1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Chương 6: RỦI RO TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU pptx

62 2,9K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 637,5 KB

Nội dung

Rủi ro• Rủi ro có thể xuất hiện ở mọi nơi, mọi doanh nghiệp, không phân biệt đó là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có

Trang 1

Chương 6 :

RỦI RO TRONG KINH DOANH

XUẤT NHẬP KHẨU

GS.TS ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN

Trang 2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Từ một thương vụ nhập khẩu gặp rủi

Trang 3

Tài liệu tham khảo

• Quản trị rủi ro và khủng hoảng, chương 6

Trang 5

Hợp đồng nhập khẩu

được ký kết.

Bên bán: Công ty S ở Hồng Kông

Bên mua: Tổng Công ty V Việt Nam

Nội dung chính:

1 Hàng hóa: Sắt dây cuộn, cán nóng.

• Ký hiệu: GOST 380-88-CT3 SP

• Kích cỡ: 0,6mm hoặc 6,5mm

• Khối lượng mua bán: 10.000 tấn +/- 5%

• Đơn giá: 300 đô la/ 1 tấn

• Thành tiền: 3 triệu đô la Mỹ

• Nguồn gốc sắt: Liên Xô (cũ)

Trang 6

• Phương thức thanh toán: 100% bằng thư tín dụng (L/C)

không hủy ngang thông qua chi nhánh ngân hàng CREDIT LYONNAIS (Pháp) tại Hà Nội.

• Bên bán phải xếp hàng xuống tàu trong vòng 45 ngày

sau khi nhận được L/C của bên mua.

• Mọi khiếu nại của bên mua với bên bán phải đưa ra

trong vòng 40 ngày kể từ khi dỡ xong hàng.

Trang 7

5.1.1 Hợp đồng nhập khẩu

được ký kết.

Chứng từ thanh toán: 100% giá trị hàng xuống tàu sẽ được thanh toán đủ khi

có bộ hồ sơ sau đây:

1- Ba vận đơn gốc xếp hàng lên tàu lập theo lệnh của Ngân hàng CREDIT LYONNAIS Hà Nội có đóng dấu "đã trả trước tiền cước" và được thông báo cho V

2- Ba bản gốc hoá đơn thương mại.

3- Một bản gốc chứng nhận xuất xứ hàng hoá do phòng Thương mại Nga/ Ukraine lập.

4- Một bản gốc phiếu đóng gói nêu rõ số cuộn và tổng trọng lượng thực tế.

5- Bản gốc giấy chứng nhận chất lượng về thành phần hoá học, tính chất cơ học, lý học do nhà máy sản xuất của Nga/ Ukraine lập.

6- Ba bản TELEX của bên bán về chi tiết việc xếp hàng đã được thực hiện.

7- Bản sao của Bưu điện chuyển phát nhanh và thông báo của người thụ hưởng chứng minh rằng một bộ các bản sao chứng từ thanh toán đã được

Trang 8

Quá trình thực hiện

hợp đồng nhập khẩu.

• Ngày 2/8/1993 V đăng ký hợp đồng 01-93 với Bộ

Thương Mại Việt Nam.

• Ngày 13/8/1993 nhân viên K làm đơn xin mở L/C và các

ông D.X.Đ - kế toán trưởng, N.V.H - Phó Tổng Giám đốc của V ký thư gửi Ngân hàng CREDIT LYONNAIS

đề nghị mở L/C Cùng ngày, Ngân hàng CREDIT LYONNAIS mở L/C số ILC 930006 cho công ty S (Hồng Kông).

• Ngày giao hàng chậm nhất của hợp đồng theo cam kết

là ngày 15/9/1993, nhưng S đã vi phạm, không giao hàng đúng quy định.

• Ngày 30/10/1993, S có thư đề nghị V cho kéo dài thời

hạn giao hàng đến 20/11/1993 và chấp nhận giảm giá bán sắt từ 300 USD/tấn xuống 298 USD/tấn.

Trang 9

• Đơn giá: 298 USD/tấn.

