1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tiểu luận: Kiểm tra trong doanh nghiệp ppsx

26 545 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 331 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1. Huỳnh Nữ Bảo Hiệp 10202501 2. Phạm Thị Thanh Hồng 10160671 3. Nguyễn Thị Thùy Linh 10198821 4. Cao Thị Trúc Ly 10196871 5. Nguyễn Thị Nhài 10198801 6. Đào Thị Thúy Phương 10202031 7. Đoàn Thị Thanh Thảo 10196831 8. Phan Thị Kim Thoại 10204271 9. Lê Thỵ Thùy Trang 10182021 10. Trần Huỳnh Hoàng Yến 10196901 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Là sinh viên năm nhất, bước đầu làm quen với môn quản trị học, môn học không khó cũng không dễ, kiến thức rất rộng và rất có ích cho những nhà quản trị tương lai, công việc của một nhà quản trị được các nhà lãnh đạo, bác học phân chia thành nhiều giai đoạn, hoạch định-tổ chức-lãnh đạo và kiểm tra. Vấn đề kiểm tra là một vấn đề khá lí thú, kiểm tra định kỳ, kiểm tra giữa kỳ cũng như cuối kỳ những từ đó dường như quá quen thuộc với tất cả những ai đã và đang ngồi trên ghế nhà trường, kiểm tra ở nhà trường mục đích để nhà trường cũng như bản thân người học đánh giá được kết quả học tập của mình. Cũng mục đích đó, kiểm tra trong doanh nghiệp được hình thành, chưa có một doanh nghiệp nào được xây dựng và phát triển bền vững mà không có quá trình kiểm tra.  Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, có rất nhiều yếu tố liên quan đến việc lên cũng như xuống của lợi nhuận nói riêng và của doanh nghiệp nói chung. Ngoài hoạch định, quyết định và tổ chức khâu kiểm tra định kỳ là cũng là một khâu quan trọng không thể thiếu.  Trong các hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp, việc sai phạm cũng như việc thực hiện các chương trình hành động có thể bị sai lệch là điều thường xảy ra. 2  Để đảm bảo các khâu công việc được triển khai tốt dự tính, nhà quản trị phải theo dõi xem tổ chức của mình hoạt động như thế nào. Công tác kiểm tra nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, so sánh kết quả thực hiện với những mục tiêu đã đặt ra để kịp thời phát hiện những sai sót hoặc sai lệch, có biện pháp sửa sai, đưa tổ chức trở lại đúng hướng để hoàn thành mục tiêu. Công tác này phải dựa trên việc xác lập các tiêu chuẩn kiểm tra và lịch trình kiểm tra.  Thông qua việc kiểm tra, nhà quản trị có thể phổ biến những chỉ dẫn một cách liên tục đến đối tượng được kiểm tra để cải tiến nhằm hoàn tất công việc với chi phí tiết kiệm và thời gian ngắn nhất. CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Khái niệm Kiểm tra vừa là một quá trình xem xét các chỉ tiêu, vừa là việc theo dõi ứng xử của các đối tượng. Đó không phải là một quá trình thụ động mà còn là một quá trình chủ động. Kiểm tra không những là một qui trình xét những hành vi trong quá khứ mà còn hướng về những hành động tương lai. II. Mục đích của kiểm tra Trong các loại hoạt động hàng ngày, việc sai phạm cũng như việc thực hiện các chương trình hành động có thể bị sai lệch là điều thường xảy ra. Vì vậy, kiểm tra nhằm mục đích đảm bảo kết quả các hoạt động này phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Kiểm tra để đảm bảo các nguồn lực của tổ chức được sử dụng một cách hữu hiệu. Kiểm tra sẽ làm sáng tỏ và đề ra các kết quả mong muốn chính xác hơn theo một thứ tự quan trọng. Kiểm tra giúp cho nhà quản trị phát hiện kịp thời những vấn đề, những đơn vị, bộ phận chịu trách nhiệm để điều chỉnh, sửa sai kịp thời. Kiểm tra giúp cho nhà quản trị có thể phác thảo các tiêu chuẩn tường trình, báo cáo rõ ràng, cụ thể, loại bớt những gì ít quan trọng hay không cần thiết. 