1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Lí thuyết về FDI docx

6 299 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 27,04 KB

Nội dung

1. Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh và trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý,…nhằm mục đích thu lợi nhuận. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về FDI như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ’ và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. Về bản chất FDI là một hình thức đầu tư nước ngoài được xét trên các khía cạnh: - Xét trên khía cạnh về quyền sở hữu: FDI được thực hiện với quyền sở hữu về tài sản đầu tư của chủ đầu tư nước ngoài. - Xét trên khía cạnh cán cân thanh toán: FDI thường được định nghĩa là phần tăng thêm trên giá trị sổ sách của lượng đầu tư ròng ở một quốc gia được thức hiện bởi nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời nhà đầu tư này cũng chính là chủ sở hữu chính và nắm quyền kiểm soát quá trình đầu tư đó. 2. Đặc điểm: Xét về bản chất, FDI có những đặc điểm: * FDI trở thành hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài. Xét về ưu thế và hiệu quả thì FDI thể hiện rõ hơn sự chuyển biến về chất lượng trong nền kinh tế thế giới. Gắn trực tiếp với quá trình sản xuất trực tiếp, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và tạo thành cơ sở của sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp xuyên quốc tế * FDI đang và sẽ tăng mạnh ở các nước đang phát triển Có nhiều lý do giải thích mức độ đầu tư cao giữa các nước công nghiệp phát triển với nhau nhưng có thể thấy được hai nguyên nhân chủ yếu sau: - Thứ nhất, môi trường đầu tư ở các nước phát triển có độ tương hợp cao. Môi trường này hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả môi trường công nghệ và môi trường pháp lý. - Thứ hai, xu hướng khu vực hoá đã thúc đẩy các nước này xâm nhập thị trường của nhau. Từ hai lý do đó ta có thể giải thích được xu hướng tăng lên của FDI ở các công nghiệp mới (NICs), các nước ASEAN và Trung Quốc. Ngoài ra xu hướng tự do hoá và mở cửa của nền kinh tế các nước đang phát triển trong những năm gần đây đã góp phần đáng kể vào sự thay đổi đáng kể dòng chảy FDI. * Cơ cấu và phương thức FDI trở nên đa dạng hơn. Trong những năm gần đây cơ cấu và phương thức đầu tư nước ngoài trở nên đa dạng hơn so với trước đây. Điều này liên quan đến sự hình thành hệ thống phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng và sự thay đổi môi trường kinh tế thương mại toàn cầu. Về cơ cấu FDI, đặc biệt là FDI vào các nước công nghiệp phát triển có những thay đổi sau: - Vai trò và tỉ trọng của đầu tư vào các ngành có hàm lượng khoa học cao tăng lên. Hơn 1/3 FDI tăng lên hàng năm là tập trung vào các ngành then chốt như điện tử, chế tạo máy tính, chất dẻo, hoá chất và chế tạo máy. Trong khi đó nhiều ngành công nghiệp truyền thống dùng nhiều vốn và lao động, FDI giảm tuyệt đối hoặc không đầu tư. - Tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế tạo giảm xuống trong khi FDI vào các ngành dịch vụ tăng lên. Điều này có liên quan đến tỷ trọng khu vực vụ trong GDP của các nứơc CECD tăng lên và hàm lượng dịch vụ trong cộng nghiệp chế tạo. Một số lĩnh vực được ưu tiên là các dịch vụ thương mại, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính và giải trí. * Sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa FDI và ODA, thương mại và chuyển giao công nghệ. - FDI và thương mại có liên quan rất chặt chẽ với nhau. Thông thường, một chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được