• Ngày 19/11/1993 Hãng I & I (Nga) và thuyền trưởng tàu PSARROS ký phát bộ chứng từ lô hàng gồm: Vận tải đơn (BILL OF LADING) ghi lô hàng là 10.296 cuộn thành 5.210 tấn vào cảng Sài Gòn và 10.336 cuộn thành 5.230 tấn vào cảng Hải Phòng, phiếu đóng gói (DETAILED PACKING LIST) ghi số lượng cuộn, trọng lượng như trên và giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá (QUALITY CERTIFICATE).

Trang 10

Quá trình thực hiện

hợp đồng nhập khẩu.

• Ngày 24/11/1993, S FAX bộ chứng từ này

cho V

• Ngày 16/12/1993 Ngân hàng CREDIT

LYONNAIS Hà Nội có văn bản thông báo cho V với nội dung S đã gửi bộ chứng từ thanh toán và yêu cầu V giải phóng L/C;

• Bộ chứng từ có nhiều điểm bất hợp lệ:

Trang 11

• Không xuất trình biên lai DHL (gửi bộ chứng từ

theo đường chuyển phát nhanh);

• Bản chứng nhận chất lượng không đề ngày;

• Phiếu đóng gói không nêu trọng lượng là tịnh;

• Chứng nhận của người hưởng lợi theo yêu cầu

điều 7 của L/C không xuất trình.

Trang 12

Quá trình thực hiện

hợp đồng nhập khẩu.

Ngày 18/12/1993, Ông K - nhân viên theo

dõi nhập khẩu sắt thép xây dựng của Tổng công ty V làm dự thảo văn bản chấp thuận giải phóng L/C để bà Đ duyệt trình và ông N.V.H - Phó Tổng giám đốc, ông D.X.Đ - Kế toán trưởng ký công văn

gửi Ngân hàng CREDIT LYONNAIS cho giải phóng L/C đồng ý thanh toán 3 triệu

đô la cho S

Trang 13

số lượng 10.336 cuộn trọng lượng 5.230 tấn

• PACKING LIST ghi số lượng cuộn và trọng lượng lô

hàng vào từng cảng như ghi ở BILL nói trên.

• CO, QUALITY CERTIFICATE (giấy chứng nhận

nguồn gốc, giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá) vào hai cảng đã được ghi ngày 19/11/1993, tất cả các bất hợp lệ ở bộ chứng từ thanh toán (còn 10 điểm) đều được chấp nhận.

Trang 15

• Cùng ngày 20/3/1994 ông L.V.T cán bộ CT Kim khí TP.HCM mang bộ chứng từ lô hàng đến VOSA Sài Gòn làm lệnh giao hàng, thì phát hiện có sự sai lệch số lượng cuộn sắt: BILL gốc ghi 10.296 cuộn, lược khai của thuyền trưởng ghi 14.072 cuộn

Trang 16

Quá trình thực hiện

hợp đồng nhập khẩu.

• Để làm được thủ tục Hải quan cho lô hàng, ngày 21/3 ông

Đ.L.Đ - nhân viên VOSA đã điện cho hãng tàu thông báo

sự chênh lệch số lượng cuộn sắt và đề nghị cho điều chỉnh Manifest , đồng thời báo cáo ông V.H.Q - trưởng phòng đại lý tàu, công ty đại lý tàu biển Sài Gòn Hãng tàu

và ông Q đồng ý cho điều chỉnh manifest theo số cuộn ghi ở BILL CT Kim khí TP.HCM dỡ lô hàng lên cảng Sài Gòn và đã phát hiện thấy sắt đóng gói sai quy cách: chỉ khoảng  300 kg/ cuộn so với  500 kg/ cuộn như quy định của hợp đồng.

• Lúc 15h51 phút ngày 22/3/1994 ông N.K.S - Giám đốc

CT Kim khí TP.HCM điện khẩn báo cáo tổng công ty V: tàu PSARROS đã cập cảng dỡ hàng ngày 20/3/1994, lô thép tròn Þ 6,5mm trọng lượng giữa MANIFEST không đúng với bộ chứng từ:

Trang 17

Quá trình thực hiện

hợp đồng nhập khẩu.

