1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực nghiệm khả năng giải độc kim loại nặng của chế phẩm Antitoxin có nguồn gốc thảo dược

58 404 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng, phân bón hoá học…trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang ngày càng phổ biến. Đáng lo ngại hơn là số lượng thuốc bảo vệ thực vật và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng cũng ngày càng tăng. Mặc dù đã có nhiều chương trình, dự án cho việc tập huấn, truyền thông về cách sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật nhưng phần lớn nông dân vẫn sử dụng không đúng kỹ thuật về liều lượng, hàm lượng, thời điểm thu hái hoa màu …nên dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng có trong môi trường vẫn tồn dư trong thực phẩm thực vật gây nhiễm độc lâu dài qua thức ăn rau củ quả cho người dùng là điều khó tránh khỏi. Mặt khác môi trường đang ngày càng ô nhiễm, nhất là ô nhiễm kim loại nặng từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt của con người đã, đang và sẽ thải vào môi trường đất, nước - nơi sản xuất và cung cấp các loại rau xanh, củ, quả… những loại thực vật dùng làm thực phẩm cho con người. Vì những nguyên nhân đó mà nhu cầu cần có một chế phẩm giải độc và giảm độc thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng cho thức ăn là rau, củ, quả…trước khi đưa vào chế biến thức ăn hoặc trước bữa ăn là cần thiết và đáp ứng nhu cầu xã hội. Trên cơ sở sưu tầm các cây thuốc có tác dụng giải độc và một số nguyên liệu trong thiên nhiên như than hoạt tính, đất sét…được sử dụng trong dân gian từ bao đời nay, chúng tôi bước đầu bào chế ra chế phẩm Antitoxin với hy vọng nó có tác dụng làm trung hòa hoặc hấp thụ các chất độc như kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật còn tồn lưu trong thức ăn được chế biến từ rau xanh được trồng hoặc sản xuất trong vùng đất có nguy cơ ô nhiễm các chất độc nói trên. Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài luận văn có tên “ Nghiên cứu thực nghiệm khả năng giải độc kim loại nặng của chế phẩm Antitoxin có nguồn gốc thảo dược”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 2. Mục tiêu của đề tài Kiểm tra được khả năng làm giảm hàm lượng kim loại nặng của chế phẩm AT nguồn gốc thảo dược ở mức độ phòng thí nghiệm và chứng minh được khả năng không gây độc của chế phẩm trên động vật thí nghiệm 3. Nội dung của đề tài Để đạt được mục tiêu của đề tài, chúng tôi thực hiện các nội dung chính sau: - Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm khả năng làm giảm hàm lượng một số kim loại nặng độc hại là Pb, Cd, As, Cu, Fe, Mn có trong dung dịch thử của chế phẩm AT; - Xác định hàm lượng một số thành phần chính của chế phẩm Antitoxin như nitơ tổng số, lipits thô, khoáng tổng số, hemicellulose và một số kim loại nặng liên quan… bằng các thiết bị phân tích hiện có tại Viện Khoa học Sự sống – Đại học Thái Nguyên. - Thử khả năng gây độc của chế phẩm AT trên động vật thí nghiệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trong môi trƣờng và trong thực phẩm 1.1.1. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi theo hướng tiêu cực toàn thể hay cục bộ từng phần môi trường bằng những chất gây tác hại. Các yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu là do con người tạo ra một cách trực tiếp hay gián tiếp. Sự biến đổi môi trường như vậy có thể ảnh hưởng đến đời sống con người và sinh vật, gây tác hại cho nông nghiệp, công nghiệp và làm giảm chất lượng của môi trường tự nhiên cũng như môi trường sống của con người. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành nỗi lo của toàn nhân loại. Hoạt động kinh tế trên thế giới hàng năm đã thải vào khí quyển khoảng 200 triệu tấn CO 2 , 150 triệu tấn H 2 S, 120 triệu tấn bụi và hàng chục triệu tấn ô nhiễm khác [9], [7]. Dân số trên thế giới từng giờ từng ngày tiếp nhận vào cơ thể nhiều chất độc hại qua đường tiêu hóa, hô hấp, trong số đó có các nguyên tố độc hại như As, Cd, Pb, Hg Người ta đã xác định được rằng từ năm 1970 trở lại đây khối lượng các kim loại nặng có độc tính cao như As, Cd được con người đào thải vào môi trường tăng lên gấp bội. Chúng làm ô nhiễm khoảng 6 triệu ha đất màu mỡ bị biến thành hoang mạc, hàng vạn loài động vật thực vật bị biến mất trên bề mặt trái đất, 14.000 người bị nhiễm độc nông dược, 700.000 người bị mắc bệnh vì uống nước không đảm bảo vệ sinh [2]. Nền sản xuất hiện đại không chỉ tạo ra những vật liệu mới mà còn tạo ra những chất mới chưa có trong thiên nhiên và phần lớn là xa lạ với cơ thể sống. Các cơ thể động vật và thực vật chưa được chuẩn bị để tồn tại trong một sinh quyển bị biến đổi mạnh như vậy và điều đó tất yếu dẫn đến khủng hoảng sinh thái. Môi trường bị ô nhiễm nặng bởi các chất thải công nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, khí đốt nhiên liệu, các chất độc hại xâm nhập vào cây cối, rau hoa mầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 gây ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm cấp tính dẫn đến tử vong. Còn những trường hợp nhiễm độc dưới mức gây chết thì không thể kiểm soát được [8]. Hầu hết các kim loại nặng như As, Cd, Pb, Hg đều tồn tại trong nước dạng ion. Chúng phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp. Các kim loại nặng khi đã có mặt trong môi trường chúng tồn tại trong một thời gian rất dài. Chúng tích tụ vào các mô sống qua chuỗi thức ăn mà ở đó con người là mắt xích cuối cùng [10]. Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường nước đã không còn là hiện tượng của mỗi nước nào mà nó trở thành sự quan tâm của toàn thế giới. Theo số liệu của các tổ chức môi trường thế giới, hàng năm các con sông của Châu Á chuyển tải ra biển 50% chất cặn lắng (tương đương với 13,5 tỉ tấn) của các con sông trên thế giới. Tình hình ô nhiễm môi trường xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển. Hơn 90% các cống rãnh đô thị ở các nước này không được xử lý và thải trực tiếp ra môi trường. Các khu công nghiệp, nhà máy đã thải vào trong nước rất nhiều kim loại nặng, chất độc, hay các chất thải rắn. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến năm 1975, tập đoàn Chisso của Nhật Bản đã thải một lượng lớn chất thải có chứa metyl thủy ngân vào vịnh Minamata gây ra căn bệnh Minamata từng là nỗi kinh hoàng của bao người dân Nhật Bản [25]. Cd là nguyên tố được quan tâm bởi nó là một trong những chất có khả năng tích lũy trong chuỗi thức ăn của người và động vật. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng chuỗi thức ăn bị ô nhiễm đang là hiện trạng của nhiều nước trên thế giới. Vấn đề này sẽ làm tăng tích lũy Cd ở một số cơ quan của cơ thể nhất là ở gan và thận. Mức Cd lưu thông trong máu bằng 1/3 – 1/2 mức tích lũy trong mô, cơ quan. Hàm lượng Cd trong các loại thực phẩm dao động từ 0,01 – 0,05 mg/kg thực phẩm, có nhiều ở gạo (0.017 – 0.061 mg/kg); lúa mỳ (0.54 mg/kg); các loại rau quả ( 0,012 – 0,040 mg/kg) [3]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Ngày nay vấn đề ô nhiễm As đang trở thành sự quan tâm của cả thế giới. Hội nghị quốc tế về As được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Sandiago (Mỹ) có tới 5 nước tham gia. Trong hội nghị này các quốc gia đã báo cáo về thực trạng nhiễm As, xem xét nguyên nhân và tìm ra các giải pháp khắc phục tình trạng nhiễm As trong nước nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân [16], [17]. As từ đất, nước xâm nhập vào cơ thể sinh vật là nguyên nhân khiến As được tìm thấy trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm. Hiện nay trên thế giới đã xuất hiện nhiều vùng đất bị ô nhiễm As. Trung bình hàng năm ở Canada người dân phun thuốc diệt côn trùng vào vườn cây ăn quả đã làm cho lượng As trong đất tăng lên. Các nghiên cứu đều khẳng định rằng có tới 94% As trong đất tồn tại ở pha rắn còn lại chỉ 6% tổng As tồn tại trong dung dịch đất, dễ dàng di chuyển ra khỏi đất. Khi tồn tại ở dạng linh động As đặc biệt nguy hiểm cho sinh vật và con người [19]. 1.1.2. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng ở Việt Nam Nước ta đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đương nhiên là kéo theo đô thị hoá. Theo kinh nghiêm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP trong vòng 10 năm tới tăng bình quân khoảng 7%/năm, trong đó GDP công nghiệp khoảng 8-9%/năm, mức đô thị hoá từ 23% năm lên 33% năm 2000, thì đến năm 2010 lượng ô nhiễm do công nghiệp có thể tăng lên gấp 2,4 lần so với bây giờ, lượng ô nhiễm do nông nghiệp và rác thải sinh hoạt cũng có thể gấp đôi mức hiện nay. Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng [27]. Ở nước ta hiện nay nhiều sông, suối, ao, hồ đã trở thành nơi tiếp nhận nước thải đô thị và sinh hoạt, nước thải công nghiệp, đô thị và bệnh viện, các chất rò rỉ từ các phương tiện giao thông, phân bón dùng trong nông nghiệp chưa qua xử lý đã xả trực tiếp ra các ao hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng và theo các con sông đổ vào vùng sản xuất nông nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu của Unicef cho thấy 15% mẫu nước giếng khoan tại Hà Nội và các vùng phụ cận hàm lượng As đều cao hơn 0.05 mg/l và 92 % mẫu nước giếng khoan vượt TCCP của WHO [11]. Năm 2002, Lương Thị Hồng Vân tiến hành nghiên cứu sự tồn lưu của Pb và As trong thực phẩm nguồn gốc thực vật được trồng trong vành đai khu công nghiệp luyện kim mầu Thái Nguyên đã đưa ra một số kết luận: Hàm lượng Pb và As trong một số rau quả được trồng ở xung quanh khu công nghiệp cao hơn TCCP và cao hơn vùng đối chứng từ 4 – 6 lần [12]. Ở Việt Nam hiện nay tình hình ô nhiễm Cd chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng [4]. Theo nghiên cứu của Đào Thị Hằng Nga và Vũ Thị Thư (2001) đã tiến hành khảo sát dư lượng một vài KLN có trong một số rau quả được lưu thông trên các chợ nội ngoại thành Hà Nội cho thấy : trong số 71 mẫu rau quả được phân tích tỉ lệ các mẫu có hàm lượng Cd vượt quá giới hạn cho phép là 36,62 %. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp. Ở đây cũng tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp lớn như nhà máy Gang Thép Thái Nguyên, xí nghiệp luyện kim mầu II, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ. Chính vì vậy mà lượng nước thải đổ ra môi trường rất lớn. Nước thải của nhiều doanh nghiệp trong số đó được thải trực tiếp ra sông Cầu trong khi đa số các mỏ khai thác ở lưu vực sông đều không có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 hệ thống xử lý nước thải. Các cơ sở luyện kim, cán thép, chế tạo thiết bị máy móc tập trung ở Thái Nguyên với tổng lượng nước thải hơn 16.000 m 3 /ngày cũng là một trong những “thủ phạm” khiến nguồn nước sông Cầu bị ô nhiễm. Riêng KCN gang thép Thái Nguyên mỗi năm có hơn 1,3 triệu m 3 nước thải được dẫn đổ ra sông Cầu. KCN lớn thứ hai của Thái Nguyên là KCN Sông Công với các nhà máy sản xuất cơ khí, chế tạo máy động lực mặc dù đã hoạt động từ năm 2001 nhưng đến nay vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hầu hết các nhà máy trong KCN cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải, hoặc chỉ có hệ thống xử lý lắng cặn sơ bộ rồi thải thẳng ra Sông Công đem theo rất nhiều dầu mỡ, kim loại nặng độc hại [28]. Như vậy các thông tin trên đều cho thấy sự ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm đều bắt nguồn từ môi trường bị ô nhiễm. Với tình trạng diện tích môi trường bị ô nhiễm ngày càng tăng theo đà phát triển kinh tế xã hội và tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa…ở nước ta thì nguy cơ thức ăn và nước uống bị ô nhiễm KLN ngày càng nhiều là điều khó tránh khỏi. 1.2. Một số đặc điểm của các kim loại nặng nghiên cứu trong đề tài 1.2.1. Asen (As) As là một trong những nguyên tố rất phổ biến trong thiên nhiên, chiếm 1,1 – 4 % tổng số nguyên tử trong vỏ trái đất. As là nguyên tố thứ 33 trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. As thuộc chu kỳ 4, phân nhóm phụ nhóm V. Các đặc trưng cấu tạo và thông số vật lý ở Bảng 1.2 cho thấy khả năng ứng dụng rộng rãi As như một chất bán dẫn, và sự tồn tại của As trong tự nhiên [6]. As có vài dạng thù hình, dạng không kim loại và dạng kim loại. Dạng không kim loại của As được tạo nên khi làm ngưng tụ hơi của chúng. Chúng là những chất màu vàng gọi là As vàng. Dạng kim loại của As có màu trắng bạc, mịn, dễ nghiền [15]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Bảng 1.1. Các đặc trưng cấu tạo và thông số vật lý của As Đặc trƣng Cấu tạo và thông số vật lý Khối lượng nguyên tử 74.9216 g/mol Trạng thái Rắn Tỉ trọng 5.727 g/cm 3 Điểm chảy 1090 K Điểm sôi 8870 K Nhiệt độ kết tinh 1673 K Số đồng vị 8 As có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Nguồn gốc tự nhiên chủ yếu của As là núi lửa bay hơi nhiệt độ thấp, xói mòn do gió, lửa rừng và bụi tự nhiên. Nguồn gốc As nhân tạo là các quá trình nấu chảy đồng, chì, kẽm, sản xuất thép, đốt rừng, đồng cỏ, sử dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ, đốt chất thải và nhà máy thủy tinh. Ước tính sản xuất 1 tấn đồng có khoảng 3,5 – 3,9 kg As giải phóng vào không khí, thủy vực và đất [14]. As về tính chất hóa học rất giống với nguyên tố đứng trên nó là phốtpho. Tương tự như phốtpho, nó tạo thành các ôxít kết tinh, không màu, không mùi như As 2 O 3 và As 2 O 5 là những chất hút ẩm và dễ dàng hòa tan trong nước để tạo thành các dung dịch có tính axít. Axít asenic (V), tương tự như axít phốtphoric, là một axít yếu. Tương tự như phốtpho, asen tạo thành hiđrua dạng khí và không ổn định, đó là arsin (AsH 3 ). Sự tương tự lớn đến mức asen sẽ thay thế phần nào cho phốtpho trong các phản ứng hóa sinh học và vì thế nó gây ra ngộ độc [13]. As gây độc cho người và vật nuôi, cây trồng nhưng liều độc rất khó xác định vì thay đổi tùy từng đối tượng. Chẳng hạn ở người liều độc của As không giống nhau, nhất là với những người dùng thuốc As. As vào trong cơ thể với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 hàm lượng 1,5- 50 g/kg trọng lượng cơ thể sẽ gây tử vong. Tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam số 5944.1995 thì hàm lượng As vào trong máu khoảng 1 – 6,4 µg/l [18]. 1.2.2. Chì (Pb) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Pb là nguyên tố thuộc nhóm IVA, là kim loại màu xám, có ánh xanh trên bề mặt cắt, dễ nóng chảy, rất mềm, dẻo. Dễ dàng cắt Pb bằng dao thành các miếng dạng lá hoặc sợi. Pb có cấu trúc lập phương tâm diện. Pb tác dụng với oxi ngay ở nhiệt độ phòng, vì vậy nó thường được bao bọc bởi lớp oxit màu xám trên bề mặt và ngăn cản oxi không khí tiếp tục oxi hóa chì. Khi nhiệt độ tăng, quá trình oxi hóa xảy ra nhanh hơn. Khi đốt nóng, Pb tác dụng với các halogen, lưu huỳnh, selen và telu tạo thành PbX 2 (X: các