1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tài sản cố định docx

90 613 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 811 KB

Nội dung

PHÂN LOẠI TSCĐ 2.1 Phân loại theo hình thái hiện hữu và kết cấu 2.1.1 TSCĐ hữu hình Loại 1:Nhà cửa, vật kiến trúc Loại 2:Máy móc thiết bị Loại 3:Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn

Trang 1

- TSCĐVH cũng bị hao mòn vô hình trong quá trình sử dụng do các tiến bộ khoa học,

kỹ thuật, giá trị của TSCĐVH phải được phân bổ cho các kỳ kế toán do tính hữu dụngcủa nó kéo dài trong nhiều kỳ

1.2 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ

Các tài sản được ghi nhận là TSCĐHH và TSCD9VH phải thõa mãn tất cả bốn tiêuchuẩn sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

Trang 2

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.

- Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

Trang 3

1.4 Nhiệm vụ kế toán TSCĐ

- Ghi chép, phản ánh kịp thời (biến động tăng giảm của TSCĐ trong doanh nghiệptrên các mặt số lượng, chất lượng, giá trị, kết cấu đồng thời kiểm soát chặt việc bảo quản,bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ

- Lập dự toán chi phí sửa chữa lớn và phản ánh đầy đủ chi phí sửa chữa thực tế phátsinh Tham gia vào việc đôn đốc đưa TSCĐ được sửa chữa vào sử dụng nhanh chóng

- Theo dõi, ghi chép chính xác, kiểm tra chặt chẽ quá trình thanh lý, nhượng bánTSCĐ nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả

- Lập các báo cáo liên quan đến TSCĐ, tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bấtthường TSCĐ

2 PHÂN LOẠI TSCĐ

2.1 Phân loại theo hình thái hiện hữu và kết cấu

2.1.1 TSCĐ hữu hình

Loại 1:Nhà cửa, vật kiến trúc

Loại 2:Máy móc thiết bị

Loại 3:Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn

Loại 4:Thiết bị dụng cụ quản lý

Loại 5:Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm

Loại 6:Các loại TSCĐ khác : gồm các loại TS chưa được xếp vào các loại TSCĐ nóitrên như tác phẩm nghệ thuật, sách báo chuyên môn kỹ thuật,

2.1.2 TSCĐ vô hình

- Chi phí về đất sử dụng

- Quyền phát hành

- Bản quyền, bằng sáng chế

- Nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy vi tính

- Giấyphép và giấy phép nhượng quyền

- Các loại TSCĐ vô hình khác

2.2 Phân loại theo mục đích sử dụng và công dụng kinh tế

Là cơ sở để kế toán phân bổ khấu hao vào các đối tượng:

- TSCĐ dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh

- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng

- TSCĐ chờ xử lý

- TSCĐ cất giữ, bảo quản, giữ hộ cho Nhà Nước

Trang 4

2.3 Phân loại theo tính chất sở hữu

3.1 Khái niệm nguyên giá

Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có đượcTSCĐ tính đến thời điẻm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng

3.2 Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình

3.2.1 TSCĐ hữu hình mua sắm:

Nguyên giá TSCĐHH mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấuthương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) vàcác chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng như chi phí vận chuyển,

…(trừ các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và cácchi phí liên quan trực tiếp khác

3.2.2 TSCĐ hữu hình do đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu:

Nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trựctiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có)

3.2.3 TSCĐ hữu hình mua trả chậm:

Nguyên giá được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua Khoản chênhlệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạnthanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐHH theo quy địnhcủa chuẩn mực “chi phí đi vay”

3.2.4 TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế:

Nguyên giá là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng chi phí lắpđặt, chạy thử Mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của tài sản đó Cácchi phí không hợp lý như, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sửdụng vượt quá mức bình thường trong quá trình xây dựng hoặc tự chế không được tínhvào nguyên giá TSCĐHH

Trang 5

3.2.5 TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐHH không tương tựđược xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐHH nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sảnđem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền, tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.Nguyên giá TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐHH tương tự sẽkhông có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi Nguyên giáTSCĐHH nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐHH đem trao đổi

3.2.6 TSCĐ được cấp, được diều chuyển đến :

Nguyên giá được xác định là giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vịcấp, điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng các chiphí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng

Riêng TSCĐHH điều chuyển giữa các thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanhnghiệp là nguyên gía phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với hồ sơ của TSCĐ đó

3.2.7 TSCĐ được cho, biếu, tặng, nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp, phát hiện thừa:

Nguyên giá bao gồm: giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận; các chi phítân trang, sữa chữa TSCĐ; các chi phí vận chuyển, bốc dở, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước

bạ (nếu có)…mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng

3.3 Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình

Nguyên giá TSCĐVH là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có đượcTSCĐVH tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính

3.3.1 TSCĐ vô hình do nua sắm:

Nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng các khoản thuế (nếu có), các chi phí liênquan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính

Nếu mua theo hình thức trả chậm nguyên giá là giá mua trả ngay tại thời điểm mua

3.3.2 TSCĐ vô hình dưới hình thức trao đổi:

Nếu trao đổi ngang giá thì nguyên giá là giá trị còn lại của TSCĐVHđó

Nếu trao đổi không ngang giá thì nguyên giá được tính bằng giá trị tài sản đem traođổi cộng các thuế (nếu có) và các chi phí liên quan phải chi ra tính đến thời điểm đưa tàisản vào sử dụng theo dự tính

3.3.3 TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:

Trang 6

Nguyên giá là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thửngiệm phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.

3.3.4 TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng:

Nguyên giá là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội dồng giao nhận cộng các chi phíliên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính

3.3.5 Quyền sử dụng đất: (bao gồm quyền sử dụng đất có thời hạn và lâu dài)

Nguyên giá bao gồm tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng chi phí đền

bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (nếu có)

Nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm

3.4 Xác định nguyên giá TSCĐ thuê tài chính

Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê bao gồm: giá mua thực tế;các chi phí vận chuyển, bốc dở; các chi phí sữa chữa, tân trang trước khi đưa TSCĐ vào

sử dụng; chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có)…

3.5 Xác định nguyên giá TSCĐ theo giá trị còn lại

Đánh giá theo giá trị còn lại cho biết năng lực sản xuất hiện còn của TSCĐ qua đó xácđịnh được vốn cố định hiện có và có phương hướng bổ sung hiện đại hoá TSCĐ củadoanh nghiệp

Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn hoặc: Giá trị còn lại = Nguyên giá – Số khấu hao lũy kếNguyên giá TSCĐ của công ty trách nhiêm hữu hạn, công ty cỗ phần mà không cònhóa đơn, chứng từ là giá trị hợp lý do doanh nghiệp tự xác định tại thời điểm đăng kýkinh doanh

Trường hợp giá trị TSCĐ do doanh nghiệp tự xác định lớn hơn so với giá bán thực tếcủa TSCĐ trên thị trường, thì doanh ngiệp phải xác định lại giá trị hợp lý của TSCĐ nếugiá trị TSCĐ vẫn chưa phù hợp thì cơ quan thuế có quyền yêu cầu doanh nghiệp xác định

Trang 7

lại giá trị của TSCĐ thông qua Hội đồng định giá ở địa phuơng hoặc tổ chức có thẩmđịnh giá theo quy định của pháp luật.

Nguyên giá TSCĐ trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:

• Đánh giá lại giá trị TSCĐ theo quy định của pháp luật

• Nâng cấp TSCĐ

• Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ

Việc phản ánh tăng, giảm nguyên giá TSCĐ được thực hiện tại lúc tăng, giảm TSCĐ

4 KẾ TOÁN CHI TIẾT TSCĐ

Trang 8

Căn cứ vào tài liệu gốc của TSCĐ, phòng kế toán đánh số ký hiệu vào biên bản giao nhận, lý lịch và các tài iệu gốc khác của TSCĐ, đồng thời sao lục các tài liệu kỹ thuật cầnthiết cho công tác hạch toán và kiểm tra sau này.

Căn cứ vào hồ sơ kế toán, phòng kế toán mở thẻ tài sản cố định để hạch toán chi tiết từng đối tượng tài sản riêng biệt theo mẫu quy định thống nhất của nhà nước

Thẻ TSCĐ được lập cho phòng kế toán theo dõi, ghi chép những diễn biến trong quá trình sử dụng TSCĐ như tình hình trích khấu hao, tình hình sửa chữa lớn Thẻ TSCĐ sau khi lập xong được đăng ký vào sổ TSCĐ

Toàn bộ thẻ TSCĐ phải được bảo quản tập trung trong hòm thẻ Hòm thẻ TSCĐ chia thành nhiều ngăn để sắp xếp thẻ phù hợp với yêu cầu phân loại TSCĐ

5.1.3 Tài khoản sử dụng: TK 211, TK 213, TK 214

TK 211 “TSCĐ hữu hình” phản ánh tình hình hiện có và biến động của TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên giá

• Kết cấu TK 211, 213

Bên nợ:- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do các nguyên nhân.

- Điều chỉnh tăng nguyên giá do xây lắp, trang bị thêm hoặc cải tại nâng cấp

- Điều chỉnh tăng nguyên giá do đánh giá lại

Bên có :- Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do các nguyên giá.

- Điều chỉnh giảm nguyên giá do tháo dỡ bớt bộ phận TSCĐ

- Điều chỉnh nguyên giá do đánh giá lại

Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở doanh nghiệp

Bên nợ: giá trị hao mòn TSCĐ giảm do giảm giá TSCĐ

Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do:

Trang 9

5.2 Kế toán trường hợp trăng, giảm TSCĐ

5.2.1 Kế toán trường hợp tăng TSCĐ

Truờng hợp 1:TSCĐ tăng do mua sắm:

 Mua theo phương thức trả ngay.

- Phản ánh tiền mua TSCĐ và thuế GTGT khi mua

Nợ TK 211, (213) :Giá mua chưa có thuế

Nợ TK 133 :Thuế GTGT phải nộp (nếu có)

Có TK 111,112,331…Số tiền thanh toán

- Phản ánh các khoản chi phí trước khi sử dụng TSCĐ

Có TK 3333”Thuế xuất nhập khẩu”

- Khoản thuế GTGT phải nộp của TSCĐ nhập khẩu nhưng được khấu trừ sẽ ghi:

Trang 10

Nợ TK 133

Có TK 33312 “Thuế GTGT hàng nhập khẩu”

- Nếu TSCĐ được mua sắm từ các quỹ chuyên dùng thì kế toán căn cứ vào NG để chuyển các quỹ này thành nguồn vốn kinh doanh

Nợ TK 414 “Quỹ đầu tư phát triển”

Nợ TK 441 “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản”

Nợ TK 4312 “Quỹ phúc lợi”

Có TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh”

 TSCĐ mua theo phương thức trả chậm, trả góp.

Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá ghi theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 331- Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán)

- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 111,112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm)

- Đồng thời tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

Nợ TK 635- Chi phí tài chính

Có TK 242- Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 142- (Nếu có sự kết chuyển chi phí trả trước dài hạn thành chi phí trả trước ngắn hạn)

 TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi

- Khi giao TSCĐ hữu hình cho bên trao đổi, kế toán ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi

Nợ TK 214: Giá trị đã khấu hao

Có TK 211,213: nguyên giá

- Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ:

Trang 11

Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán

Có TK 711: Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi

Có TK 3331 : (Nếu có)

- Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi, ghi:

Nợ TK 211,213 : Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi

Nợ TK 133:(Nếu có)

Có TK 131: Tổng giá thanh toán+ Trường hợp thu thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trịcủa TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi nhận được tiền của bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ TK 111,112: số tiền đã thu thêm

Có TK 131: phải thu khách hàng+ Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhởhơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi trả tiền cho bên cóTSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ TK 131

Có TK 111,112,

 Mua TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử

dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 211 : Nguyên giá - chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc

Nợ TK 213: Nguyên giá – chi tiết quyền sử dụng đất

Trang 12

Nợ TK 414,441,431

Có TK 411

- Khi đưa vào sử dụng:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (ghi theo nguyên giá)

Có TK 155- Thành phẩm (Nếu xuất kho ra sử dụng)

Có TK 154- Chi phí SXKDDD(Nếu đưa vào sử dụng ngay,không qua kho)

- Đồng thời ghi tăng TSCĐ:

Nợ TK 211,(213)

Có TK 512- Doanh thu nội bộ (Doanh thu là giá thành thực tế sản phẩm)

Trường hợp 3: TSCĐ tăng do đầu tư XDCB

- Tập hợp chi phí thực tế phát sinh ở giai đoạn triển khai để hình thành NGTSCĐ, ghi:

Trường hợp 4: TSCĐVH được hình thành từ nội bộ DN trong giai đoạn triển khai:

- Khi phát sinh chi phí trong giai đoạn triển khai thì tập hợp vào chi phí SXKD trong

kỳ hoặc tập hợp vào chi phí trả trước dài hạn, ghi:

Trang 13

- Khi kết thúc giai đoạn triển khai, kế toán phải xác định tổng chi phí thực tế phát sinhhình thành NG TSCĐ, ghi:

- Các khoản chi phí phát sinh trước khi đưa vào sử dụng không tính vào nguyên giá

mà được hạch toán vào chi phí SXKD

Trường hợp 6: Kế toán tăng TSCĐ do được tài trợ, biếu tặng (đưa vào hoạt động

Có TK 1361: Ghi theo nguyên giá

Trường hợp 10: Nhận lại TSCĐ trước đây mang đi thế chấp

Nợ TK 211

Trang 14

Trường hợp 1:TSCĐ giảm xuống do doanh nghiệp nhượng bán, kế toán ghi:

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn(nếu TSCĐ đã cũ)

Nợ TK 811: Giá trị còn lại

Có TK 211 (213): Nguyên giá

- Khoản thu được do nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK 111,112,131

Có TK 711: Giá chưa có thuế

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (Nếu có)

- Các khoản chi phí phát sinh để thực hiện công việc nhượng bán:

Nợ TK 811

Nợ TK 133 (nếu có)

Có TK 111,112,

Trường hợp 2:TSCĐ giảm xuống do được thanh lý, kế toán phản ánh các nội dung:

+ Nếu TSCĐ đã khấu hao đủ, kế toán ghi:

Nợ TK 214

Có TK 211(213)+ Nếu khấu hao chưa đủ thì kế toán ghi:

- Khoản thu được do thanh lý TSCĐ

Nếu thu được phế liệu, phụ tùng nhập kho sẽ ghi:

Trang 15

Nợ TK 152

Có TK 711 Nếu thu bằng tiền do bán phế liệu, phụ tùng sẽ ghi:

Có TK liên quan: Số hao mòn mà DN bù đắp

Trường hợp 5: Khi kiểm kê phát hiện có TSCĐ thiếu chưa xác định được nguyên

nhân, kế toán căn cứ vào nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại để phản ánh:

Nợ TK 1381: Giá trị còn lại

Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn

Có TK 211: Nguyên giáSau đó căn cứ vào quyết định xử lý phần giá trị còn lại để phản ánh

Nợ TK 1388 - Bắt người chịu trách nhiệm bồi thường

Nợ TK 811 – Tính vào chi phí khác

Có TK 1381

Trường hợp 6:TSCĐ giảm do đem góp vốn liên doanh

- Trường hợp đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ TK 128,222 : Giá do HĐLD định giá

Nợ TK 214 : Số khấu hao đã trích (nếu TSCĐ đã cũ)

Nợ TK 811 : Số chênh lệch giá trị còn lại của TSCĐ- giá góp vốn

Có TK 211,(213) : Nguyên giá

Trang 16

- Trường hợp đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ TK 128,222: Giá do HĐLD định giá

Nợ TK 214 : Số khấu hao đã trích (nếu TSCĐ đã cũ)

Có TK 211,(213) : Nguyên giá

Có TK 711: Số chênh lệch (GTVG-GTCL)

Trường hợp 7:Khi chuyển TSCĐ thành công cụ, dụng cụ.

