Vì sao trẻ sơ sinh suy hô hấp và qua đời Ngay sau khi chào đời hoặc chỉ vài giờ sau sinh, trẻ đã thở nhanh (nhịp trên 60 lần/phút), thở rên, rút lõm ngực, tím tái vì thiếu oxy rồi đuối sức, thở chậm lại rồi ngưng thở. Có thể tiên lượng được sự cố nguy hiểm này khi trẻ bị sinh non, sinh ngạt, khi mẹ có bệnh hoặc cố tình sinh mổ. Hội chứng suy hô hấp (Respiratory Distress Syndrome) là bệnh lý gây ra do thiếu chất surfactant. Trước đây người ta gọi bệnh này là "bệnh màng trong" do quan sát thấy màng eosinophile lót trong khoảng phế nang của những trẻ tử vong vì bệnh suy hô hấp. Thành phế nang bao gồm hai loại tế bào: Tế bào phế nang loại 1 giữ vai trò trao đổi khí giữa máu mao mạch và khí phế nang. Tế bào phế nang loại 2 là nơi tổng hợp và dự trữ surfactant. Các tế bào này bắt đầu biệt hóa từ biểu mô trụ từ tuần lễ thứ 24 của thai và chủ yếu vào khoảng tuần lễ thứ 34. Trong số 3 trẻ sinh non, khi thai chưa được 34 tuần, sẽ có 1 cháu gặp sự cố này. Ðối với nhóm trẻ sinh non thai trước 28 tuần, tỷ lệ suy hô hấp lên đến hơn 80%. Các yếu tố nguy cơ - Sinh non: Sinh non là yếu tố quan trọng nhất liên quan đến suy hô hấp. Tế bào phế nang loại 2 có số lượng ít cho đến tuần lễ thứ 34. Do đó, suy hô hấp ít gặp ở trẻ sinh sau 34 tuần. Trẻ sinh non (nhất là trẻ sinh cực non), do thiếu surfactant và cấu trúc phổi chưa đầy đủ (các phế nang chỉ bắt đầu hình thành từ tuần lễ thứ 30); sự trao đổi khí có thể không hiệu quả vì nó xảy ra chủ yếu qua các tiểu phế quản trong khi các cơ hô hấp chưa phát triển đầy đủ và lồng ngực mềm làm phổi dễ bị xẹp. - Yếu tố di truyền: Khi một bà mẹ sinh con non tháng bị suy hô hấp, cơ hội lần sinh sau cũng non và bị suy hô hấp lên đến 90%. Suy hô hấp chiếm tỷ lệ cao ở trẻ da trắng hơn trẻ da đen. Trẻ nam thường gặp và bị suy hô hấp nặng hơn trẻ nữ. - Mẹ bị tiểu đường: Ðường huyết của mẹ cao dẫn đến nồng độ Insulin của thai cao. Insulin làm chậm trưởng thành tế bào phế nang loại 2, dẫn đến tần suất sinh trẻ suy hô hấp ở bà mẹ tiểu đường cao gấp 6 lần bà mẹ không tiểu đường. - Tổn thương chu sinh: Ngạt và xuất huyết trước sinh làm tăng nguy cơ suy hô hấp. Thiếu oxy máu và toan máu ức chế tổng hợp surfactant. Thiếu oxy máu và tụt huyết áp phá hủy tế bào phế nang loại 1 và mao mạch phổi. Tổn thương hàng rào phế nang - mao mạch dẫn đến phù phổi, từ đó làm suy giảm chức năng surfactant. Hạ thân nhiệt gây thiếu oxy máu và toan máu, do đó cũng ức chế chức năng surfactant. - Sinh mổ: Sinh mổ khi bà mẹ chưa chuyển dạ kèm tỷ lệ suy hô hấp ở trẻ sơ sinh cao. Chuyển dạ phóng thích các nội tiết tố nhóm catecholamin và steroid giúp kích thích sản xuất và phóng thích surfactant và gây tăng tái hấp thu dịch phổi qua hệ bạch huyết phổi. Do đó trẻ sinh mổ lúc bà mẹ chưa chuyển dạ sẽ thiếu surfactant và có lượng dịch trong phổi cao. Giữa tháng 1/1986 đến 3/1991, tại BV Northwestern Memorial (Illinois, Mỹ) có 1.207 trường hợp sinh mổ vì mẹ có vết mổ cũ và mổ khi chưa chuyển dạ, trong đó có 5 trường hợp suy hô hấp. Tỷ lệ suy hô hấp