o Có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể: Đây là đặc điểm quan trọng để đảm bảo và duy trì sự tồn tại của tập thể vì nếu thiếu sự tương trợ, hợp tác lẫn nhau giữa các thành viên
Trang 1Nội dung
• Những vấn đề chung về tập thể lao động
• Những quy luật tâm lý phổ biến tác động
• Ứng dụng tâm lý vào giải quyết mâu thuẫn trong tập thể
• Để học tốt bài này, học viên cần đặt mình
vào một nhóm, một tập thể nhất định để từ
đó có thể trải nghiệm những trạng thái tâm lý
xuất hiện trong một nhóm, tập thể
• Cần liên hệ với những quy luật tâm lý vào
tập thể để nhận biết những quy luật này diễn
biến thực tế trong tập thể mình như thế nào?
Áp dụng ra sao khi giải quyết những mâu
thuẫn phát sinh trong tập thể?
Thời lượng học
• 12 tiết học
• Nắm được khái niệm, phân loại
và quá trình hình thành của tập thể lao động
• Nắm được nội dung và vận dụng các quy luật tâm lý tác động trong tập thể lao động Từ
đó, giải quyết các tình huống về nhân sự nảy sinh trong quá trình quản trị doanh nghiệp
• Hiểu được nguyên nhân hình thành cũng như các loại mâu thuẫn tồn tại trong tập thể, cách thức giải quyết các mâu thuẫn
Trang 2TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
Ứng Dụng Tâm Lý Vào Giải Quyết Mâu Thuẫn
Công ty A là một Công ty nhà nước trực thuộc Bộ công thương có thành tích kinh doanh rất tốt trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng trong 5 năm đạt 25%/năm và công ty đã nhận được rất nhiều bằng khen cho các tập thể và cá nhân Trong kỳ bình bầu chiến sĩ thi đua cấp bộ, khi hội đồng thi đua công ty đề cử phó giám đốc phụ trách kinh doanh vào danh sách thì phó giám đốc phụ trách tài chính kiên quyết phản đối với hàng loạt lý do bôi đen và phủ nhận đồng
sự của mình Phó giám đốc kinh doanh lập tức phản ứng Ông bác bỏ mọi cáo buộc và lớn tiếng công bố những khuyết điểm của đồng sự Và đến đây, xung đột dữ dội Người có quyền lực duy nhất là giám đốc, nhưng ông tỏ ra lúng túng chỉ tập trung vào việc dàn hòa Và cuộc khẩu chiến gay gắt kéo dài Hội nghị thi đua tan vỡ
Điều quan trọng hơn là từ đó những tình tiết về lỗi lầm của cả 2 phó giám đốc được lan truyền, thậm chí cả những lỗi chết người cũng được đưa ra nửa kín nửa hở Vai trò của giám đốc bắt đầu mờ nhạt, hình ảnh Ban giám đốc bị méo mó đi trong công ty và các nhà đầu tư, đối tác Cũng từ đây, các hoạt động trong công ty bị đình trệ, hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn do các thành viên trong ban giám đốc không còn tâm huyết với công việc…