 Trường hợp TSCĐ cũ, đã qua sử dụng, kế toán ghi:

- Nếu TSCĐ có giá trị còn lại nhỏ thì tính hết vào chi phí của đối tượng sử dụng trong

Ghi chú: Kế toán TSCĐ vô hình trong trường hợp chi phí nghiên cứu, lợi thế thương

mại, chi phí thành lập, đã được hạch toán vào TSCĐ vô hình trước khi thực hiện chuẩn mực kế toán:

+ Nếu giá trị còn lại của những TSCĐ vô hình này nhỏ, kết chuyển một lần vào chi phí SXKD trong kỳ, ghi:

Nợ TK 627,641,642: Giá trị còn lại

Nợ TK 241: Số đã trích khấu hao

Có TK 213: Nguyên giá

Trang 17

+ Nếu giá trị còn lại của những TSCĐ vô hình này lớn, được kết chuyển vào chi phía trả trước dài hạn để phân bổ dần, ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn

Trang 18

5.3 Kế toán khấu hao TSCĐ

5.3.1 Nguyên tắc hạch toán

Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật, trong quá trình hoạt động của TSCĐ

Khấu hao TSCĐ: Là sự phân bố một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao củaTSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó

5.3.2 Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ

Mọi TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao Mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh

Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyênnhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại và tính vào chi phí khác

Những TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không trích khấu hao:

- TSCĐ thuộc dự trữ Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ

- TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn, được đầu tư bằng quỹ phúc lợi

- Những TSCĐ phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục cho doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá, mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý

- TSCĐ khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh

- Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao

Thời điểm tính khấu hao: Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiệnbắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vàohoạt động kinh doanh

5.3.3 Phương pháp tính khấu hao

• Phương pháp khấu hao đường thẳng

MK=NG/T

Trang 19

MK : Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ

NG: Nguyên giá TSCĐ

T: Thời gian sử dụng TSCĐ

• Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Mức KH hàng = giá trị còn lại * tỷ lệ khấunăm TSCĐ của TCSĐ hao nhanh

• Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Mức KH TSCĐ Mức KH TSCĐ Mức KH tăng Mức KH giảmTrích = trích + do tăng TSCĐ _ do giảm TSCĐhàng tháng tháng trước tháng này tháng này

5.3.4 Tài khoản sử dụng: TK 214

• Kết cấu TK 214:

Bên nợ: Giá trị hao mòn TSCĐ giảm do giảm TSCĐ

Bên có: Giá trị hao mòn TSCĐ tăng do trích khấu hao TSCĐ hoặc do điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên

Dư có: Giá trị hao mòn TSCĐ hiện có ở doanh nghiệp

• TK 214 có 2 tài khoản cấp hai

số chênh lệch tăng được ghi:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 214Trường hợp cuối năm tài chính nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian

KH TSCĐ mà mức trích KH TSCĐ vô hình giảm so với số đã trích trong năm số chênh lệch KH giảm được ghi:

Trang 20

Nợ TK 214

Có TK 627, 641, 642Khi nộp vốn KHTSCĐ cho cấp trên theo phương thức ghi giảm vốn cấp dưới ghi:

Nợ TK 411

Có TK 111,112,336TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án, quỹ phúc lợi dùng cho hoạt động sự ngiệp, dự án, hoạt động phúc lợi chỉ tính hao mòn 1 năm một lần vào cuối năm, ghi:

Nợ TK 466

Nợ TK 4312

Có TK 214Đối với TSCĐ đi thuê tài chính khi hết hạn thuê phải trả mà chưa trích đủ KH thì giá trị còn lại của TSCĐ thuê ngoài phải tính vào chi phí chờ phân bổ (Nếu giá trị còn lại lớn) hoặc phân bổ hết vào chi phí kinh doanh trong kỳ (Nếu giá trị còn lại nhỏ)

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn

Nợ TK 627,641,642: Giá trị còn lại

Có TK 212 :Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính

5.4 Kế toán sửa chữa TSCĐ

5.4.1 Kế toán sửa chữa nhỏ TSCĐ

5.4.1.1 Đặc điểm

- Mức độ hư hỏng nhẹ công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự thực hiện

- Thời gian sửa chữa ngắn, chi phí sữa chữa phát sinh ít nên được hạch toán toàn bộmột lần vào chi phí của đối tượng sử dụng TSCĐ

5.4.1.2 Phương pháp kế toán

Khi sửa chữa nhỏ TSCĐ, kế toán căn cứ vào chi phí sửa chữa phát sinh để phản ánh:

Nợ TK 627 – Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất

Nợ TK 641 – Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng

Nợ TK 642 – Nếu TSCĐ dùng cho bộ phận QLDN

Nợ TK 133 (nếu có)

Có TK :111,112,224,228,152, - Chi phí sửa chữa

5.4.2 Kế toán sữa chữa lớn TSCĐ

5.4.2.1 Đặc điểm

Trang 21

Mức độ hư hỏng nặng nên kỹ thuật sửa chữa phức tạp, công việc sửa chữa có thể do

DN tự thực hiện hoặc phải thuê ngoài

- Thời gian sửa chữa lâu và TSCĐ phải ngưng hoạt động

- Chi phí sữa chữa phát sinh lớn nên không thể tính hết 1 lần vào chi phí của đốitượng sử dụng mà phải sử dụng phương pháp phân bổ thích ứng

