Những chuyện đời thường quanh ta 9 Tiếng đàn không vang xa Chàng trai 25 tuổi vừa tốt nghiệp xuất sắc khoa đàn nguyệt Nhạc viện Hà Nội đã quyết chí nuôi mẹ cha mù lòa và đứa em gái đang học đại học bằng cây đàn organ, để lại phía sau một sự nuối tiếc cho âm nhạc dân tộc Nặng lòng tiếng bước chân mẹ cha trên phố Đó là câu đầu tiên mà Minh Quân nói với tôi trong căn nhà nhỏ hẹp chưa đầy 10m2 nằm sâu hút trong con ngõ nhỏ phố Khâm Thiên, Hà Nội. Nhà Minh Quân không có gì quí giá ngoài cây organ đặt ngay đầu giường. Mái nhà đã có nhiều chỗ lấp vá nhưng bên trong tươm tất, sạch sẽ. Cây đàn organ Yamaha 740 do một bác Việt kiều tặng, vừa là “cần câu cơm” vừa là “ân nhân” giúp một gia đình bốn người mà có tới ba người khiếm thị vượt qua cơn cùng cực nhất Đó là năm 1999, xí nghiệp cao su của Hội Người mù Hà Nội giải thể, bố mẹ Minh Quân thất nghiệp, gia đình rơi vào cảnh “đói sáng chưa xong đã đói chiều”. Ba người mù trong một gia đình và cô gái út - người duy nhất sáng mắt - chỉ mới học lớp 9 thì biết phải làm gì để sống? Hai ông bà già bước vào tuổi 60, 70 đành phải xoay qua nghề bán chổi dạo - những cây chổi cũng do những người đồng cảnh trong hội người mù làm ra. Sáng sáng, bà con ngõ Khâm Thiên đã quen dần với cảnh hai vợ chồng mù, bà đi trước dò gậy lọc cọc trên đường, ông một tay bám vai, một tay ôm bó chổi lầm lũi bước theo Cậu con trai mù ngồi bậc cửa nghe tiếng gậy, tiếng lê bước của mẹ cha mà nước mắt cứ rơi lã chã Mùa hè hàng bán chạy, ra đi từ mờ sáng đến 7g tối thì hết hàng, kiếm được 10.000 -20.000 đồng cho cả bốn miệng ăn. Mùa đông lạnh lẽo lê bước khắp Hà Nội đến 8, 9g tối mà đôi khi bó chổi trên tay vẫn còn quá nửa, thậm chí có hôm không bán được chiếc nào, cả bốn con người khốn khổ đành nhịn ăn, lấy giấc mơ đêm đông bù lấp để quên đi cái đói cồn cào Minh Quân đang học trung cấp nhạc viện, xin vào ở hẳn trong ký túc xá, cố xoay xở trong số tiền học bổng 200.000 đồng/tháng cho nhẹ gánh mẹ cha. Minh Quân kể: “Có nhiều lúc tôi định bỏ học ôm chổi đi bán dạo để cha mẹ bớt nhọc nhằn, nhưng ông bà cương quyết không cho, mẹ cứ bảo “con mà bán được gì, để đó cha mẹ tính ”. Nhiều đêm đông nghe mẹ cha lê bước trở về, tôi mò mẫm bó chổi thấy còn y nguyên mà lòng như xát muối và tự nhủ chỉ có con đường học thành tài mới mong vượt qua nỗi khốn cùng này ”. Với nhiều người sống trong bóng tối, âm thanh là kim chỉ nam và là con đường tìm ra ánh sáng. Minh Quân là một trong những người như vậy, học rất giỏi môn đàn nguyệt nhưng organ, trống cũng không kém cạnh. Tham gia đánh đàn với các bạn khuyết tật trong hội từ thiện, những chương trình văn nghệ gây quĩ của nghệ sĩ Tôn Thất Triêm, NSND Tường Vi cũng không khi nào thiếu mặt Minh Quân. Nhiều tổ chức, đoàn hội, trường học biết tiếng cũng mời Minh Quân đến biểu diễn. Minh Quân được tuyển chọn