Câu hỏi
1 Theo bạn giám đốc cần phải làm gì tại hội nghị thi đua đó?
2 Hãy phân tích các nguyên nhân của các mâu thuẫn trên và diễn biến tâm lý của 3 nhân vật
chính trong tình huống trên
3 Bạn hãy đưa ra cách giải quyết tình huống trên một cách tận gốc các mâu thuẫn
Trang 3thành thành viên của nhiều nhóm xã hội Nhóm
là một tập hợp người trong xã hội, có mối liên
hệ hoặc quan hệ nào đó đối với nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp
• Các dấu hiệu cơ bản của nhóm:
o Là tập hợp từ hai người trở lên;
o Hoạt động chung (vì mục đích chung, cơ cấu tổ chức…);
o Tồn tại trong một thời gian nhất định
• Phân loại nhóm:
Nhóm lớn: Là nhóm đông người quan hệ mọi người không mang tính cá nhân, không quan hệ trực tiếp với nhau mà chỉ quan hệ gián tiếp thông qua các quy định, định chế và pháp luật (các dân tộc khác nhau, các cộng đồng, giai cấp…)
Nhóm nhỏ: Là những nhóm có số người không đông, trong đó con người tiếp xúc với nhau một cách trực tiếp, thường xuyên trong một không gian và thời gian nhất định (gia đình, tổ, đội sản xuất…)
Nhóm chính thức: Là nhóm có cơ cấu tổ chức, mọi người tập hợp, quan hệ với nhau theo văn bản, tổ chức quy định Trong nhóm chính thức, các quan
hệ, vai trò, vị trí của các thành viên được ghi thành văn bản Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm được gọi là quan hệ chính thức hay quan
hệ công việc
Nhóm không chính thức: Tồn tại trên cơ sở tâm lý (thiện cảm, cùng xu hướng, sở thích ) Từ tính chất của các mối quan hệ đó mà tạo thành từng nhóm gọi là nhóm không chính thức Quan hệ giữa các thành viên trong nhóm là quan hệ tâm lý
Trang 4chuẩn mực của nhóm Vậy chuẩn mực của nhóm là gì?
Chuẩn mực nhóm là hệ thống những quy định, những mong mỏi của nhóm, yêu cầu các thành viên của nó phải thực hiện (nội quy
cơ quan, đơn vị )
o Vai trò của chuẩn mực nhóm:
Tạo điều kiện thống nhất hành vi của các
cá nhân trong nhóm và mục tiêu của nhóm
Quy định phương thức ứng xử trong quan hệ giữa các thành viên, là sợi dây ràng buộc các cá nhân với nhóm, làm cho họ thuộc về nhóm
Đảm bảo sự hình thành và tồn tại một trật tự trong nhóm
o Chức năng của chuẩn mực nhóm:
Làm giảm tính hỗn tạp, tạo ra cái chung của nhóm, đồng nhất trong nhận thức, tình cảm, hoạt động
Tránh các xung đột: Các thành viên trong nhóm có thể khác nhau về chính kiến, cách đánh giá giải quyết vấn đề… có thể đi đến thống nhất bằng cách dựa vào các chuẩn mực của nhóm, tránh các xung đột không cần thiết
và trước mắt, phụ thuộc vào yêu cầu và lợi ích xã hội Mục đích của tập thể được xác định ngay từ khi thành lập, và trở thành mục tiêu phấn đấu của từng cá nhân và từng bộ phận
o Có sự thống nhất về tư tưởng: Là sự thống nhất về quan điểm đạo đức, chính trị của đại
đa số thành viên tập thể Nó đảm bảo sự thống nhất trong cách nhìn nhận về các sự kiện, hiện trạng xảy ra trong tập thể, trong xã hội
o Có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể: Đây là đặc điểm quan trọng để đảm bảo và duy trì sự tồn tại của tập thể vì nếu thiếu sự tương trợ, hợp tác lẫn nhau giữa các thành viên thì nhóm người đó sẽ không trở thành tập thể, cũng không có sự thống nhất về hành động và tư tưởng
Chuẩn mực nhóm
Tập thể
Trang 5o Có sự lãnh đạo tập trung thống nhất: Nhằm phối hợp, điều hòa hoạt động của tập thể, hướng hoạt động của các bộ phận vào thực hiện nhiệm vụ chung của tập thể một cách có hiệu quả nhất
