dệt may, giày da
3.3 Lý thuyết H-O-S
3.3.1 Giá cả khác biệt được tạo ra như thế nào?
Giá sản phẩm được hình thành từ nhiều yếu tố như: thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng; giá yếu tốsản xuất, công nghệ Sự khác nhau về giá của hai quốc gia còn do lợi thế so sánh và mô hình mậu dịchcủa hai quốc gia này
3.3.2 Cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối
Cân bằng tương đối : giá cả so sánh giữa hai sản phẩm ở hai quốc gia bằng nhau
Cân bằng tuyệt đối: giá cả các yếu tố sản xuất ở hai quốc gia là bằng nhau
3.3.3 Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất và lý thuyết H-O-S
Lý thuyết cân bằng giá cả các yếu tố sản xuất : thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cân bằng tương đối
và tuyệt đối giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia giao thương với nhau (Samuelson)
Lý thuyết H-O-S: sự khác biệt giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia làm phát sinh thương mại
quốc tế; đến lượt nó, thương mại quốc tế làm giảm dần sự khác biệt đó, dẫn đến sự cân bằng tương đối và tuyệt đối giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia giao thương với nhau.
3.3.4 Kiểm chứng thực tế
Trang 21 Vốn đi từ các nước có lãi suất thấp sang các nước có lãi suất cao.
Lao động đi từ nước có mức lương thấp sang nước có mức lương cao
Mậu dịch quốc tế làm tăng giá cả yếu tố sản xuất dư thừa và giảm giá cả yếu tố sản xuất khan hiếm.Kết luận: mậu dịch làm thu nhập của người lao động tăng ngược lại người sở hữu tư bản giảm tại cácnước đang phát triển
3.3.5 Nghịch lý Leontief
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Wassily Leontief cho thấy: hàng xuất khẩu của Mỹ sử dụng ít
vốn hơn hàng nhập khẩu của Mỹ (trong khi Mỹ đứng đầu về K/L=> thừa vốn) Số liệu thống kê xuất
nhập khẩu Mỹ (1945-1970) cũng khẳng định Leontief đúng
Có nhiều lý giải cho nghịch lý này như:
Theo lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế thì: Mỹ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều lao động có taynghề cao, tiên phong và nhập khẩu hàng sử dụng vốn lớn
Mỹ chủ yếu mua bán với các nước cũng thừa vốn như: Nhật Bản, EU nên mô hình H-O không thểhiện rõ bằng kiểm định kết quả mua bán giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển
3.4 Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm
Theo Raymond Vernon vòng đời của một sản phẩm quốc tế có ba giai đoạn:
3.4.1 Giai đoạn sản phẩm mới:
Xuất phát từ nhu cầu thị trường, một sản phẩm mới được phát minh (thường từ một nước phát triểncao) Sản phẩm mới này được sản xuất để thăm dò và đáp ứng thị trường Phản ứng của thị trường là
cơ sở để nhà sản xuất điều chỉnh cho sản phẩm phù hợp hơn Lúc này sản phẩm chủ yếu phục vụ nhucầu nội địa, chỉ xuất khẩu một ít ra nước ngoài
3.4.2 Giai đoạn sản phẩm chín mùi:
Sản phẩm đạt cực đại trong nước và bắt đầu có nhu cầu lớn ở các nước phát triển khác (theo ThuyếtLinder)
Công nghệ sản xuất mới này sẽ được chuyển giao sang các nước phát triển khác, với chi phí nhân công
rẻ hơn (hay các yếu tố khác có sẵn hơn) các quốc gia được chuyển giao sẽ tạo ra sản phẩm này với chiphí rẻ hơn nước đầu tiên Vì thế nước đầu tiên sẽ nhập khẩu sản phẩm này thay vì sản xuất nó với chiphí cao Lúc này cả xuất khẩu và sản xuất của quốc gia đầu tiền đều giảm, để duy trì cạnh tranh, quốcgia này lại tiếp tục lao vào tìm kiếm, phát minh những sản phẩm mới
3.4.3 Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa:
Sản phẩm trở thành thông dụng, giá của nó trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng
Sản xuất tiếp tục được chuyển sang các nước đang phát triển để tận dụng chi phí thấp các yếu tố sảnxuất của các quốc gia này
Các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu
Trang 22Tóm lại:
Mô hình Linder cho rằng thương mại bổ sung lẫn
nhau sẽ tăng giữa các nước có cùng mức thu nhập
Vì thế các nước đang phát triển khó lòng xâm nhập
vào thị trường các nước đã phát triển mà chỉ có thể
tìm kiếm thị trường các nước đang phát triển khác
Đầu tư và chuyển giao công nghệ mang lại lợi ích
cho các nước tham gia
Để duy trì sức cạnh tranh các nước phát triển phải cạnh tranh không ngừng để đưa ra nhiều sản phẩmmới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng toàn cầu Còn các nước đang phát triển thì cạnhtranh trong việc thu hút chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ, thu hút đầu tư Những nước thànhcông sẽ tiến đến cạnh tranh với các nước phát triển khác về sáng chế, sáng tác, phát minh sản phẩmmới => cạnh tranh tri thức
Lưu ý: một nước đang phát triển muốn tiếp nhận công nghệ sản xuất từ nước phát minh phải đối mặt với hai vấn đề nan giải là: sức cầu của thị trường nội địa về sản phẩm mới còn quá nhỏ; thêm nữa, trình độ kỹ thuật, tay nghề công nhân và kinh nghiệm quản lý có khoảng cách quá xa với nước phát minh nên việc chuyển giao phát sinh nhiều chi phí và cần nhiều thời gian Do đó, để thực hiện thành công chiến lược “đi tắt đón đầu” các nước này phải giải quyết được hai vấn đề trên.
3.5 Lợi thế cạnh tranh quốc gia - mô hình viên kim cương Michael Porter
3.5.1 Nhu cầu thị trường
Nhu cầu thị trường sẽ quyết định các doanh nghiệp sản xuất cái gì và như thế nào Những doanhnghiệp đáp ứng được cầu thị trường sẽ có lợi thế trong cạnh tranh rất lớn
3.5.2 Các yếu tố sản xuất
Các yếu tố sản xuất bao gồm tất cả các các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp như: lao động, vốn, đất,nguyên vật liệu … Những nền kinh tế nắm giữ những yếu tố này với chi phí thấp sẽ chiếm lợi thếcạnh tranh
3.5.3 Các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ
Một ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp liênkết và bổ trợ Ngược lại các ngành công nghiệp liên kết và bổ trợ phát triển sẽ giúp ngành công nghiệpthen chốt có lợi thế cạnh tranh
3.5.4 Các chiến lược, cấu trúc và tính cạnh tranh của các công ty
Những yếu tố nội tại, bên trong của các doanh nghiệp của một quốc gia cũng góp phần tạo lợi thế cạnhtranh cho nền kinh tế nước này Những quốc gia có đội ngũ doanh nhân năng động, tài ba sẽ nâng cao
vị thế kinh tế của quốc gia này
Tóm lại : Mô hình Porter tiên đoán rằng các quốc gia xuất khẩu những hàng hóa có ưu thế theo 4 đỉnhcủa viên kim cương và nhập khẩu những hàng hóa khác
Hình 3.3 : Viên kim cương Michael Porter
Theo Staffan Burenstam Linder (1961) trình bày
trong tiểu luận về thương mại và chuyển hóa thì:
Cầu là quan trọng trong việc quyết định TM
Cầu trong nước quyết định các loại sản phẩm khác nhau được SX trong nước
Các loại sản phẩm này có thể được bán chủ yếu
ở các quốc gia có cầu tương tự
Cầu có quan hệ với mức thu nhập
Thương mại diễn ra nhiều giữa các quốc gia tương tự như nhau
Trang 23Nhu caàu thị trường
Các yếu tố sản
xuất
Các ngành công nghiệp liên kết
và bổ trợ
Doanh nghiệp
Trang 24Chương 4 THUẾ QUAN 4.1 Khái niệm
Chính sách thương mại quốc tế (Chính sách ngoại thương) là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp
kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực ngoạithương của một nước trong một thời kỳ nhất định
Những công cụ chính của chính sách ngoại thương là hàng rào mậu dịch, bao gồm: thuế quan và phi
thuế quan
4.2 Các phương pháp đánh thuế
Đánh một số tiền thuế cố định trên một đơn vị sản phẩm hàng xuất hay nhập
Đánh thuế tỷ lệ trên giá trị hàng xuất nhập khẩu
Hỗn hợp hai cách trên
4.3 Thuế xuất khẩu
Thuế xuất khẩu: là khoản thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu
Thuế xuất khẩu làm giá hàng xuất khẩu tăng và làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa này so vớicác nước khác
Ngày nay nhiều nước đã bỏ thuế xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước
4.4 Thuế nhập khẩu
Khái niệm: là khoản thuế chính phủ đánh vào hàng hóa nhập khẩu
Tác động của thuế nhập khẩu:
oGóp phần tăng thu ngân sách chính phủ
oKhuyến khích sản xuất trong nước
oLàm tăng giá hàng nhập khẩu nên làm người tiêu dùng phải trả giá cao hơn để mua hàng
4.5 Thuế suất danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu
4.5.1 Thuế suất danh nghĩa
Thuế suất danh nghĩa (NTR) là suất thuế đánh trên hàng hóa xuất nhập khẩu Người tiêu dùng sẽ chịu
ảnh hưởng của thuế này vì nó sẽ được tính vào giá cuối cùng của hàng hóa
4.5.2 Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu
Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu (ERP) biểu thị mối tương quan giữa NTR đánh trên sản phẩm cuối cùng và
NTR đánh trên nguyên liệu nhập khẩu của sản phẩm đó, nhằm bảo hộ cho sản xuất nội địa
1
i i i
t a t ERP
Trang 25Trong đó:
t: thuế suất danh nghĩa của mặt hàng X
ai: tỷ số giữa giá trị nguyên liệu i với giá trị sản phẩm X (tham gia trong sản phẩm X) với giá trị sảnphẩm X khi không có thuế quan
ti: thuế suất danh nghĩa của nguyên liệu i (tham gia trong sản phẩm X)
v: giá trị gia tăng trước khi có thuế
v’: giá trị gia tăng sau khi có thuế
Ví dụ 4.1 :
Giả sử nguyên liệu đầu vào nhập khẩu để sản xuất một đôi giày là 10$; còn giá mậu dịch tự do của 1đôi giày thành phẩm là 20$
Nguyên vật liệu giày Giày thành phẩm
Khi ti = 0 : nhà sản xuất được bảo hộ ở mức cao nhất
ti càng tăng thì tỷ lệ bảo hộ càng giảm dần
ti= t, tỷ lệ bảo hộ thực sự bằng thuế danh nghĩa
Khi aiti > t, tỷ lệ bảo hộ âm, không kích thích sản xuất trong nước vì chi phí lớn hơn doanh thu
Tóm lại để khuyến khích sản xuất trong nước, chính phủ thường giữ cho mức thuế thành phẩm luôn cao hơn mức thuế nguyên vật liệu Đối với những nguyên vật liệu trong nước không sản xuất được hoặc kém hiệu quả, chính phủ thường dùng mức thuế suất bằng 0%.
4.6 Chi phí và lợi ích của Thuế quan
4.6.1 Thuế quan đối với một nước nhỏ
Là một nước nhỏ thì đánh thuế không ảnh hưởng đến giá thế giới mà chỉ làm tăng giá sản phẩm nhậpkhẩu trong nước
Trang 26PTP
SF: lượng cung trong nước ở mức giá thế giới
DF: lượng cầu trong nước ở mức giá thế giới
SF - DF: lượng nhập khẩu ở mức giá thế giới, khi nhập khẩu
tự do
PT - PF : mức thuế chính phủ đánh vào hàng nhập khẩu =
mức tăng giá hàng nhập khẩu trên thị trường trong nước
ST : lượng cung trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu
DT : lượng cầu trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu
ST - DT: lượng nhập khẩu ở mức giá có thuế nhập khẩu
o Nguồn thu từ thuế :+ C
o Thu nhập quốc dân : - (B + D)
Như vậy, thuế quan đã
làm tăng giá hàng nhập khẩu, giảm tiêu dùng, giảm nhập khẩu; đồng thời tăng sản xuất và tăng thu cho chính phủ Tổng thể thuế quan làm giảm thu nhập của nền kinh tế.
Hình 4.2 : Thuế quan đối với một nước nhỏ
Khi mậu dịch tự do, mứcthỏa dụng của nền kinh
tế này được xác định tạiđiểm A Khi đánh thuế
Nhắc lại:
Thặng dư của người tiêu dùng là khoản chênh lệch giữa số tiền mà người tiêu dùng sẵn lòng trả với
số tiền mà họ phải trả ứng với mỗi mức tiêu dùng.
Thặng dư của nhà sản xuất là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng biến phí ở mỗi mức sản lượng.
60
B
A
P W =1 P
Trang 27hàng hóa X sẽ làm tăng giá hàng nhập khẩu nên cầu sản phẩm X giảm; mức thỏa dụng tại điểm C Do
C < A nên lợi ích của nền kinh tế này giảm
Mặt khác, nền kinh tế này dành nhiều nguồn lực để sản xuất X nên mức độ chuyên môn hóa cho sảnphẩm Y sụt giảm
Như vậy, thuế quan làm chuyên môn hóa sản xuất và lợi ích từ mậu dịch đều giảm sút Xét tổng thể,
nền kinh tế cũng bị thiệt hại một khoảng (B+D) như đã phân tích ở Hình 4.1
Ví dụ 4.2 : Thép là sản phẩm thâm dụng vốn, việc đánh thuế cao thép nhập khẩu làm gia tăng sản xuất
thép trong nước dẫn đến cầu về vốn tăng; làm tăng lãi suất và thu nhập cho những người sở hữu vốn(Định lý Stolper – Samuelson)
4.6.2 Thuế quan đối với một nước lớn
Hình 4.3 cho thấy giá cả thế giới (PW) là giá mua bán của thị trường nội địa với bên ngoài trong điềukiện thương mại tự do Tại mức giá này, cung hàng hóa bằng cầu hàng hóa với mức sản lượng là QW.Khi nước nhập khẩu đánh thuế lên hàng nhập khẩu, giá hàng nhập khẩu tăng lên PT Giá tăng làm cầu
ở cả thị trường nội địa và thị trường thế giới đều sụt giảm (QT) Khi cầu thế giới giảm làm giá thế giớigiảm theo (P*T) Giá giảm lại tiếp tục làm Cung hàng ở nước xuất khẩu giảm đồng thời cầu trong nướctăng nên hàng hóa xuất khẩu cũng sẽ giảm
Tóm lại Thuế quan ở một nước lớn thì làm giảm giá trên thị trường thế giới nhưng lại làm tăng giá trong thị trường nội địa Số lượng hàng hóa mua bán sẽ giảm
Nói theo cách khác, Thuế quan làm tỷ lệ mậu dịch thay đổi theo hướng có lợi cho nước nhập khẩu.
Đo lường lợi ích và chi phí của người tiêu dùng và nhà sản xuất cũng thấy không khác trường hợpphân tích trường hợp nước nhỏ Nhưng vì thuế quan ở nước lớn có khả năng thay đổi giá thế giới nên
tiền thuế thu được của chính phủ ngoài khoảng c còn thu thêm được khoảng e (xem hình 4.4)
Hình 4.3 : Ảnh hưởng của Thuế quan đối với hai nước lớn
Trang 28Do đó, xét tổng thể lợi ích của nền kinh tế được đo bằng e – (b+d) khi đánh thuế hàng nhập khẩu.
Ba khả năng có thể xảy ra :
Nếu e = (b+d) => đánh thuế không mang lại lợi ích gì cho nước nhập khẩu
Nếu e > (b+d) => đánh thuế mang lại lợi ích cho nước nhập khẩu
Nếu e < (b+d) => đánh thuế gây thiệt hại nước nhập khẩu
Ngoài ra, định lý Stolper – Samuelson cũng đúng trong trường hợp những nước lớn
4.6.3 Phản ứng của các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có xu hướng né tránh thuế quan bằng nhiều cách khác nhau
Ví dụ:
Sau chiến tranh thế giới II, Đức xuất khẩu giày vào Pháp
Thập niên 70, Nhật tặng máy chụp hình cho lính Mỹ
Thập niên 90, Việt Nam nhập linh kiện Ô tô
Hình 4.4 : Lợi ích của Thuế quan (trường hợp nước lớn)
NTD = - (a + b + c + d)
Nhà SX = a Thuế CP = c + e
Tổng thể = - b - d + e
Trang 29Trong đó:
PF: mức giá quốc tế của hàng hóa A
XS: mức cung hàng hóa A trên thị trường thế giới
MD: mức cầu trong nước về hàng hóa A ở mức giá thế giới
SFT: lượng hàng hóa cân bằng thị trường trong nước ở mức giáthế giới
SQ: lượng hàng hóa chính phủ cho phép nhập khẩu (hạn ngạch nhập khẩu)
PQ: mức giá của hàng hóa A sau khi chính phủ áp đặt hạn ngạch nhập khẩu
Thặng dư của người tiêu dùng : - A
khẩu chắc chắn hơn so với áp
dụng thuế quan nên bảo hộ sản
xuất trong nước triệt để hơn
Nền kinh tế thiệt hại nhiều hơn so với áp dụng biện pháp thuế quan (ngắn hạn)
Nếu chính phủ bán đấu giá hạn ngạch thì một phần thiệt hại của người tiêu dùng còn được chuyểnvào ngân sách Còn nếu cấp phát hạn ngạch thì nền kinh tế không chỉ mất không 1 khoản mà còn làmôi trường thuận lợi cho tham nhũng và tiêu cực
Ví dụ: hạn ngạch dệt may của EU, Hoa Kỳ; hạn ngạch nhập khẩu lá thuốc lá, hạn ngạch xuất khẩu gạocủa Việt Nam …
5.2 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER)
Trang 30Đây là một biện pháp dàn xếp giữa chính phủ nước
nhập khẩu và chính phủ nước xuất khẩu:
Nước nhập khẩu yêu cầu nước xuất khẩu hạn chế
bán hàng sang nước nhập khẩu nếu không sẽ thực
thi biện pháp trả đũa
Nước xuất khẩu đồng ý và tự hạn chế hàng xuất
khẩu sang nước yêu cầu
Khi hai nước đồng ý thực hiện biện pháp hạn chế
xuất khẩu tự nguyện, nó sẽ có tác dụng tương tự
như hạn ngạch là gây thiệt hại cho người tiêu dùng
và bảo hộ sản xuất tại nước nhập khẩu
5.3 Biện pháp mở rộng nhập khẩu tự nguyện
Biện pháp mở rộng nhập khẩu tự nguyện là 1 thỏa thuận mà nước nhập khẩu sẽ tự nguyện tăng sốlượng mua 1 loại hàng hóa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định
5.4 Quy định hàm lượng nội địa của sản phẩm
Đây là biện pháp hành chính quy định hàng hóa nhập khẩu phải có một số lượng linh kiện hoặc giá trịtối thiểu được sản xuất trong nước thì mới được hưởng ưu đãi như: thuế suất thấp, thông quan dễ dàng
Ví dụ: OPEC, Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê, tiêu, gạo …
Dành thị phần để kiểm soát thị trường (Coca Cola, Pepsi)
Ví dụ: trong thập niên 90 Hoa Kỳ phàn nàn Nhật Bản thặng dư trong mua bán với Hoa Kỳ quá nhiều và Nhật Bản bảo hộ ngành sản xuất thiết bị máy bay trong nước Sau khi đàm phán thất bại, Hoa Kỳ quyết định trả đũa bằng luật Super 301 nhằm hạn chế nhập khẩu ô tô từ Nhật Sau đó, Nhật phải nhượng bộ tự hạn chế xuất khẩu ô tô sang Hoa Kỳ và tăng nhập máy bay từ Hoa
Kỳ Tranh chấp thương mại mới kết thúc
Năm 2005, Trung Quốc cũng tự nguyện hạn chế xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ và EU để tránh một cuộc chiến thương mại không có lợi cho đôi bên.
Trang 31Xét theo thời gian, có 3 hình thức bán phá giá như sau:
Bán phá giá bền vững là 1 cách bán phá giá trong thời gian dài và liên tục.
Bán phá giá chớp nhoáng là 1 cách bán phá giá mạnh trong thời gian ngắn để hạ gục đối thủ cạnh
Người tiêu dùng có lợi vì mua được hàng giá rẻ
Nếu bán phá giá các nguyên vật liệu đầu vào thì sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất cho các nước nhậpkhẩu
Tạo sức ép cạnh tranh mạnh hơn buộc sản xuất trong nước phải gia tăng cải tiến công nghệ kỹ thuật,nâng cao khả năng cạnh tranh
5.7 Trợ cấp
Trợ cấp là những khoản chi của chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp để :
Hạ chi phí để tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu (VD: vay vốn lãi suất thấp, thưởng xuấtkhẩu …)
Bù đắp thiệt hại cho việc nhập khẩu những mặt hàng cần thiết nhưng giá nhập cao hơn mặt bằng giá
mà chính phủ muốn duy trì trên thị trường nội địa (VD: xăng, dầu, điện nhập khẩu)
Ngoài ra, chính phủ trợ cấp xuất khẩu còn vì:
Giúp cho các ngành sản xuất mới phát triển và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng thế giới
Cải thiện cán cân thương mại qua việc thu hút nhiều ngoại tệ từ xuất khẩu
Vì lí do chính trị: chính phủ nhận được sự ủng hộ chính trị từ các doanh nghiệp xuất khẩu
Hầu hết các quốc gia trợ cấp xuất khẩu đều mong muốn gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,
tuy nhiên hiệu quả thường kém Đó là do tính toán quá 1 thấp về “cái giá phải trả”:
Trang 325.8 Hàng rào kỹ thuật
Hàng rào kỹ thuật là biện pháp dùng các quy định về kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu từ bên ngoài.
Hàng rào kỹ thuật rất đa dạng và ngày càng tinh vi, “khó thấy” hơn Ví dụ:
Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (cá basa, tôm …)
Kiểm dịch động thực vật (gạo, cà phê)
Kiểm tra quy cách đóng gói, bao bì, nhãn hiệu (bia Sài Gòn)
Ghi chú hướng dẫn sử dụng sản phẩm … (thuốc tây nhập khẩu)
Điều kiện lao động, nhân quyền … (Nike)
Cuộc chiến Tuylip Hà Lan – VCR Nhật: an toàn sử dụng và thủ tục hành chính
Cuộc chiến Airbus - Boeing: Tiêu chuẩn môi trường