vào nhóm nhạc của Trường Nguyễn Đình Chiểu đi lưu diễn một số nước. Trong một chuyến lưu diễn, bác Hùng - một Việt kiều - tình cờ nghe được câu chuyện đau lòng của gia đình Minh Quân, đã tặng Minh Quân một suất học bổng 200.000 đồng/tháng và đặc biệt hơn là một cây đàn organ trị giá gần 2.000 USD. Cuộc đời Minh Quân thay đổi từ khi có cây đàn này Nghịch lý tiếng đàn Chạy sô quán bar, nhà hàng , ngay cả người sáng mắt còn phải cạnh tranh với nhau huống chi là người khiếm thị. Cứ chiều tối sau khi từ trường về là Minh Quân vác đàn trên vai và ra đầu ngõ nhờ bác xe ôm tốt bụng chở đi tìm các quán bar, nhà hàng để tự tiếp thị mình. Nhìn thấy anh chàng mù, nhiều người ái ngại hẹn hôm khác cho qua chuyện, vậy mà Minh Quân vẫn “uy tín” hôm sau, hôm sau nữa lại đến xin thử việc, có nơi đến năm, sáu lần người ta mới cho đàn thử. Minh Quân tâm sự một cách lạc quan: “Có tuần đi 10 nơi, nhưng chỉ cần có một nơi nhận vào thử việc là vui lắm rồi, nhạc công Hà Nội bây giờ nhiều lắm, mấy anh sáng mắt còn tìm đỏ mắt chỗ làm nói chi đến tôi mù lòa ”. Bài toán thu nhập, chi tiêu cho cha mẹ, rồi cho đứa em gái vào đại học được Minh Quân tính toán rất chi li: “Nếu mỗi tháng mà không kiếm được 1 triệu trong việc đi đánh đàn thuê thì coi như hỏng việc”. Không còn đói ăn, đói mặc, ngôi nhà nhỏ bé vẫn thế nhưng tươm tất hơn nhiều từ tiền đánh đàn thuê. Minh Quân vừa mua tặng cha mẹ chiếc đài để nghe nhạc, tin tức, sửa lại nhà tắm cho sạch sẽ hơn. Câu chuyện ngày đông kéo dài suốt buổi sáng cứ xoay quanh cây đàn organ - loại nhạc cụ đã làm thay đổi phần nào cuộc sống gia đình này. Vậy mà bỗng dưng Minh Quân nói: “Tôi đàn cho chị nghe nhé? Tôi mê nhất vẫn là cây đàn này chị ạ ” rồi với tay lên tường cầm chiếc đàn nguyệt xuống. Tiếng đàn réo rắt, cao vút mà sao vang lên da diết đến lạ lùng Tám tuổi, khi bắt đầu vào học Trường Nguyễn Đình Chiểu, chưa biết một nốt nhạc, một loại nhạc cụ nào, mà không hiểu sao Minh Quân lại chọn đàn nguyệt để học phụ đạo. Mê tiếng đàn nguyệt một cách kỳ lạ nên năm 1997, khi thi vào trung cấp bốn năm Nhạc viện Hà Nội, Minh Quân cũng chọn khoa đàn nguyệt và năm 2001 lại học tiếp đại học với cây đàn nguyệt. Cuối năm 2005, Quân tốt nghiệp nhạc viện khoa đàn nguyệt với tấm bằng loại giỏi. Chính cây đàn nguyệt đã đem lại cơ may cho Minh Quân được đi biểu diễn ở nhiều nước châu Á, châu Âu , cho Minh Quân có cơ hội được nhận học bổng, được mạnh thường quân tặng đàn organ để đỡ đần mẹ cha. Nhưng cũng nghiệt ngã lắm, cây đàn mà anh đeo đuổi chẳng mang lại miếng cơm manh áo cho gia đình. Thậm chí sau khi ra trường, Minh Quân cùng bốn sinh viên nhạc viện khiếm thị đã nảy ra ý tưởng lập một dàn nhạc dân tộc cho học sinh Trường Nguyễn Đình Chiểu, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cơ hội “xuất chiêu” nào. Tiếng đàn nguyệt đang vang