o Có kỷ luật lao động: Đó là điều kiện cơ bản đảm bảo cho hoạt động của tập thể đạt được mục tiêu mong muốn Kỷ luật mang hai ý nghĩa cơ bản là cho xã hội
và cá nhân Chỉ có sự kỷ luật, xã hội mới ổn định, mới có sự hoạt động nhịp nhàng, trật tự, mới mang lại hiệu quả cao Kỷ luật khép con người vào guồng máy hoạt động và theo quy định trật tự, hành vi nhất định Nó con đảm bảo cho sức khỏe con người và bảo vệ tự do của người lao động
3.2.2 Phân loại và cấu trúc tập thể
3.2.2.1 Phân loại tập thể
Các tập thể lao động có thể được phân loại thành:
• Tập thể cơ sở: Là tập thể nhỏ nhất không còn có sự phân chia chính thức nào khác như tổ sản xuất trong xí nghiệp…
• Tập thể bậc hai (tập thể trung gian): Như khoa trong các trường đại học, các phòng, ban của cơ quan hành chính sự nghiệp
• Tập thể chính: Nhà máy, doanh nghiệp, trường đại học
3.2.2.2 Cấu trúc của tập thể
• Cấu trúc chính thức: Là tổ chức được hình thành từ
quy chế tổ chức do pháp luật nhà nước ban hành
Trong cơ cấu chính thức có quy định rõ về tổ chức
hành chính, biên chế, xác định mối quan hệ giữa các bộ
phận của tập thể, các quan hệ cá nhân theo chiều
ngang, chiều dọc, mối quan hệ với các tập thể khác
Cấu trúc chính thức của tập thể lao động là cơ cấu hành
chính được pháp lý thừa nhận Cấu trúc chính thức là
điều kiện quan trọng cho hoạt động của tập thể, đảm
bảo mối liên hệ công việc giữa những người lao động,
gắn bó họ với nhau trong quá trình lao động có tổ chức,
xây dựng bầu không khí lành mạnh sôi nổi trong tập
thể
• Cấu trúc không chính thức: Là những nhóm được hình thành và tồn tại trong tập
thể bằng con đường không chính thức, nghĩa là được hình thành không dựa trên cơ
sở quy chế của nhà nước Cơ sở hình thành của nhóm không chính thức là sự tương hợp tâm lý giữa các cá nhân, sự gần gũi về quan niệm sống, tuổi tác, nghề nghiệp
và sở thích…, do đó mối quan hệ tình cảm giữa các thành viên trong nhóm không chính thức chặt chẽ hơn Mối quan hệ này có tác động lớn đến tâm lý con người, hình thành nên những động cơ ứng xử của mỗi người, kích thích người lao động thể hiện đầy đủ phẩm chất của mình trong những điều kiện nhất định Do chính đặc điểm này, các nhà lãnh đạo cần phải tham gia vào các nhóm không chính thức để hòa mình với quần chúng, nắm được tâm tư, nguyện vọng của họ, mặt khác cần nắm thủ lĩnh các nhóm không chính thức để tạo điều kiện giải quyết nhanh, có hiệu quả các vấn đề ngoài dự kiến
Cấu trúc tập thể
Trang 6Trong cấu trúc không chính thức bao giờ cũng có một người đứng đầu Uy tín của người đứng đầu được tạo nên bởi năng lực, đạo đức, trình độ nghề nghiệp, sự quan tâm đến mọi người, họ sẽ là chỗ dựa tinh thần cho cả nhóm và được cả nhóm tin tưởng Do chính đặc điểm này, các nhà lãnh đạo cần phải tham gia vào các nhóm không chính thức để hòa mình với quần chúng, nắm được tâm tư, nguyện vọng của
họ, mặt khác cần nắm thủ lĩnh các nhóm không chính thức để tạo điều kiện giải quyết nhanh, có hiệu quả các vấn đề ngoài dự kiến
3.2.3 Các giai đoạn phát triển của tập thể
3.2.3.1 Tổng hợp sơ cấp
Tập thể mới được hình thành, các thành viên mới
làm quen với nhau, quan hệ còn dè dặt, chủ yếu mới
hình thành các mối quan hệ bên ngoài Chưa có dư
luận tập thể mạnh Nhà quản trị chưa hiểu biết các
thành viên và ngược lại Các thành viên có mức độ
sẵn sàng khác nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ và
các yêu cầu chung của tập thể
Trong giai đoạn này, nhà quản trị phải đề ra những
nhiệm vụ và chương trình hoạt động của tập thể,
thống nhất các yêu cầu, thống nhất giữa các thành viên Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công việc Có thể sử dụng các biện pháp lãnh đạo cương quyết, cứng rắn, phong cách lãnh đạo có thể dùng trong giai đoạn này là quyết đoán, thậm chí là độc đoán
3.2.3.2 Giai đoạn phân hóa
Đây là giai đoạn phân hóa về cấu trúc của tập thể
Một số thành viên có ý thức hình thành đội ngũ cốt
cán, làm chỗ dựa cho nhà quản trị, một số khác thụ
động nhưng có ý thức tương đối tốt, một số khác có
ý thức tiêu cực Nói chung mọi người chưa có sự
thống nhất và tự giác trong hoạt động
Trong giai đoạn này nhà quản trị phải chú ý xây
dựng đội ngũ cốt cán, nghĩa là chọn một nhóm cán
bộ tích cực làm chỗ dựa cho mình, từ những người này sẽ lôi kéo những nhóm trung gian, chuyển biến nhóm tiêu cực, hình thành bầu không khí tốt đẹp trong tập thể Sử dụng phương pháp thuyết phục và hành chính, phong cách lãnh đạo nên dùng là dân chủ quyết đoán
3.2.3.3 Tập thể đã hình thành trọn vẹn
Trong giai đoạn này tập thể đã hình thành trọn vẹn, hoàn chỉnh, đã có bầu tâm lý xã hội tương đối tốt đẹp, phối hợp ăn ý với nhau, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tự giác
Giai đoạn sơ cấp
Giai đoạn phân hóa tập thể
Trang 7cao Đây là giai đoạn mà tất cả hoặc tuyệt đại đa
số thành viên của tập thể tỏ thái độ tích cực với
nhau và đối với các nhiệm vụ của tập thể, sự cách
biệt giữa các nhóm nhỏ căn bản của tập thể đã
giảm bớt, những người lạc hậu đã xích tới gần
những người tiên tiến
Đặc điểm của giai đoạn này là sự nhất trí hoàn toàn
của mọi thành viên đối với yêu cầu chung của tập
thể, mọi người tôn trọng và tin cậy lẫn nhau Chức
năng của người lãnh đạo lúc này chỉ còn là dự
đoán, lập kế hoạch, xác định phương hướng phát
triển của tập thể Hiệu quả của tập thể lên rất cao,
nhà quản trị không nên sử dụng phương pháp
lãnh đạo độc đoán vì nó sẽ làm giảm đi tính sáng tạo của tập thể, mà có thể sử dụng phương pháp dân chủ
3.2.3.4 Giai đoạn phát triển cao nhất
Theo A.X Makarenko: “Sự phát triển của tập thể không kết thúc ở giai đoạn thứ ba
mà vẫn tiếp tục” Ông gọi giai đoạn này là giai đoạn cực điểm của sự phát triển tập thể Đây là giai đoạn các thành viên trong tập thể rất đoàn kết, có sự phát triển cao độ của nhân cách các thành viên, là mức độ phát triển
cao nhất của tập thể Mỗi cá nhân tỏ ra tích cực tối
đa trong hoạt động chung của tập thể cũng như
trong việc tu dưỡng, tự hoàn thiện bản thân mình
Các thành viên có yêu cầu tối đa đối với bản thân
mình và yêu cầu tối đa với nhà lãnh đạo
Việc lãnh đạo giai đoạn này rất khó khăn nhưng
cũng rất dễ dàng Dễ dàng vì cả tập thể đều tự giác
thực hiện kế hoạch mà không cần một biện pháp
cưỡng chế nào Khó khăn vì lúc này tập thể chỉ tín nhiệm người lãnh đạo nào có phẩm chất đạo đức tốt Do vậy nhà quản trị phải hoàn hảo về mọi mặt phải: Có học thức, có văn hóa, có đạo đức và kinh nghiệm, phải mềm dẻo và có sáng kiến, vừa yêu cầu cao, vừa khéo léo trong ứng xử
3.3 Những quy luật phổ biến tác động
3.3.1 Truyền thống, tập quán
3.3.1.1 Khái niệm