sau sinh mổ khi chưa chuyển dạ là 0,41%. Các trường hợp này phải điều trị tại khoa Hồi sức sơ sinh với thở máy. Trong vài năm gần đây, ở Việt Nam có tình trạng một số sản phụ mê tín dị đoan, đi xem bói để chọn ngày tốt sinh con và xin mổ chủ động bắt con mặc dù mẹ chưa chuyển dạ. Hậu quả, đã có những trường hợp sau sinh, trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng, phải nhập khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1, có cháu đã tử vong. Điều trị Nguyên tắc điều trị trẻ sơ sinh suy hô hấp là điều trị surfactant thay thế, cung cấp oxy qua thở áp lực dương liên tục hoặc thở máy. Bên cạnh đó là các phương pháp điều trị hỗ trợ như bảo vệ thân nhiệt, Xử trí ban đầu với 4 chứng thường gặp ở trẻ (Trích NLĐ ngày 27/11/2001) 1. Đau bụng: đứa trẻ nào thỉnh thoảng cũng có thể bị đau bụng. Đau bụng là triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây ra và việc xác định nguyên nhân không phải lúc nào cũng dễ dàng. Thử cố gắng tìm xem chuyện gì xảy ra với trẻ. Nếu trẻ khóc thét và gập chân vào người tuy đau nhưng không có dáng vẻ gì bệnh nặng thì có thể là đau “quặn bụng”. Chứng đau quặn bụng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ trong ba tháng đầu đời và thường xảy ra về đêm (three months or evening colie). Đặt trẻ nằm sấp trên hai đầu gối của bạn, vỗ nhẹ vào lưng, dùng một số thuốc hút hơi (infant colie drops, ví dụ: Babygaz) có thể làm trẻ đỡ đau và sau đó đưa trẻ đến gặp bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân gây đau bụng khác. Còn nếu thấy trẻ đau bụng mà da niêm tái nhợt, ói nhiều ra nước hoặc máu, đau bụng kèm theo sốt, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Không cho trẻ uống bất kỳ một loại thuốc gì, không cho trẻ ăn, uống cho đến khi trẻ được bác sĩ thăm khám. Khi trẻ bị đau bụng do bất kỳ nguyên nhân gì bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu: - Đau mỗi lúc nặng hơn. - Tái nhợt, vã mồ hôi, đau bụng gập cả người lại. - Không cho bạn sờ vào bụng vì đau. - Đau kèm sốt, ói mửa nhiều. - Bỏ ăn, không chơi. - Trẻ không đi tiêu trong mấy ngày qua và kèm ói vọt. 2. Sốt: có thể do mọc răng, thiếu nước, nhiễm trùng siêu vi trùng nhưng sốt cũng có thể do những bệnh nặng khác như: viêm não màng não, nhiễm trùng huyết Đôi khi sốt cao đột ngột có thể gây ra co giật ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị sốt cần giữ cho trẻ thoáng mát, cho uống nhiều nước, dùng các thuốc hạ sốt như: Paracetamol hay Ibuprofen với liều thích hợp theo cân nặng của trẻ (Paracetamol, Tylenol, Acemol 15mg/kg trọng lượng trẻ/liều có thể dùng qua đường uống hay nhét hậu môn. Ibuprofen: Advil, Motril 7 – 10mg/kg trọng lượng trẻ/liều tối đa 3 liều trong 24 giờ) và lau mát cho trẻ nếu cần, trước khi đưa trẻ đến bác sĩ khám. Sốt vừa là khi thân nhiệt của trẻ khoảng 37,80C. Bạn cần đưa trẻ đến một cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất khi thân nhiệt của trẻ giữ ở mức độ này hơn một ngày hay khi thân nhiệt tăng trên 38,60C, hoặc sốt kèm