halogen), PbS, PbSe, PbTe. Trong dãy điện thế, Pb đứng ngay trước Hidro, vì vậy nó hầu như không tan trong dung dịch HCl và H 2 SO 4 loãng. Pb khó tan trong các dung dịch HCl và H 2 SO 4 có nồng độ trung bình do chì clorua và chì sunfat có độ tan bé. Do đó chì được dùng để làm acquy. Tuy vậy, chì lại dễ dàng tan trong axit acetic khi có mặt oxi hoặc không khí và trong dung dịch HNO 3 loãng [6]. Bảng 1.2. Các đặc trưng cấu tạo và thông số vật lý của Pb Đặc trƣng Cấu tạo và thông số vật lý Khối lượng nguyên tử 207.2 g/mol Trạng thái Rắn Tỉ khối 11.334 g/cm 3 Điểm chảy 327 0 C Điểm sôi 1740 0 C Độ âm điện 1.58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 1.2.3. Cadimi (Cd) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Cd là nguyên tố thuộc nhóm IIB, chu kỳ 5, số thứ tự nguyên tử là 48, ký hiệu hóa học là Cd. Cd là kim loại màu trắng bạc nhưng ở trong không khí ẩm nó dần bị bao phủ bởi lớp màng oxit nên mất ánh kim. Cd là kim loại mềm, dễ nóng chảy. Trong thiên nhiên Cd có 3 đồng vị bền trong đó 114 Cd chiếm 28% và 112 Cd chiếm 24,2%. Đặc biệt là đồng vị 113 Cd có tiết diện bắt notron rất lớn nên Cd kim loại được dùng làm thanh điều chỉnh notron trong lò phản ứng nguyên tử. Bảng 1.3. Một số hằng số vật lý quan trọng của Cd Đặc trƣng Cấu tạo và thông số vật lý STT nguyên tử 48 Bán kính nguyên tử (A 0 ) 1.56 Thể điện cực chuẩn (V) - 0.402 Khối lượng nguyên tử 112,411 Nhiệt độ nóng chảy ( 0 C) 767 Cd là kim loại tương đối hoạt động ở nhiệt độ thường. Trong không khí ẩm Cd bền nhờ có lớp màng oxit bảo vệ. Nhưng ở nhiệt độ cao chúng cháy mãnh liệt tạo thành oxit. Cd cháy cho ngọn lửa mầu sẫm. Ở nhiệt độ thường Cd bền với nước vì màng oxit bảo vệ. Trong dãy hoạt động hóa học, Cd đứng trước hidro nên nó đẩy được hidro ra khỏi axit. Cd phản ứng được với các axit không có tính oxi hóa như HCl, H 2 SO 4 loãng [6]. Sau khi xâm nhập vào cơ thể Cd được hấp thụ, sự hấp thụ Cd liên quan đến giới tính, thời kỳ phát triển, tình trạng dinh dưỡng. Các nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn ít protein và các chất khoáng cần thiết như kẽm, canxi, đồng, sắt làm tăng hấp thụ Cd, ngược lại nếu nhiều protein và khoáng chất khẩu phần ăn tốt thì làm giảm tiêu hóa, hấp thụ Cd. Sau khi hấp thụ Cd chủ yếu được tích lũy ở gan, thận dưới dạng Cd – metallothionin và Cd – albumin [26]. [...]... Dịch lọc của cả 3 lần được gộp lại, cho bay hết hơi nước để thu được cao khô 2.6.2 Kỹ thuật thử nghiệm khả năng giải độc KLN của chế phẩm AT Tiến hành thử nghiệm khả năng giải độc KLN (làm giảm hàm lượng KLN) của chế phẩm AT được tiến hành theo các bước sau: + Bƣớc 1: Chuẩn bị các mẫu dung dịch thử chứa các KLN Pb, Cd, As, Mn, Fe, Cu (pha từ dung dịch chuẩn), nồng độ khoảng 5 đến 10ppm mỗi loại Các... [6] 1.3 Đặc điểm của một số loại thảo dƣợc chính và vật liệu có trong tự nhiên dùng làm nguyên liệu bào chế ra AT Chế phẩm AT được bào chế từ một số loại dược liệu sau: 1.3.1 Cây Tỳ giải (Rhizoma Dioscoreae) Cây Tỳ giải hay còn gọi là xuyên Tỳ giải, Tất giã, phấn Tỳ giải Tên khoa học: Dioscorea tokoro Makino Thuộc họ Củ nâu (Dioscoreaceae) Tỳ giải là một loại cây leo, sống lâu năm, có rể phình to thành... 