Truyền thống, tập quán được coi là những giá trị tinh thần, tư tưởng thể hiện trong quá trình tiến hành hoạt động và giao tiếp của tập thể được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, có ảnh hưởng đến hành vi ứng xử trong tập thể
3.3.1.2 Đặc điểm của truyền thống, tập quán
Truyền thống của tập thể nằm trong truyền thống chung của dân tộc, đồng thời phản ánh tính đặc thù riêng của mỗi tập thể Đối với tập thể lao động, truyền thống có ý nghĩa
Tập thể hình thành trọn vẹn
Giai đoạn cao nhất
Trang 8lớn trong việc giáo dục lòng tự hào của mỗi người và là chất xúc tác hòa nhập cá nhân với tập thể, tạo cơ sở cho hoạt động có ý thức của mỗi người trên tinh thần xây dựng Truyền thống tập quán trong tập thể lao động còn được thể hiện ở sự kế thừa và phát triển các thế mạnh sở trường của tập thể (bí quyết nghề nghiệp, danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp, các sản phẩm truyền thống nổi tiếng ), phát triển bản sắc văn hóa… Người lãnh đạo tập thể lao động cần phải biết vận dụng triệt để quy luật trên, để duy trì phát huy các truyền thống, kinh nghiệm của tập thể, loại trừ các tập quán, thói quen lạc hậu, không phù hợp với môi trường và điều kiện kinh doanh mới, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho tập thể phát triển mạnh mẽ
3.3.2 Lan truyền tâm lý
3.3.2.1 Khái niệm
Một trong những quá trình tâm lý rất phổ biến xảy ra trong tập thể là hiện tượng lan truyền (lây lan) tâm lý từ thành viên này sang thành viên khác, từ nhóm người này sang nhóm người khác Kết quả của sự lan truyền tâm lý là tạo ra một trạng thái tâm
lý, tình cảm của nhóm Lan truyền tâm lý có thể có những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với tình cảm chung của tập thể và đến kết quả hoạt động chung của cá nhân cũng như tập thể
3.3.2.2 Cơ chế của lan truyền tâm lý
Lan truyền tâm lý bắt nguồn từ những cảm xúc của
con người trước sự việc, hiện tượng xảy ra xung
quanh Những cảm xúc ban đầu phát triển và lan
truyền ra xung quanh thông qua mối quan hệ giao tiếp
giữa cá nhân với nhau và giữa các nhóm với nhau
Lực lây lan tâm lý được truyền đi theo nguyên tắc
cộng hưởng, tỷ lệ thuận với số lượng của tập thể và
cường độ cảm xúc được truyền
Sự lây lan tâm lý có thể diễn ra theo hai cơ chế:
• Cơ chế dao động từ từ: Tâm lý của người này
lan sang người khác một cách từ từ Chẳng hạn
như sự thay đổi mốt mới là hiện tượng lan truyền
tâm lý từ từ
• Cơ chế bùng nổ: Là sự lan truyền rất nhanh, đột ngột, thường xảy ra khi con người lâm vào trạng thái căng thẳng cao độ Ví dụ: Sự hoảng loạn tập thể khi xảy ra hỏa hoạn, sự cuồng nhiệt trên sân bóng đá
Nhà quản trị cần nhận thức được hiện tượng lây lan tâm lý để biết cách điều khiển nó
để có lợi cho tập thể Cần tránh sự lây lan tâm trạng xấu từ người này sang người khác, điều đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của tập thể
3.3.3 Quy luật thích ứng (quy luật nhàm chán)
3.3.3.1 Khái niệm thích ứng
Một cảm xúc nào đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và không thay đổi nội dung và hình thức thì cuối cùng cũng sẽ bị suy yếu và lắng xuống Đó là hiện tượng chai sạn của tình cảm Hiện tượng “xa thương gần thường” là kết quả phổ biến của quy luật này
Lan truyền
Trang 93.3.3.2 Những tác động của quy luật thích ứng
Để nghiên cứu những ảnh hưởng của quy luật thích ứng,
tiến sĩ Eichele tại Đại học Bergen, Nauy và cộng sự đã
yêu cầu người tham gia thực hiện lặp lại một nhiệm vụ
đơn giản Trong khi đó, não sẽ được chụp lại bằng công
nghệ chụp cộng hưởng từ
Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy những sai lầm của chủ thể
được báo trước bởi một mô hình hoạt động trong não
“Chúng tôi ngạc nhiên tìm thấy, cứ khoảng 30 giây trước
khi lỗi lầm được tạo ra, có một sự chuyển dịch rõ rệt
trong hoạt động não”, tiến sĩ Stefan Debener tại Đại học
Southampton – Anh, cho biết
“Điều này chứng tỏ bộ não đã bắt đầu tiết kiệm, bằng cách đầu tư ít hơn cho việc hoàn thành một nhiệm vụ lặp lại Nó thể hiện ở sự suy giảm hoạt động ở vỏ não trước và gia tăng hoạt động ở vùng não liên quan đến nghỉ ngơi”
Sự nhàm chán sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu suất làm việc của nhân viên, từ sự nhàm chán của một người sẽ tạo ra những lây lan tâm lý hình thành nên một bầu không khí u ám trong công ty Vì vậy nhà quản trị phải luôn thay đổi trong cách thức lãnh đạo, ứng xử cho phù hợp, tạo ra những hứng thú trong công việc cho nhân viên Nếu không chú ý đến quy luật này, có thể sẽ dẫn tới tình trạng khó chịu và nhàm chán của người lao động Ví dụ: Dùng nội dung và hình thức khen thưởng hàng quý, hàng năm giống nhau hoặc sử dụng những ngôn từ giao tiếp rập khuôn sáo rỗng… sẽ gây hiện tượng nhàm chán, thờ ơ của người lao động, mang lại hiệu quả xấu
3.3.4 Quy luật tương phản
3.3.4.1 Khái niệm tương phản
Một sự cảm nhận này có thể làm tăng cường một cảm nhận khác đối lập với nó, xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp Đó là kết quả của sự tương tác giữa các cảm xúc, tình cảm
âm tính và dương tính cùng loại
3.3.4.2 Nội dung của quy luật tương phản
Tâm lý học phân quy luật tương phản thành hai loại:
Tương phản nối tiếp và tương phản đồng thời của cảm
giác con người Do tác động của quy luật tương phản mà
trong quá trình quản trị thường xảy ra những cảm xúc,
tình cảm hoặc những phản ứng trái ngược nhau, trong tập
thể trước các quyết định hoặc phong cách quản lý khác
nhau của các nhà lãnh đạo
Ví dụ: Khi người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với
hai nhà quản trị có phong cách lãnh đạo trái ngược nhau:
Một người dân chủ, lịch sự, tôn trọng cấp dưới; một người
độc đoán nóng nảy sẽ dẫn tới hiện tượng quần chúng lao
động quý mến hoặc căm ghét hai nhà quản trị nói trên hơn
mức bình thường
Quy luật nhàm chán
Quy luật tương phản
Trang 103.3.5 Quy luật di chuyển
3.3.5.1 Khái niệm di chuyển
Cảm xúc, tình cảm của con người có thể di chuyển từ một
đối tượng này sang một đối tượng khác, từ mặt này sang
mặt khác, ví dụ như giận cá chém thớt
3.3.5.2 Nội dung quy luật di chuyển
Các hiện tượng tâm lý có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh
hưởng lẫn nhau Trong quá trình nhận xét đánh giá ai đó
một người thường bị chi phối bởi tình cảm của mình đối
với người đó, vì vậy khi đánh giá nhận xét một nhân viên,
nhà quản trị cần lưu ý rằng sự thiện cảm hay ác cảm, hoặc trạng thái tình cảm hiện thời của nhà quản trị cũng có thể làm cho chúng ta nhận định, đánh giá họ một cách sai lệch đi
Nhà quản trị cần phải nắm giữ vững quy luật này để có thể tìm ra nguyên nhân đích thực của tình cảm trong quan hệ giao tiếp người người trong tập thể, để có biện pháp ứng xử thích hợp đảm bảo đoàn kết, thống nhất trong tập thể
3.3.6 Dư luận tập thể
3.3.6.1 Khái niệm dư luận
Trong tập thể lao động mọi người có sự tiếp xúc với nhau
