Viêm màng não mủ ở trẻ em Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP.HCM, tần suất trẻ nhập viện vì viêm màng não, viêm não gia tăng. Chỉ tính riêng tại phòng cấp cứu trong tháng 7-2006, đã có khoảng 50 trẻ được nhập viện. Quá trình điều trị bệnh viêm màng não mủ thường gặp khó khăn, thời gian điều trị kéo dài, chi phí cho quá trình điều trị tương đối cao. Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng thần kinh trầm trọng hoặc kéo dài cho trẻ. Biểu hiện lâm sàng Biểu hiện lâm sàng viêm màng não mủ ở trẻ em rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên với các biểu hiện như: Sốt, sổ mũi, ho… sau đó trẻ có thể bú kém hoặc bỏ bú, quấy khóc, li bì, ọc sữa hoặc nôn vọt, thóp phồng, cổ gượng. Một số trẻ có thể có kèm tiêu chảy. Nặng hơn trẻ có thể có các dấu hiệu: Co giật, lơ mơ, hôn mê… Diễn tiến bệnh thường thay đổi và phức tạp tùy theo tác nhân gây bệnh, tốt nhất các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến khám và theo dõi tại các nơi có bác sĩ chuyên khoa Nhi. Nếu trẻ có dấu hiệu trở nặng như sốt cao, co giật, thay đổi tri giác, chúng ta nên đưa trẻ ngay đến các bệnh viện hoặc Trung tâm y tế gần nhất. Tác nhân gây bệnh Viêm màng não mủ do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó 3 tác nhân thường gặp nhất ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 6 tuổi chiếm 80% là: Haemophilus influenzae type b (Hib), Streptococcus pneumonia, Neisseria meningitides. Ngoài ra còn một số tác nhân khác ít gặp hơn. Tại các bệnh viện nhi, tác nhân gây viêm màng não mủ ở trẻ em phần lớn do Haemophilus influenzae type b. Ở các nước đang phát triển viêm màng não mủ do Haemophilus influenzae type b có tỉ lệ tử vong khoảng 20-50%. Trên thế giới, ước tính có 400.000 - 700.000 trẻ tử vong hàng năm do các bệnh Haemophilus influenzae type b gây ra, gồm viêm màng não và viêm phổi. Nếu sống, trẻ vẫn có thể bị các biến chứng kéo dài trên hệ thần kinh và có thể bị tổn thương não vĩnh viễn như điếc, liệt, chậm phát triển tinh thần vận động, não úng thủy hoặc sống đời sống thực vật… Các bệnh do Hib có thể lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua các hạt nước bọt khi trẻ bị ho hoặc hắt hơi. Hib cũng có thể lây lan qua đồ chơi dùng chung hoặc các đồ vật mà trẻ thường mút vào miệng. Tất cả trẻ đều có thể bị nhiễm Hib, nhưng nguy cơ này gia tăng ở nhóm trẻ tại nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo. Biện pháp phòng ngừa Biện pháp ngừa bệnh tốt nhất là tiêm chủng vacxin ngừa Hib cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi nhằm chống lại viêm màng não mủ do Hib cũng như các nhiễm trùng nặng do Hib khác. Vacxin phòng bệnh do Hib có thể được tiêm cùng lúc với các vacxin khác như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt. Chúng ta nên bắt đầu cho trẻ tiêm phòng bệnh Hib 3 mũi: Lúc 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng. Sau đó nhắc lại mũi thứ tư lúc trẻ 18-24 tháng. Tuy nhiên, nếu trong thời gian trên trẻ chưa được chủng ngừa Hib, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến những nơi có bác sĩ chuyên khoa Nhi hoặc các trung tâm y tế dự phòng để được tư vấn vì thời gian chủng ngừa và số mũi tiêm có thể thay đổi. Chúng ta ít khi gặp tác dụng phụ sau tiêm vacxin ngừa Hib. Đã có hàng triệu liều vacxin ngừa Hib được sử dụng trên toàn cầu mà không có tác dụng phụ trầm trọng nào xảy ra. Một vài trẻ bị sưng đỏ tại nơi tiêm vacxin nhưng thường giảm sau một hoặc 2 ngày. Sốt có thể gặp nhưng thường nhẹ và hiếm khi sốt cao. Cách tốt nhất để các bậc cha mẹ bảo vệ con trẻ khỏi các bệnh lý nhiễm trùng là phòng bệnh bằng tiêm ngừa vacxin theo đúng lịch tiêm chủng. Chúng ta hãy nhớ rằng “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Viêm xoang ở trẻ em Đó là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Căn bệnh này hay gặp nhất ở trẻ dưới 6 tuổi. Nhiều thống kê cho thấy, số trẻ bị viêm xoang đang ngày càng tăng. Yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm suy giảm miễn dịch, rối loạn chức năng vận chuyển lông nhầy, dị ứng với môi trường xung quanh, trào ngược dạ dày thực quản, bất thường về cấu trúc giải phẫu bệnh, dị vật mũi, VA Viêm xoang cấp xảy ra khi có đợt khởi phát cấp tính của tình trạng nhiễm trùng, với các triệu chứng kéo dài dưới 3 tuần, dưới 4 đợt trong năm. Bệnh nhân có các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, thường tồn tại 5-7 ngày. Nếu tình trạng viêm đường hô hấp trên kéo dài trên 10 ngày và kèm theo các triệu chứng sau thì phải nghĩ đến viêm xoang cấp: - Sốt trên 39 độ C. - Thở hôi. - Ho nhiều về ban đêm. - Sổ mũi, mũi có mủ vàng hay xanh. - Nhức đầu. - Đau vùng mặt, sau ổ mắt, đau răng, đau họng. - Có thể kèm theo viêm tai giữa cấp. Viêm xoang mạn là tình trạng viêm nhiễm tại xoang kéo dài trên 3 tháng, không đáp ứng với điều trị nội khoa tối đa; hoặc là tình trạng viêm nhiễm tái phát trên 6 lần trong năm kèm theo có bất thường trên X-quang. Các triệu chứng thường không nghiêm trọng và kéo dài trên 3 tháng: - Sốt từng đợt, sốt không cao. - Đau họng tái phát. - Khan tiếng hay ho khạc, tình trạng nặng hơn vào ban đêm. - Nghẹt mũi, nước mũi chảy xuống họng. - Sưng vùng mặt. - Chảy máu cam. - Nhức đầu. - Ù tai, viêm tai giữa. - Nghẹt mũi không ngửi được mùi. Để chẩn đoán bệnh, ngoài việc khám lâm sàng, có thể dùng X-quang, nội soi, CT- Scan, siêu âm, MRI. Các nguyên tắc điều trị viêm xoang là làm giảm triệu chứng, kiểm soát nhiễm trùng, điều trị bệnh nền, bất thường cơ thể học và việc điều trị phải đảm bảo an toàn, kết quả và giá cả hợp lý. Với viêm xoang cấp, cần dùng kháng sinh, thuốc chống xung huyết mũi giúp thông thoáng các lỗ xoang, dùng corticoid tại chỗ để giảm phù nề niêm mạc mũi xoang. Có thể dùng thuốc làm ẩm mũi, làm lỏng dịch tiết, giúp lông chuyển hoạt động tốt hơn. Có thể điều trị bệnh nền như dị ứng, suy giảm miễn dịch, trào ngược dạ dày thực quản Với viêm xoang mạn, phác đồ điều trị tương tự viêm xoang cấp. Chỉ định phẫu thuật được áp dụng trong những trường hợp sau: - Viêm xoang mạn không đáp ứng điều trị sau 4-6 tuần sử dụng kháng sinh tối đa. - Viêm xoang mạn tái phát nhiều hơn 6 lần trong năm. - Viêm xoang mạn kèm theo những bất thường cơ thể học. . Viêm màng não mủ ở trẻ em Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TP.HCM, tần suất trẻ nhập viện vì viêm màng não, viêm não gia tăng. Chỉ tính riêng tại phòng cấp cứu trong tháng 7-2 006, đã. kinh trầm trọng hoặc kéo dài cho trẻ. Biểu hiện lâm sàng Biểu hiện lâm sàng viêm màng não mủ ở trẻ em rất đa dạng và thay đổi tùy theo lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng nhiễm. 39 độ C. - Thở hôi. - Ho nhiều về ban đêm. - Sổ mũi, mũi có mủ vàng hay xanh. - Nhức đầu. - Đau vùng mặt, sau ổ mắt, đau răng, đau họng. - Có thể kèm theo viêm tai giữa cấp. Viêm xoang