3 Thông qua việc kiểm tra, nhà quản trị có thể phổ biến những chỉ dẫn một cách liên tục đến đối tượng được kiểm tra để cải tiến nhằm hoàn tất công việc với chi phí tiết kiệm và thời gian ngắn nhất. III. Quy trình kiểm tra XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA ĐỀ RA CÁC TIÊU CHUẨN KIỂM TRA ĐỊNH LƯỢNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SO SÁNH KẾT QUẢ VỚI TIÊU CHUẨN KIỂM TRA LÀM RÕ NHỮNG SAI LỆCH, CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ VÀ RÚT KINH NGHIỆM 1. Xác định đối tượng và nội dung kiểm tra a. Đối tượng kiểm tra: Việc xác định đối tượng kiểm tra được thể hiện qua hình thức kiểm tra, đó là, kiểm tra chiến lược, kiểm tra quản lý và kiểm tra tác nghiệp. Kiểm tra chiến lược nhằm đánh giá việc thực hiện chiến lược đạt hiệu quả đến mức độ nào, việc kiểm tra này được thực hiện trong quá trình xây dựng chiến lược và thực hiện chiến lược. Kiểm tra quản lý là việc kiểm tra hoạt động của các bộ phận chức năng, nghiệp vụ, nhằm thúc đẩy các bộ phận này, hoàn thành các mục tiêu chiến lược và mục tiêu bộ phận. Ví dụ: kiểm tra công tác, công tác, thủ kho, bán hàng… b. Nội dung kiểm tra: Nội dung kiểm tra, tùy thuộc vào đối tượng kiểm tra và mục tiêu kiểm tra, nhưng thông thường bao gồm các nội dung chính như: Thành lập bộ phận tiến hành kiểm tra, gồm bao nhiêu người, bao nhiêu đơn vị tham gia? Thời gian và không gian kiểm tra. Xác định phương thức kiểm tra như kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp, kiểm tra thực tế, kiểm tra sổ sách. Các yếu tố kiểm tra bao gồm các định tính, định lượng. 4 Chi phí kiểm tra Thời gian hoàn thành công tác kiểm tra. Báo cáo quá trình kiểm tra, kết quả kiểm tra và các nhận định đề xuất của bộ phận kiểm tra. 2. Đề ra các tiêu chuẩn kiểm tra Lựa chọn các tiêu chuẩn kiểm tra, tức là xác định loại mục tiêu cần đạt và mức độ cần đạt. Sau khi xác định đối tượng và nội dung kiểm tra, nhà quản trị đề ra một số tiêu chuẩn cụ thể phù hợp với từng yếu tố kiểm tra. Việc đề ra các tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng sẽ tạo điều kiện cho công tác kiểm tra được dễ dàng thuận lợi và đạt hiệu quả. Khi đề ra các tiêu chuẩn, nhà quản trị phải lưu ý một số vấn đề sau: Một tiêu chuẩn khi được xác định luôn có nhiều yếu tố phụ tham gia vào. Xác định một số tiêu chuẩn định tính phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Xác định một số tiêu chuẩn kiểm tra định lượng. Tiêu chuẩn kiểm tra phải mang tính chất bao trùm, hiển thị toàn bộ tác nghiệp bộ phận, đơn vị và của doanh nghiệp. Mỗi tiêu chuẩn kiểm tra đều có một định mức riêng phù hợp. Đôi khi do việc xác định mục tiêu kiểm tra không rõ ràng hoặc do mục tiêu kiểm tra phức tạp làm cho việc đề ra các tiêu chuẩn kiểm tra khó khăn và vì vậy, cần phải có những tiêu chuẩn kiểm tra thay thế. Ví dụ để kiểm tra tính hiệu quả của câc chương trình khuyến mãi, nhà quản trị không thể đề ra những tiêu chuẩn cụ thể và rõ ràng mà phải áp dụng những tiêu chuẩn khác để thay thế như sản lượng tiêu thụ hay doanh số bán hàng. Các tiêu chuẩn kiểm tra cũng như các kế hoạch đều có những sai lệch cho phép. Do đó, khi đề ra các tiêu