1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thuốc ngủ có nguồn gốc thảo dược ppsx

5 789 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 93,71 KB

Nội dung

Thuốc ngủ có nguồn gốc thảo dược Tình trạng mất ngủ dẫn đến tinh thần không ổn định, dễ bị kích động, dễ cáu gắt, luôn luôn cảm thấy mệt mỏi. Nguyên nhân mất ngủ có nhiều: tuổi cao, suy giảm chức năng não, do hoàn cảnh gia đình, xã hội, Có người ngủ không sâu, ban đêm thức giấc nhiều lần, ngủ mê nhiều. Ngược lại có người ngủ sâu, trí nhớ phục hồi đầy đủ, nhanh chóng. Người bệnh không nên lo lắng quá, cần tìm rõ nguyên nhân mất ngủ để điều trị. Các loại thuốc ngủ tân dược khác nhau về thời gian bắt đầu tác dụng (từ 10-15 phút) và thời gian kéo dài tác dụng (từ 10-12 giờ). Hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như trọng lượng cơ thể, tình trạng sức khỏe, chỉ định dùng, đường dùng (uống, tiêm). Những loại thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ: suy hô hấp, quen thuốc, sau khi tỉnh dậy người mệt mỏi, nếu ngừng thuốc đột ngột dễ gây rủi ro Các loại thảo dược khắc phục được các nhược điểm trên. Những loại cây cỏ thường dùng là: Lạc tiên: Dùng toàn cây phần trên mặt đất. Thường hái lá cây vào mùa xuân, hạ đem phơi hay sấy khô. Có thể hái ngọn đem luộc ăn vào buổi chiều hay tối trước khi đi ngủ. Có nơi pha thành sirô đóng chai để dùng dần, ngày dùng 2-4 thìa canh trước khi đi ngủ. Muốn có tác dụng hơn nên phối hợp với lá vông, lá gai, rau má, tâm sen. Liều dùng từ 6-16g dược liệu khô. Long nhãn: Dùng áo hạt quả nhãn (cùi). Cần phân biệt nhãn lồng (cùi dày và mọng) với nhãn trơ, cùi mỏng, nhãn nước cùi chất lượng kém. Long nhãn đã phơi hoặc sấy khô là vị thuốc bổ chữa kém ngủ, hay quên, bổ thần kinh. Ngày dùng từ 6- 16g long nhãn sắc nước uống hoặc chế thành cao, viên hoàn. Sen: Toàn bộ cây sen được dùng làm thuốc: hạt (liên nhục), quả (liên thạch), tâm sen (liên tâm), gương sen đã lấy quả (liên phòng), tua sen đã bỏ hạt gạo ở đầu (liên tu), lá sen đã bỏ cuống (liên diệp), ngó sen (liên ngẫu) nhưng làm thuốc ngủ chỉ dùng tâm sen (cây mầm trong hạt sen). Liên tâm rất đắng, tính hàn tác dụng thanh tâm khu nhiệt giúp an thần kéo dài giấc ngủ, ngày dùng từ 4g-10g dưới dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các thuốc khác để làm thuốc ngủ như viên nén lá sen, viên nén sen vông. Vông nem: Dùng lá hái vào mùa xuân (dùng tươi hay phơi khô), cần phân biệt với cây vông vang (có tác dụng tiêu độc, sát trùng, nhuận tràng, lợi tiểu). Lá vông nem có tác dụng ức chế thần kinh trung ương gây ngủ. Lá chế thành rượu thuốc 1/5, nước hãm, nước sắc. Có thể lấy loại lá bánh tẻ luộc hay nấu canh ăn để chữa mất ngủ nhức đầu. Liều dùng 2-4g lá mỗi ngày. Toan táo nhân: (đập vỡ hạt lấy nhân táo phơi khô) có thể dùng sống hay sao đen. Toan táo nhân có tác dụng an thần gây ngủ. Sắc 600ml nước lấy 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày. Lưu ý cần phân biệt hạt táo ta (toan táo nhân) với hạt keo hay bồ kết dại. Thảo quyết minh (hạt muồng): Hạt phơi hay sấy khô của cây thảo quyết minh. Quả thu hái về phơi khô tách vỏ lấy hạt. Sao hạt nhỏ lửa đến khi thơm, tùy theo yêu cầu điều trị có thể sao vàng hay sao cháy. Thảo quyết minh rang hơi đen dùng pha nước uống có tác dụng chữa mất ngủ. Có thể dùng riêng hay phối hợp với mạch môn, tâm sen. Liều dùng 20g mỗi ngày. Bình vôi: Rễ củ bình vôi dùng làm thuốc (hoạt chất là rotundin) có tác dụng an thần gây ngủ, chống co quắp, hạ huyết áp. Dược liệu thái phơi khô, ngâm rượu hay thuốc sắc. Chỉ nên thu hái những củ cân nặng 1kg trở lên, thu hoạch vào mùa thu đông. Liều dùng từ 3-6g mỗi ngày. Hoạt chất thu được là chất L. Tetrahydropalmatin, liều dùng 0,05-0,1g mỗi ngày. Ngoài tác dụng gây ngủ còn có tác dụng giảm đau (liều dùng gấp đôi). Cần theo dõi bệnh nhân có thể có tác dụng phụ như dị ứng, chóng mặt. Tất cả các thảo dược trên có thể dùng riêng hay phối hợp. Trên thị trường hiện nay có các loại viên nén bao phim như: rotunda, viên nén sen vông (cao khô lá sen, cao khô lá vông, rotundin) uống từ 2-4 viên/ngày trước khi đi ngủ. Mỗi đợt dùng từ 10-15 ngày, hoàn an thần (gồm đăng tâm thảo, toan táo nhân, thảo quyết minh, tâm sen, mật ong) ngày uống hai lần, mỗi lần một hoàn (10g), mỗi đợt dùng từ 2-4 tuần. Để chữa bệnh mất ngủ có hiệu quả, song song với việc dùng thuốc cần bổ sung các biện pháp sau đây: - Tập luyện thường xuyên phù hợp với sức khỏe từng người. - Không nên xem phim hoặc tranh luận các vấn đề gay gắt trước khi đi ngủ. - Nghỉ ngơi thư giãn trước khi đi ngủ. - Tạo môi trường thích hợp cho việc nghỉ ngơi: tránh ồn ào, chỉ nên có ánh sáng nhẹ. - Không ăn no trước khi đi ngủ. Tránh ngủ trưa quá 14 giờ, chỉ ngủ trưa không quá một giờ rưỡi mỗi ngày. - Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối (tránh đi tiểu đêm), hạn chế uống nước chè đặc, cà phê, thuốc lợi tiểu vào buổi chiều. . Thuốc ngủ có nguồn gốc thảo dược Tình trạng mất ngủ dẫn đến tinh thần không ổn định, dễ bị kích động, dễ cáu gắt, luôn luôn cảm thấy mệt mỏi. Nguyên nhân mất ngủ có nhiều: tuổi. ngày. Ngoài tác dụng gây ngủ còn có tác dụng giảm đau (liều dùng gấp đôi). Cần theo dõi bệnh nhân có thể có tác dụng phụ như dị ứng, chóng mặt. Tất cả các thảo dược trên có thể dùng riêng hay. (uống, tiêm). Những loại thuốc này thường có nhiều tác dụng phụ: suy hô hấp, quen thuốc, sau khi tỉnh dậy người mệt mỏi, nếu ngừng thuốc đột ngột dễ gây rủi ro Các loại thảo dược khắc phục được

Ngày đăng: 30/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN