HOA KỲ MỞ RỘNG SANG PHÍA TÂY VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC VÙNG GÂY DỰNG TÌNH ĐOÀN KẾT Cuộc Chiến tranh 1812, xét từ góc độ nào đó, là cuộc chiến lần thứ hai giành độc lập và khẳng định sự đoạn tuyệt vĩnh viễn của nước Mỹ với nước Anh. Khi chiến tranh khép lại, nhiều khó khăn trầm trọng đặt ra với nền cộng hòa non trẻ kể từ thời cách mạng giờ đã biến mất. Nhà nước liên bang theo Hiến pháp đã đem lại sự cân bằng giữa tự do và trật tự. Cùng với khoản nợ công rất nhỏ và một lục địa đang ngóng chờ được khám phá, cánh cửa hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ xã hội đã mở ra trước dân tộc Mỹ. Hoạt động thương mại càng làm cho tình đoàn kết dân tộc thêm vững chắc. Những mất mát trong chiến tranh đã giúp nhiều người nhận thấy tầm quan trọng phải bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ cho đến khi họ có thể một mình chống chọi được với sự cạnh tranh của nước ngoài. Nhiều người lập luận rằng độc lập về kinh tế cũng quan trọng không kém độc lập về chính trị. Để cổ súy tinh thần tự lực cánh sinh, các nhà lãnh đạo Quốc hội như Henry Clay thuộc tiểu bang Kentucky và John C. Calhoun thuộc tiểu bang Nam Carolina đã kêu gọi thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch, hạn chế hàng nhập khẩu nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp Mỹ phát triển. Đây là thời điểm thuận lợi để tăng thuế quan. Các linh mục ở Vermont và Ohio muốn bảo hộ chống lại sự tràn ngập của len nước Anh. Ở bang Kentucky, ngành dệt cây gai dầu địa phương thành vải sợi may bao và túi mới ra đời đã bị ngành công nghiệp dệt vải may túi bao Scotland đe doạ. Pittsburgh ở bang Pennsylvania vốn đã là một trung tâm cán thép rất phát triển, nay sốt sắng thách thức các nhà cung cấp thép Anh và Thụy Điển. Biểu thuế ban hành năm 1816 đã đủ mạnh để bảo hộ thực sự các nhà sản xuất. Ngoài ra, dân miền Tây còn ủng hộ một hệ thống đường sá và kênh đào quốc gia để nối kết họ với các thành phố và hải cảng miền Đông, và để mở mang những vùng đất miền biên giới cho việc định cư. Tuy nhiên, họ đã không thành công trong việc kêu gọi chính quyền liên bang tham gia phát triển nội bộ bang do có sự phản đối từ bang New England và miền Nam. Những con đường và những con kênh còn lại là mối quan tâm của các bang cho đến khi Đạo luật Hỗ trợ Đường bộ Liên bang năm 1916 được thông qua. Vị thế của Chính phủ Liên bang vào thời gian này đã được củng cố mạnh mẽ nhờ có một số quyết định của Tòa án Tối cao. Một người đại điện ủng hộ chủ nghĩa liên bang, John Marshall, người bang Virginia, đã trở thành Chánh án Tòa án Tối cao năm 1801 và giữ chức vụ này cho tới khi ông qua đời năm 1835. Tòa án vốn yếu ớt trước khi ông nhậm chức thì giờ đây đã trở thành một tòa án mạnh, có vị trí ngang hàng với Quốc hội và tổng thống. Theo các quyết định mang tính lịch sử sau đó, Marshall đã xây dựng quyền của Tòa án Tối cao và củng cố chính quyền liên bang. Marshall là người đầu tiên trong hàng ngũ đông đảo các vị thẩm phán Tòa án Tối cao mà những quyết định của họ đã tạo nên ý nghĩa và áp dụng cho Hiến pháp. Khi ông kết thúc sự nghiệp phục vụ của mình thì Tòa án Tối cao đã giải quyết chừng 50 vụ án liên quan tới các vấn đề hiến pháp. Một trong những phán quyết nổi tiếng nhất của Marshall - vụ Marbury kiện Madison (1803) - ông đã kiên quyết khẳng định quyền của Tòa án Tối cao được xem xét tính hợp hiến của tất cả các bộ luật của Quốc hội Liên bang hay của cơ quan lập pháp của tiểu bang. Trong vụ Mc Culloch kiện Maryland (1819) ông đã khẳng khái nêu cao lý thuyết của Hamilton cho rằng, suy rộng ra, Hiến pháp ban cho chính phủ những quyền hạn vượt ra ngoài phạm vi những quyền đã được quy định rõ ràng trong văn kiện này. MỞ RỘNG CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Chế độ nô lệ mặc dù cho đến lúc này còn ít thu hút sự chú ý của công chúng song đã bắt đầu có được tầm quan trọng hơn nhiều với tư cách là một vấn đề quốc gia đại sự. Vào những năm đầu tiên của nền cộng hòa, khi các bang miền Bắc đang tiến hành giải phóng nô lệ, nhiều nhà lãnh đạo đã cho rằng chế độ nô lệ sẽ bị thủ tiêu. Năm 1786, George Washington đã viết rằng, ông chân thành cầu chúc cho một kế hoạch nào đó có thể được thông qua theo đó chế độ nô lệ có thể được bãi bỏ một cách từ từ, chắc chắn và tinh tế. Jefferson, Madison và Monroe từ Virginia và các chính khách miền Nam hàng đầu khác đều có những lời phát biểu tương tự. Sắc lệnh Tây Bắc ban hành năm 1787 đã cấm chế độ nô lệ ở lãnh thổ miền Tây bắc. Cho tới năm 1808, khi việc buôn bán nô lệ quốc tế bị bãi bỏ thì có nhiều người miền Nam nghĩ rằng chế độ chiếm hữu nô lệ sẽ mau chóng chấm dứt. Song mọi sự mong đợi như vậy đã không được thành hiện thực bởi vì trong thế hệ sau đó, dân miền Nam liên kết chặt chẽ với nhau biến việc tổ chức chiếm hữu nô lệ thành những nhân tố kinh tế, khiến cho chế độ này càng đem lại lợi nhuận nhiều hơn so với trước năm 1790. Nguyên nhân chính là do sự phát triển nghề trồng bông quy mô lớn ở miền Nam nhờ việc áp dụng canh tác các giống bông mới và phát minh máy tỉa hạt bông của Eli Whitney vào năm 1793 giúp tách được các hạt ra khỏi bông. Đồng thời, cuộc Cách mạng Công nghiệp đã thúc đẩy ngành công nghiệp dệt hoạt động với quy mô lớn, làm gia tăng nhu cầu về bông nguyên liệu. Việc triển khai các vùng đất mới ở miền Tây sau năm 1812 đã mở rộng rất lớn khu vực có thể trồng bông. Nghề trồng bông đã dịch chuyển nhanh chóng từ các bang thuộc khu vực Tidewater ở duyên hải miền Đông qua miền Nam trũng thấp hơn tới vùng đồng bằng châu thổ sông Mississippi và cuối cùng là tới bang Texas. Mía, một loại cây trồng khác sử dụng nhiều lao động, cũng góp phần mở rộng chế độ nô lệ ở miền Nam. Những vùng đất ấm, màu mỡ ở Đông Nam Louisiana rất lý tưởng cho việc trồng mía đem lại lợi nhuận cao. Tới năm 1830, bang Louisiana đã cung cấp cho cả nước khoảng một nửa lượng đường. Cuối cùng, những người trồng thuốc lá đã chuyển sang miền Tây và mang theo họ chế độ nô lệ. Vì xã hội tự do của miền Bắc và xã hội chiếm hữu nô lệ của miền Nam đều bành trướng sang phía Tây nên có lẽ sẽ có lợi về chính trị nếu duy trì được sự bình đẳng vững chắc giữa các bang mới đang tiến về những vùng lãnh thổ miền Tây. Năm 1818, khi Illinois được chấp nhận vào liên minh, 10 bang đã được phép có chế độ nô lệ, 11 bang cấm chế độ này; nhưng sự cân bằng đã được phục hồi sau khi bang Alabama được thừa nhận theo chế độ nô lệ. Dân số ở miền Bắc tăng nhanh hơn, cho phép các bang miền Bắc chiếm đa số ghế trong Hạ viện. Tuy nhiên, sự bình đẳng giữa miền Bắc và miền Nam vẫn được duy trì ở Thượng viện. Vào năm 1819, bang Missouri có 10.000 nô lệ đã xin gia nhập liên bang. Dân miền Bắc tập hợp lại để phản đối việc gia nhập của Missouri trừ phi đó là một bang tự do, và làn sóng phản đối đã lan khắp cả nước. Có một thời gian Quốc hội đã lâm vào tình trạng bế tắc, nhưng Henry Clay đã đạt được một thỏa thuận mang tên Thỏa hiệp Missouri: Missouri được gia nhập với tư cách là một bang có chế độ nô lệ cùng lúc với bang Maine gia nhập với tư cách là một bang tự do. Ngoài ra, Quốc hội đã cấm chế độ nô lệ ở lãnh thổ Louisiana vốn được mua lại từ nước Pháp ở khu vực phía bắc biên giới phía Nam của bang Missouri. Đồng thời quy định này dường như đã trở thành một thắng lợi đối với các bang miền Nam vì người ta không ngờ rằng vùng sa mạc Mỹ bao la này lại có người đến sinh sống. Cuộc tranh luận đã tạm thời được giải quyết ổn thỏa, nhưng Thomas Jefferson đã viết cho một người bạn rằng "vấn đề trọng yếu này tựa hồ tiếng chuông báo cháy đã khiến tôi tỉnh giấc với nỗi sợ khủng khiếp. Ngay lập tức tôi cho rằng đó là hồi chuông khai tử Liên bang". . HOA KỲ MỞ RỘNG SANG PHÍA TÂY VÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC VÙNG GÂY DỰNG TÌNH ĐOÀN KẾT Cuộc Chiến tranh 1812, xét từ góc độ nào đó, là cuộc chiến lần thứ hai giành độc lập và khẳng định sự. bãi bỏ một cách từ từ, chắc chắn và tinh tế. Jefferson, Madison và Monroe từ Virginia và các chính khách miền Nam hàng đầu khác đều có những lời phát biểu tương tự. Sắc lệnh Tây Bắc ban. trồng thuốc lá đã chuyển sang miền Tây và mang theo họ chế độ nô lệ. Vì xã hội tự do của miền Bắc và xã hội chiếm hữu nô lệ của miền Nam đều bành trướng sang phía Tây nên có lẽ sẽ có lợi về