5.4.2.2 Phương pháp kế toán

 Trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ không có kế hoạch

- Khi doanh nghiệp tiến hành chữa lớn TSCĐ thì chi phí sửa chữa thực tế:

Nợ TK 142: Chi phí phân bổ cho niên độ kỳ này

Nợ TK 242: Chi phí còn phân bổ cho các niên độ tiếp theo

Có TK 2413: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

- Hàng tháng khi phân bổ vào chi phí của các đối tượng sẽ ghi:

Nợ TK 142

Có TK 2413: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

- Hàng tháng khi phân bổ vào các đối tượng sử dụng sẽ ghi:

Nợ TK 627,641,642

Có TK 142: Mức phân bổ

 Trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ có kế hoạch

Trang 22

- Khi tiến hành trích trước để tính vào chi phí của đối tượng sử dụng sẽ ghi:

Nợ TK 335: Mức trích trước

Nợ TK 627,641,642: Số thiếu

Có TK 2413:Chi phí sửa chữa lớn + Nếu số trích trước > chi phí sửa chữa thực tế thì khoản chênh lệch trích thừa phải hoàn nhập để ghi giảm chi phí của đối tượng

Trang 23

- Nếu việc nâng cấp được đầu tư bằng các quỹ chuyên dùng thì chuyển các quỹ này thành nguồn vốn kinh doanh.

Nợ TK 414

Nợ TK 441

5.5 Kế toán TSCĐ thuê và cho thuê

5.5.1 Kế toán TSCĐ thuê tài chính

5.5.1.1 Chứng từ sử dụng

Hợp đồng thuê tài chính

Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính,

Bên cho thuê thực hiện dịch vụ cho thuê tài chính sử dụng chứng từ “hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính”

5.5.1.2 Tài khoản sử dụng

TK 212 “TSCĐ thuê tài chính” và TK 342 “Nợ dài hạn”

• Kết cấu và nội dung TK 212:

Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng

Bên có: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi

hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp

Dư nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có tại doanh nghiệp

Trang 24

- Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi;

+ Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê ghi:

Trang 25

- Chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính ghi:

- Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính:

+ Khi chi tiền trả nợ gốc và tiền lãi thuê tài sản cho đơn vị cho thuê,ghi;

Trang 26

- Số tiền trả khi mua lại TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Trường hợp DN trả trước tiền thuê TSCĐ hoạt động

- Khi nhận TSCĐ căn cứ vào giá trị của TSCĐ ghi trên hợp đồng thuê để ghi đơn bên

Nợ TK 001 “TS thuê ngoài”

Khi hết hạn thuê trả lại tài sản sẽ ghi đơn bên Có TK 001

- Khi xác định chi phí tiền thuê TSCĐ hoạt động phải trả trong kỳ, ghi:

Nợ TK 623,627,641,642

Nợ TK 133

Có TK 331

Có TK 111,112,

Trường hợp DN định kỳ trả tiền thuê TSCĐ hoạt động

- Khi xuất tiền trả trước tiền thuê cho nhiều kỳ, ghi:

Trang 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG

A.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY 7

1.ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG

- Tên công ty : Công ty YNHH MTV Dệt may 7

- Tên giao dịch quốc tế : TEXTILE AND GARMENT COMPANY N7

- Tên viết tắt : TEGACO

- Điạ chỉ : 148 Đường số 7, Hoàng Hoa Thám_ Phường13_Q.Tân

Ngày 27/02/1991 Bộ Quốc Phòng ra quyết định số 516/QĐQP duyệt luận chứng đầu tư

mở rộng nâng cấp xí nghiệp với tên gọi mới là “ Xí nghiệp nhuộm P7” – tên thường dùngtrong quân đội là “ Xí nghiệp quân trang quân khu 7”

Ngày 13/03/1996, xí nghiệp được nâng cấp lên thành Doanh Nghiệp Nhà Nước theothông báo số 119/ĐMDN của Chính Phủ và quyết định số 493/QĐ ngày 18/4/1996 của

Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng với tên gọi chính “ Công ty Dệt May 7”

Như vậy, sau gần 20 năm tồn tại và phát triển, đến nay công ty Dệt May 7 đã cónhững bước tiến đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Sản phẩm của công tykhông những chỉ phục vụ cho quân đội mà con tham gia tích cực vào thị trường nội địa,

và hướng tới thị trường quốc tế

Ngày 01/01/2011 công ty Dệt Nay 7 đổi tên thành công ty TNHH MTV Dệt May 7theo quyết định số 419/QĐQP

1.2 Chức năng

Sản xuất kinh doanh các loại vải may quân phục, các loại sản phẩm quân trang phục

vụ cho quân đội theo chỉ tiêu pháp lệnh của Tổng cục hậu cần thông qua ký kết hợp đồngkinh tế với các đơn vị bạn như Công ty may 28,Công ty may 20, Công ty may 32 Dệt, nhuộm, in hoa các mặt hàng tham gia thị trường sản xuất, gia công may mặc

Trang 28

Kinh doanh hàng hoá, vật tư ngành dệt.