nhằm vào mục đích tăng tiềm năng xuất khẩu của một nước. Mặt khác, các công ty nước ngoài được lựa chọn ngành và địa điểm đầu tư cũng dựa trên cơ sở tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên trường quốc tế - FDI đang trở thành kênh quan trọng nhất của việc chuyển giao công nghệ. Xu hướng hiện nay là FDI và chuyển giao công nghệ ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau. Đây chính là hình thức có hiệu quả nhất của sự lưu chuyển vốn và kỹ thuật trên phạm vi quốc tế. Nhiều nước đã đạt được thành công trong việc hấp thụ các yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế trong nước là nhờ chú ý đến điều này. Hong Kong, Singapore và Đài Loan rất tích cực khuyến khích các công ty xuyên quốc gia chuyển giao công nghệ cùng với quá trình đầu tư. - Sự gắn bó giữa FDI và ODA cũng là một đặc điểm nổi bật của sự lưu chuyển các nguồn vốn, công nghệ trên phạm vi quốc tế trong những năm gần đây. Hơn nữa xu hướng này sẽ ngày càng trở nên mạnh hơn. Tại Việt Nam, FDI có đặc điểm sau: - Tỷ lệ góp vốn đầu tư trực tiếp được quy định theo Luật Đầu Tư của quốc gia đó. Ví dụ: Tại Việt Nam, theo Luật Đầu Tư Nước Ngoài quy định chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án. - Quyền quản lý, điều hành đối tượng được đầu tư tùy thuộc mức độ góp vốn. - Lợi nhuận từ việc đầu tư được phân chia theo tỷ lệ góp vốn pháp định. 3.Các hình thức của FDI * Hình thức hợp đồnghợp tác kinh doanh Đây là hình thức được Nhà nước ta cho phép,theo đó bên nước ngoài và bên Việt Nam cùng nhau thực hiện hợp đồng được kí kết giữa hai bên.Trong thời gian thực hiện hợp đồng, các bên phải xác định rõ quyền lơi và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm cảu mỗi bên mà không tạo ra một pháp nhân mới và mỗi bên vẫn giư nguyên tư cách pháp nhân của mình. Hình thưc hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức rất phổ biến và nhiều ưu thế đối với việc phân phối sản xuất của các sản phẩm có tính chất phức tạp và yêu cầu kỉ thuật cao, đòi hỏi có sự kết hợp mạnh của nhiều quốc gia. *Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia không có cùng quốc tịch.Bằng cách thực hiện kí kết các hợp đồng ,cùng tham gia góp vốn, cùng nhau quản lí và đều có trách nhiệm cũng như nhiệm vụ thực hiện phân chia lợi nhuận và phân bố rủi ro như nhau. Theo hình thức kinh doanh này 2 hoặc nhiều bên tham gia góp vốn vì thế quyền hạn của các bên là khác nhau tùy thuộc vào số vốn mà mình đã tham gia vào hợp đồng kinh doanh. Trong Luật đầu tư nước ngoài quy định, đối tác liên doanh phải đóng số vốn không dưới 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh hoặc có thể nhiều hơn tùy theo các bên thỏa thuận và bên Việt Nam có thể sử dụng mặt bằng và tài nguyên thiên nhiên để tham gia góp vốn. Vốn pháp định có thể được góp 1 lần khi thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc từng phần tronh thời gian hợp lý. Phương thức và tiến độ góp phải được quy đinh trong hợp đồng kinh doanh cà phải phù hợp với giải trình kinh tế kỹ thuật. Trường hợp các bên thực hiện không đúng theo thời gian mà không trình bày được cá lí do chính đáng thì cơ quan cấp giấy phép đầu tư có quyền thu hồi giấy phép đầu tư của doanh nghiệp đó. Trong quá trình kinh doanh, các bên không có quyền giảm vốn pháp định. *Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định DN 100% vốn nước ngoài là DN thuộc quyền sở hữu của cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài và tổ chức thành lập theo quy định pháp luật nước ta cho phép trên cơ sở tự quản lí. DN 