chuẩn kiểm tra, nhà quản trị cần lưu ý đến việc xác định ranh giới phạm vi sai lệch cho phép và vẫn coi mức sai lệch đó phù hợp với kế hoạch ban đầu đã đề ra. 3. Định lượng kết quả đạt được Trong viêc định lượng kết quả hoạt động, vấn đề hết sức quan trọng là phải kịp thời nắm bắt được các thông tin thích hợp. Do đó, nhiệm vụ của nhà quản trị là xác định cụ thể những thông tin nào thực sự cần thiết để định lượng và đánh giá kết quả. Việc định lượng, đo lường kết quả đòi hỏi một số yêu cầu sau:  Kết quả hữu ích. 5  Có mức độ tin cậy cao.  Kết quả không lạc hậu. Các phương thức đo lường kết quả mà nhà quản trị thường dùng là:  Phương thức quan sát các dữ liệu: Các dữ liệu định lượng tài chánh, kế toán…các dữ liệu định tính như mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.  Phương thức quan sát trực tiếp và tiếp xúc cá nhân Nhanh chóng nắm được tình hình, khám phá được những vấn đề mới. Có cái nhìn toàn diện về công việc đang kiểm soát. Nhưng chi phí cao, công việc kiểm soát có nguy cơ trở nên nặng nề.  Phương pháp dự báo như phương pháp chuyên gia, liên hệ xu hướng… Chuyên gia: nhờ các chuyên gia nhận định và đánh giá kết quả đạt được. Liên hệ xu hướng: Qua những kết quả đạt được, nhà quản trị tìm hiểu mối liên hệ của các kết quả này. Từ đó, có thể sử dụng cho những dự báo kết quả tiếp theo. Các phương thức đo lường phải đảm bảo một số yêu cầu sau:  Tiết kiệm chi phí, thời gian…  Phải được tiến hành định kỳ đều đặn.  Các đơn vị sử dụng trong đo lường phải giống nhau.  Các qui tắc sử dụng trong hệ thống thông tin kiểm tra phải thống nhất.  Các công cụ đo lường phải thống nhất.  Không thay đổi người kiểm tra. Điều này quan trọng hơn trong công tác kiểm tra định tính. Việc định lượng và đánh giá kết quả có thể thực hiện ở một số lĩnh vực sau:  Đánh giá theo chỉ tiêu marketing: Có 5 yếu tố trong marketing chính cần đánh giá và phân tích: Phân tích doanh số bán hàng, nghĩa là phân tích và so sánh doanh số bán hàng với chỉ tiêu đề ra. Việc so sánh này, nhằm kiểm tra việc thực hiện chiến lược giá của doanh nghiệp. Phân tích thị phần nhằm xác định vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Việc so sánh thị phần bao gồm nội dung: Xác định tổng thị phần của doanh nghiệp. 6 Thị phần của doanh nghiệp trong thị trường mục tiêu. So sánh thị phần doanh nghiệp với thị phần của đối thủ cạnh tranh đứng đầu. So sánh thị phần của doanh nghiệp với thị phần với tổng thị phần của 3 đối thủ cạnh tranh đứng đầu. Nghiên cứu hành vi khách hàng, thái độ khách hàng. Phân tích tỉ lệ kinh phí hoạt động marketing với tổng doanh số. Phân tích, so sánh mức độ hiệu quả của công tác bán hàng; mức độ hiệu quả của các hoạt động chiêu thị.  Đánh giá theo chỉ tiêu nguồn nhân lực: Việc định lượng và đánh giá kết quả theo chỉ tiêu nguồn nhân lực, bao gồm một số nội dung chính: Phân tích và đánh giá chỉ tiêu tổng sản lượng, năng suất lao động. Phân tích và đánh giá về thời gian làm việc, số lần tăng ca, số lần nghỉ việc, đi muộn, lãng công… Phân tích đánh giá quan điểm, nhận thức của công nhân viên, nhà quản trị thông qua các phiếu điều tra hay phỏng vấn trực tiếp. Việc phân tích và đánh giá này nhằm mục đích phục vụ cho việc xét duyệt tăng lương, đề bạt và nó còn phục vụ cho chiến lược phát triển nhân sự trong tương lai.  