• Theo MANIFEST: 14.072 cuộn/5.200 tấn

• Theo BILL: 10.296 cuộn/5.210 tấn.

• Đề nghị Tổng CT báo lại với người bán việc sai

lệch trên, xác báo và cho công ty hướng xử lý.

• Không nhận được sự chỉ đạo của Tổng công ty,

ngày 29/3/1994 ông N.K.S đã cho cân thử 63 cuộn sắt thấy bình quân là 396 kg/cuộn Đồng thời điện báo kết quả này về Tổng CT và dự kiến lô hàng sẽ thiếu 1.410.776 kg Đề nghị Tổng CT làm việc với người bán và cho hướng

xử lý.

Trang 18

5.1.2 Quá trình thực hiện hợp

đồng nhập khẩu.

Ngày 31/3/1994 ông L.P.T quyền Tổng Giám đốc Tổng

CT V điện cho CT Kim khí TP.HCM chỉ đạo :

• Cố gắng nhận đủ trọng lượng theo BILL.

• Thừa thiếu (nếu có) sẽ giải quyết sau.

• Yêu cầu khẩn trương nhận hàng và giám định để có số liệu sơ bộ dự kháng với bạn.

• Trong các ngày từ 01 đến 18/4/1994 công ty Kim khí thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nhận lô hàng từ Xí nghiệp xếp dỡ cảng Khánh Hội, đồng thời mời công ty giám định quốc tế SGS giám định trọng lượng qua cân.

• Ngày 18/4/1994 SGS kết luận: so với chứng từ, lô hàng vào cảng Sài Gòn thiếu 1.940 tấn sắt

Trang 19

Quá trình thực hiện

hợp đồng nhập khẩu.

Tàu PSARROS rời cảng Sài Gòn ngày 23/3/1994 và cập cảng Hải Phòng ngày 28/3/1994 để dỡ tiếp lô hàng theo hợp đồng Cùng ngày 28/3/1994 Tổng CT V có giấy ủy quyền số 353 giao cho CT Kim khí HP nhận lô hàng

Tại HP cũng xảy ra tình trạng hàng thiếu, Ông

N người nhận hàng trực tiếp báo cáo cho Phó phòng KD Tổng CT V.,

Phó phòng KD chỉ đạo cứ nhận vì ở TP.HCM cũng có tình trạng tương tự, thiếu thừa sẽ làm việc với khách hàng sau.

Trang 20

Quá trình thực hiện

hợp đồng nhập khẩu.

• Khi nhận hàng ông N báo cáo về việc

hàng thiếu và CT Kim khí HP có văn bản kháng nghị công ty đại lý và thuyền trưởng việc giao hàng thiếu

• Thuyền trưởng có văn bản trả lời giao đủ

hàng theo bản lược khai: 10.336 cuộn = 5.230 tấn

Trang 21

3 Dự kháng ngay với tàu, cảng về tình trạng hàng hoá CT Kim khí HP đã làm đủ ba nội dung này.

Trang 22

Quá trình thực hiện

hợp đồng nhập khẩu.

• Ngày 4/4/1994 CT Kim khí HP tiếp tục có công

văn số 461 gửi công ty đại lý tàu biển và cảng Hải Phòng dự kháng về việc tàu PSARROS giao thiếu hàng

• Vì ngày 2/4 thuyền trưởng tàu PSARROS trả

lời đã giao đủ hàng theo chứng từ nên VOSA

và cảng không còn căn cứ gì ràng buộc trách nhiệm cho tàu và trả lời CT Kim khí HP

• CT Kim khí HP tiến hành nhận hàng trong

tháng 4 có giám định của SGS

Trang 24

Xử lý vụ việc:

Tổng công ty V đã rất nhiều lần thương lượng, kiện đòi

S bồi thường, vì đã vi phạm hợp đồng, lúc đầu S đồng

ý hợp tác tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục, nhưng sau lại từ chối và đổ lỗi cho thuyền trưởng tàu PSARROS… Sau nhiều lần thương lượng, kiện đòi không đạt kết quả Tổng công ty V nhờ Trung tâm Trọng tài Quốc tế - bên cạnh Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam tư vấn việc kiện đòi S và thuê Công ty luật SINCLAIR của Anh điều tra sự thật về công ty S Sau một thời gian điều tra, ngày 26/7/1995 CINCLAIR trả lời: về thực lực S chỉ là một công ty trách nhiệm hữu hạn có đăng ký kinh doanh ở Hồng Kông, chức năng chính là môi giới "thương mại" không sản xuất, không kinh doanh, không có trụ sở cố định và đặc biệt vốn đăng ký hoạt động chỉ có hai cổ phiếu trị giá 10.000 đô

Trang 25

Xử lý vụ việc:

Do đó việc kiện đòi S là rất khó khăn Vì

S không có thực lực về tài chính nên dù

có thắng kiện thì việc thực hiện phán quyết của Tòa cũng không thực hiện được Về tàu PSARROS sau chuyến giao hàng cho Việt Nam - Trung Quốc tháng 4/94 chủ hãng đã bán tàu cho công ty đầu

tư ILYAS (KARACHI) và được thay đổi quốc tịch

Trang 26

Tại sao lại xảy ra vụ việc?

• Khi ký hợp đồng không thực hiện đúng quy định

về tìm hiểu năng lực quản lý, năng lực tài chính

và uy tín thương mại của S

• Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán còn có

11 điểm sai khác so với hợp đồng và L/C , K không dịch ra tiếng Việt và báo cáo bằng văn bản với trưởng phòng, Kế toán trưởng, Phó Tổng giám đốc mà chỉ dịch miệng bản thông báo những sai khác của Ngân hàng CREDIT LYONNAIS làm cho lãnh đạo không hiểu đầy đủ

sự việc nên đã ký thanh toán 3 triệu USD cho S

Trang 27

Tại sao lại xảy ra vụ việc?

• Khi biết S còn có sai phạm trong bộ

chứng từ , ông H ông Đ không yêu cầu anh K báo cáo cụ thể chi tiết những sai phạm của S mà Ngân hàng CREDIT LYONNAIS thông báo, không chỉ đạo anh

K yêu cầu bên bán thực hiện đúng những quy định của hợp đồng và L/C trước khi thanh toán tiền cho S Việc làm trên cho thấy trình độ nghiệp vụ non yếu cũng như

sự vô trách nhiệm của các cán bộ này

Trang 28

Tại sao lại xảy ra vụ việc?

• Ông T với tư cách là người lãnh đạo cao

nhất đã chỉ đạo hai đơn vị tiếp nhận, cứ nhận hàng và tổ chức giám định, sớm có chứng thư giám định để khiếu nại với bên bán Việc chỉ đạo của ông T là quá tin tưởng vào việc khiếu nại vi phạm hợp đồng của bên bán, nhưng cuối cùng việc khiếu nại không đạt kết quả vì S hoàn toàn không có thực lực và khả năng, cho nên việc tổn thất tài sản đã xảy ra

Trang 29

Rủi ro

• Rủi ro có thể xuất hiện ở mọi nơi, mọi doanh

nghiệp, không phân biệt đó là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hay doanh nghiệp non trẻ mới vào nghề… ở đâu rủi ro cũng có thể xuất hiện Không chỉ ở mọi nơi, rủi ro còn có thể xảy ra mọi lúc, mọi giai đoạn của quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu Rủi ro có thể xuất hiện ngay từ khi bắt đầu lựa chọn đối tác, rồi

có thể tiếp tục xuất hiện trong các khâu soạn thảo,

ký kết hợp đồng, và toàn bộ quá trình tổ chức thực

Trang 30

Rủi ro

• Hậu quả của rủi ro thật khôn lường, cũng có thể

nhỏ, không đáng kể, nhưng cũng có thể hết sức trầm trọng, có thể làm cho doanh nghiệp suy yếu, thậm chí có thể dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp Rủi ro không chỉ dẫn đến những tổn thất về vật lực, tài lực, mà còn có thể gây ra tổn thất về người, đã có những cán bộ, nhân viên xuất nhập khẩu phải vào tù, ra tội, thậm chí

đã có người phải bỏ mạng chỉ vì những rủi ro này Dưới đây, chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu những rủi ro trong từng giai đoạn của quá trình đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng

Trang 31

Rủi ro trong đàm phán

hợp đồng ngoại thương.