lên trong cái lạnh của mùa đông Hà Nội bỗng im bặt. Minh Quân bỏ đàn xuống và ôm bàn tay. Những ngón tay sưng tấy, tứa máu. Minh Quân thừ người: “Tôi vừa đi khám về, bác sĩ bảo móng tay bị viêm rất nặng và đang ăn sâu vào thịt vì chơi đàn nhiều quá mức. Bác sĩ bảo chữa lành phải mất cả năm trời và tuyệt đối không được đánh đàn, bất cứ loại đàn gì. Làm sao được chị ạ, nghỉ một ngày là gia đình khó khăn ngay, làm sao mà sống!”. Ông Trần Quang Đồng, cha Minh Quân, lại lục tục mò mẫm ôm bó chổi và giục bà nhà đi bán. Tôi ngạc nhiên hỏi sao hai bác không nghỉ ngơi vì Quân đã tự lập và nuôi được gia đình? Ông Đồng đã bước sang tuổi 72 chậm rãi nói: “Làm quen rồi cô ạ, ở nhà mãi cũng buồn, cũng phải đi bán để đỡ cho con, nó đánh đàn suốt nên tay sưng tấy lên rồi đấy, nó cũng phải nghỉ ngơi cô ạ ”. Minh Quân hướng ánh mắt vô định của mình theo từng tiếng chân chậm rãi lần dò của cha mẹ. Tiếng chân xa dần trên phố Nuôi con người dưng Nhiều người bảo hai người đàn bà không chồng ở tổ 3 phường Trà Bá, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai là người không bình thường. Bởi bình thường sao được khi hơn 5 năm nay, họ lấy việc mình nhận nuôi một lúc 7 đứa con người dưng, mà toàn là những đứa trẻ tật nguyền bẩm sinh đang sống một cuộc sống thực vật làm niềm vui và lẽ sống của cuộc đời? Người không có tuổi Tôi không thể hình dung được ngôi nhà lẩn khuất trong khu vườn rộng thênh thang đầy cây trái và đẹp như tranh vẽ ấy những ngày nắng nó như thế nào, bởi Pleiku mùa này, chiều nào cùng chìm trong mưa. Lại càng không hình dung được chủ nhân của ngôi nhà ấy bao năm qua lại chỉ có hai người đàn bà gốc gác tận Ninh Bình xa xôi vào đây lập nghiệp cùng mấy đứa trẻ con tật nguyền chưa bao giờ nói được tiếng người. Chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, một trong hai người tự nhận là mình không có tuổi. "Em thích cho chị bao nhiêu tuổi thì cho" - chị luôn nói thế với bất cứ ai tò mò gặng hỏi. Năm 1999, chị Lan cùng với người em họ là chị Trần Thị Hiền từ huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) bỏ sang phường Trà Bá của thành phố Pleiku lập nghiệp. Bao nhiêu vốn liếng, hai chị dành cả vào việc mua 7 sào đất để làm nhà, lập vườn nên những ngày đầu gần như tay trắng. "Đã thế cả hai chị em lại chẳng có nghề ngỗng gì để có thể kiếm ra tiền ngoài việc cuốc đất, trồng cây. Có chăng chỉ có chị Hiền, ngày trước có đi học một lớp ngắn hạn về vật lý trị liệu cho trẻ bại não ở thành phố Hồ Chí Minh. Nghề ấy cũng chẳng nên cơm cháo gì, nhưng lại rất có ích với đám trẻ ở đây" - chị Lan vừa nói vừa dẫn tôi đi thăm mấy đứa trẻ đang ngủ ở phòng trong. Chỉ tay về phía một đứa nhìn bề ngoài rất khó đoán tuổi, đang nằm thiêm thiếp không biết ngủ hay thức, chị nói: "Nó tên là Y Liu, người dân tộc Xê Đăng, năm nay 10 tuổi rồi đấy. Mọi chuyện bắt đầu từ nó". 5 năm trước, khi A Liu đã lên 5 nhưng vẫn nằm bất động, không khóc và không nói được tiếng người như bao đứa trẻ bình thường khác. A Duối - bố của A Liu, thay vì chạy chữa cho con thì lại nghĩ là mình đã bị Yàng (trời) phạt, nếu vẫn tiếp tục nuôi và sống với A Liu thì không sớm thì muộn cũng sẽ bị vạ lây, nên đã bỏ mẹ con A Liu để đi lấy vợ khác, để lại hai mẹ con sống lay lắt. Không thể làm ngơ trước tình cảnh này, chị Hiền đã nhận đem A Liu về nuôi dưỡng như con của mình. Sau 5 năm điều trị bằng phương pháp phục hồi chức năng, giờ đây A Liu đã ngồi được trên xe lăn. Sau A Liu, cứ mỗi năm, hai chị lại nhận thêm một, hai cháu có hoàn cảnh tương tự. Và đến thời điểm này, số con nuôi của hai người đã lên đến 7 đứa (trong đó có 3 là người dân tộc) với 7 bệnh khác nhau như bại não, mù bẩm sinh, nhiễm chất độc da cam, não úng thuỷ Còn hơn cả mẹ Nơi tôi kể vừa là "trại" trẻ, vừa là một "bệnh viện" phục hồi chức năng. Và hai người phụ nữ trong ngôi nhà ấy đã chăm sóc những đứa con của người dưng bằng sự nhẫn nại vô bờ bến, mà nếu không tận mắt chứng kiến thì sẽ không thể nào tin được. Các gia đình khi đã gửi con vào đây là coi như phó mặc sống chết cho hai chị. Có người thì một tháng, có người thì nửa năm, thậm chí có người cả năm mới quay lại thăm con mình một lần. "Chăm sóc trẻ con bình thường khổ một thì chăm sóc đám này khổ gấp cả trăm lần" - chị Lan tâm sự - "Đêm đến, tất cả 7 đứa được xếp ngủ thành một vòng tròn giữa nhà, tui và chị Hiền thay nhau nằm ở giữa để canh. Hơn 5 năm nay, chưa có đêm nào tụi tui được ngủ nguyên giấc vì đêm nào cũng có cháu ỉa, đái, la hét nên phải thức dậy để dọn vệ sinh, dỗ dành. Đêm nào không may lỡ ngủ quên, bị dây cứt đái lên đầu là chuyện bình thường. Mà khổ lắm, 7 đứa là bảy sở thích, tâm ý khác nhau, từ ăn uống, biểu hiện ốm đau cho đến vui, buồn, giận lẫy Ví dụ như có đứa muốn dỗ ngủ thì phải hát ru, nhưng có đứa chỉ cần nghe hát ru là khóc thét lên và chỉ nín khi nào nghe nhạc trẻ. Để làm tốt được việc này, không còn cách nào khác là phải xem chúng nó như con mình rứt ruột đẻ ra, thậm chí còn hơn thế. Và quan trọng nhất là phải để ý từng đứa một từ những chuyện nhỏ nhất từ ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác để mà chăm sóc, ứng xử ". Chị Liên - một người hàng xóm có mặt hôm đó để phụ chị Lan cho các cháu ăn tối - tiếp lời: "Nhà không có đàn ông nên mọi việc lớn nhỏ ở đây từ cuốc đất, trồng cây, đóng bàn ghế, vật dụng cho các em đều một tay chị Lan, chị Hiền. Tội nghiệp lắm". Tình thương thì có thể "cố gắng", nhưng có một thứ mà hai chị không thể cố gắng được là khó khăn về kinh tế. Hiện tại, cuộc sống của hai chị và mọi chi phí sinh hoạt, thuốc men của "7 đứa con" đều phụ thuộc vào mấy sào rau, trái cây và gà, dê trong vườn, ngoài ra không có một khoản thu