6492:1999) - Xác định hàm lượng 6 kim loại theo TCVN bằng thiết bị cực phổ VAC 797 2.6.4 Kỹ thuật thử độ an toàn của chế phẩm AT trên động vật thí nghiệm Đánh giá độc tính của chế phẩm AT trên chuột bạch dựa vào tài liệu hướng dẫn của OECD [30,31] - Chế phẩm AT được cho vào nước, đun trên bếp điện và chiết xuất lấy dung dịch để cho chuột ống Trong thí nghiệm này chúng tôi pha chế 7 mẫu Số hóa bởi Trung tâm... đông; có hoa quả hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt Từng đoạn thân cành khi bị cắt rời khỏi cây vẫn có khả năng tự tái sinh Theo nghiên cứu của Yang Chunxin và các cộng sự năm 1996, thài lài tía có β - ecdyson Thí nghiệm trên súc vật chất này có tác dụng loại trừ được loạn nhịp tim do aconitin gây ra Thài lài tía có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng lợi niệu, nhuận tràng, thanh nhiệt, tiêu độc, ... nghiệm sau khi được cho uống chế phẩm AT đúng liều lượng và thời gian quy định được được xử lý như sau: - Lấy máu để làm xét nghiệm huyết học nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của chế phẩm AT lên máu chuột thí nghiệm - Lấy gan và thận để xét nghiệm giải phẫu bệnh nhằm chẩn đoán mức độ tổn thương do chế phẩm AT gây ra đối với chuột thí nghiệm 2.6.6 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu nghiên cứu được thu thập và xử... cầu về Fe của người khoảng 15mg/người/ngày Vì cơ thể chỉ có thể đồng hóa khoảng 10% lượng sắt có trong thực phẩm, cho nên tổng lượng Fe cần có trong thực phẩm phải lớn hơn 150 mg Các vitamin và thực phẩm có nguồn gốc thực vật giúp cho việc đồng hóa Fe tốt hơn [6] Bảng 1.4 Một số hằng số vật lý quan trọng của Fe Đặc trƣng Cấu tạo và thông số vật lý Nhiệt độ nóng chảy 1536 oC Số hóa bởi Trung tâm Học... Đại học Thái Nguyên - Bộ môn Độc chất – Môi trường – Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên - Bộ môn Giải phẫu bệnh – Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên - Khoa Huyết học – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 2.5.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Từ tháng 06/2010 đến tháng 6/2011 2.6 KỸ THUẬT TIẾN HÀNH 2.6.1 Kỹ thuật bào chế sản phẩm AT Chế phẩm AT được bào chế từ các nguyên liệu thực vật và khoáng chất Các mẫu... trong tự nhiên Có nhiều kiểu phân loại cao lanh khác nhau, phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh, mục đích sử dụng, độ chịu lửa, độ dẻo, độ xâm tán, hàm lượng các ôxít nhuộm màu v.v Theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia cao lanh thành hai dạng là phát sinh từ các nguồn sơ cấp và phát sinh từ các nguồn thứ cấp Cao lanh sơ cấp sinh ra từ quá trình phong hóa hóa học hay thủy nhiệt của các loại đá có chứa fenspat... tra bảng t 2 chiều, tìm độ tin cậy p (95% - 99%) 2.6.7 Mô hình thí nghiệm Thử khả năng làm giảm KLN trong phòng thí nghiệm Nguyên liệu thực vật Bào chế Chế phẩm AT Thử độ an toàn trên động vật Nguyên liệu tự nhiên Xác định một số thành phần chính Xét nghiệm huyết học Xét nghiệm giải phẫu bệnh (gan, thận) Hình 2.1 Sơ đồ mô hình thí nghiệm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn... (thân rễ của cây bảy lá một hoa) có vị ngọt, hơi cay, tính bình không độc Tác dụng chủ yếu của nó là thanh nhiệt giải độc, nhất là đối với loài rắn độc Tại vùng Quảng Tây (Trung Quốc) trong nhân dân có câu: “Ốc hữu thất diệp nhất chi hoa, Độc xà bất tiến gia” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 nghĩa là trong nhà mà có cây bảy lá một hoa thì rắn độc không . chất độc nói trên. Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi thực hiện đề tài luận văn có tên “ Nghiên cứu thực nghiệm khả năng giải độc kim loại nặng của chế phẩm Antitoxin có nguồn gốc thảo dược tiêu của đề tài Kiểm tra được khả năng làm giảm hàm lượng kim loại nặng của chế phẩm AT nguồn gốc thảo dược ở mức độ phòng thí nghiệm và chứng minh được khả năng không gây độc của chế phẩm. làm thực phẩm cho con người. Vì những nguyên nhân đó mà nhu cầu cần có một chế phẩm giải độc và giảm độc thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng cho thức ăn là rau, củ, quả…trước khi đưa vào chế

Ngày đăng: 09/11/2014, 19:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w