CHẾ ĐỘ CHIẾM HỮU NÔ LỆ VÀ CHỦ NGHĨA ĐỊA PHƯƠNG TẠI HOA KỲ Có một vấn đề đã làm trầm trọng hơn những khác biệt theo vùng và kinh tế giữa miền Bắc và miền Nam: đó là chế độ chiếm hữu nô
Trang 1CHẾ ĐỘ CHIẾM HỮU NÔ LỆ VÀ CHỦ NGHĨA
ĐỊA PHƯƠNG TẠI HOA KỲ
Có một vấn đề đã làm trầm trọng hơn những khác biệt theo vùng và kinh tế giữa miền Bắc và miền Nam: đó là chế độ chiếm hữu nô lệ Một phần vì những món lợi
to lớn do các doanh nhân miền Bắc tích luỹ được từ việc tiêu thụ bông, dân miền Nam liền quy sự lạc hậu của họ là do sự giàu có lên của dân miền Bắc Trong khi
đó, người miền Bắc tuyên bố rằng chế độ chiếm hữu nô lệ - một chế độ lỗi thời mà người miền Nam coi là thiết yếu đối với nền kinh tế của họ - lại là nguyên nhân chính dẫn đến sự tụt hậu về công nghiệp và tài chính của miền Nam so với miền Bắc
Kể từ khi có Thỏa ước Missouri năm 1819 thì sự phân chia lãnh địa cũng đã ngày càng làm trầm trọng thêm vấn đề nô lệ Ở miền Bắc, làn sóng ủng hộ chế độ bãi nô ngày càng mạnh mẽ Người miền Nam thường hầu như chẳng thấy có lỗi với những người nô lệ và đấu tranh để duy trì chế độ nô lệ một cách mạnh mẽ Ở một số vùng ven biển thì chế độ nô lệ đã tồn tại được hơn 200 năm tính tới năm
1850 và là một bộ phận không thể thiếu đối với nền kinh tế cơ bản của vùng
Mặc dù điều tra dân số năm 1860 cho thấy có gần bốn triệu nô lệ trong tổng số
12, 3 triệu dân của 15 bang theo chế độ nô lệ nhưng nhóm người da trắng ở miền Nam sở hữu nô lệ lại thuộc nhóm thiểu số Có khoảng 385.000 chủ nô trong tổng
số ước chừng 1,5 triệu gia đình người da trắng Một nửa số chủ nô này sở hữu không quá năm nô lệ Mười hai phần trăm chủ nô sở hữu từ 20 nô lệ trở lên, con
số này cho thấy chủ trang trại đang dần trở thành người quản lý đồn điền Ba phần
tư số gia đình người da trắng ở miền Nam, trong đó bao gồm cả người da trắng
Trang 2nghèo, những người có địa vị thấp nhất trong xã hội miền Nam, không sở hữu bất
kỳ một nô lệ nào
Chúng ta dễ dàng hiểu được lợi ích của chủ đồn điền khi họ muốn duy trì chế độ
nô lệ Nhưng ngay cả các tiểu điền chủ và người da trắng nghèo cũng ủng hộ chế
độ nô lệ Họ sợ rằng nếu người da đen được tự do thì người da đen sẽ cạnh tranh với người da trắng về mặt kinh tế và sẽ thách thức vị trí xã hội cao hơn của người
da trắng Người da trắng ở miền Nam bảo vệ chế độ nô lệ không chỉ vì lý do kinh
tế mà còn là vì tư tưởng cho rằng người da trắng ưu việt hơn người da đen
Vì đấu tranh với ảnh hưởng của công luận miền Bắc nên các nhà lãnh đạo chính trị của miền Nam, các tầng lớp trí thức và phần lớn giới tăng lữ giờ đây không còn thấy mặc cảm vì chế độ nô lệ nữa, mà còn đứng ra bảo vệ chế độ này Chẳng hạn, các nhà báo miền Nam cho rằng mối quan hệ giữa tư bản và lao động trong hệ thống chiếm hữu nô lệ còn nhân đạo hơn trong hệ thống lương của miền Bắc
Trước năm 1830, hệ thống gia trưởng cũ của quản lý đồn điền và việc giám sát
