1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGỘ ĐỘC THUỐC NGỦ VÀ THUỐC AN THẦN pot

8 503 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 134,84 KB

Nội dung

NGỘ ĐỘC THUỐC NGỦ VÀ THUỐC AN THẦN Th.S Phạm Thu Thùy 1. ĐẠI CƯƠNG: Dẫn chất gây ngủ đầu tiên của Acid barbituric là Barbital (Veronal) tổng hợp 1903 bởi Eischer và Von Mehring. Từ đó có hàng chục Barbiturate ra đời. Các Barbiturate đều là các acid yếu. 1.1. PHÂN LOẠI BARBITURATE: Có 2 loại chính: Oxybarbiturate và Thiobarbiturate. - Oxybarbiturate điển hình là Phenobarbital có tác dụng chậm (3-6 giờ). - Thiobarbiturate có tác dụng rất nhanh ngay sau khi tiêm, dùng để gây mê bằng đường tĩnh mạch (Thiopental). 1.2. CHUYỂN HÓA BARBITURATE TRONG CƠ THỂ: - Barbiturate dễ được hấp thu ở môi trường toan, vì vậy thấm nhanh qua niêm mạc dạ dày. - Barbiturate tác dụng nhanh dễ hòa tan trong mỡ hơn Barbiturate chậm, vì vậy sau khi tiêm 30 phút đã rời bỏ tổ chức não đi nhanh vào tổ chức mỡ nên bệnh nhân tỉnh lại. - Barbiturate được chuyển hoá ở gan bởi các Enzym có trong tế bào gan. Vì vậy người suy gan dễ bị ngộ độc. - Các Barbiturate tác dụng chậm được lọc qua cầu thận và tái hấp thu ở ống lượn gần. Nếu pH nước tiểu kiềm hơn Barbiturate sẽ làm giảm tái hấp thu Barbiturate và thải trừ nhiều nhất qua nước tiểu dưới dạng nguyên vẹn. Vì vậy kiềm hóa huyết thanh và cho lợi tiểu là một biện pháp tốt để thải trừ Barbiturate qua thận. 1.3. ĐỘC TÍNH: - Barbiturate tác dụng lên các ty lạp thể của các tế bào làm giảm sự tiêu thụ oxy, sự phát sinh ra nhiệt lượng và acid lactic. Với liều cao, Barbiturate ức chế thần kinh trung ương. Thuốc tác dụng lên hệ thống lưới và hạ não làm hệ thống thức tỉnh bị ức chế gây hôn mê - Barbiturate ức chế các trung tâm vận mạch, hô hấp, các bộ phận nhận cảm đối với pH máu, pCO 2 , pO 2 làm mất phản xạ ho. - Các tác dụng này có tính chất tạm thời và mất đi không để lại di chứng sau khi thuốc được thải trừ hết. 2. TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC CẤP: 2.1. NGỘ ĐỘC BARBITURATE CÓ TÁC DỤNG NHANH (THIOPENTAL): - Có thể gây tăng phản xạ co thắt như co thắt thanh quản, màng hầu. - Nếu tiêm nhanh có thể gây ngưng thở. - Thiopental quá hạn có thể gây Sunfhemoglobin máu (triệu chứng giống như Methemoglobin máu), trụy mạch và suy hô hấp cấp. 2.2. NGỘ ĐỘC BARBITURATE TÁC DỤNG CHẬM: 2.2.1. HÔN MÊ: Mức độ hôn mê tỷ lệ với liều Barbiturate uống. Tuy nhiên tùy cá nhân còn tùy thuộc vào sự hấp thu qua ruột, sự phân phối trong cơ thể và khả năng chuyển hóa của gan. Hôn mê do ngộ độc Barbiturate có thể chia làm 4 mức độ: - Giai đoạn 1: Gọi to còn trả lời. Điện não: Sóng nhanh lẫn sóng Alpha bình thường. Nồng độ Barbiturate trong máu 20 mg/lít. - Giai đoạn 2: Cấu véo, phản ứng đúng. Điện não: Sóng chậm Theta và Denta. Nồng độ Barbiturate trong máu: 40 mg/lít. - Giai đoạn 3: Cấu véo phản ứng không đúng. Điện não: Sóng chậm to, không có phản ứng với tiếng động và cấu véo. Nồng độ Barbiturate trong máu: 80 mg/lít. - Giai đoạn 4: Cấu véo không còn phản ứng, các phản xạ gân xương bị mất hết, bệnh nhân nằm yên, thở khò khè, mất phản xạ ho, phản ứng nuốt, đồng tử thường dãn. Rối loạn thần kinh thực vật: Rối loạn hô hấp, ngừng thở, trụy mạch, sốt cao hoặc hạ thân nhiệt. Điện não: Sóng rất chậm trên cơ sở một đường thẳng (tê liệt thần kinh thực vật). Nồng độ Barbiturate trong máu: 100 mg/lít. 2.2.2. RỐI LOẠN HÔ HẤP: Là biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật, thường có ở giai đoạn 4. Có 2 cơ chế giải thích rối loạn này: - Giảm thông khí phế nang nguyên nhân trung ương do Barbiturate có tác dụng trực tiếp ức chế thần kinh trung ương đặc biệt là trung tâm hô hấp ở hành tủy, dẫn đến giảm PaO 2 và tăng PaCO 2 . - Tắc nghẽn đường hô hấp trên do hôn mê sâu làm tụt lưỡi về phía sau, ứ đọng đờm dãi, mất phản xạ ho, hít phải chất nôn và dịch vị. Hai cơ chế