nhập hay trợ cấp nào khác. Càng bất ngờ hơn khi chị Lan cho biết: Các gia đình gửi con ở đây, vì hoàn cảnh quá khó khăn nên hầu như không có một khoản "đóng góp" nào đáng kể, ngoài mấy củ sắn, con gà để cảm ơn. "Mấy năm nay, chị em tui đã cắn răng, nuốt nước mắt từ chối không biết bao nhiêu đứa trẻ người ta đưa đến vì lòng thì có, nhưng sức thì không. Có nhiều đứa ở tận Kon Tum được người ta mách nên họ tìm đến, hoàn cảnh tội lắm nhưng không giúp gì được, bởi bây giờ muốn nhận thêm thì phải mua thêm nhiều vật dụng, mở rộng cơ sở vật chất, thuê người chăm sóc nên tốn rất nhiều tiền. Chỉ 7 đứa thôi mà tui đã phải lo lắng, làm việc quần quật suốt ngày đêm rồi, đến bạc tóc rồi" - chị Lan nói. Cả hai chị đều rất kiệm lời khi nói về mình. Hỏi tuổi, họ không nói đã đành, hỏi vì sao không lấy chồng, họ cũng chỉ trả lời bằng ánh mắt chững lại xa xăm và một nụ cười bí ẩn. Ngay cả những người hàng xóm sống với họ bao lâu nay cũng chỉ biết đại khái hai chị là người Ninh Bình, lên Lâm Đồng lập nghiệp rồi sang đây, và chấm hết. "Những chuyện riêng, chuyện cũ có gì để kể đâu. Thôi, mình tiếp tục câu chuyện về các em đi" - chị Lan gợi ý khi thấy tôi quá "tò mò". "Đêm nào tui cũng chỉ có mỗi một giấc mơ, một giấc mơ vừa xa vừa gần, đó là mong làm sao có tiền để tiếp tục nhận thêm các cháu về nuôi dưỡng, chăm sóc. Những đứa trẻ có hoàn cảnh và bệnh tật như thế này trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhiều lắm. Mà muốn có tiền, không còn cách nào khác là cầu mong sự biết đến và giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức hảo tâm" - chị nói. Chợt nhớ lúc hỏi thăm đường tìm đến ngôi nhà này, một người đưa đường tặc lưỡi: "Dân ở đây quý hai bà đó lắm, nhưng hình như họ có cái gì đó không bình thường mô chú ơi. Không chồng, không con, có muốn nhận con nuôi thì phải tìm đứa lành lặn để sau này về già còn nhờ được bát cơm chén nước chứ? Ai đời lại đi nhận mấy đứa người không ra người, ngợm không ra ngợm, sau này biết làm sao?". Tôi đem chuyện "không bình thường" này hỏi chị Lan, chị cười: "Dân ở đây, người mô có chút cảm tình với tôi đều ít nhiều nói những câu như thế. Ban đầu, tui còn nói lại, nhưng sau nghe mãi cùng thành quen. Ai cũng nghĩ như mấy người thì mấy đứa trẻ như thế này đem quăng vào rừng cho thú ăn thịt hết à? Thế là họ không nói nữa" . Những chuyện đời thường quanh ta 9 Tiếng đàn không vang xa Chàng trai 25 tuổi vừa tốt nghiệp xuất sắc khoa đàn. bỗng im bặt. Minh Quân bỏ đàn xuống và ôm bàn tay. Những ngón tay sưng tấy, tứa máu. Minh Quân thừ người: “Tôi vừa đi khám về, bác sĩ bảo móng tay bị viêm rất nặng và đang ăn sâu vào thịt vì. Ngay cả những người hàng xóm sống với họ bao lâu nay cũng chỉ biết đại khái hai chị là người Ninh Bình, lên Lâm Đồng lập nghiệp rồi sang đây, và chấm hết. " ;Những chuyện riêng, chuyện