Đánh giá theo chỉ tiêu sản xuất: Đối với lĩnh vực sản xuất cần phân tích nhiều yếu tố và phân tích một cách sâu sắc. Đối với quá trình sản xuất, nhà quản trị phải tiến hành kiểm tra 3 lần: Kiểm tra trước sản xuất, nhằm xác định trước những tiêu chuẩn của các yếu tố sản xuất đầu vào như nguyên liệu, lao động, máy móc thiết bị, vốn đầu tư… nói chung là kiểm tra nguồn lực đầu vào. Kiểm tra trong quá trình sản xuất là kiểm tra số lượng, chất lượng các yếu tố trong sản xuất. Việc kiểm tra này được tiến hành thông qua bộ phận theo dõi tiến độ sản xuất (công tác điều độ sản xuất). Kiểm tra sau quá trình sản xuất nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình sản xuất. Việc kiểm tra này được thực hiện thông qua yếu tố như giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm…  Thanh tra: 7 Thanh tra là việc phân tích, đánh giá định kỳ ở các cấp, các bộ phận, đơn vị chức năng; là việc kiểm tra một cách có hệ thống các mục tiêu, làm rõ các mặt yếu kém, các vấn đề vướng mắc tồn đọng và các cơ hội tiềm năng. Các hình thức thanh tra là kiểm toán, thanh tra tài chính,thanh tra bán hàng… 4. So sánh kết quả đạt được với tiêu chuẩn đề ra: Việc so sánh kết quả đạt được với tiêu chuẩn đề ra thật sự là một điều cần thiết. Có nhiều nhà quản trị, khi thấy kết quả đạt được tương đối tốt, đã chủ quan bỏ qua giai đoạn này hoặc lãng quên tiêu chuẩn kiểm tra đã đề ra. Nếu không có sự so sánh thì việc kiểm tra mang nặng tính chủ quan dễ dẫn đến những sai lầm sau này. Khi tiến hành so sánh, nhà quản trị cần lưu ý một số vấn đề như: Phải định lượng kết quả theo các tiêu chuẩn đề ra, nhằm tạo điều kiện cho việc so sánh, đo lường một cách dễ dàng, thuận lợi. Biên độ sai lệch cho phép đối với từng yếu tố kiểm tra. Như vậy, mục đích chính của việc so sánh các kết quả nhận được với tiêu chuẩn đề ra là nhằm tìm ra khoảng cách biến động của kết quả so với mục tiêu ban đầu để làm cơ sở cho việc điều chỉnh sau này. 5. Làm rõ những sai lệch: Làm rõ những sai lệch, mặc dù có những sai lệch tốt hoặc sai lệch xấu. Vì khi có một sự sai lệch ngoài mức cho phép thì việc kiểm tra đã có vấn đề. Có thể là tiêu chuẩn kiểm tra không hợp lý hoặc vấn đề đã có nhiều sai phạm đến mức báo động. Làm rõ những sai lệch chính là đi tìm những nguyên nhân chính gây ra những sai lệch đó. Nếu không tìm ra được những nguyên nhân gây ra sai lệch, nhà quản trị phải tiến hành khảo sát sâu hơn, bằng cách đặt thêm các câu hỏi cụ thể có liên quan. 6. Các biện pháp khắc phục, điều chỉnh: Khi xác định được những nguyên nhân gây ra sự sai lệch, nhà quản trị đưa ra một số biện pháp khắc phục. Các biện pháp đó có thể là: Xem xét và sửa đổi lại các tiêu chuẩn kiểm tra có phù hợp hay không? Xem xét và sửa đổi lại mục tiêu hoạt động của đối tượng được kiểm tra có còn phù hợp hay không? Hay là đã lạc hậu do những biến động của môi trường kinh doanh. 8 Nếu các mục tiêu và tiêu chuẩn đó vẫn còn phù hợp thì sai lệch đó có thể là do chiến lược không còn phù hợp. Trong trường hợp này, nhà quản trị có thể điều chỉnh chiến lược lại cho thích hợp. Xem xét lại các hệ thống và các nguồn lực hỗ trợ. Xem xét lại các chương trình hành động. Việc xây dựng và thực hiện có những sai sót, khuyết điểm gì hay không? Ví dụ như thiếu sự chỉ đạo kịp thời của nhà quản trị. Tiến hành những hành động dự phòng. Khi tiến hành các hoạt động điều chỉnh, nhà quản trị cần phải lưu ý hành động điều chỉnh phải nhanh và điều chỉnh với liều lượng thích hợp. 7. Nhận