Trang 29

1.3 Nhiệm vụ

Sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề, tuân thủ pháp luật, đảm bảo đáp ứng đủ nhucầu vải may mặc quân phục cho khu vực phía Nam và một phần phía Bắc, tham gia sảnxuất hàng cung cấp thị trường nội địa trên cơ sở toàn năng lực sản xuất quốc phòng cótích luỹ, đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh Thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách choNhà nước

- Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ côngnhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn Ứng dụng cácthành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, quytrình công nghệ đáp ứng tiêu chuẩn “bền đẹp” của quân trang phục vụ quân đội, tiếtkiệm, hạ giá thành sản phẩm, giảm chỉ tiêu cho ngân sách quốc phòng

- Có trách nhiệm bảo vệ và quản lý tài sản của Nhà nước theo quy định của luật pháp

và của Bộ quốc phòng Mọi sổ sách kế toán được thực hiện theo chế độ thống kê kế toáncủa Nhà nước; thanh toán, báo cáo trung thực cho cấp trên chủ quản

2 TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH

2.1 Đặc điểm cơ cấu sản xuất

Công ty Dệt may 7 là một Công ty quốc phòng nên sản xuất của Công ty có hai loại

- Sản phẩm quốc phòng: Bán ra theo chỉ lệnh của Tổng cục hậu cần

- Sản phẩm kinh tế: Gồm sản phẩm bán ra trên thị trường và hoạt động gia côngcăng, sấy, dệt, nhuộm, in hoa

2.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất

Tại Công ty Dệt may 7 để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như tạo điều kiệnthuận lợi trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất thì mỗi xí nghiệp trong Công ty cũng

có một quy trình riêng Cụ thể như sau:

 Sơ đồ quy trình công nghệ của Công ty:

Trang 30

 Quy trình sản xuất ở xí nghiệp dệt:

Quy trình công nghệ dệt của công ty tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo đúng các chỉ tiêu chất lượng như:

Vải thànhphẩm Nhập

kho

Sợi dọcMắcKế

Suốt

DệtKiểu mộc

Bắt thước

Nhập khoSợi ngang

Trang 31

Quy trình sản xuất ở xí nghiệp in:

Quy trình sản xuất ở xí nghiệp may

Chuẩn

bị vải mộc

Định hình

Bắt

tâm

Nhuộm cocoKiểm tra

thành phẩm

Đóng kiện

Nhập kho

thước

Kiểm

Đóng kiện kkiệnkieenjkiện

Nhập kho

Trang 32

Chuẩn bị giấy thiếtCắtMay

Nhóm chi tiết Nhóm trang

Trang 33

3 TỔ CHỨC QUẢN LÝ

3.1 Đặc điểm cơ cấu quản lý

Cơ cấu tổ chức,quản lý của công ty Dệt May TNHH MTV 7 được sắp xếp theo môhình trực tiếp chức năng gồm:

PXMùng tuynh

XNDệt

XNNhuôm, in

XN May

Xưởng

cơ điện

Tổ bảo vệ

Tổ hậu cần

Tổ kho

Tổ tiếp thị

Tổ xe

con

Trang 34

Giám đốc: là người tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty Giám đốc cũng là

người trực tiếp chịu trách nhiệm trước tư lệnh QK7, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và NhàNước về con người, tài sản được giao, bảo toàn vốn của cty, chỉ huy và lãnh đạo cty họatđộng theo quy định của pháp luật hiện hành, có trách nhiệm xây dựng và củng cố ctyngày càng ổn định và phát triển toàn diện

Phó giám đốc: Là người tham mưu giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước

giám đốc và cấp trên về việc phân công theo trách nhiệm

• Phó giám đốc chính trị : Tham mưu cho giám đốc về việc thực hiện công tácĐảng, công tác tư tưởng chính trị toàn cty Phó giám đốc chính trị là người chỉ đạo trựctiếp phòng tổ chức hành chính

• Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất : Tham mưu cho giám đốc điều hành các hoạtđộng thuộc các lĩnh vực kỹ thuật sản xuất Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất là người chịutrách nhiệm chủ yếu trong lĩnh vực kỹ thuật sản xuất, cải tiến nâng cao chất lượng sảnphẩm, lãnh đạo trực tiếp phòng kỹ thuật – sản xuất

• Phó giám đốc kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu : Tham mưu cho giám đốccông ty điều hành các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh doanh – xuất nhập khẩu, đồng thờichịu trách nhiệm trước giám đốc về những kế hoạch có liên quan đến hoạt động sản xuấtkinh doanh, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm…

Kế toán trưởng: Là người giúp cho giám đốc thực hiện pháp lệnh thống kê kế toán

trong hoạt động sản xuất kinh doanh do pháp lệnh thống kê quy định Kế toán trưởngchịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức bộ máy thống kê kế toán – tài chính cũng như giámsát việc hạch toán, thực hiện công tác kế toán của công ty theo chế độ kế toán thống nhất

Phòng tổ chức hành chánh

• Tham mưu giúp giám đốc về mô hình tổ chức bộ máy sản xuất - kinh doanh, quản

lý nguồn nhân lực, thực hiện đào tạo tuyển dụng và phân công lao động

• Thực hiện tốt công tác văn thư, bảo mật theo quy định

• Thực hiện tốt công tác chính trị nội bộ, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy,duy trì an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp toàn công ty

Phòng tài chính kế toán

• Tổ chức hạch toán kế toán về sản xuất kinh doanh của công ty Phòng tài chính kếtoán chịu trách nhiệm phản ánh đầy đủ tình hình sử dụng vốn vào các hoạt động sản xuấtkinh doanh; tình hình biến động lao động, vật tư…, tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất để tính

Trang 35

giá thành sản phẩm; xác định kết quả kinh doanh; phân phối thu nhập một cách công bằng vàhợp lý theo đúng chế độ quy định của Nhà Nước; thực hiện các nghĩa vụ về thuế đối vớiNgân sách.