theo các triệu chứng sau: - Sốt cao co giật, sốt và trẻ đi khập khiễng hay trẻ lả người, không đi đứng được. - Sốt làm trẻ lơ mơ, lừ đừ hay mê man. - Sốt kèm theo ói mửa tiêu chảy nhiều làm trẻ mất nước. - Sốt kèm theo khó thở, tím tái. - Sốt kèm các dấu hiệu viêm màng não (ví dụ: ói mửa, thóp phồng, nhức đầu ). - Sốt kèm theo phát ban ngoài da. - Sốt mà trẻ bỏ bú. - Sốt kèm theo vàng da. - Sốt kèm theo đi tiêu ra máu. 3. Ho: triệu chứng do đường hô hấp bị kích thích bởi nhiều tác nhân gây ra như: nhiễm trùng (nhiễm siêu vi hay vi trùng) gây viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản, viêm amygdale ) hay viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, lao phổi ). Ho có thể làm có cho trẻ mất ngủ, ói mửa, bỏ ăn, sụt cân. Thùy theo nguyên nhân gây ho mà ta có cách trị liệu khác nhau. Ho do các nhiễm trùng thông thường, dị ứng, suyễn nhẹ có thể điều trị dễ dàng tại các cơ sở y tế mà không cần phải nhập viện. Ho do các nhiễm trùng đặc biệt khác như ho gà, lao, dị vật đường hô hấp hoặc viêm tiểu phế quản kèm tím tái, khó thở hay suyễn vừa và nặng thường cần được theo dõi và điều trị trong môi trường bệnh viện để dự phòng các biến chứng nặng có thể xảy ra như suy hô hấp hay khả năng lây lan cao trong lao phổi. Bạn không nên tự ý điều trị bằng các loại thuốc ho hay kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ vì chẳng hạn khi suyễn thì không điều trị được bằng các thuốc ho thông thường. Thuốc không làm giảm ho mà trái lại còn làm cho bệnh nặng hơn. Còn ho trong trường hợp dị vật đường hô hấp chỉ có thể chữa khỏi khi dị vật được lấy ra. 4. Ói mửa nơi trẻ em có thể gây ra do nhiễm trùng thông thường (viêm họng, viêm mũi, ngộ độc thức ăn ). Ói cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nặng như tắc ruột, tăng áp lực nội sọ, viêm màng não hay khi trẻ bị kích động (vui quá, sợ quá, phản ứng lại khi bị ép ăn), ăn quá nhiều. Ở trẻ sơ sinh vã nhũ nhi thường hay ọc sữa sau mỗi lần bú. Thường đây là tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản sinh lý không có gì trầm trọng, tự khỏi theo thời gian và nhiều khi không cần điều trị gì đặc biệt. Trái lại khi trẻ bị ói vọt, ói kèm theo tiêu chảy, mất nước, ói kèm sốt, ói ra máu hay trẻ ói mà không chịu uống nước thì bạn cần nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị thích hợp. dinh dưỡng, hỗ trợ tuần hoàn và điều trị nhiễm trùng. . Vì sao trẻ sơ sinh suy hô hấp và qua đời Ngay sau khi chào đời hoặc chỉ vài giờ sau sinh, trẻ đã thở nhanh (nhịp trên 60 lần/phút), thở rên, rút lõm ngực, tím tái vì thiếu oxy. trường hợp sau sinh, trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng, phải nhập khoa Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1, có cháu đã tử vong. Điều trị Nguyên tắc điều trị trẻ sơ sinh suy hô hấp là điều trị. triển đầy đủ và lồng ngực mềm làm phổi dễ bị xẹp. - Yếu tố di truyền: Khi một bà mẹ sinh con non tháng bị suy hô hấp, cơ hội lần sinh sau cũng non và bị suy hô hấp lên đến 90%. Suy hô hấp chiếm