Đàm phán hợp đồng ngoại thương gồm nhiều giai đoạn:

• Giai đoạn chuẩn bị;

• Giai đoạn tiếp xúc;

• Giai đoạn đàm phán;

• Giai đoạn kết thúc - ký kết hợp đồng;

• Giai đoạn rút kinh nghiệm.

Trang 32

Rủi ro trong đàm phán

hợp đồng ngoại thương.

• Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi giai đoạn

của quá trình đàm phán Muốn phòng chống rủi ro thì phải làm tốt từ khâu chuẩn

bị đàm phán, khâu này rất quan trọng, cần phải chuẩn bị kỹ về thông tin, năng lực, thời gian, địa điểm, phương án, chiến lược… đàm phán

Trang 34

Biện pháp phòng ngừa:

Để phòng ngừa rủi ro trong khâu đàm phán cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt: thông tin, năng lực, thời gian, địa điểm, chiến lược đàm phán…, cần thực hiện tốt tất cả các bước của quá trình đàm phán:

Trang 35

Những rủi ro trong

soạn thảo, ký kết hợp đồng.

Hợp đồng xuất nhập khẩu về bản chất là

một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,

là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong đó quy định

bên bán phải cung cấp hàng hoá, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hoá và quyền sở hữu hàng hoá, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng

Trang 36

Những rủi ro trong

soạn thảo, ký kết hợp đồng.

• Trong khâu soạn thảo, ký kết hợp đồng có

thể xuất hiện nhiều rủi ro, với biểu hiện cụ thể: Hợp đồng chứa đựng nhiều sơ hở, gây bất lợi, thiệt hại cho bên ký hợp đồng, thậm chí không thể thực hiện được hợp đồng Những sơ hở này có thể có trong mọi phần, mọi điều kiện, điều khoản của hợp đồng, từ phần mở đầu cho đến ký kết hợp đồng

Trang 37

Những rủi ro trong

soạn thảo, ký kết hợp đồng.

• Hợp đồng thường do nước ngoài soạn

thảo, hoặc nếu bên Việt Nam soạn thảo thì cũng dựa trên mẫu hợp đồng của nước ngoài, khi đàm phán chủ yếu tập trung vào

điều khoản giá (qua điều tra cho thấy 70%

thời gian đàm phán tập trung cho điều khoản giá), vì vậy hợp đồng thường chứa

đựng những nội dung bất lợi cho ta

Trang 38

Những rủi ro trong

soạn thảo, ký kết hợp đồng.

• Thông thường hợp đồng do các đối tác châu Á

như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… soạn thảo, với cách viết tiếng Anh kiểu phương Đông, thì tương đối đơn giản, dễ hiểu, ít vướng mắc Còn hợp đồng của các đối tác Âu - Mỹ soạn thảo thì thường dài, phức tạp, nếu hợp đồng đơn giản thì lại dựa trên cơ sở những hợp đồng khung rất phức tạp Nếu doanh nghiệp Việt Nam không có cán bộ đàm phán, soạn thảo hợp đồng giỏi tiếng Anh và giỏi nghiệp vụ thì rất dễ gặp rủi ro

Trang 40

• Không ngừng nâng cao trình độ chuyên

môn - nghiệp vụ ngoại ngữ… cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo xuất nhập khẩu, cán bộ đàm phán, đặc biệt là kiến thức về hợp đồng ngoại thương

Trang 41

Rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu

Khi thực hiện hợp đồng, bên bán và bên mua làm nhiệm vụ chủ yếu của mình theo nghĩa vụ quy định trong hợp đồng

• Bên bán làm các việc để giao hàng và

chứng từ cho ngưới mua

• Bên mua nhận hàng và trả tiền cho người

bán theo hợp đồng

Ngày đăng: 30/07/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w