cá nhân đối với các nô lệ do chủ của họ thực hiện vẫn còn rất đặc trưng Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của việc sản xuất bông ở quy mô lớn tại các bang miền Nam phía dưới, chủ chiếm hữu dần dần từ bỏ việc giám sát cá nhân chặt chẽ đối với nô
lệ, họ thuê các nhân viên trông coi chuyên nghiệp mà thời hạn làm việc của họ phụ thuộc vào khả năng bắt buộc nô lệ phải làm việc ở mức độ cao nhất Trong trường hợp này thì chế độ nô lệ đã trở thành một hệ thống tàn bạo và áp bức với việc đánh đập và chia cắt gia đình nông nô rồi mua bán nô lệ phổ biến Tuy nhiên trong
những trường hợp khác thì chế độ nô lệ cũng ít hà khắc hơn
Tuy nhiên, cuối cùng thì việc phê phán đanh thép nhất đối với chế độ nô lệ không phải là hành vi của các chủ nô lệ và người quản lý nô lệ Những người theo chủ nghĩa bãi nô chỉ ra rằng việc đối xử có hệ thống đối với người lao động da đen
Trang 3giống như đối xử với vật nuôi trong gia đình khiến cho chế độ nô lệ đã vi phạm quyền tự do bất khả xâm phạm của con người
NHỮNG NGƯỜI THEO CHỦ NGHĨA BÃI NÔ
Trong nền chính trị quốc gia thì dân miền Nam chủ yếu đi tìm sự bảo hộ và mở rộng các quyền lợi cho hệ thống nô lệ và việc trồng bông Việc mở rộng đất đai được coi là nhu cầu thiết yếu bởi vì việc trồng một loại cây duy nhất - cây bông -
đã nhanh chóng làm suy kiệt đất và làm gia tăng nhu cầu về đất đai mới phì nhiêu Ngoài ra, lãnh thổ mới cũng sẽ thiết lập thêm các bang theo chế độ nô lệ để bù vào những bang xin gia nhập nhóm các bang theo chế độ tự do Dân miền Bắc có tư tưởng chống chế độ nô lệ đã nhìn nhận thấy trong quan điểm của miền Nam một
âm mưu muốn khuyếch trương sự ủng hộ chế độ nô lệ, và vì vậy đến thập niên
1830, sự đối lập của họ đã trở nên quyết liệt
Một phong trào chống chế độ nô lệ từ trước đó, nhánh phát triển của Cách mạng
Mỹ, cuối cùng đã giành thắng lợi vào năm 1808 khi Quốc hội bãi bỏ việc buôn bán nô lệ với châu Phi Từ đó trở đi, việc phản đối chế độ nô lệ chủ yếu là của các tín đồ giáo phái Quaker, những người duy trì một cách phản đối êm dịu, nhưng không có hiệu quả Trong khi đó, máy tách hạt bông và công cuộc mở rộng sang miền Tây tới vùng đồng bằng sông Mississippi đang tạo ra một nhu cầu ngày càng tăng về nô lệ
Phong trào bãi nô xuất hiện vào đầu thập niên 1830 mang tính chiến đấu mạnh
mẽ, kiên quyết không thỏa hiệp và nhấn mạnh việc chấm dứt ngay lập tức chế độ
nô lệ Quan điểm này đã tìm được người lãnh đạo là William Cloyd Garrison, một thanh niên quê ở Massachusetts, người đã kết hợp được lòng dũng cảm can trường của chiến sỹ tử vì đạo với lòng nhiệt tình tranh đấu của kẻ mị dân Vào ngày
01/1/1831, Garrison đã xuất bản số đầu tiên tờ báo của mình, tờ Người Giải phóng,
Trang 4mang lời tuyên ngôn “Tôi sẽ chiến đấu kiên cường vì sự nghiệp ban quyền công dân ngay lập tức cho người dân nô lệ của chúng ta Về vấn đề này, tôi không muốn nghĩ hay nói, hoặc viết với lời lẽ ôn hòa - Tôi rất nghiêm túc - Tôi sẽ không nói nước đôi - Tôi sẽ không bỏ qua - Tôi sẽ không lùi bước dù chỉ một phân - VÀ MỌI NGƯỜI SẼ LẮNG NGHE TÔI”