• Thực hiện các chức năng về quản lý

• Chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về mọi hoạt động

Phòng kỹ thuật

• Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, cùng với các xí nghiệp tổ chức quản lý

sử dụng tài sản, máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu đúng mục đích, chặt chẽ, tiết kiệm

• Tham mưu cho giám đốc về việc xây dựng kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị, đổimới dây chuyền công nghệ, bố trí mặt bằng sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất phùhợp, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Phòng kế hoạch kinh doanh – xuất nhập khẩu

• Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và điều độ kế hoạch sản xuất kinh doanh củacông ty

• Quyết định cung ứng và quản lý phụ tùng, vật tư, nguyên liệu, từng loại hàng hóa

• Thực hiện các hoạt động kinh doanh – xuất nhập khẩu, phụ trách đầu ra cho cácsản phẩm của công ty

Đội QCS

• Kiểm tra và giám sát quá trình sản xuất của các đơn vị sản xuất trực thuộc, đảm bảosản phẩm được sản xuất đúng mẫu mã, quy cách, quy trình kỹ thuật, chất lượng theo yêucầu

• Phản ánh kịp thời và đề xuất các biện pháp xử lý các vấn đề có ảnh hưởng đếnchất lượng sản phẩm cho ban giám đốc

• Xí nghiệp may : Tổ chức may đo các loại quân trang và sản phẩm may mặc dândụng theo chỉ thị của giám đốc công ty giao; đảm bảo sản lượng, chất lượng và tiến độcủa kế hoạch sản xuất

Trang 36

Bộ phận sản xuất phụ

• Xưởng cơ điện : Sản xuất cơ khí, gia công sửa chữa máy móc thiết bị, hàn – tiện,

tự chế một số bộ phận thay thế; đảm bảo vận hành, bảo trí, bảo dưỡng, sữa chữa hệ thốngđiện nước theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty

• Xưởng mùng tuynh : Sản xuất mùng tuynh phục vụ quân đội

Bộ phận phục vụ

• Tổ xe con : - Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, vật tư cho công ty

- Phục vụ cho các chuyến công tác của giám đốc, phó giám đốc haycác nhân viên quản lý trong công ty

• Tổ bảo vệ : - Duy trì an ninh trật tự cho công ty

- Thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với việc ra vào trong công ty

• Tổ hậu cần :- Thực hiện móc go, âu lược, kẻ trục, suốt chỉ, vệ sinh công nghiệp

- Tổ chức phục vụ bữa ăn công nghiệp cho các nhân viên, công nhântrong công ty

• Tổ tiếp thị: - Thực hiện việc tiếp thị, giới thiệu sản phẩm của công ty ra thịtrường

• Tổ kho : - Bảo quản vật tư, hàng hóa trong kho, tránh thất thoát, hư hỏng

- Kiểm soát quá trình ra vào kho

4 TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP

4.1 Tổ chức công tác kế toán

4.1.1Chính sách kế toán áp dụng tại công ty

Công ty Dêt may 7 áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung toàn bộ công tác kế toán, được thực hiện tại phòng kế toán của công ty Tại các xí nghiệp thành viên cócác nhân viên thống kê, ghi chép, theo dõi chi tiết các hoạt động cụ thể

Căn cứ vào các chứng từ được chuyển lên từ các bộ phận của xí nghiệp, phòng kế toán thực hiện công tác kế toán theo chế độ hiện hành Công việc chủ yếu như sau:

• Kiểm tra chứng từ ban đầu

• Phân loại chứng từ

• Định khoản, theo dõi chi tiết và tổng hợp

• Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

• Cuối kỳ, lập báo cáo tài chính

Trang 37

4.1.2 Hệ thống chứng từ kế toán

- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho

- Hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra

- Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng

- Giấy đề nghị thanh toán

- Bảng tạm ứng lương

- Giấy đề nghị mua vật tư

- Phiếu thu, phiếu chi

- Biên bản giao nhận TSCĐ

- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành

- Bảng chấm công

4.1.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty

• Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 năm X đến 31/12 nam X

• Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ (Việt Nam đồng)

Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ

• Phương pháp kế toán TSCĐ: khấu hao TSCĐ theo quyết định số166/1999/QĐ/BTC ngày 30/12/1999

• Phươn pháp kế toán hang tồn kho:

- Xác định hàng tồn kho cuối kỳ bằng phương pháp bình quân gia quyền (tính vàocuối tháng)

- Hạch toán hang tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí được tập hợp theo khoản mục

- Tính giá thành theo phương pháp phân bước, có tính giá thành bán thành phẩm

Trang 38

4.2 Tổ chức bộ máy kế toán

4.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

4.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

4.2.2.1 Kế toán trưởng

 Tổ chức, xây dựng bộ máy thống kê kế toán toàn công ty

 Giám sát việc thực hiện hạch toán theo chế độ kế toán thốngnhất

 Giám sát thực hiện công tác quản lý, bảo toàn và sử dụngvốn phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo hiệuquả cho việc sử dụng vốn

 Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mậtcác tài liệu và số liệu kế toán thuộc bí mật Nhà Nước

 Tổ chức phổ biến, hướng dẫn, thi hành kịp thời các chế độthể lệ tài chính kế toán do Nhà Nước quy định

 Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và Nhà Nước vềcác chế độ, chính sách tài chính do Nhà Nước ban hành…

Kế toán tổng hợp, kế toán TSCĐ

Kế toán thanh toán

Thủ quỹ

Nhân viên thống kê ở các xí nghiệp

Trang 39

 Lập các báo cáo kế toán, thống kê tổng hợp theo yêu cầucủa công ty, Nhà Nước.

 Ghi chép, giữ sổ cái, bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu, số liệu

kế toán thống kê, thông tin kinh tế

 Theo dõi công tác đầu tư xây dựng cơ bản

Theo giõi tình hình tăng giảm, sử dụng TSCĐ; tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ,trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ Lập bảng tính khấu hao TSCĐ vào cuối tháng

4.2.2.3 Kế toán giá thành

 Cuối tháng tập hợp các báo cáo (báo cáo phân bổ tiềnlương, báo cáo trích khấu hao TSCĐ, báo cáo sử dụng hóa chất, điện nước, báo cáo sảnxuất sản phẩm dở dang tại các xí nghiệp, phân xưởng, các phiếu xuất kho…) để tổng hợpchi phí theo từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng Tóm lại, công việc chính của kếtoán giá thành là theo dõi các loại chi phí sản xuất chính, sản xuất phụ và tính giá thànhcác loại sản phẩm mà công ty sản xuất ra

 Giữ các sổ chi tiết có liên quan

 Lập các báo cáo thống kê về phần công việc của mình khi

 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu

 Giữ các sổ chi tiết có liên quan

 Lập các báo cáo thống kê về phần công việc của mình khi

có yêu cầu

 Theo dõi thuế đầu ra, đầu vào

4.2.2.5 Kế toán thanh toán

 Theo dõi vốn bằng tiền, vốn đi vay và các khoản thanh toán

Trang 40

 Theo dõi các khoản chi phí phục vụ cho việc sản xuất kinhdoanh của công ty như điện, nước và các chi phí bằng tiền khác …Cuối tháng, kế toánthanh toán chuyển các chứng từ liên quan cho kế toán giá thành tập hợp, phân bổ vào cácđối tượng chịu chi phí.

 Theo dõi các khoản thanh toán công nợ trong và ngoài côngty

 Lập các báo cáo thống kê phần hành công việc của mình khi

có yêu cầu

4.2.2.6Thủ quỹ

 Thực hiện công việc thu chi tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ

 Sử dụng các sổ chi tiết để quản lý quỹ

 Lập các báo cáo về quỹ khi có yêu cầu

4.2.2.7Nhân viên hạch toán tại các xí nghiệp

 Chấm công, tính lương cho công nhân ở bộ phận mình

 Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn các loại vật tư, thànhphẩm, bán thành phẩm tại các xí nghiệp

 Lập các báo cáo định kỳ, các chứng từ liên quan gửi lênphòng kế toán

B THỰC TRẠNG VỀ TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY 7

1 Một số vấn đề chung về TSCĐ tại doanh nghiệp

1.1 Đặc điểm về TSCĐ

Công ty TNHH MTV Dệt May 7, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với quy môkhá lớn xét trên mặt bằng chung của ngành dệt may Việt Nam, TSCĐ không chỉ chiếm tỷtrọng đáng kể trong tổng tài sản của công ty (xấp xỉ 40%) mà còn khá phong phú về sốlượng và chủng loại

Hiện nay, Công ty TNHH MTV Dệt May 7 sản xuất theo chỉ tiêu phân cấp của cụcquân khu và gia công cho các công ty lớn của ngành dệt may nên toàn bộ TSCĐ của công

ty đều là TSCĐ hữu hình, bao gồm nhiều loại như: nhà xưởng, kho tàng, máy móc thiết

bị sản xuất, vật kiến trúc, phương tiện vận tải…được phân bổ ở các xí nghiệp trực thuộc

và các phòng ban trong công ty

Ngày đăng: 30/07/2014, 13:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY TNHH MTV DỆT MAY 7 - Báo cáo tài sản cố định docx
7 (Trang 33)
Hình thức thanh toán:..Tiền mặt......MS: - Báo cáo tài sản cố định docx
Hình th ức thanh toán:..Tiền mặt......MS: (Trang 50)
Sơ đồ luân chuyển chứng từ: - Báo cáo tài sản cố định docx
Sơ đồ lu ân chuyển chứng từ: (Trang 61)
Hình thức thanh toán:..Tiền mặt......MS: - Báo cáo tài sản cố định docx
Hình th ức thanh toán:..Tiền mặt......MS: (Trang 65)
BẢNG KẾ HOẠCH DỰ TRÙ CHI PHÍ SỮA CHỮA LỚN TSCĐ - Báo cáo tài sản cố định docx
BẢNG KẾ HOẠCH DỰ TRÙ CHI PHÍ SỮA CHỮA LỚN TSCĐ (Trang 78)
Hình thức thanh toán:..Tiền mặt......MS: - Báo cáo tài sản cố định docx
Hình th ức thanh toán:..Tiền mặt......MS: (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w