thường xuyên, họ trao đổi với nhau về tâm tư, sự hiểu
biết, kinh nghiệm, các suy nghĩ… Trước một sự kiện,
hiện tượng nào đó người ta có những nhận xét, phán
đoán, người ta đem trao đổi với nhau trên cơ sở đó làm
phát sinh dư luận
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về dư luận trong tập
thể nhưng chúng ta có thể hiểu dư luận là hiện tượng tâm
lý xã hội biểu thị thái độ phán xét, đánh giá của quần
chúng về các vấn đề mà họ quan tâm
3.3.6.2 Đặc điểm của dư luận
Dư luận có các đặc điểm sau:
• Có tính công chúng
• Liên hệ chặt chẽ với quyền lợi xã hội của cá nhân và nhóm xã hội
• Dễ dàng thay đổi
3.3.6.3 Các nhân tố tác động tới dư luận
Sự hình thành và phát triển dư luận là quá trình phức tạp, chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, bao gồm:
• Nhân tố khách quan:
o Tính chất của hiện tượng, sự kiện gây ra dư luận
Quy luật di chuyển
Dư luận
Trang 11o Số lượng và chất lượng thông tin Nếu thông tin không đầy đủ rõ ràng thì phán đoán sẽ
mơ hồ có thể dẫn đến tin đồn – một sự cường điệu hoặc xuyên tạc sự thật
• Nhân tố chủ quan:
o Mức độ chuẩn bị tư tưởng của từng người trước sự kiện đó Nếu quần chúng được chuẩn bị trước tư tưởng, thái độ thì dư luận
sẽ được hình thành nhanh chóng, đúng đắn
và ngược lại
o Nếp suy nghĩ của mọi người cũng làm ảnh hưởng đến tính chất của dư luận Nếp suy nghĩ chủ quan phiến diện dễ đưa tới những phán đoán sai lệch, do đó dẫn tới những dư luận không đúng và ngược lại
o Trình độ phát triển của tập thể Nếu tập thể đã phát triển cao là một khối thống nhất về tư tưởng, ý chí và hành động thì hình thành dư luận nhanh chóng, đúng đắn và có hiệu lực giáo dục cao Nếu tập thể đang trong thời kỳ phân hóa chưa thống nhất thường có nhiều luồng dư luận khác nhau, thậm chí là đối lập nhau, như vậy xây dựng một tập thể vững mạnh cũng là một biện pháp quản lý điều khiển dư luận có hiệu quả
3.3.6.4 Các giai đoạn hình thành dư luận
Thông thường việc hình thành dư luận trải qua các giai đoạn sau:
• Giai đoạn 1: Xuất hiện những sự kiện, hiện tượng được nhiều người chứng kiến,
trao đổi thông tin về nó và nảy sinh các suy nghĩ về nó
• Giai đoạn 2: Có sự trao đổi giữa người này với người khác về các cảm nghĩ, ý
kiến, quan điểm và phán đoán của họ đối với sự kiện xảy ra
• Giai đoạn 3: Những ý kiến khác nhau được thống nhất lại chung quanh các quan
điểm cơ bản Trên cơ sở đó hình thành nên sự phán xét đánh giá chung (ủng hộ, hoặc phản đối)
• Giai đoạn 4: Là giai đoạn phát triển cao của dư luận Có sự thống nhất giữa quan
điểm, nhận thức và hành động hình thành dư luận chung
Một nhà quản trị giỏi cần quan tâm đến dư luận càng sớm càng tốt để định hướng, điều khiển, điều chỉnh dư luận theo hướng có lợi cho mình, tuyệt đối không dập tắt dư luận vì dập tắt dư luận là đối đầu với dư luận
3.3.6.5 Chức năng của dư luận
• Chức năng điều tiết các mối quan hệ trong tập thể xã hội: Trên cơ sở đánh giá,
phán xét các sự kiện, hiện tượng, dư luận xã hội nêu ra các chuẩn mực hướng dẫn việc nên làm, nên tránh Nó làm cho các truyền thống, tập quán đã được hình thành phát huy ảnh hưởng của mình trong tập thể
• Chức năng giáo dục: Dư luận xã hội tác động vào ý thức và chi phối ý thức cá
nhân Dư luận xã hội có thể động viên, khuyến khích hoặc phê phán, công kích những biểu hiện đạo đức hoặc hành vi của cá nhân và các nhóm trong tập thể
Dư luận