trên dẫn đến suy hô hấp cấp rất nặng, nhất là khi có hội chứng Mendelson và thường là nguyên nhân chính gây tử vong. 2.2.3. RỐI LOẠN TUẦN HOÀN: Ngộ độc Barbiturate nặng gây sốc do thần kinh thực vật bị tê liệt làm giảm thúc tính các thành mạch gây hạ huyết áp, trụy mạch. Tình trạng sốc càng dễ xảy ra nếu phối hợp thêm với mất nước, tắc mạch phổi do nằm lâu. 2.2.4. RỐI LOẠN ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT: Bệnh nhân có thể sốt cao hoặc hạ thân nhiệt trong trường hợp ngộ độc nặng. 2.2.5. BỘI NHIỄM: - Ở hệ hô hấp do ứ đọng đờm dãi và xẹp phổi. - Ở chỗ loét do nằm bất động. 2.2.6. SUY THẬN CẤP: - Suy thận cấp chức năng do mất nước hoặc trụy mạch. - Suy thận cấp thực thể trên bệnh nhân đã có tổn thượng thận tiềm tàng. 2.2.7. DỊP PHÁT BỆNH: Ngộ độc Barbiturate là nguyên nhân thuận lợi gây tai biến mạch máu não, tắc động mạch phổi, nhồi máu cơ tim. 3. XỬ TRÍ: 3.1. RỬA DẠ DÀY: Khi bệnh nhân uống dưới 6 giờ vì sau 6 giờ Barbiturate chỉ còn đọng lại 2% ở dạ dày. Đặt nội khí quản bơm bóng chèn rồi rửa dạ dày để tránh hội chứng Mendelson. Thêm 5g Natribicarbonate vào mỗi lít dịch, rửa khoảng 3-5 lít, sau rửa bơm vào dạ dày 30g Natribicarbonate hoặc Sorbitol. Chú ý lấy dịch dạ dày tìm độc chất. 3.2. KIỀM HÓA - TRUYỀN DỊCH: - Có hiệu quả với ngộ độc Barbiturate tác dụng chậm nhưng không có hiệu quả đối với ngộ độc Barbiturate tác dụng ngắn. - Chống chỉ định: Suy thận, suy tim, suy gan. - Truyền dịch: Ngày 3 – 5 lần, mỗi lần truyền lần lượt: Natribicarbonat 14 0 / 00 500ml, Glucose 10% 500ml, Natrichlorua 9 0 / 00 500ml, cho vào mỗi lọ 1,5g Calciclorua. - Tiêm tĩnh mạch: Lasix 20mg, 4-6 lần/ngày (tiêm 3 ngày). - Theo dõi CVP, điện tim, điện giải và lượng nước tiểu để điều chỉnh dịch truyền và điện giải. 3.3. LỌC NGOÀI THẬN: - Có hiệu quả đối với cả 2 loại. - Chỉ định: Suy thận, suy gan, nhiễm độc nặng. - Thận nhân tạo: Lọc rất tốt (độ thanh lọc 50 ml/phút), sau 6 giờ thải được ½ lượng Barbiturate trong máu, bệnh nhân tỉnh nhanh. - Lọc màng bụng: Lọc chậm hơn thận nhân tạo (độ thanh lọc 8 ml/phút) nhưng dễ làm và ít biến chứng (24 giờ lọc màng bụng bằng 6 giờ làm thận nhân tạo). 3.4. HỔI SỨC HÔ HẤP -TUẦN HOÀN: - Đề phòng suy hô hấp: Đặt nội khí quản, hút đàm thường xuyên, dẫn lưu tư thế (chân giường kê cao 20 0 , đầu nghiêng 1 bên, xoay trở thường xuyên, vổ lưng), ăn bằng ống thông, kháng sinh. - Nếu có suy hô hấp (thở chậm, thở nông): Tăng cường hút đàm, bóp bóng hoặc thở máy. - Nếu có xẹp phổi: Mở khí quản, soi hút phế quản. - Huyết áp giảm nhẹ (80-90 mmHg): Điều chỉnh nước điện giải, khi áp lực tĩnh mạch trung tâm trên 10 cmH 2 O truyền Dopamin. - Huyết áp giảm nặng (trụy mạch) do: + Ngộ độc Barbiturate nặng, nhiều loại: Truyền Plasma, Dopamin. Khi huyết áp lên chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng ngay đồng thời với truyền Dopamin. + Nhiễm khuẩn nặng, tắc mạch phổi, mất nước, sốc không hồi phục. - Tiêm Heparin phân tử thấp đề phòng tắc mạch phổi. 4. TIÊN LƯỢNG: Tiên lượng nặng nếu: - Liều thuốc uống cao và phối hợp nhiều thuốc. - Đến muộn. - Biến chứng: Ngưng thở, tắc đàm, rối loạn điện giải, mất nước, xẹp phổi, tắc động mạch phổi, hội chứng Mendelson. - Có bệnh tiềm tàng: Thận, gan, tim. . NGỘ ĐỘC THUỐC NGỦ VÀ THUỐC AN THẦN Th.S Phạm Thu Thùy 1. ĐẠI CƯƠNG: Dẫn chất gây ngủ đầu tiên của Acid barbituric là Barbital (Veronal) tổng hợp 1903 bởi Eischer và Von Mehring dụng này có tính chất tạm thời và mất đi không để lại di chứng sau khi thuốc được thải trừ hết. 2. TRIỆU CHỨNG NGỘ ĐỘC CẤP: 2.1. NGỘ ĐỘC BARBITURATE CÓ TÁC DỤNG NHANH (THIOPENTAL): - Có thể. Barbiturate được chuyển hoá ở gan bởi các Enzym có trong tế bào gan. Vì vậy người suy gan dễ bị ngộ độc. - Các Barbiturate tác dụng chậm được lọc qua cầu thận và tái hấp thu ở ống lượn gần.

Ngày đăng: 27/07/2014, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w