Những phương pháp có tác động mạnh của Garrison đã thức tỉnh người miền Bắc chú ý tới sự xấu xa trong thể chế mà từ lâu nhiều người đã từng coi như
không thể thay đổi được Ông đã cố gắng duy trì sự chú ý của công chúng tới những khía cạnh ghê tởm nhất của chế độ nô lệ và đòi hỏi phải trừng phạt những
kẻ chiếm hữu nô lệ, những tên chuyên tra tấn và buôn bán cuộc sống con người một cách phi đạo đức Ông không thừa nhận quyền của các kẻ chủ nô, không công nhận thỏa hiệp, không tha thứ sự trì hoãn Những người theo chủ nghĩa bãi nô khác do không muốn tham gia vào chiến thuật gây cản trở pháp luật của ông nên
đã cho rằng, cải cách nên tiến hành bằng các biện pháp hòa bình và đúng luật Garrison đã tranh thủ được tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ khác từ phía Frederick Douglass, một nô lệ trốn chạy đã khuấy động người miền Bắc Theodore Dwight Weld và nhiều người theo chủ nghĩa bãi nô khác đã vận động chống lại chế độ nô
lệ tại các bang miền Tây Bắc với sự nhiệt tình của giáo phái Phúc âm
Một hoạt động trong phong trào chống chế độ nô lệ là việc giúp đỡ các nô lệ trốn thoát tới những nơi di tản an toàn ở miền Bắc hay vượt biên giới sang Canada
"Con đường sắt bí mật”, một mạng lưới rất phức tạp, tinh vi của những con đường
bí mật được thiết lập vững chắc vào thập niên 1830 ở tất cả các vùng miền Bắc Chỉ riêng ở bang Ohio, từ năm 1830 đến năm 1860 đã có đến 40.000 nô lệ được giúp đỡ để có được tự do Số lượng các hội chống chế độ nô lệ ở các địa phương
đã gia tăng ở mức độ cao đến mức cho tới năm 1838 đã có chừng 1.350 hội với số lượng thành viên chừng 250.000 người
Trang 5Tuy nhiên phần lớn dân miền Bắc vẫn đứng ngoài phong trào chống chế độ nô
lệ hoặc chống lại phong trào này một cách tích cực Chẳng hạn vào năm 1837, một bọn du thủ du thực đã tấn công và giết chết biên tập viên chống chế độ nô lệ Elijah
P Lovejoy ở Alton bang Illinois Thêm vào đó, sự đàn áp tự do ngôn luận của các bang miền Nam đã cho phép những người theo chủ nghĩa bãi nô gắn vấn đề nô lệ với sự nghiệp giải phóng quyền tự do dân sự cho người da trắng Vào năm 1835, một đám đông giận dữ đã phá hủy các sách báo mang tính chất bãi nô ở bưu điện Charleston, bang Nam Carolina Khi ông Tổng cục trưởng bưu điện tuyên bố sẽ không tiến hành việc chuyển các tài liệu mang tính chất bãi nô thì những cuộc tranh luận quyết liệt đã diễn ra ngay sau đó trong Quốc hội Phái ủng hộ chủ nghĩa bãi nô quyết định gửi liên tiếp đến Quốc hội những thỉnh cầu đòi có hành động chống lại chế độ nô lệ Vào năm 1836, Hạ viện đã biểu quyết hoãn xem xét những thỉnh cầu này một cách tự động, khiến cho những đơn thỉnh cầu này không có tác dụng Cựu Tổng thống John Quincy Adams, người được bầu vào Hạ viện năm
1830, đã tranh đấu chống lại cái gọi là quy định cấm tự do ngôn luận này khi coi đây là một sự vi phạm Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất của Hiến pháp và cuối cùng thì quy định này đã bị hủy bỏ vào năm 1844