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty TNHH có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước ta đã ban hành. DN 100% vốn nước ngoài được thành lập sau khi cơ quan có thẩm quyền về hợp tác đầu tư nước sở tại cấp giấy phép và chứng nhận DN đã tiến hành đăng kí kinh doanh hợp pháp. Trong thưc tế¸các nhà đầu tư thường rất thích đầu tuuwtheo hình thức này nếu có điều kiện.Vì rất nhiều lí do khác nhau trong đó quan trọng nhất là quyền tự quyết mọi vấn đề, ít chịu sự chi phối của các bên có liên quan ngoại trừ việc tuân thủ các quy đinh do Luât đầu tư nước sở tại đưa ra. 4.Các yếu tố ảnh hưởng đến FDI:có 7 yếu tố *Môi trường kinh tế Với điều kiện của từng nước mà nhà đầu tư quyết định tham gia vào từng khu vực với từng dự án cho phù hợp, với điều kiện của nước đó về kinh tế như: GDP, GDP/đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành nghề… Nói chung, để quyết đinh đầu tư váo một nước nào đó nhà đầu tư phải cân nhắc xem điều kiện kinh tế nước sở tại có đáp ứng yêu cầu kinh tế cho dự án của mình tồn tại và phát triển hay không?Chẳng hạn như thu nhậ bình quân đầu người ếu quá thấp thì sẽ ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm vì người dân sẽ không đủ tiền mua sp đó.Cơ cấu các ngành trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoat động đầu tư của các nhà đầu tư. Cơ chế kinh tế của nước sở tại ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng đầu tư, cơ chế không phù hợp sẽ trở thành một rào cản.Nếu giờ chúng ta còn giữ chế độ tập trung thì thành phần kinh tế quốc doanh vẫn là chủ yếu thì không thể chấp nhận 1 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được.Hơn nữa các nhà đầu tư khoog muốn đầu tư vào một quốc gia mà họ không được hoan nghênh. *Chính trị Đây là yếu tố được các nhà đầu tư thường xuyên quan tâm, theo dõi trước khi quyết định có nên đầu tư vào quốc gia này hay không. Bất ổn về chính trị không chỉ làm cho nguồn vốn đầu tư bị kẹt mà còn có thể không thu lại được hoặc chảy ngược ra ngoài. Yếu tố này không chỉ bao gồm các yêu cầu như bảo đảm an toàn về mặt chính trị xã hội mà còn phải tạo ra được tâm lí dư luận tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài.Bất kể sự không ổn định chính trị nào , xung đột khu vực, nội chiến hoặc sự hoài nghi, thiếu thiện cảm từ phía các nhà đầu tư đối với chính quyền nước sở tại đều là những yếu tố nhạy cảm tác động tiêu cực đến tâm lí các nhà đầu tư có ý định tham gia đầu tư. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta được coi là 1 nước có tình hình cính trị ổn định nhất, đây là lợi thế rất lớn cho chúng ta.Đồng thời chúng ta phải luôn tạo ra sự tin tưởng từ phía đối tác. *Môi trường văn hóa Môi trường văn hóa cũng ảnh hưởng ít nhiều đến đầu tư nước ngoài. Đây là yếu tố rất nhạy cảm mà các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, theo đó các nhà đầu tư xem xét có nên đầu tư vào quốc gia này hay không.Như sau sự kiện 11-9-2001 thì Mỹ sẽ dè dặt hơn khi đầu tư ở các nước Hồi giáo. *Pháp luật Pháp luật bắt buộc mọi người phải tuân theo kể cả đối tác tham gia đầu tư vào nước đó cũng phải tuân theo.Trước khi quyết định tham gia đầu tư vào một nước, nhà đầu tư phải xem xét rất kĩ yếu tố này vì nó liên quan trực tiếp tới cách thực hiện đầu tư dự án của mình mà còn ảnh hưởng đến phương án kinh doanh trong tương lhs ai. Các quốc gia muốn thu hút được các nước tham gia đầu tư vào nước mình thì phải bằng cách nào đó hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là hệ thống luật đầu tư nước ngoài. Các yếu tố quy định trong pháp luật đầu tư nước sở tại phải đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư, bảo đảm pháp lý đối với tài sản tư nhân, môi trường cạnh tranh lành mạnh và việc di chuyển lợi nhuận về nước cho các nhà đầu tư được dễ dàng. Nội dung của hệ thống luật ngày càng chặt chẽ, đồng bộ,phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế thì khả năng hấp dẫn các nhà đầu tư sẽ cao hơn rất nhiều. *Mức độ thực hiện các chính sách Những quốc gia có kinh nghiệm trong thu hút FDI thì họ đã trải qua nhiều thời gian thực hiện chính sách, không chỉ thu hút được nhiều dự án đầu tư mà còn khiến cho các dự án đầu tư phát huy hết ưu điểm của nó, đóng góp nhiều hơn vào thu nhập ngân sách, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, thu được những kết quả hết sức to lớn. Không chỉ có chính sách đầu tư mà còn có sự kết hợp chính sách này với những chính sách khác một cách hợp lí và nhịp nhàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút vốn đầu tư. Chính sách thương mại thông thoáng theo hướng tự do hóa để đảm bảo khả năng xuất nhập khẩu về vốn cũng như về máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, được tiến hành một cách dễ dàng hơn, giúp các nhà đầu tư thực hiện các công đoạn đầu tư một cách liên tục và không tạo ra sự gián đoạn. Đó chính là sự hấp dẫn đối với các nước đầu tư. Chính sách tiền tệ phải giải quyết được các vấn đề chống lạm phát và ổn định tiền tệ thì lúc đó mới khiến cho nhà đầu tư có cái nhìn vào nền kinh tế khả quan hơn. Chính sách lãi suất và tỉ giá hối đoái tác động trực tiếp đến dòng chảy của FDI với tư cách là các yếu tố quyết định gía trị đầu tư và mức lợi nhuận ở một thị trường nhất định. *Các ưu đãi của Nhà nước Như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khaảu vốn, máy móc, thiết bị,vật liệu , thuế đánh vào các khoản lợi nhuận chuyển ra nước ngoài… Mức ưu đãi thuế cao hơn là động lực khuyến khích các nhà đầu tư tìm tới, vì vậy cần phải áp dụng sự ưu đãi này với những mức khác nhau cho từng loại dự án. Chính sách đầu tư phải đảm bảo cho các nhà đầu tư nhận thấy khi tham gia, họ sẽ thu được lợi nhuận cao nhất trong điều kiện kinh doanh chung để khuyến khích các nhà đầu tư tìm đến như một điểm tin cậy và có nhiều cơ sở để phát triển nguồn vốn của mình. *Các yếu tố thuộc nền hành chính FDI là hình thức đầu tư xuyên quốc gia do đó nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào quốc gia thì phải tuân thủ theo những quy định cảu quốc gia đó. Một thể chế hành chính phù hợp sẽ đem lại nhữn lợi nhuận hết sức cho quá trình hội nhập cũng như tiếp nhận FDI, thủ tục hành chính quá rắc rối như thủ tục cấp giấy phép có liên quan trong thực hiện đầu tư dự án, thời gian cấp giấy phép quá lâu gây lãng phí về thời gian và thậm chí còn gây thiệt hại về kinh tế, làm mất cơ hội của các nhà đầu tư và có cái nhìn không tốt về điều kiện đầu tư của nước đó. . Đặc điểm: Xét về bản chất, FDI có những đặc điểm: * FDI trở thành hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài. Xét về ưu thế và hiệu quả thì FDI thể hiện rõ hơn sự chuyển biến về chất lượng trong. “chi nhánh công ty”. Về bản chất FDI là một hình thức đầu tư nước ngoài được xét trên các khía cạnh: - Xét trên khía cạnh về quyền sở hữu: FDI được thực hiện với quyền sở hữu về tài sản đầu tư của. ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý,…nhằm mục đích thu lợi nhuận. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về FDI như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy

Ngày đăng: 30/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w