định, đánh giá và rút kinh nghiệm: Trước khi kết thúc quá trình kiểm tra, nhà quản trị thường có những nhận định, đánh giá tổng hợp về các vấn đề như: Trình bày quá trình kiểm tra đối tượng. Trình bày tổng quát quá trình hoạt động của đối tượng được kiểm tra. Những mặt ưu điểm của đối tượng trong hoạt động. Trình bày và phân tích những sai phạm quá giới hạn cho phép của đối tượng, nếu có. Những biện pháp khắc phục, điều chỉnh. IV. Những nguyên tắc khi tổ chức công tác kiểm tra Hệ thống kiểm tra được xây dựng dựa theo nguyên tắc sau đây:  Phải xác lập sự liên hệ chặt chẽ giữa toàn bộ công việc kiểm soát với các mục tiêu thiết thực. Các tiêu chuẩn kiểm tra phải diễn đạt dưới dạng tác nghiệp.  Phải xác lập sự thừa nhận tích cực của các đối tượng kiểm tra đối với các mục tiêu và tiêu chuẩn của hệ thống kiểm tra nhằm tránh những phản ứng tiêu cực của đối tượng khi được kiểm tra. Muốn vậy, các tiêu chuẩn kiểm tra phải là các yếu tố nằm trong hoạt động của đối tượng. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người kiểm tra và người được kiểm tra, bằng cách:  Người kiểm tra tham gia thực sự vào tiến trình quản trị nói chung và kiểm tra nói riêng.  Tạo môi trường thuận lợi cho 2 bên trao đổi. 9  Phải chi tiết hóa các mục tiêu tổng thể thành những tiêu chuẩn tác nghiệp.  Để cho người được kiểm tra có quyền điều chỉnh hoặc bổ sung khi cần thiết.  Trong quá trình kiểm tra, khuyến khích sự tham gia tích cực của mọi thành viên vào việc ra quyết định.  Xây dựng mức tiêu chuẩn cao như thực tế.  Phải có thái độ phê phán khoa học đối với hệ thống kiểm tra và đối tượng kiểm tra. CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VIETCOMBANK I. Giới thiệu doanh nghiệp 1. Tình hình doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa: Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm ), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ) Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các 10 [...]... viên HĐQT Thành viên BĐH 8 Kiểm tra nội bộ Kết quả kiểm tra 6 tháng/năm nội bộ Thành viên BKS Thành viên HĐQT Thành viên BĐH Thành viên BKS Ghi chú: _HĐQT là Hội đồng quản trị _BĐH là Ban điều hành _BKS là Ban kiểm soát Doanh nghiệp kiểm tra qua các bước: 1)Đối tượng và nội dung kiểm tra của doanh nghiệp: Đối tượng kiểm tra: Thông qua các cuộc họp thường niên, ban lãnh đạo doanh nghiệp đã đưa ra những... bộ phận chức năng , nghiệp vụ và thúc đẩy các bộ phận này hoàn thành mục tiêu chiến lược Nội dung kiểm tra: Doanh nghiệp Vietcombank kiểm tra dựa trên sổ sách và thực tế 19 Các cấp quản trị đều có qui trình kiểm tra riêng, sau đó tổng hợp lại và đưa ra xem xét trong các cuộc họp, bao gồm : họp Ban Kiểm Soát, họp Hội Đồng Quản Trị, họp Đại Hội Đồng Cổ Đông 2)Các tiêu chuẩn kiểm tra: Các bản báo cáo... trường trong tương lai một cách cụ thể, rõ ràng, chích xác hơn, nên nhờ những công ty tư vấn có chất lượng Về phần kiểm tra cần có những biện pháp kiểm tra khác ngoài kiểm tra sổ sách định kỳ, các cấp quản trị cần tổ chức thanh tra chặt chẽ hơn, đánh giá cụ thể hơn tình hình chung của doanh nghiệp trong các cuộc họp để các cấp nhận định rõ và có những biện pháp phù hợp để hoàn thành mục tiêu chung của doanh. .. quả và bền vững Bộ phận kiểm toán nội bộ và bộ máy kiểm tra nội bộ được thiết lập và hoạt động theo Quy chế kiểm toán nội bộ, Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng nhà nước và các Quy định nội bộ của NHTMCP NTVN  Trong năm Ban kiểm soát và các bộ phận giúp việc đã phát hiện và cảnh báo các sai sót, rủi ro và thường xuyên rà soát quy trình kinh doanh và hoạt động nghiệp vụ, nêu ra các đánh... biệt là cán bộ thuộc các chi nhánh mới thành lập II Ưu, khuyết điểm và biện pháp khắc phục : 1 Ưu điểm Cơ cấu kiểm tra rõ ràng, trong từng bộ phận nghiệp vụ và các cấp quản trị Phân nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng bộ phận, từng khâu kiểm tra rõ ràng Phân định thời gian kiểm tra, báo cáo kiểm tra và quyền hạn của các cấp quản trị cụ thể, rõ ràng 2 Khuyết điểm Tốc độ tăng trưởng các mặt hoạt động của Vietcombank... hoạt động của đối tượng:  Hoạt động giám sát của ban kiểm soát được duy trì thường xuyên thông qua việc trực tiếp chỉ đạo hoạt động kiểm toán nội bộ và đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ Hoạt động kiểm toán nội bộ được thực hiện trên cơ sở định hướng rủi ro Hoạt động kiểm tra, kiểm soát là một phần không thể tách rời hoạt động nghiệp vụ, được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo... Công tác kiểm tra của doanh nghiệp: Cơ cấu kiểm tra theo cấp của doanh nghiệp: Đại hội đồng cổ đông:  Có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản Là cơ quan có quyết định cao nhất của Ngân hàng  Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần do Hội đồng quản trị triệu tập trong. .. của ban kiểm soát tổ chức ít nhất mỗi quý một lần do Trưởng ban kiểm soát hoặc người tạm thời giữ chức Trưởng ban kiểm soát triệu tập  Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát, quy trình kiểm toán nội bộ  Chỉ đạo công tác kiểm toán nội bộ; đánh giá hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHNT  Quyết định của Ban kiểm soát phải được gửi 01 bản cho Chủ tịch hội đồng quản trị và... kinh doanh 2 Tình hình doanh nghiệp sau cổ phần hóa: Ngày 26/09/2007 Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân Hàng Ngoại Thương Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh: 13  Hoạt động dịch vụ tài chính:  Trọng tâm là hoạt động ngân hàng thương mại (kinh doanh phục vụ khách hàng doanh nghiệp) ;  Hoạt động ngân hàng bán lẻ:   Phát triển loại hình dịch vụ cho vay   Phát triển hoạt động trong. .. bán buôn Kiểm tra nội bộ HĐ, UB khác… Khối kinh doanh và quản lý vốn Khối ngân hàng bán lẻ Khối quản lý rủi ro và xử lý Tài sản nợ xấu Khối tác nghiệp Khối tài chính & kế toán Các bộ phận hỗ trợ khác 14 Hệ thống các Phòng/Ban tại hội sở chính và mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch … Cấp bậc chính trong tổ chức quản trị của doanh nghiệp:  Đại hội đồng cổ đông  Hội đồng quản trị  Ban kiểm soát . nội dung kiểm tra a. Đối tượng kiểm tra: Việc xác định đối tượng kiểm tra được thể hiện qua hình thức kiểm tra, đó là, kiểm tra chiến lược, kiểm tra quản lý và kiểm tra tác nghiệp. Kiểm tra chiến. hành kiểm tra, gồm bao nhiêu người, bao nhiêu đơn vị tham gia? Thời gian và không gian kiểm tra. Xác định phương thức kiểm tra như kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp, kiểm tra thực tế, kiểm. thực tế, kiểm tra sổ sách. Các yếu tố kiểm tra bao gồm các định tính, định lượng. 4 Chi phí kiểm tra Thời gian hoàn thành công tác kiểm tra. Báo cáo quá trình kiểm tra, kết quả kiểm tra và các nhận

Ngày đăng: 30/07/2014, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w